Sunday 14 July 2019

Hội cắt tóc dê là gì ?


Đó là lễ quốc khánh Pháp. Người Việt xưa còn gọi lễ này bằng các từ mượn âm Pháp sau:
cách to du dếch quatorze juillet.[i]
cách tót duy dê quatorze juillet.[ii]
cách tót ruy dê quatorze juillet.[iii]
cát to dui dê quatorze juillet.[iv]
cát tó quatorze.[v]
cát tó duy dê quatorze juillet.[vi]
cát tó giuy ê quatorze juillet.[vii]
cát tót quatorze. Lễ ~ mà gặp phép đờ pe Le Quatorze Juillet célébré en même temps que la Fête de Paix.[viii]
cắt tóc dê quatorze juillet.[ix]


[i] NQT (1992:109)
[ii] * Ngoài ra còn có một danh từ khác thông dụng hơn, là lễ « Cách-tót-duy-dê », phiên âm theo tiếng Pháp. Nguyễn Vỹ (1970a:210)
* Trừ ngày Tết Việt-Nam có tính cách nghi-lễ gia đình nhiều hơn, người ta có thể nói rằng « lễ Cách-tót-duy-dê » là một ngày đại hội toàn quốc tưng bừng náo nhiệt nhất trong năm, dưới thời đô hộ Pháp ở xứ ta. Nguyễn Vỹ (1970a:210)
* Ngoài ra, còn có một danh từ khác thông dụng hơn, là lễ "Cách-tót-duy-dê", phiên âm theo tiếng Pháp. Nguyễn Vỹ (2006:196)
[iii] Xin nhớ rằng lễ Quốc Khánh chính thức ở toàn cõi Ðông Dương dưới quyền đô hộ của Pháp là "Lễ Chánh Trung" 14 tháng 7 dương lịch mà thường dân vẫn gọi là lễ "Cách tót ruy dê". Nguyễn Vỹ (2006:406)
[iv] VHS (1999:410)
[v] * Được hai ngày nghỉ hội « cát-tó »,
Một đoàn quan phán làm cùng tòa :
Dăm bảy ông trẻ, vài ông già
Kéo ra Sầm-sơn để hóng gió. Phong Hóa Tuần Báo số 109 (1934:6, Tú Mỡ)
* Đỉnh đồi, một anh đứng giữa đường, tu biđông nước ừng ực, cái mũ sắt kiểu tây năm cát tó ngửa về đằng sau. Nguyn Đình Thi (2005x:214)
* Người xem các nơi trảy hội về Tây “cát-tó duy-dê”, còn gọi là hội “cát tó”, hay là hội cắt tóc dê” ngày mười bốn tháng bảy tây. Tô Hoài (2007m:17-18)
NQT (1992:117)
[vi] Người xem các nơi trảy hội về Tây “cát-tó duy-dê”, còn gọi là hội “cát tó”, hay là hội cắt tóc dê” ngày mười bốn tháng bảy tây. Tô Hoài (2007m:17-18)
[vii] * Sáng hôm sau, Huỳnh Thúc Kháng đến quan sát tang chứng cuộc sửa soạn bạo động ngày diễn binh cát-tó giuy-ê 14-07. Nam Dao (2007-1:237)
[viii] * Năm đít-nớp-xăng-đít nớp lễ cát-tót mà gặp phép đờ-be. Nam Phong Tạp Chí số 25 (1919:86, Tôn-Thất-Chử, Phạm Huân sao lục)
* Rồi thì mỗi năm ngày hội Cát-tót có giấy mời đi xem Điểm-binh có ghế riêng trên rạp ngồi vắt vẻo chứ chẳng bị chen ngã siêu ngã vẹo hay đội xếp vụt tối tăm mặt mũi như bọn thường dân. Phong Hóa Tuần Báo số 22 (1932:11, H Thiện Căn)
* Năm đít-nớp-xăng-đít nớp
Lcát-tótgặp phép đờ pe. Lãng Nhân (1963:59)
[ix] Người xem các nơi trảy hội về Tây “cát-tó duy-dê”, còn gọi là hội “cát tó”, hay là hội cắt tóc dê” ngày mười bốn tháng bảy tây. Tô Hoài (2007m:17-18)

Tuesday 9 July 2019

Lấy tắc xi hay đón tắc xi?


Sách báo trong nước phân biệt lấy tắc xi với đón tắc xi. Lấy tắc xi là thường là trộm tắc xi, và có khi nghĩa là dùng / sử dụng, tức là tự mình lái chiếc xe ấy, như ta vẫn nói: Đừng đi bộ, lấy xe đạp đi cho nhanh. Khi cần sử dụng dịch vụ tắc xi, người ta đón / gọi / ngoắc / bắt / kêu tắc xi.
Ở nước ngoài lấy tắc xi có thể được hiểu như đón tắc xi. Người ở Pháp thì chịu ảnh hưởng của cách nói prendre un taxi và từ điển Pháp Việt thường ghi nghĩa đầu tiên của prendrelấy. Tiếng Anh thì có to catch / to get  / to take a taxi, dịch là lấy tắc xi rất tiện. Một vị giáo sư tiến sĩ Việt học nọ ở Úc đường hoàng viết:
Trước đó hai ngày, tôi cũng rời nhà lấy taxi đến phi trường Melbourne vào lúc 9 giờ sáng
Dịch từng từ một ra tiếng Anh theo kiểu người bắt đầu học tiếng Anh hay tiếng Việt vẫn làm rồi dịch ngược trở lại tiếng Việt vẫn theo kiểu ấy thì người trong nước hiểu là giáo sư đón tắc xi chứ không trộm xe cũng không tự lái xe. Với người sử dụng tiếng Việt ở Úc, không ai cảm thấy cách nói ấy là chướng. Gần như ai cũng nói thế. Quen miệng, quen tai mất rồi.