Điều 253 bộ luật hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
phạt tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy như sau:
1. Người nào
làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách,
báo, tranh, ảảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ,
cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Vật phạm
pháp có số lượng lớn;
b) Phổ biến
cho nhiều người;
c) Đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án
tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ
chức;
b) Vật phạm
pháp có số lượng rất lớn;
c) Đối với
người chưa thành niên;
d) Gây hậu
quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Vật phạm
pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu
quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng
Nhưng luật không định nghĩa thế nào là đồi trụy, để cho quan tòa tùy
tiện giải thích và vận dụng luật.
Theo cách hiểu thông thường thì đồi
trụy là suy đồi và trụy lạc
(Nguyễn Kim Thản, 2005:592). Cả hai từ suy
đồi và trụy lạc đều chẳng hay ho
gì. Suy đồi là suy tàn và đồi bại (Nguyễn Kim Thản, 2005:1422) và
trụy lạc là sa ngã vì bị lối sống ăn chơi thấp hèn cuốn hút (Nguyễn Kim Thản,
2005:1697). Sa ngã là trở nên hư hỏng về nhân cách, không tự giữ
được mình trước những cám dỗ vật chất (Nguyễn Kim Thản, 2005:1371). Cám dỗ là khêu gợi lòng ham muốn đến mức có thể làm cho sa ngã (Nguyễn Kim
Thản, 2005:212). Các định nghĩa của từ điển cứ lòng vòng, quẩn quanh như thế với
những từ ngữ mang tính miệt thị dành cho những sự vật, hiện tượng bị coi là
dưới chuẩn, lệch chuẩn, ngoài chuẩn.
Nhưng ai là người định chuẩn?
No comments:
Post a Comment