Monday 17 February 2020

Trên chiến hào biên giới phía Bắc (Bùi Thuận Hóa - Tuần Việt Nam Vietnamnet)

Trên chiến hào biên giới phía Bắc

 - Sau trận thắng lớn của ta ngày 31/5/1985 tại cao điểm A6B, tình hình mặt trận Thanh Thủy chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng có lợi cho ta.
Các đợt tiến công lấn chiếm của quân Trung Quốc nhằm đẩy lui lực lượng phòng ngự của ta ra khỏi phía Bắc suối Thanh Thủy (Vị Xuyên, Hà Giang) đều bị đẩy lui; bộ đội ta dần dần mở các đợt lấn dũi, đẩy lùi dần quân đối phương về phía các cao điểm chúng đã chiếm giữ trong năm 1984. Tháng 8, 9/1985, xảy ra các trận đánh lớn, nhưng phía đối phương đều bị thất bại.
Phía bên kia tiếp tục đưa các quân đoàn chủ lực của các đại quân khu phía sau ra “luân chiến”, nhưng chủ yếu chỉ sử dụng hỏa lực pháo binh trút đạn xuống các trận địa tiền tiêu và bắn bừa bãi sâu trong đất ta, cơ bản ít sử dụng bộ binh nống ra lấn chiếm thêm nữa, bởi lần nào nống ra đều bị đẩy lui.
Năm 1986 tình hình cơ bản vẫn là hai bên cầm cự, đấu pháo là chính. Bước sang năm 1987, tình hình đột nhiên "nóng" trở lại. Từ các ngày 5,6/1, đối phương lại pháo kích trên khắp tuyến biên giới. Đúng ngày 7/1/1987 - kỉ niệm ngày ta giúp bạn Campuchia giải phóng PhNompenh lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, đối phương sử dụng sư đoàn 139, quân đoàn 47, đại quân khu Lan Châu mở đợt tiến công "bạt điểm" được họ cho là “lớn chưa từng có từ sau năm 1979” tại một số cao điểm ở phía Tây sông Lô, định đẩy lui lực lượng ta khỏi khu vực Bắc suối Thanh Thủy để lấy đây là đường biên giới mới. Tuy nhiên, âm mưu này đã thất bại, họ bị thiệt hại nặng, mấy trăm lính chết và bị thương. 
Trận 7/1 được đối phương coi là thất bại lớn trong toàn bộ thời kỳ chiến tranh ở Vị Xuyên, là “trận duy nhất không có tổ chức lễ mừng công”… Chúng tôi ở Hà Nội mở đài Vân Nam nghe các bài biểu dương mấy bệnh viện dân sự sơ tán bệnh nhân lấy chỗ cấp cứu mấy trăm lính bị thương, ca ngợi gương bác sĩ X. một đêm thức trắng mổ cấp cứu mấy chục ca; bác sĩ Y. hiến mấy cơ số máu cứu thương binh rồi ngất xỉu... mà trong lòng thấy phấn khởi vì qua những thông tin này gián tiếp biết đối phương đã thua...
Trên chiến hào biên giới phía Bắc
Bộ đội ta chuẩn bị truyền đơn, dùng nỏ phóng sang chốt của đối phương. Ảnh: Tác giả cung cấp
Sau trận 7/1/1987, tình hình chiến trường đột nhiên trở nên im ắng... Đã xuất hiện những dấu hiệu lạ: đầu tiên, anh em phòng ngự khu H, Bốn Hầm đã phát hiện có dấu hiệu binh sĩ đối phương ném thuốc lá, bánh kẹo, các mảnh giấy có ghi lời chào hỏi, làm quen sang phía ta nhằm tránh căng thẳng, giữ mạng sống, chờ ngày thay quân. Đặc điểm khu vực này ta và đối phương ở trong các hầm chất bằng rọ đá hoặc hốc đá tự nhiên ở rất gần nhau, nơi gần nhất chỗ H3, hầm hai bên ở hai phía một mỏm đá, chỉ cách nhau chưa tới 10m, ta có thể nghe rõ những lời quát tháo hay nói chuyện của lính Trung Quốc ở phía bên kia... sau trận thảm bại 7/1, ngày 30/4/1987, Trung Quốc đưa lực lượng Quân đoàn 27, Đại quân khu Bắc Kinh ra thay Quân đoàn 47, Đại quân khu Lan Châu.
Phía ta, sau khi bộ đội sư đoàn 356 vào thay phòng ngự khu H phát hiện thấy binh sĩ đối phương ở trận địa đối diện có dấu hiệu muốn hòa bình, không muốn đánh nhau. Họ thăm dò bằng cách ra hiệu bắt tay nhau, không bắn nhau, có lúc ra khỏi công sự vẫy chào... Tin tức từ tuyến trước được báo cáo lên chỉ huy. Các đồng chí lãnh đạo chỉ huy sư đoàn 356 đã nhanh nhạy chỉ đạo tổ chức cho bộ đội tiếp xúc, trao đổi quà, thỏa thuận ngừng bắn. Tại chốt H3, theo yêu cầu của ta, lính Trung Quốc đã gỡ bỏ các quả mìn định hướng gài hướng sang phía ta, thỏa thuận không bắn tỉa nhau. Thậm chí khi bọn chỉ huy phía sau chuẩn bị nã pháo, binh lính ở các điểm tiền tiêu đều thông báo trước cho anh em ta biết...
Tin tức về hiện tượng này được báo về Bộ. Khi đó cũng có ý kiến tỏ ý hoài nghi. Thủ trưởng Tổng cục chính trị giao Cục Tuyên truyền đặc biệt cử một tổ công tác trực tiếp đi nghiên cứu, nắm tình hình, với yêu cầu “nếu có phải mang được bằng chứng về”. Thiếu tướng Cục trưởng Đặng Văn Duy quyết định thành lập tổ công tác do Trung tá Hoàng Duy Hòa, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu chỉ đạo công tác nghiệp vụ dẫn đầu lên đường ngay. Thành viên có Thiếu tá Khuất Duy Đạo, đại úy Bùi Thuận Hóa và đại úy Trịnh Hồng Việt (sau là Đại tá, Phó Giám đốc Viện Bảo tàng Quân sự Việt Nam). Phương tiện mang theo ngoài súng ngắn, còn có máy ghi âm cat-set loại “cục gạch”, 1 máy ảnh Kiev cổ lỗ, mấy cuốn băng cat-set ghi nhạc disco và ca khúc Việt Nam cùng mấy bao thuốc lá, ít kẹo Hải Châu...
Ngày 29/7, chúng tôi lên đường. Chiếc Rumani “đít vuông” cà tàng do tài xế Trung “ngọng” lái chạy từ sáng sớm đến tận chiều tối mới lên được SCH tiền phương QK2 ở thị xã Hà Giang. Sau khi nghỉ ngơi, trao đổi tình hình và chờ đợi một ngày, tối hôm sau 1 đồng chí trợ lý tác chiến của SCH dẫn chúng tôi vào mặt trận. Dạo đó tuy chiến sự đã khá “êm”, nhưng đối phương vẫn thỉnh thoảng pháo kích, nhất là khi đài quan sát của họ phát hiện có xe ta từ Hà Giang vào. Vì vậy xe phải chạy không đèn. Đường khấp khểnh rất khó đi, qua thị xã 6 - 7km là đã chi chít hố pháo ven đường và cả trên mặt đường. Cậu Trung bảo “Các anh bám chắc vào, đu người lên để em phóng”. Có lúc xe chạy qua đoạn vừa bị Trung Quốc pháo kích ít phút trước, mùi khói đạn còn nồng nặc.
Vào đến Làng Pinh, hậu cứ của sư đoàn 356, chúng tôi đề nghị cho lên SCH đặt ở cao điểm 812 ngay, nhưng anh em nói ban đêm lên đó nguy hiểm, sáng mai sẽ bố trí theo xe của sư đoàn lên sớm. Chúng tôi nghỉ đêm tại Làng Pinh. Sáng sớm hôm sau, khi trời còn đầy mù, mấy anh em từ giã chiếc Rumani già cỗi, lên chiếc xe tải Gad 51 của sư đoàn chở hàng lên 812. Đường quanh co, dốc đứng, xe liên tục rồ ga chạy trong màn sương mù, thỉnh thoảng lại xóc nảy người, rồi cũng lên được đến nơi trong sự thở phào nhẹ nhõm của mọi người.
Tại SCH đặt trong hầm, Đại tá sư đoàn trưởng 356 Nguyễn Văn Được (nay là Chủ tịch TW Hội Cựu chiến binh Việt Nam) đích thân tiếp chúng tôi. Sau khi nghe Trưởng đoàn Hoàng Duy Hòa báo cáo về mục đích của chuyến công tác, đồng chí Được thông báo vắn tắt tình hình tiếp xúc giữa binh sĩ hai bên ở một số khu vực phòng ngự của sư đoàn, khẳng định đây là hiện tượng có thật, sư đoàn đã vận dụng để làm công tác tuyên truyền đặc biệt (TTĐB), giảm thương vong cho bộ đội và giữ vững được trận địa phòng ngự... Chiều hôm đó, đoàn tách làm 2 bộ phận: hai anh Hòa và Việt sang khu vực đồi đất để nắm tình hình công tác TTĐB và viết bài tuyên truyền; tôi (Hóa) và anh Đạo mang theo máy ảnh, băng nhạc theo chiến sĩ trinh sát của sư đoàn lên đường vào khu H. Anh Được nói sư đoàn đã cấp máy catset cho đơn vị trong đó và cả thuốc lá, bánh kẹo, truyền đơn để anh em dùng cho tiếp xúc.
Tôi, anh Đạo theo chiến sĩ trinh sát chạy bộ từ 812 xuống, qua “bãi Tử thần”, vượt cây cầu khỉ bắc qua “Suối gọi hồn” trước cửa Hang Dơi, vào nghỉ trong hang Làng Lò rồi tranh thủ đêm tối mò mẫm chui hào, leo vách đá, trèo thang dây lên khu H. Tại H1, đồng chí trinh sát “bàn giao” 2 anh em tôi cho đồng chí Nghĩa, tiểu đoàn phó chính trị rồi quay ra. Anh Nghĩa người Hải Dương, là giáo viên quân sự của Đại học Tổng hợp xuống đơn vị thực tế, được phân công vào chốt giữ khu H cùng anh em. Ở đây đã lâu nên anh em ai nấy râu tóc đều để dài. Sau mới biết, do điều kiện ăn ở khó khăn và cũng bởi lý do quan trọng nữa là lính chiến kiêng cắt tóc cạo râu, kẻo rủi ro (!).
Chúng tôi ăn cơm tại H1, có canh thịt hộp, dưa giá hộp, có cả lòng lợn do lính vận tải vừa gùi hàng từ hang Làng Lò mang lên. Cũng có cả tí “cay”. Thấy tôi ngạc nhiên, anh Nghĩa nói: anh em ủ men cơm nguội và tự nấu bằng...mặt nạ phòng độc. Vừa ăn cơm, anh Nghĩa vừa trao đổi tình hình: sau trận ngày 7/1 đối phương có nống ra mấy lần nhưng đều bị ta ngoan cường chặn lui nên co lại. Hiện nay tình hình khu vực H gồm 3 điểm H1, H2, H3 khá yên bình.
Trên chiến hào biên giới phía Bắc
Tác giả (thứ 2, trái sang) cùng các chiến sĩ bộ đội trên chốt H2. Ảnh: Tác giả cung cấp
Nhờ tiếp xúc, lính hai bên đã đạt được thỏa thuận không bắn tỉa nhau bằng dấu hiệu nhận biết là “cởi trần quần đùi”. Bộ đội ở H3 và lính chốt phía Trung Quốc hầu như ngày nào cũng gặp gỡ nhau vào lúc sáng sớm khi sương mù chưa tan; nhưng khi mặt trời lên, sương tan thì lính hai bên đều chui cả vào hầm được chất bằng các rọ đá. Đêm xuống thì tất cả đều vào hầm, anh em vẫn canh gác suốt đêm và thỉnh thoảng cả ta và đối phương đều tung lựu đạn ra cửa hầm đề phòng bên kia tập kích. Ngoài ra anh em cũng làm hệ thống cảnh giới bằng các chuỗi dây xâu vỏ lon, nếu thấy có động là quăng lựu đạn, nhưng nhiều khi do chuột chạy vướng dây nên cũng tương lựu đạn vì tưởng địch mò sang...
Ăn uống xong, anh Nghĩa dẫn chúng tôi đi lên H2, khu vực cách H3 khoảng hơn trăm mét. Chúng tôi nằm tại một căn hầm ở H2, nhưng suốt đêm nằm nói chuyện, không thể ngủ được bởi tiếng lựu đạn “cầm canh” chát chúa, bởi cái mùi đặc biệt tổng hợp của mồ hôi, ẩm mốc, mùi phân, nước tiểu do anh em phải “xả” ngay trong hầm rồi vứt ra ngoài; và cũng bởi lũ chuột thường xuyên chăm sóc khách lạ bằng cách... gặm chân...
Hôm sau, trời chưa sáng, chúng tôi đã bò lên H3 để bố trí cho anh em chủ động gọi lính bên kia ra tiếp xúc. Anh em chọn vị trí cho tôi nằm cách chỗ 2 bên gặp nhau khoảng 4m, ngồi che để tôi chụp ảnh bởi nếu phát hiện có người lạ phía sau lên là chúng chui vào hầm ngay. Thật tiếc là trời mù, máy ảnh lại không có ống kính zoom nên ảnh hưởng khá nhiều đến việc tác nghiệp. Bố trí đâu đấy thì trời rạng sáng, thấy lính ta hô “1,2,3,4” ra thể dục; lính bên kia cũng “i, ơ, xan, xư...” rôm rả. Rồi bất ngờ thấy có tiếng gọi “Nam ui”. “Nó đấy, nó gọi cậu Nam đấy”. Thì ra ở nhau gần quá, lính Tàu nghe lính ta gọi nhau nên nhớ tên, thỉnh thoảng lại gọi như thế. Theo kế hoạch, anh em ta mang bao thuốc thơm D'rao và gói kẹo Hải Châu cùng băng nhạc BoneyM ra, phía bên kia xách đài catset tới. Và một cảnh tượng có lẽ không bao giờ có trong bất cứ cuộc chiến tranh nào đã diễn ra ngay trước mắt tôi: 5-6 gã lính chiến hai bên cởi trần, quần đùi, râu tóc dài thượt, miệng phì phèo thuốc lá, uốn mình nhảy giật theo những nhịp trống của các ca khúc của ban nhạc disco Latin BoneyM đang thịnh hành khi đó.
Tôi run lên do xúc động bởi một cảm giác khó tả, cứ giơ máy lên giữa khe người 2 chiến sĩ ngồi chắn trước mặt, bấm, lên phim, lại bấm... Cuộc tiếp xúc diễn ra khoảng 20 phút thì mặt trời lên, sương mù tan dần, lính hai bên bắt tay chào nhau. Ta tặng họ băng nhạc, thuốc lá, kẹo kèm theo truyền đơn. Họ tặng lại thịt hộp và mấy cuốn truyện tranh Tam Quốc...
Khi về đến Hà Nội, tôi hồi hộp mang cuộn phim xuống bộ phận làm ảnh của tổng cục để in tráng. Khi những hình ảnh mờ mờ của cuộc tiếp xúc và phong cảnh “Lò vôi thế kỷ” hiện ra tôi mới thở phào nhẹ nhõm... Kết quả chuyến đi được báo cáo lên Tổng cục Chính trị và báo cáo sang Bộ... Rồi chúng tôi được Văn phòng Bộ thông báo: Bộ trưởng Lê Đức Anh sẽ sang Cục trực tiếp nghe tổ công tác báo cáo.
Một ngày đầu tháng 8/1987, tại Phòng họp của Cục Tuyên truyền đặc biệt. Tổng cục Chính trị ở tầng 1 nhà H7, sau khi nghe chúng tôi báo cáo và xem những hình ảnh, hiện vật, Bộ trưởng Lê Đức Anh trầm ngâm rồi nói: “Tôi đã biết đây là cuộc chiến tranh không bên nào muốn tiến hành mà. Tới đây sẽ phải có những quyết định quan trọng...”. Rồi Bộ trưởng chỉ đạo: “Cần duy trì và mở rộng việc tiếp xúc, gặp gỡ binh sĩ đối phương trên các hướng phòng ngự. Các hướng khác có thể triển khai thí điểm vài nơi tiếp xúc với binh sĩ và nhân dân nước đối phương để làm công tác tuyên truyền đặc biệt, nhưng cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy và người chỉ huy”...
Sau đó, ngày 27/8/1987, Cục Tuyên truyền đặc biệt ra Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đặc biệt trong tiếp xúc ở mặt trận Vị Xuyên, Hà Tuyên...mở ra giai đoạn mới: tiến hành tiếp xúc vận động binh sĩ Trung Quốc tại các trận địa tiền duyên để chống lấn chiếm, giữ đất.
Đại tá - Cựu chiến binh Bùi Thuận Hóa

Wednesday 8 January 2020

Bạt bánh là gì?


Bạt bánh là bột làm bánh. Bạtbột nhão. Gốc tiếng Pháp là pâte. Bột nhão dùng để đánh bóng xe lại là bát (trong đánh bát).

Tuesday 7 January 2020

Pen Sovann - former revolutionary and Prime Minister (Bou Saroeun & Patrick Falby - The Phnompenh Post)

Pen Sovann - former revolutionary and Prime Minister

pensovan.jpg
pensovan.jpg
Pen Sovann - now leader of the Cambodia National Sustaining Party and author of Pen Sovann and the Fundamental Reason of Cambodia's History.
By Bou Saroeun and Patrick Falby talk to Pen Sovann, prime minister in
the Vietnamese-installed Cambodian government for six months in 1981 until his arrest
and incarceration for ten years.
Tell us about your life leading up to involvement with Ta Mok and the Khmer Issarak.
I was born April 15, 1936 in Chantep village, Saroung commune, Tram Kok district,
Takeo province. I quit school when I was 15 years old and joined the Issarak movement.
When I joined this movement I was under Ta Mok, known then as Ek Choeun. I was Ta
Mok's secretary, bodyguard and messenger.
In 1952 I joined the fighting in the southwest zone. When the Indochina War ended
in 1954, I was sent to Vietnam for military and political training. I finished my
training and joined the Khmer Rouge movement on March 18, 1970. I was in charge of
information from 1970 to 1974.
Early in 1974 Ieng Sary and Pol Pot wanted to kill me, so I fled to Vietnam. They
wanted to kill me because I didn't carry out their dictatorship policies. When I
was back in Vietnam, I found out the Khmer Rouge was killing people, so I started
to build a group to fight against the regime. The members appointed me to be head
of the movement to fight against the Khmer Rouge on March 5, 1978.
On November 15, 1978 I formed the [resistance] front and was the first person to
lead it. I was appointed president of the Kampuchean People's Revolutionary Party
(KPRP) as well as commander-in-chief and vice-president of the KPRP council committee.
Finally I was made prime minister in the People's Republic of Kampuchea.
In December 1981 the KPRP and the Vietnamese People's Party arrested me and jailed
me for 10 years and 52 days. They accused me of three things. First they said I created
a free market which was against communist guidelines. Second, they accused me of
discrimination and standing as a nationalist for not wanting the Vietnamese to live
in Cambodia. The third was that I did not respect the orders given by the Vietnamese.
The peace agreement [of November 1991] led to my release from jail. That was at 7
a.m. on January 25, 1992. I am now president of the National Sustaining Party. My
personal history is written in my book which has been printed in the US.
What was your involvement with the Khmer Rouge, where were you based, and where
did it all go wrong?
I joined the Khmer Rouge in 1970. Our base was in Banlung, Ratanakkiri but it
was always moving around. There were three Khmer Rouge policies which made me realize
that I could not stay with them: the first was the concept that there was to be no
rich, no poor, no money, no schools and that we were to destroy all infrastructure.
Second, they completely implemented the revolutionary policy from China. The third
reason was that they destroyed intellectuals. I felt that because of this, the regime
was unable to lead the country towards development so I decided to leave the Khmer
Rouge.
When did you first meet Hun Sen and Chea Sim? What was your impression of them
then, and how do you regard them now?
I met Hun Sen in September 1978 and met Chea Sim October 12, 1978. Past political
biases don't bother me. Our aim was to gather the Khmer people and create a group
to fight and rescue the country from this murderous regime. But I want to be clear
about this: I appointed Hun Sen to be a member of the front, and he was in charge
of the youth.
At that time the Vietnamese were pressuring me to appoint Hun Sen to be the minister
of foreign affairs. I didn't want to appoint him to that position because he was
too young, he had no experience, he had lost one eye and he didn't know any other
languages.
Le Duc Tho, who controlled the government, appointed Ngo Dean to be Hun Sen's advisor.
I don't know what they taught him or what they instructed him to do. Until mid-1981
the Vietnamese pressured me to appoint him as the deputy prime minister.
As regards Hun Sen's policies, you can see them for yourself and draw your own conclusions.
Hun Sen is against me and didn't allow me to join the CPP because I was against the
Vietnamese coming to stay in Cambodia. After I was freed from jail, I tried to contact
Hun Sen and Chea Sim, but they didn't want to speak to me.
Many people opposed to the CPP accuse the party of taking orders from Hanoi. What
is the relationship between the CPP and Hanoi?
Publicly, everyone in the world can see they have a good relationship. But they
also visit each other privately, and the Vietnamese military often visits the Tuol
Krosang base. The steering committee of the CPP also has a relationship with Vietnam.
Are there Vietnamese agents working in the current government?
After the Vietnamese withdrew [in 1989], some Vietnamese government officials
stayed working in the provinces, but I don't know what they were doing.
Was there any Vietnamese involvement in the fighting during July 5-6, 1997?
I saw Vietnamese people involved in the fighting. Three days before the fighting,
Vietnamese construction workers put on military uniforms and then fought in Phnom
Penh and in other places such as O'Smach and Anlong Veng. At that time I was staying
in Samnong Dopei, where I recognized the [Vietnamese] com-mander's face very well.
He was fluent in Khmer.
As someone who knew the Khmer Rouge leaders, what should be done about the trial
impasse?
The Khmer Rouge leaders who were involved in the killings between 1975 and 1979
should be put on trial at an independent court subject to national and international
standards [of justice]. If there is no trial, millions of Cambodian people who were
killed will have no justice at all.
Another aspect is that if there is no trial, politicians will think they can kill
people without getting punished. I have sent emails to the international community,
[UN secretary-general] Kofi Annan, and the EU to push the government to hold the
trials.
And do you think Liberation Day should be celebrated?
January 7 was the day when the country was freed from the Khmer Rouge regime and
the people were liberated from the killing, but it cannot be made a national day
because this day also let the Vietnamese violate and take land from Cambodia. Quite
a number of Khmer people died to liberate the country, so we have to find justice
for them by simply respecting this day.
How did you get removed as Prime Minister and end up in jail?
Hun Sen and Say Phou Thang led Vietnamese troops and [the special police unit]
A-21 to arrest me at 17:45 on December 2, 1981. They surrounded my house with 12
tanks and about 900 troops. They handcuffed me, covered my face with a black cloth,
threw me in a car and drove off.
The first accusation was made by Le Duc Tho, a top advisor to the Cambodian government
at that time. Phan Dinh Vinh came to tell me that I would remain in prison in Vietnam
for the rest of my life. Each time they transferred me they covered the car windows,
so I could not see where I was located, but it may have been in Haiphong province.
What were the conditions of your imprisonment?
Political prisoners were not tortured like criminal prisoners. They locked me
in a 15 square meter room with a small [ventilation] hole in the ceiling and I could
not see anything outside.
They gave me $5 a month for food. They left the light on 24 hours a day, which can
affect the brain because it meant we were unable to sleep. Some prisoners died from
their mental illnesses.
At night, they mixed diesel with kerosene in the lamp to make the room fill with
smoke. I don't want to talk much about my life in the prison because it affects my
mind and I won't be able to sleep.
Were any American soldiers there?
I had a meeting in the Pentagon and I met the head of the American MIA (Missing
In Action) program. We talked about the Americans who survived, and that some of
them were taken by the [former] Soviet Union. I also saw what kinds of jets or planes
were shot down in Vietnam.
I was one of the high ranking officers in the army who received training in Vietnam,
so I know where the US soldiers were attacked and I know also where they kept the
Amer-ican soldiers prisoner. I'm not sure if there were MIAs near my cell, but the
guards said there were some nearby. They were not released.
When I went to Washington DC and met with the MIA head for two hours, we discussed
how to find MIAs in Vietnam and in the former Soviet Union. Up to now I have heard
nothing more.
I am happy to cooperate with them to find American soldiers. According to the guards,
the soldiers were held in a village about ten kilometers west of Hanoi. The Chinese
also wanted the American POWs but the Vietnamese didn't want to give any to them.
So only the Soviet Union took some American officers. I told all of this to four
American officials at the Pentagon to whom I spoke for nine hours.
Hun Sen has made clear his feelings about the UN not recognizing the government
in the 1980s. Do you share his opinion?
At that time we needed support from people around the world to recognize that
we were survivors. However the international community and the UN didn't recognize
us, because they said our government was installed by the Vietnamese who had invaded
Cambodia.
I was the man who asked the Vietnamese Communist Party to help in our fight against
the Khmer Rouge, who were killing the people. If I had not suggested it, they would
not have come. But I didn't want them to control us. At that time Hun Sen was my
foreign affairs minister. I instructed him to urge the UN to recognize us, and we
could talk about Vietnamese troops withdrawing later.
Will your book be available here?
I want to sell it here, but it is expensive: it costs around 60,000 riel, although
people in the US can afford to buy it. I plan to print 10,000 books in Khmer and
20,000 in English. I brought some books here as souvenirs for other politicians.
My book contains the truth.
In the early 1990s, you said you knelt down and begged to re-join the CPP, then
you wanted to join Funcinpec. Why didn't either let you join?
I did not ask to join the CPP, but I also did not betray the party. Say Chhum
[the CPP's secretary-general] appointed me as a CPP advisor in Takeo. When I went
to see the people in the country, many of them liked me.
I was popular and that scared the CPP. In June 1995 they accused me of being involved
with the Sam Rainsy Party [then known as the Khmer Nation Party]. Then they ousted
me without a proper reason and no papers were signed.
Later I saw the signature of Khun Kim, the former deputy governor of Kandal province,
on the termination forms, which was strange because I was in Takeo. I met with Prince
Ranariddh and discussed finding a way to bring democracy to Cambodia. He told me
that I should form a political party and Funcinpec would finance it. I did not join
Funcinpec, but we have the same goals: to respect democracy and the will of the people.
[My party] was involved in the 1998 general election. In my opinion it was down to
cheating that it won no seats in the National Assembly.
Where is Cambodian politics headed?
Cambodian politics has the head of a chicken, but the arse of a duck. They speak
about democracy and multiple political parties, but they practice communist ways.
You've had a long and varied life. What do you rate as your most significant achievement
and what are your ambitions for the future?
My most significant achievement is forming the group that liberated the people
from the killings. Second, I called for all the people to go back to their villages
to make a living.
During my tenure in government there was no corruption and no dictatorship. I also
called on the international community to help Cambodia in regards to health, education,
agriculture and industry. At that time the people believed and respected my government
because we respected the will of the people.
In the future I hope to bring true democracy to my country and build a good relationship
with developed countries, particularly the USA. I also want to build a good relationship
with neighboring countries so they will respect the sovereignty of our territory.
I am strongly against corruption in society.
We should not have dictators as leaders. Also I want to eradicate partialism and
open the country to foreign investors. Our laws need to measure up to international
standards, and we need to improve the quality of the armed forces to protect the
country by asking the US for help in developing the army.