Monday, 24 February 2014

Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong những câu chuyện về Platôn Nguyễn Văn Thành (Thành Nga)


Có nhiều câu chuyện về Platôn Nguyễn Văn Thành (Thành Nga) do chính những người thân thiết của ông kể lại trực tiếp (bạn chiến đấu (Nguyễn Kế Nghiệp), bạn văn (Tô Hoài) hay gián tiếp (con gái Janine). Platôn hẳn đã nếm trải nhiều đắng cay từ khi rơi vào tay quân Đức năm 1942. Người chấp bút có lẽ vì tế nhị, không muốn xát thêm muối vào vết thương, tùy tiện nghĩ ra đủ cách lướt qua một giai đoạn mà họ nghĩ chẳng có liên quan gì với người Việt. Nhưng chính vì sự tùy tiện đó mà các câu chuyện về Platôn Nguyễn Văn Thành bộc lộ nhiều chi tiết mâu thuẫn lẫn nhau và hết sức thú vị:

Câu dưới đây chấm phẩy tù mù:

Không sao hiểu được quan hệ giữa hai địa danh Khacốp (Liên Xô) và Đan Mạch. Cũng không thể hiểu được chuyện tù binh trong tay Đức tự nhiên bị động viên vào đội quân lê-dương của Pháp. Platôn là công dân của Pháp hay sao mà bị Pháp hốt đi nghĩa vụ quân sự?  
Chuyện trước giờ thua trận, phát xít Đức ngấm ngầm chuyển tù binh sang choAnh. Cùng phường xâm lược với nhau, Anh giao số tù binh này cho Pháp để bổ sungvào đội quân Lê Dương nghe có vẻ hợp lý hơn nhưng thuần túy là sản phẩm của trí tưởng tượng. Đúng là Pháp đã mộ được nhiều lính lê dương từ các trại tù binh nhưng người muốn đăng lính lê dương phải tự nguyện điền đơn, ký hợp đồng chứ không phải Đức đá ai qua cho Anh, Anh đá qua cho Pháp là người đó thành lính lê dương. Chi tiết này cũng mâu thuẫn với chuyện Platôn bỏ trốn trên đường bị giải về Liên Xô rồi bị người dân địa phương bắt giao cho chính quyền, bị sung vào đội quân lê dương (lại bị sung vào đội quân lê dương mà không phải là điền đơn tình nguyện).

Có vẻ như những người kể chuyện thấy cần phải nhấn mạnh việc Platôn bị cưỡng ép cầm súng đi đánh Việt Nam. Có thể là đúng là Platôn không thích cầm súng đánh nhau với ai. Ông vào lính lê dương chẳng qua chỉ đế trốn sự truy bắt của Liên Xô. Nhưng không có ai cưỡng ép ông đầu quân. Người ta chỉ cưỡng ép ông trở về Liên Xô thôi.
Platôn đã đắc tội thế nào với đồng bào, đồng chí khiến ông không còn đường quay lại tổ quốc? Sự thật có phải, theo như lời kể của con gái ông, là ông chỉ thực tập tiếng Pháp với tên cai ngục người Đức, làm cho đồng đội hiểu lầm? Tô Hoài kể khác:

Platôn có tham gia lính ngụy không? Trong số những câu chuyện về Platôn Nguyễn Văn Thành, câu chuyện của Tô Hoài có lẽ không được tròn trịa mấy, nhưng đáng tin nhất, gần với sự thật nhất:


Nguyễn Kế Nghiệp, người đồng ngũ của Platôn ở tiểu đoàn 307, kể một cách khác, ở đâu đó giữa một cực là Tô Hoài và cực kia là sự hoang tưởng:



Nhiều tác giả cho rằng Platôn đến Sài Gòn vào tháng 4-1946. Cuối năm 1946 một phái bộ quân sự Xô Viết đến Sài Gòn,bắt được 15 cựu tù binh Liên Xô trong hàng ngũ quân lê dương. Chúng ta không biết bằng cách nào Platôn lại một lần nữa thoát khỏi tay đồng bào, đồng chí cũ của ông. Những người kể chuyện cũng không nói rõ ông đã tìm cách liên hệ với Việt Minh từ lúc nào, trước, trong hay sau khi phái bộ quân sự Xô Viết đến Việt Nam / đi khỏi Việt Nam. Không trả lời được những câu hỏi này, chúng ta chưa thể tin là ông chuyển sang hàng ngũ Việt Minh vì giác ngộ lý tưởng cao đẹp của những người kháng chiến hay chỉ vì muốn cao chạy xa bay hơn nữa.

Giấy trắng mực đen khẳng định chắc chắn:

Hai đoạn dưới đây được cho là lời phát biểu của chính Platôn Nguyễn Văn Thành về khoảnh khắc giác ngộ trong tâm hồn người lính lê dương gốc Liên Xô:




Trước tháng 8-1947 (thời điểm Platôn vượt thoát sang phía Việt Minh), việc quân Pháp tịch thu được ảnh của đủ bộ tam sên Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông ở chỗ Việt Minh quả là một việc hãn hữu vô song. Tìm thấy chỉ mỗi ảnh của Lênin thôi cũng đã là sự lạ, mặc dù đỡ xạo hơn một chút. Những sự việc như vậy, nếu có xảy ra trong muôn một, đương nhiên phải khiến cho Platôn hiểu được những người ở phía bên kia là ai. Hiểu được rồi vẫn nhào qua thì trốn sang tận Đông Dương để làm gì?



Theo các chi tiết đăng trên Trang Thông Tin Điện Tử của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bến Tre, Platôn đã tìm cách liên lạc với Việt Minh từ hồi còn ở Vĩnh Long nhưng không thành.


Qua lời kể của Janine (con gái), sự kiện (các) tấm ảnh được dời trở lại trước Vĩnh Long:

Một ngày kia, trong mớ chiến lợi phẩmquân lê dương Pháp thu về có một tập tài liệu và mấy tấm ảnh. Sau này ông kể lại trên một tờ báo Nga: “Thoáng thấy mấy tấm hình bọn chúng giơ cao, tôi suýt nữa bật đứng nghiêm chào như thói quen ở Liên Xô. Đó là ảnh Lênin. Ngay lập tức tôi hiểu VN đứng về phía nào. Những tấm ảnh đã cứu linh hồn tôi”.
Tại Vĩnh Long, ông đã bắt liên lạc với một số người hoạt động bí mật trong thành phố, nhưng chưa nhận được tín hiệu trả lời thì họ đã bị mật thám bắt. 


Con đường dẫn Platôn đến với Việt Minh nhờ vậy hợp lý hơn, dễ hình dung hơn, thuận tiện hơn cho giả thuyết giác ngộ lý tưởng cao đẹp. Duy có sự tồn tại của mấy tấm ảnh là bất khả kiểm chứng.



Platôn có trúng mỹ nhân kế của Việt Minh không? Người phụ nữ móc nối với anh ở Bến Tre (Colette Nguyễn Thị Mai) đã trở thành vợ anh sau khi anh chạy sang Việt Minh.


Một năm sau Janine ra đời. Bến Tre bị chiếm đóng khắp nơi, Hai Thành chuyển về Trà Vinh hoạt động. Và vợ Hai Thành đi lấy chồng khác. Chấm dứt chóng vánh một cuộc tình (không) nghĩa.

Cô Mai đi đường của cô Mai. Ông Platôn hết lối để quay về. Ông có đau không?


Mục đích dĩ nhiên trở nên rõ ràng khi ta chỉ còn một đường mà đi.

No comments:

Post a Comment