Showing posts with label Brian Wu. Show all posts
Showing posts with label Brian Wu. Show all posts

Wednesday 26 February 2020

Biết dùng từ nào để nói về sức mạnh quân sự?



Quần là quần. Áo là áo. Nhưng quần áo không chỉ là quần và áo.

Arm là vũ khí. Arms cũng là vũ khí. Nhưng arms không chỉ là vũ khí cho nên their valour không thể là sự dũng cảm của vũ khí mà phải là sự dũng cảm của quân binh. Brian Wu đáng khen ở chỗ đã nhận ra được their nói về người, nhưng tiếc một nỗi anh lại đi dịch arms thành những sự vũ trang mặc dù rõ ràng their tham chiếu tới arms

Không có bản tiếng Pháp nên không biết tại sao Nguyễn Nghị chỉ nói chuyện vũ khí mà không nói chuyện dũng khí. Nhóm Omega cũng dùng bản tiếng Pháp đó nhưng nói cả chuyện tài nghệ lẫn chuyện dũng khí. Nói chuyện tài nghệ thì không nói được cái ý liên quan đến vũ khí hay những sự vũ trang của Brian Wu. Dùng quân binh như Brian Wu thì phải hiểu ngầm là đã gộp cả tướng lĩnh vào đó. Đi tìm từ tiếng Việt tương đương với từng từ tiếng Anh (hay tiếng Pháp) trong nguyên bản quả là vất vả mà không sao lột được cái ý tác giả muốn nói là toàn bộ những gì liên quan tới cỗ máy chiến tranh của xứ Đàng Trong. Một lần nữa Brian Wu lại đáng khen khi anh nêu nhận xét:

Câu Anh ngữ "the arms of Cochinchina and their valour" với arms nghĩa là armaments, tức là "các quá trình trang bị cho các lực lượng quân sự chuẩn bị chiến tranh", chứ không là vũ khí hay tài nghệ như các dịch giả Việt Nam đã dịch.

Nhận xét trên không hoàn toàn chính xác vì nó gác valour ra ngoài và giảng armsarmament, không phải vũ khí hay tài nghệ. Brian Wu nói ra được cái ý lực lượng quân sự chuẩn bị chiến tranh, nhưng đáng tiếc là từ ngữ trong bản dịch của anh không thể hiện được cái ý đó. 

Ta có thể dễ dàng tìm được nhiều ví dụ cho thấy armsvalour trong tiếng Anh, armesvaleur trong tiếng Pháp... có mối quan hệ cơ hữu trong cấu tạo từ ngữ và khái niệm. Câu motto của bang Mississippi (Hoa Kỳ) là Virtute et armis, dịch ra tiếng Anh là By valour and arms. Câu ngạn ngữ La Tinh Virtuti nihil obstat et armis dịch ra tiếng Anh là Nothing withstands valour/virtue and arms. Armsvalour là hai thành tố cơ hữu của sức mạnh quân sự và có thể được xem như những yếu tố cơ bản của sức mạnh quân sự. Nên dịch cụm The arms of Cochinchina and their valour sức mạnh quân sự / quân lực / binh lực / quân đội của xứ Đàng Trong.

Tuesday 25 February 2020

Sao lại đi chữa lợn què bằng cách lắp thêm chân cho lợn?



Trong tiếng Anh wifeconcubine có địa vị pháp lý cao thấp khác nhau, giống như tiếng Việt phân biệt thêthiếp. Thê thiếp là từ ghép đẳng lập chỉ chung cái ha-rem của người đàn ông. Cả Hoàng Anh Tuấn và Brian Wu đều thấy thê không phải là vợ nên mới bảo rằng vợ thì bị xử thế này còn thê (và thiếp) thì bị xử thế kia.

Brian Wu dịch capital offencestrọng tội. Tiếng Anh capital offences, tiếng Pháp là crimes capitaux, phải được hiểu là những tội đáng chết. Tội đáng chết là một loại trọng tội nhưng không phải trọng tội nào cũng bị tử hình. Thời Pháp thuộc phạt dưới năm năm tù là khinh tội (tội nhẹ), từ năm năm lên đến tử hình là trọng tội
. Luật hình sự bây giờ phân biệt tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, trong đó tội đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt được quy định từ mười lăm năm tù đến tử hình. Capital offences của tiếng Anh chính là tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất là tử hình, nói nôm na là tội đáng chết.

Sunday 23 February 2020

Chuột chù hôi hay khỉ hôi?


Muốn biết ông Borri nói gì thì tìm bản tiếng Anh hay tiếng Pháp mà đọc cho nó lành nhé. Cả bốn bản tiếng Việt của Nguyễn Nghị, Thanh Thư, Thuận Hóa và Brian Wu đều không dùng được (xem ảnh chụp màn hình).


Gospel / Evangile là Phúc Âm. Kinh Thánh là chữ khác (Bible).

Sodomy gồm có kê gian, nhưng không chỉ là kê gian.


Première grâce de l'Evangileân sủng đầu tiên của Phúc âm. Đó chính là ơn thông hiểu (sự thật / chân lý  / vérité ). Hai ân sủng kia là lòng thương xót (miséricorde) và niềm vui (joie). Xem thêm bản tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ở đây.

Ông Borri đơn giản chỉ muốn nói rằng các kiểu loại loạn dâm là trở ngại lớn khiến người ta không thể "giác ngộ" / thông hiểu Phúc Âm nhưng người Đàng Trong, may quá, lại không mắc các tội ấy, không như dân các xứ khác ở phương Đông. Chuyện họ không còn phạm sai lầm là chuyện do Brian Wu nghĩ ra chứ ông Borri không có nói.

Cũng chỉ mỗi Brian Wu thấy hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp khác nhau. Nhưng Brian Wu lại không thấy cả bốn bản tiếng Việt, trong đó có bản của Brian Wu rất giống nhau: cả bốn vị đều nói những chuyện mà ông Borri không nói và không nói những chuyện ông Borri muốn nói.

Nghề dịch cũng có ba ân sủng, trong đó ân sủng đầu tiên chính là ơn thông hiểu. Hai ơn còn lại cũng là ơn thương xót và niềm vui. Xem mấy cái ảnh chụp kèm theo đây có thấy thương xót, có cười nôn ruột được không?

 

Sunday 15 December 2019

Xán lạn hay sáng lạng?



Từ điển không có sáng lạng, chỉ có xán lạn, chữ Hán là燦爛, nghĩa là rực rỡ. Nhiều người quen viết sáng lạng, không dám viết xán lạn vì sợ người đọc không hiểu hoặc nghĩ là viết sai chính tả. Ai cũng viết sáng lạng mà mình không viết theo thì coi không giống ai.


Friday 25 October 2019

Ngon sao không đi sửa tiếng Mỹ đi?


Ông nọ mắc bệnh chữ lỏng, không chịu nổi lũ dốt đặc bên Việt Nam:
Và mình thấy hình như ở Việt Nam, người ta dùng từ "dân tộc" để chỉ cho dân tộc Việt lẫn dân tộc Kinh gì đấy, mình rất kinh ngạc, vì hóa ra là các Giáo Sư Tiến Sĩ Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam, học hành ra làm sao, mà dùng cả từ dân tộc để chỉ cho tộc người và quốc gia, có cả vụ dân tộc Việt và dân tộc Kinh và dân tộc Hoa nữa cơ đấy. Ôi chao, dạy như thế, thì mình xin từ, có con sau này, mình cấm chúng nó đi theo họ học hành tiếng Việt.

Thấy vọng quá, ông
bèn sang Mỹ. Ở Mỹ bốn chục năm, ông được đọc blog Từ Nguyên Học và đọc đến dòng này mới kinh ngạc, vì hóa ra là các Giáo Sư Tiến Sĩ Mỹ học hành ra làm sao mà tiếng Mỹ chỉ có một từ language để dịch cả từ langue và từ langage của tiếng Pháp. Ấn độ đen thui là Indian Mỹ da đỏ cũng là Indian nốt.  Bản thân ông là một chuyên gia hàng đầu trong ngành dân tộc học (cùng nhiều ngành khác như sử học, ngôn ngữ học, Hán Nôm học... lung tung và lung tung) mà ông đành bất lực, thậm chí chưa bao giờ nhìn thấy vấn đề gì ở đó.

Thất vọng quá, ông bèn sang Pháp. Nhưng rồi ông lại tiếp tục thất vọng. Bên xứ này các Giáo Sư Tiến Sĩ Pháp học hành ra làm sao từ điển chỉ có một từ riz để chỉ cả lúa, thóc, gạo, cơm... của Việt Nam. Từ cơm của Việt Nam rất gọn nhưng người Pháp lại phải diễn đạt rất dài dòng là riz cuit à l'eau, sang tiếng Mỹ thành plain boiled rice rồi người Việt chữ lỏng ở Mỹ dịch thành cơm đun sôi mộc mạc. Họ bảo dịch như vậy để con cái họ khỏi phải học thứ tiếng Việt người ta đang dùng ở Việt Nam.

Đem, đeo, mang, vác, cõng, khiêng, bưng, bê, gùi, ẵm, bồng, bế... gì cũng thành porter bên tiếng Pháp. Mặc cũng porter mà đội cũng porter. Sao không thấy người Việt nào đi chửi các giáo sư tiến sĩ Pháp không đặt đủ từ cho đủ các kiểu porter ?

Nói chung người Việt không có rảnh để đi dòm qua tiếng Pháp, tiếng Mỹ mà bắt bẻ tại sao tiếng người ta thiếu cái này, dư cái kia. Người Mỹ, người Pháp mà gặp chuyện gì khó hiểu bên tiếng Việt thì họ học, họ hỏi cho đến khi họ biết. Những đứa Việt không ra Việt, Mỹ không ra Mỹ thì hành xử kiểu khác.

Tuesday 22 October 2019

Phải dịch điều 1, khoản 9, mệnh đề 7 của hiến pháp Mỹ như thế nào?



Ông nọ ở bên Mỹ, tên Brian Wu, dạy cách dịch điều 1, khoản 9, mệnh đề 7 của bản Hiến Pháp Hoa Kỳ như sau:

Như vậy cả câu Anh ngữ "No money shall be drawn from the Treasury, but in Consequence of Appropriations made by law; and a regular statement and account of receipts and expenditures of all public money shall be published from time to time." nên dịch là "Không khoản tiền nào được rút ra từ Ngân Khố, ngoại trừ khi có (bản) Ký kết Biểu quyết ngân sách, được ban ra theo luật định; và một bản báo cáo thông thường và bản kê khai các khoản thu chi của công quỹ sẽ được thi thoảng công bố.



Ông chê Nguyễn Cảnh Bình dịch vừa thiếu vừa sai:

Vậy khi ta đọc lại câu dịch của tác giả Nguyễn Cảnh Bình "Không một khoản tiền nào được lấy từ ngân khố Liên bang nếu không có một đạo luật cho phép. Bản báo cáo tài chính thường kỳ về những khoản tiền thu chi của công quĩ phải được công bố thường xuyên.", thì:

1. Câu dịch "nếu không có một đạo luật cho phép" hoàn toàn không đúng với câu Anh ngữ "but in Consequence of Appropriations made by law;".

2. Câu dịch "VỀ những khoản tiền thu chi của công quĩ" cho câu "and account of receipts and expenditures" là sai. Vì ở đây, có 2 bản báo cáo cần được công bố, đó là bản báo cáo (tài chính) thường lệ (a regular statement) VÀ (chứ không là VỀ) bản kê khai các khoản thu chi (account of receipts and expenditures).

Nên câu dịch của tác giả Nguyễn Cảnh Bình, chẳng những thiếu (Consequence of Appropriations) mà còn sai (nếu không có một đạo luật cho phép / VỀ những khoản tiền thu chi của công quĩ.

3. Từ "from time to time" là thỉnh thoảng, thi thoảng, chứ không là thường xuyên như tác giả Nguyễn Cảnh Bình dịch.

Điều 1 Khoản 9 Mệnh đề 7 này rất quan trọng, bạn nên đọc kỹ nó.

Còn tại sao tác giả Nguyễn Cảnh Bình dịch thoát và sai như vậy, chỉ có tác giả mới trả lời được.

Mời bạn


Rồi như thường lệ ông nhũn nhặn:

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian


Có lẽ Cảnh Bình ngán ngẩm quá nên không buồn giảng cho ông Brian biết rằng from time to time  không chỉ có cái nghĩa ông Brian đã biết mà còn có cả cái nghĩa mà ông Brian không biết, là định kỳ. Mình có một quyển từ điển in năm 1776. Ông muốn mượn thì mình gửi cho ông đọc, cho ông biết.


Với cái nghĩa mà ông Brian biết rõ (thỉnh thoảng), ông lại dạy Cảnh Bình viết thi thoảng, vốn chỉ dùng giữa hai người đang yêu nhau hay hai đứa trẻ trâu đang cãi nhau... Ai dùng thi thoảng để viết hiến pháp? 

Từ điển tiếng Việt đầy trên cõi đời này, nhưng chắc ông không tin từ điển mà chỉ tin vào ngữ cảm của bản thân ông. Ông Brian hay khuyên người ta Google. Nhưng mình nghi ông không biết dùng Google. Cũng có thể ông không rảnh nên chưa tìm ra văn bản hành chính, pháp luật nào có từ thi thoảng.

Mình còn một thắc mắc nhỏ: trên đời này có nhà nước nào thi thoảng mới công bố cách tiêu tiền của dân? Mình đọc cái điều, cái khoản, cái mệnh đề rất quan trọng kia rồi thì chỉ hiểu rằng không một khoản tiền nào có thể được xuất khỏi kho bạc (từ cũ là ngân khố), trừ phi được một đạo luật phân bổ ngân sách cho phép ; báo cáo tài chính và giải trình thu chi công quỹ phải được công bố thường xuyên định kỳ.

Mình đã xem kỹ các bản dịch bên tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Tàu. Hoang mang lắm. Vì nếu ông Brian Wu đúng thì thiên hạ sai cả.




Monday 21 October 2019

Phó thương gia làm gì?

Phó thương gia là từ được Brian Wu đặt ra để dịch từ sub-merchant bên tiếng Anh:


Điều này đã được khẳng định bởi vị phó thương gia (sub-merchant), Goddert Bruggen, người đã bị mắc cạn tại đây với con tàu Maria vào ngày 26 tháng 11 năm ngoái và (vị này) đã để ý là (do) đất đai tại đây bị chìm dưới nước (sau) những cơn mưa lớn, nên việc giong thuyền đến Hội An không thể nào (có thể) ít hơn 8 ngày.

Ông đặt ra từ ấy rồi ông để đấy cho người đọc bản dịch của ông tha hồ đoán.

Sự thật là để quản lý một hệ thống thương điếm và thuộc địa
đồ sộ, Toàn quyền Công Ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische Compagnie, viết tắt là VOC) có cả một bộ máy hành chính tương xứng, với các ban ngành như chính trị, quân đội, hải quân, thủ công nghệ, tôn giáo... Cấp bậc cao nhất trong cơ quan chính trị là
Opperkoopman (tiếng Anh dịch là Senior Merchant / Upper Merchant / Head Merchant / Chief Merchant / Chief Commissary). Xuống dưới có Koopman (tiếng Anh dịch là Merchant / Commis / Commissary), Onderkoopman (tiếng Anh dịch là Junior Merchant / Sub-Merchant / Under-Merchant), Boekliouder (Book-keeper). Xuống thấp hơn nữa là các thư lại, trợ lý... (Assistant Boekhouder, Junior Assistant Boekhouder, Aanquikeling, Zoldaat by de pen (Writer)). Tất cả đều là viên chức làm công ăn lương tùy theo hạng thấp hạng cao, không phải là thương gia.