Showing posts with label chiến tranh Đông Dương lần 3. Show all posts
Showing posts with label chiến tranh Đông Dương lần 3. Show all posts

Sunday 2 June 2013

DIỄN VĂN KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA VI CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI TRƯỜNG CHINH, NGÀY 28-5-1979



DIỄN VĂN KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 5,
QUỐC HỘI KHÓA VI CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI TRƯỜNG CHINH, NGÀY 28-5-1979

Thưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính mến,
Thưa các đồng chí đại biểu Quốc hội thân mến,
Thay mặt ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại biểu Quốc hội về dự đông đủ kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa VI, nhiệt liệt chào mừng các đồng chí và các bạn trong Đoàn ngoại giao đã đến dự buổi họp của Quốc hội Việt Nam hôm nay.
Quốc hội họp kỳ này để nghe Chính phủ báo cáo về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thắng lợi của quân và dân ta chống tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xary ở biên giới Tây Nam và chống bọn phản động ... xâm lược ở biên giới phía Bắc và nhiệm vụ trước mắt của toàn quân, toàn dân ta trong tình hình mới.
Chỉ trong thời gian năm tháng, kể từ kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa VI đến nay, nhiều sự kiện trọng đại đã diễn ra ở ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, làm biến đổi sâu sắc cục diện chính trị ở Đông Nam châu á và làm cho lực lượng đối sánh trong khu vực thay đổi có lợi cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Chúng ta vô cùng phấn khởi chào mừng thắng lợi huy hoàng của nhân dân Campuchia anh em, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, với sự giúp đỡ và ủng hộ của nhân dân Việt Nam, đã giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng của bè lũ Pôn Pốt - Iêng Xary, công cụ của chính sách ... bá quyền nước lớn ... Thắng lợi của nhân dân Campuchia đã góp phần xóa bỏ một bước những nguy cơ đối với độc lập, tự do, hòa bình và ổn định của các nước trong khu vực này. Thắng lợi của nhân dân Campuchia đã khôi phục tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam, nhân dân Campuchia và nhân dân Lào anh em, một nhân tố quyết định thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương.
Chúng ta vô cùng phấn khởi chào mừng thắng lợi to lớn của nhân dân Lào anh em, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đã làm thất bại một bước quan trọng âm mưu bạo loạn và lật đổ do tập đoàn phản động … xúi giục chống nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Chúng ta hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Lào, không chịu khuất phục trước những đe dọa xâm lược ...
Chúng ta nhiệt liệt biểu dương những chiến công oanh liệt của nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã chiến đấu anh dũng và chiến thắng vẻ vang, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược ... tiến hành bằng lực lượng của Pôn Pốt - Iêng Xary ở biên giới Tây Nam và đập tan cuộc chiến tranh xâm lược trực tiếp đầy tội ác ... chống lại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở biên giới phía Bắc.
Tôi trân trọng đề nghị Quốc hội dành một phút im lặng để tưởng nhớ những chiến sĩ và đồng bào đã anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến đấu vừa qua.
Những thắng lợi to lớn đạt được trong thời gian qua đã làm cho thế của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia mạnh hơn bao giờ hết và tình đoàn kết giữa ba dân tộc vững chắc hơn bao giờ hết.
Nhân dịp này chúng ta chân thành cảm ơn Liên Xô đã và đang làm nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt - Xô; chân thành cảm ơn các nước xã hội chủ nghĩa anh em và bầu bạn trên khắp thế giới đã và đang nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh sáng ngời chính nghĩa của nhân dân ta.
Thưa các đồng chí đại biểu Quốc hội,
Sau hơn 30 năm liên tiếp bị chiến tranh xâm lược của đế quốc tàn phá, sau thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân ta muốn được sống yên ổn trong hòa bình để xây dựng lại nước nhà.
Nhưng bọn phản động … không bao giờ muốn thấy nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, độc lập, thống nhất và giàu mạnh. Suốt 30 năm qua, chúng luôn luôn chủ trương duy trì nước Việt Nam trong tình trạng chia cắt, suy yếu và phụ thuộc …, vì có như vậy chúng mới thực hiện được mưu đồ dùng Việt Nam làm công cụ cho chủ nghĩa ... bá quyền nước lớn của chúng ở Đông Dương và Đông Nam châu á. Chính vì lẽ đó, sau khi các âm mưu và thủ đoạn phỉnh phờ, gây sức ép nhằm lôi kéo nước ta đi theo quỹ đạo của chúng bị thất bại, tập đoàn phản động ... ngày càng công khai thi hành một chính sách thù địch có hệ thống chống nước ta. Một mặt, chúng dùng bọn Pôn Pốt - Iêng Xary gây chiến tranh ở biên giới Tây Nam nước ta; mặt khác, chúng liên tục khiêu khích và tập trung quân ở biên giới phía Bắc nước ta nhằm phối hợp việc gây sức ép quân sự từ bên ngoài với việc gây rối trong nước ta. Và từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, chúng đưa ... quân ồ ạt xâm lược nước ta. Đó là sự phát triển cao độ của âm mưu lâu dài của bọn phản động ... hòng làm suy yếu và thôn tính nước Việt Nam mà chúng coi là một trở lực lớn đối với chính sách ... bá quyền ... và một vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam châu á.
Bằng cách áp đặt lên nhân dân ta một cuộc chiến tranh tàn khốc mới sau khi dân tộc ta kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ chưa được bao lâu, trong hoàn cảnh nước ta chưa hàn gắn xong những vết thương của hơn 30 năm chiến tranh và đang khắc phục hậu quả của nhiều năm bị thiên tai liên tiếp, tập đoàn phản động ... đã phạm một tội ác vô cùng man rợ!
Đi theo con đường của bọn vua chúa ... ngày xưa và của các thế lực đế quốc ngày nay, bọn phản động ... tưởng rằng với sức mạnh “lấy thịt đè người” của chúng và sự câu kết với đế quốc Mỹ, chúng có thể đè bẹp ý chí sắt đá của nhân dân ta quyết bảo vệ độc lập, tự do.
Cũng như bọn xâm lược trước đây, bọn xâm lược mới đã tính toán sai và thất bại thảm hại.
Kế tục truyền thống vẻ vang của cha ông, một lần nữa dân tộc Việt Nam, với khí thế hào hùng đã đứng lên triệu người như một đánh đuổi quân xâm lược, quyết bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lao động hòa bình của nhân dân ta.
Một lần nữa nhân dân thế giới lại đứng về phía Việt Nam trong cuộc đọ sức lịch sử này. Chỉ trong một thời gian ngắn đã dấy lên một phong trào rộng rãi của nhân dân thế giới, bao gồm Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhân dân các nước dân tộc chủ nghĩa, nhân dân các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, các tổ chức quốc tế và cả loài người tiến bộ, ủng hộ mạnh mẽ nhân dân Việt Nam và nghiêm khắc lên án bọn xâm lược ... Trên thế giới lại vang lên tiếng thét: Không được đụng đến Việt Nam!
Cuộc đọ sức quyết liệt vừa qua đã ghi thêm một chiến công mới vào lịch sử chống xâm lược của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Thắng lợi của nhân dân ta đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược ... chứng tỏ sức mạnh “đánh giặc giữ nước” của dân tộc ta là vô địch.
Thắng lợi của nhân dân ta cũng chứng tỏ trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, thời đại của ba dòng thác cách mạng, không một lực lượng đế quốc và phản động nào, dù hung hãn nhất và hiếu chiến nhất, có thể đảo ngược được xu thế tiến lên của lịch sử.
Thắng lợi của nhân dân ta là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia, thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết giữa Việt Nam, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, thắng lợi của các lực lượng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở Đông Nam châu á và trên toàn thế giới.
Thưa các đồng chí đại biểu Quốc hội,
Nhân dân ta vốn có quan hệ hữu nghị thân thiết lâu đời với nhân dân Trung Quốc. Hai nước Việt Nam và Trung Hoa có núi sông liền một dải. Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng lâu dài, nhân dân hai nước đã từng kề vai sát cánh, nương tựa lẫn nhau. Máu của nhiều người con của nhân dân Trung Quốc đã đổ trên đất Việt Nam. Nhiều nhà cách mạng Việt Nam đã hy sinh ở Trung Quốc. Ngày nay, khi chủ nghĩa đế quốc đã bị đánh bại, hai nước đã giành được độc lập, tự do, nhân dân hai nước phải được cùng sống bên nhau trong hòa bình, hữu nghị, trong tình đoàn kết lâu dài. Chính vì vậy, cuộc xâm lược do bọn cầm quyền phản động ... tiến hành chống nhân dân Việt Nam đã làm cho nhân dân Trung Quốc xúc động mạnh ...
Về phần chúng ta, mặc dù bọn xâm lược ... đã gây ra muôn vàn tội ác man rợ trên đất nước ta, nhân dân ta vẫn bình tĩnh phân biệt ai là bạn, ai là thù. Chúng ta luôn luôn giữ vững và bảo vệ tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc. Đồng thời, chúng ta luôn luôn muốn giữ quan hệ láng giềng tốt với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chính xuất phát từ thiện chí đó, Đoàn đại biểu Chính phủ ta tại cuộc đàm phán Việt - Trung đã đưa ra đề nghị ba điểm. Đó là những đề nghị công bằng, thỏa đáng, hợp lý, hợp tình, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách để bảo đảm hòa bình và ổn định ở vùng biên giới Việt - Trung, tạo cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản trong quan hệ hai nước, sớm khôi phục tình hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước. Mọi người có thiện chí đều ủng hộ đề nghị đó của phía Việt Nam.
Nhưng cho đến nay, qua vòng đầu đàm phán, rõ ràng phía ... đã bộc lộ dã tâm của họ. Khi tiến hành xâm lược Việt Nam họ lấy cớ là vì Việt Nam “khiêu khích” ở biên giới nhưng khi ngồi vào đàm phán, họ lại đưa ra tám điểm yêu sách ngang ngược, thực chất là đòi ta phải từ bỏ đường lối độc lập, tự chủ của mình và họ từ chối bàn những biện pháp cấp bách và thiết thực nhằm loại trừ nguy cơ chiến tranh, khôi phục hòa bình và ổn định ở biên giới ... Họ chỉ muốn tiếp tục đe dọa chiến tranh hòng áp đặt nền hòa bình kiểu ... Họ học đòi cách làm của đế quốc Mỹ trước đây dùng việc ném bom miền Bắc để áp dụng nền hòa bình kiểu Mỹ. Nhưng đế quốc Mỹ đã thất bại, nhất định họ cũng sẽ thất bại.
Với một nghìn năm thống trị Việt Nam và với hàng chục lần xâm lược Việt Nam, bọn phong kiến ... ngày xưa đã không đồng hóa được nhân dân ta. Với gần một trăm năm thống trị và chín năm xâm lược, bọn thực dân Pháp cũng không khuất phục được nhân dân ta. Với tất cả sức mạnh quân sự và uy thế không lực Hoa Kỳ, đế quốc Mỹ, sau mười năm trực tiếp xâm lược, cũng không áp đặt được chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ lên nhân dân ta và cuối cùng đã phải rút khỏi Việt Nam. Đó là những bài học mà bọn ... cần ghi nhớ.
Thưa các đồng chí đại biểu Quốc hội,
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và thi hành lệnh tổng động viên của Nhà nước, nhân dân ta trong khí thế chiến thắng mùa xuân vừa qua, vừa phát triển sản xuất, hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh; ra sức thi đua thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1979 và làm tròn nghĩa vụ quốc tế của mình. Khó khăn của nhân dân ta còn nhiều, nhưng thuận lợi là căn bản. Chúng ta đã thắng và nhất định sẽ giành được thắng lợi vẻ vang trong việc hoàn thành những nhiệm vụ trước mắt.
Trong không khí phấn khởi và tin tưởng của đồng bào cả nước, tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa VI và chúc kỳ họp thành công tốt đẹp.
Toàn văn Văn kiệnLưu tại Trung tâm Lưu trữ
quốc gia III, phông Quốc hội.

BÁO CÁO CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI



Thưa các đồng chí đại biểu Quốc hội,
Từ sau kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa VI (tháng 12-1978) đến nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp 5 phiên, thông qua 128 nghị quyết về các vấn đề thuộc quyền hạn của ủy ban.
Sau đây, chúng tôi xin báo cáo về các mặt hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của các ủy ban của Quốc hội và của các đại biểu Quốc hội.
I- Về Quyết Định tổng động viên
Trước tình hình bọn phản động ... điên cuồng mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta, theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, ngày 5 tháng 3 năm 1979, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định tổng động viên sức người, sức của trong cả nước nhằm đánh thắng quân xâm lược, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
II- Việc phê chuẩn hiệp ước ký với
nước ngoài
Ngày 23-3-1979, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia, ký tại Phnôm Pênh, ngày 18-2-1979.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận định rằng việc ký hiệp ước nói trên là một sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia, chấm dứt sự thù địch giữa hai nước do bè lũ Pôn Pốt - Iêng Xary, tay sai của những người cầm quyền phản động ... đã gây ra; khôi phục tình đoàn kết chiến đấu sẵn có giữa nhân dân hai nước; mở đầu một thời kỳ mới, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, phù hợp với lợi ích của hai dân tộc, góp phần giữ gìn hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu á và trên thế giới.
III- Về tổ chức của Chính phủ
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, ngày 24-5-1979, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ;
Cùng ngày trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
IV- Về nhân sự của hội đồng chính phủ
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định về nhân sự của Hội đồng Chính phủ như sau:
1. Ngày 23-2-1979, quyết định:
- Đồng chí Võ Chí Công, Phó Thủ tướng Chính phủ, thôi kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp.
- Đồng chí Nguyễn Ngọc Trìu giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp.
- Đồng chí Huỳnh Tấn Phát, Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm chức Chủ nhiệm ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.
- Đồng chí Hoàng Văn Kiểu thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp để giữ chức  Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc của Chính phủ.
- Đồng chí Nguyễn Tuấn Tài, tức Trần Kiên, giữ chức Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.
2. Ngày 23-4-1979, quyết định bổ nhiệm đồng chí Hồ Viết Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm thay đồng chí Ngô Minh Loan nhận nhiệm vụ khác.
- Ngày 24-5-1979, quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Cơ Thạch giữ chức vụ Quốc vụ khanh, hàm Bộ trưởng, giúp Thủ tướng Chính phủ trong công tác ngoại giao.
V- Về việc bổ nhiệm
đại sứ đặc mệnh toàn quyền
của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định bổ nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta tại các nước như sau:
- Ngày 24-1-1979, bổ nhiệm đồng chí Võ Đông Giang, tức Phan Bá, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia.
- Ngày 23-2-1979, bổ nhiệm:
Đồng chí Nguyễn Sỹ Hoạt giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ ápganixtan.
Đồng chí Hoàng Hoan Nghinh giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan.
Đồng chí Lê Quang Hiệp, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Bungari, nay kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
- Ngày 24-5-1979, bổ nhiệm:
Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Môdămbích, thay đồng chí Lê Bình về nước nhận công tác khác .
Đồng chí Nguyễn Ngọc Dung giữ chức Đại sứ, Phó trưởng phái đoàn thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa  Việt Nam tại Liên hợp quốc.
Đồng chí Trần Kỷ Long, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Irắc, nay kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Côoét.
VI- Về nhân sự của tòa án nhân dân tối cao
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, ngày 23-2-1979, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã bổ nhiệm các đồng chí Phạm Hưng, Nguyễn Thị Ngọc Khanh và Lê Phương Hằng giữ chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
VII- Về nhân sự
của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, ngày 23-4-1979, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã bổ nhiệm đồng chí Trần Tề giữ chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
VIII- Về việc tặng thưởng huân chương
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định tặng thưởng huân chương các loại cho những đơn vị, gia đình và cá nhân như sau:
- Huân chương Hồ Chí Minh cho 16 đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân vũ trang đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, trong xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh, và cho 11 cán bộ cao cấp thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam đã có thành tích xuất sắc lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang và chỉ huy chiến đấu trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
- Huân chương Quân công và huân chương Chiến công cho 938 đơn vị và 10.218 cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân du kích, Công an nhân dân và Công an nhân dân vũ trang, đã có nhiều thành tích xuất sắc về chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, và bảo vệ biên giới của Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Huân chương Kháng chiến cho 263 gia đình đã có nhiều người tham gia các lực lượng vũ trang nhân dân chống Mỹ cứu nước.
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang cho 91.011 cán bộ, chiến sĩ đã có nhiều thành tích phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân vũ trang.
- Huân chương Lao động cho 49 đơn vị và 17 cán bộ, thương binh và gia đình liệt sĩ đã có nhiều thành tích xuất sắc trong việc thực hiện kế hoạch nhà nước và các nhiệm vụ công tác khác trong năm 1978.
- Huân chương Hữu nghị cho 3 đơn vị và 9 cá nhân của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đã có công giúp nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ biên giới của Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội;
Cho 3 đơn vị và 11 cá nhân của các nước khác đã ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và xây dựng đất nước.
IX- Về việc giải quyết
đơn khiếu nại, tố cáo và thư dân nguyện
Từ sau kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa VI đến nay, Văn phòng Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nhận được 1.500 đơn khiếu tố và thư dân nguyện, và đã tiếp 270 lượt người đến khiếu tố và trình bày ý kiến.
Đối với các đơn của nhân dân gửi đến, Văn phòng Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nghiên cứu và kịp thời chuyển đến các cơ quan hữu quan giải quyết .
Đối với những vụ, việc quan trọng, cấp bách, Văn phòng đã có điện hoặc gửi công văn khẩn đến các đồng chí Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, đồng thời gửi đồng chí Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị xem xét, giải quyết gấp, hoặc Văn phòng cử cán bộ đến địa phương trực tiếp cùng các cơ quan hữu quan tìm hiểu thêm tình hình và bàn bạc cách giải quyết.
Văn phòng Ủy ban thường vụ Quốc hội thường xuyên quan hệ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trao đổi ý kiến về các đơn khiếu nại đối với một số vụ quan trọng, đã xét xử từ lâu, nhưng có nhiều đề nghị xem xét lại.
Văn phòng đã cử những đoàn cán bộ đi một số tỉnh như Hải Phòng, Thanh Hóa, Phú Khánh, Thuận Hải để nhắc nhở, thúc đẩy các cơ quan có trách nhiệm giải quyết những đơn do Văn phòng chuyển đến.
Ngoài ra, trong dịp đi thăm và xem xét tình hình ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kom Tum và Lâm Đồng, đoàn đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội cử đi, đã có những nhận xét và góp ý kiến với chính quyền địa phương về công tác xét và giải quyết đơn khiếu tố.
Nhìn chung, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra từ Trung ương đến cơ sở, các ngành, các địa phương, các cấp đã có nhiều cố gắng giải quyết đơn khiếu tố của cán bộ và nhân dân, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại phải giải quyết có những vấn đề quá phức tạp phải nghiên cứu kỹ và phải mất nhiều thời gian.
Trước mắt, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị các ngành, các cấp cần phát huy ưu điểm vừa qua, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh việc giải quyết đơn khiếu tố của nhân dân, cố gắng tránh tình trạng ứ đọng, để nhân dân khỏi phải đi lại kêu ca nhiều lần và nhiều nơi.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị các đoàn thể, các tổ chức thanh tra nhân dân tích cực tham gia việc giải quyết khiếu tố từ cơ sở, giảm bớt tình trạng khiếu nại nhiều lên các cấp trên, không để cho sự việc vốn dễ giải quyết lại thành ra phức tạp, kéo dài, mâu thuẫn trở nên sâu sắc.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tích cựctham gia ý kiến, thúc đẩy các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết đơn khiếu tố của nhân dân, đồng thời đề nghị các cơ quan hữu quan cộng tác chặt chẽ với các đại biểu nhằm bảo đảm cho việc xét, giải quyết đơn khiếu tố được nhanh chóng và có kết quả tốt.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã nhận nhiều thư của nhân dân và cán bộ yêu cầu Đảng và Chính phủ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở, các ngành, các cấp để bảo đảm lợi ích của Nhà nước cũng như quyền lợi của công dân. Đặc biệt, có mấy chục thư của cán bộ, quân nhân đã nghỉ hưu trí, của các cụ già hoặc thanh niên gửi đến xin được trở lại công tác hoặc trở lại quân đội cầm súng bảo vệ Tổ quốc chống quân bành trướng, bá quyền ...
X- Về quan hệ với hội đồng chính phủ
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận được đều đặn những nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông báo về các mặt hoạt động của Hội đồng Chính phủ và của Thường vụ Hội đồng Chính phủ.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chuyển đến Hội đồng Chính phủ các câu hỏi, ý kiến, kiến nghị mà các đại biểu Quốc hội đã đề ra tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội. Hội đồng Chính phủ đã giao cho các Bộ hữu quan nghiên cứu và trả lời các đại biểu (hiện nay còn 5 Bộ và cơ quan Trung ương chưa trả lời).
Đại diện Hội đồng Chính phủ thường xuyên tham dự các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trình bày những đề nghị hoặc báo cáo với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội những vấn đề mà Chính phủ thấy cần báo cáo hoặc những vấn đề mà Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu.
- Ngày 24-01-1979, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nghe:
a) Thượng tướng Phó Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, được sự ủy nhiệm của Hội đồng Chính Phủ, báo cáo về thắng lợi của quân và dân ta chống tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xary, theo lệnh nhà cầm quyền ..., gây chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam nước ta.
b) Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phan Hiền báo cáo  về chuyến đi thăm hữu nghị chính thức của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tại một số nước châu á.
- Ngày 23-2-1979, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nghe:
a) Thủ tướng Phạm Văn Đồng báo cáo về chuyến đi thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia và việc ký kết Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác giữa nước ta và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia.
b) Thiếu tướng Phó Tổng tham mưu trưởng Đặng Kinh, được sự ủy nhiệm của Hội đồng Chính phủ, báo cáo về cuộc chiến tranh xâm lược của những người cầm quyền ... đối với nước ta.
- Ngày 23-4-1979, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nghe:
a) Thiếu tướng Phó Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Khánh, được sự ủy nhiệm của Hội đồng Chính phủ, báo cáo về chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta chống quân ... xâm lược.
b) Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Vũ Tuân báo cáo về tình hình khắc phục hậu quả chiến tranh do bọn bành trướng, bá quyền ... gây ra tại các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta.
c) Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phan Hiền, được sự ủy nhiệm của Hội đồng Chính phủ, báo cáo về cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng Bộ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu từ ngày 18-4-1979 tại Hà Nội.
XI- Về quan hệ với tòa án nhân dân tối cao
và viện kiểm sát nhân dân tối cao
Các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội đều có đại diện của Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự.
Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo thường kỳ về công tác của hai ngành.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong nhiều phiên họp, đã quyết định những vấn đề về tổ chức và về công tác xét xử của ngành Tòa án.
XII- Về quan hệ với hội đồng nhân dân
Trong dịp bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp huyện, xã và tương đương (tháng 5-1979) Ủy ban thường vụ Quốc hội có thư đề nghị các đại biểu Quốc hội ra sức góp phần làm cho cuộc bầu cử đạt kết quả tốt.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tổ chức các đoàn đi xem xét công tác chuẩn bị và tiến hành cuộc bầu cử nói trên ở thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Sơn La, Hà Sơn Bình, Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Đồng Nai, Long An và Tiền Giang.
Nhiều đại biểu Quốc hội đã cùng với ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tích cực tham gia công tác tổ chức bầu cử, động viên quần chúng hăng hái tham gia bầu cử, lựa chọn những người xứng đáng để bầu vào các Hội đồng nhân dân các cấp.
Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội đã đi dự kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tuyên (tháng 4-1979).
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Hội đồng Chính phủ về việc hoãn cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp huyện, xã và tương đương thuộc tỉnh Minh Hải đến quý 3 năm 1979 để việc tổ chức bầu cử phù hợp với tình hình địa phương đang xúc tiến hoàn thành việc phân vạch lại địa giới các huyện và xã.
XIII- Về các đoàn đại biểu quốc hội
đi thăm một số địa phương
1. Trong phiên họp ngày 23-02-1979, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cử một đoàn đại biểu Quốc hội đi thăm và tìm hiểu tình hình ở 3 tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai - Kon Tum, Lâm Đồng, về việc thực hiện các chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước, trên ba mặt chủ yếu: tổ chức đời sống, tôn trọng pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội, phát huy quyền làm chủ tập thể của đồng bào các dân tộc.
Đoàn do các đồng chí Chu Văn Tấn, Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc của Quốc hội làm trưởng đoàn và đồng chí Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội làm phó trưởng đoàn.
Đoàn đã làm việc ở Đắc Lắc từ ngày 10 đến 24-3-1979, ở Gia Lai - Kon Tum từ 25-3 đến 08-4-1979 ở Lâm Đồng từ 10-4 đến 25-4-1979.
Tại mỗi tỉnh, Đoàn đã nghe ủy ban nhân dân tỉnh, một số ngành thuộc các khối nội chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và một số đoàn thể báo cáo tình hình các mặt của tỉnh. Sau đó, Đoàn đã đi thăm một số huyện, thị, xã, buôn, phường, hợp tác xã, vùng kinh tế mới, cơ sở y tế, trường học, xí nghiệp. Tại các nơi đến thăm, Đoàn đã nghe báo cáo tình hình, thăm hỏi cán bộ, bộ đội, thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, thăm hỏi tình hình làm ăn, sinh sống của đồng bào các dân tộc, đồng bào đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Đoàn đã tiếp xúc với đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận, nhân sĩ, trí thức, đại biểu các dân tộc, tôn giáo, v.v..
Đoàn đã biểu dương những thành tích mà cán bộ và nhân dân các dân tộc ở mỗi tỉnh đã đạt được sau 4 năm giải phóng, động viên cán bộ và nhân dân tích cực hưởng ứng Lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Lệnh tổng động viên của Nhà nước. Đoàn đã góp một số ý kiến nhằm khắc phục những thiếu sót chủ yếu trên ba mặt mà Đoàn có nhiệm vụ tìm hiểu và đã thống nhất ý kiến với địa phương về một số vấn đề cần kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, các ngành ở Trung ương.
2. Để xem xét tình hình khắc phục hậu quả chiến tranh do những tội ác cực kỳ man rợ của quân ... xâm lược gây ra đối với nhân dân ta ở các tỉnh biên giới trong thời gian qua, và để thăm hỏi, động viên nhân dân, một số đơn vị vũ trang ở các vùng có chiến sự, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cử hai đoàn đại biểu do đồng chí Đào Văn Tập, ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Phó chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội làm trưởng đoàn, đi thăm và xem xét tình hình tại tỉnh Hà Tuyên (đầu tháng 4-1979) và tỉnh Hoàng Liên Sơn (đầu tháng 5-1979).
Tại Hà Tuyên, Đoàn đã dự hội nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, làm việc với ủy ban nhân dân tỉnh. Sau đó, đi thăm một số cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, làm việc với một số cơ quan hành chính, chuyên môn và quân sự trong tỉnh, thăm hỏi đồng bào thị xã Hà Giang, một xã thuộc huyện Quản Bạ và một xã thuộc huyện Vị Xuyên.
Tại Hoàng Liên Sơn, Đoàn đã làm việc với ủy ban nhân dân một số cơ quan quân sự và các ngành lâm nghiệp, lương thực thực phẩm, thương nghiệp, bưu điện, giao thông vận tải, y tế, thăm hỏi cán bộ và nhân dân huyện Bảo Thắng, thị xã Lào Cai, Ban giám đốc và công nhân mỏ apatít Lào Cai.
Tại hai tỉnh đến thăm, Đoàn đã thu thập nhiều ý kiến, nguyện vọng của các cơ quan, đơn vị và nhân dân địa phương để chuyển tới ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo và có những kiến nghị cần thiết với Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ.
XIV- về công tác đối ngoại
1. Nhận lời mời của Quốc hội nước Cộng hòa Cuba, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cử đồng chí Nguyễn Xiển, Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội và đồng chí Nguyễn Ngọc Hà, ủy viên ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tham gia đoàn đại biểu Đảng, Quốc hội và Chính phủ ta đi dự lễ Quốc khánh nước Cộng hòa Cuba, từ ngày 26-12-1978 đến ngày 5-01-1979.
Tại Cuba, Đoàn đã dự phiên họp đặc biệt của Quốc hội Cuba mừng lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày cách mạng Cuba thắng lợi. Tại phiên họp trọng thể này, đồng chí Phiđen Caxtơrô, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba đã gửi lời chào mừng đặc biệt đến nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào anh hùng, đồng thời kịch liệt lên án giới cầm quyền ... đã phản bội cách mạng xã hội chủ nghĩa, đang có những hành động thù địch chống lại hai nước Việt Nam và Lào.
Đoàn đã tiếp xúc với các đồng chí lãnh đạo Quốc hội Cuba, tham quan nhiều nơi, gặp gỡ công nhân, nông dân, trí thức xã hội chủ nghĩa. ở mọi nơi, Đoàn đã được đón tiếp với mối cảm tình thân thiết, đầy tình nghĩa anh em, tình đoàn kết gắn bó, quý trọng và ủng hộ lẫn nhau giữa nhân dân và Quốc hội hai nước.
2. Ngày 10-2-1979, Đoàn Việt Nam gồm 264 đại biểu Quốc hội đã được thành lập để gia nhập Liên minh Quốc hội các nước.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cử các đồng chí Hoàng Minh Giám, Chủ nhiệm và Nguyễn Ngọc Hà, ủy viên ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đi dự Hội nghị tư vấn các Đoàn Quốc hội các nước xã hội chủ nghĩa, thành viên của Liên minh Quốc hội các nước, họp tại Bucarét, từ ngày 20 đến ngày 22-2-1979.
Các đồng chí Hoàng Minh Giám và Nguyễn Ngọc Hà đã thay mặt Đoàn Quốc hội ta đi dự khóa họp mùa Xuân của Liên minh Quốc hội các nước tại Praha (tháng 4-1979). Tại hội nghị này, Liên minh Quốc hội các nước đã hoàn toàn nhất trí chấp nhận Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam là thành viên của Liên minh Quốc hội.
XV-  hoạt động của các ủy ban của quốc hội
 Từ sau kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa VI đến nay, các ủy ban của Quốc hội đã có những hoạt động sau:
1. ủy ban Dự án Pháp luật của Quốc hội đã thẩm tra hai dự án Pháp lệnh do Hội đồng Chính phủ gửi đến.
2. ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội đã phối hợp với Đoàn đại biểu Ủy ban thường vụ Quốc hội đi thăm tỉnh Hoàng Liên Sơn để xem xét tình hình khắc phục hậu quả chiến tranh, thăm hỏi, động viên nhân dân, một số đơn vị lực lượng vũ trang tại một số vùng vừa qua có chiến sự.
3. ủy ban Dân tộc của Quốc hội đã phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội đi thăm và xem xét tình hình ở ba tỉnh Tây Nguyên (xem phần đã báo cáo ở trên).
4. ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã nghe báo cáo và thảo luận về phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống bọn phản động ... xâm lược và công tác tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với nhân dân ta trong tình hình mới.
XVI- Về việc soạn thảo hiến pháp mới
Ngày 30-12-1978, ủy ban Dự thảo Hiến pháp đã họp phiên toàn thể để nghe Chủ tịch Trường Chinh báo cáo về kết quả bước thảo luận, góp ý kiến vào bản dự thảo Hiến pháp của các cán bộ cao cấp, trung cấp trong cả nước, và bàn kế hoạch tiến hành chỉnh lý bản dự thảo để đưa ra toàn dân thảo luận.
Trong thời gian qua, bộ phận thường trực của ủy ban đã tích cực nghiên cứu các ý kiến đóng góp của cán bộ và thảo luận để hoàn thành việc chỉnh lý bản dự thảo. ủy ban dự thảo Hiến pháp sẽ họp phiên toàn thể vào trung tuần tháng 6-1979 để duyệt và thông qua bản dự thảo Hiến pháp mới.
XVII- hoạt động của các đại biểu quốc hội
và các đoàn đại biểu quốc hội
Sau khi bế mạc kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa VI, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đã đi báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp, kết hợp với việc thăm hỏi đồng bào ở nhiều vùng nông nghiệp, nhiều xí nghiệp, đơn vị bộ đội, hợp tác xã thủ công, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình bộ đội, thu thập nguyện vọng và kiến nghị của đồng bào để chuyển tới các ngành hữu quan nghiên cứu và xét giải quyết. Hoạt động của các đoàn và các đại biểu đã có tác dụng góp phần động viên cử tri và nhân dân tích cực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phong trào đồng khởi thi đua thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1979.
Sau khi những người cầm quyền phản động ... tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, các đại biểu Quốc hội ở những nơi có chiến sự tùy tình hình và khả  năng, đã ra sức góp phần phục vụ kháng chiến; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh đã lập thành đoàn đi thăm hỏi, úy lạo và động viên đồng bào các dân tộc và thương binh, bộ đội ở các huyện Bình Liêu, Móng Cái, Quảng Hà, Tiên Yên.
Trong thời gian qua, đã có thêm Đoàn Đồng Nai lập Phòng tiếp dân, và ở nhiều nơi công việc tiếp xúc với nhân dân đã có ảnh hưởng tốt.
Tuy nhiên, còn một số tỉnh chưa có Phòng tiếp dân, hoạt động của đại biểu chưa nhiều.
Sự liên hệ của các đoàn với Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng chưa chặt chẽ, trong số 39 đoàn, chỉ có 14 đoàn gửi báo cáo cho Ủy ban thường vụ Quốc hội.
*
*      *
Trên đây là tình hình các mặt hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội từ kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa VI đến nay, xin báo cáo với các vị đại biểu Quốc hội. Báo cáo này được chuyển đến các đại biểu Quốc hội, không đọc trước Quốc hội (BT).




*   Báo cáo này được chuyển đến các đại biểu Quốc hội, không đọc trước Quốc hội (BT).


Toàn văn Văn kiệnLưu tại Trung tâm Lưu trữ
quốc gia III, phông Quốc hội. 
 

Sunday 26 May 2013

Một số người là những ai?




Bản in lần thứ 9 của cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam dành cho sinh viên khoa sử các trường đại học sư phạm và đại học khoa học xã hội nhân văn viết như sau về xung đột Việt Trung sau năm 1975:
Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân  hai nước đã từng gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau, nhưng trong việc tập đoàn Pôn Pốt có hành động thù địch chống Việt Nam, một số người trong giới lãnh đạo Trung Quốc lúc đó lại đồng tình ủng hộ, thậm chí có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước (như cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới phía bắc nước ta, cắt viện trợ, rút chuyên gia, vận động Liên Hợp Quốc và các nước trên thế giới cũng làm như vậy), nhằm gây khó khăn cho Việt Nam.
(LêMậu Hãn et al., 2006:307)
Viết như vậy được thì nên trình bày cuộc xung đột Việt Trung như là việc riêng giữa một số người trong giới lãnh đạo Trung Quốc và một số người trong giới lãnh đạo Việt Nam: có ít nhất một nhà lãnh đạo Việt Nam là Hoàng Văn Hoan đã trở cờ, nối giáo cho (một số) giặc.
Sử dụng từ phiếm chỉ là một thủ thuật mà nhà chính trị rất ưa thích để tránh các khẳng định mạnh. Nhà khoa học không nên nói năng bâng quơ như thế. Sách vở đại học không nên tập cho sinh viên quen với cách phát biểu mập mờ, vô trách nhiệm.