Showing posts with label tình dục & hôn nhân & gia đình. Show all posts
Showing posts with label tình dục & hôn nhân & gia đình. Show all posts

Monday 19 August 2013

Giáo lý Hội Thánh Công giáo về hôn nhân đồng giới (Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)


Giáo lý Hội Thánh Công giáo về hôn nhân đồng giới

WHĐ (22.04.2013) – Như tin đã đưangày 17-04-2013, New Zealand đã thông qua luật cho phép hôn nhân đồng giới và trở thành quốc gia thứ mười ba trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới. Ngay lập tức, Giáo hội Công giáo New Zealand, quaĐức Tổng giám mục John Dew - Chủ tịch Hội đồng giám mục New Zealand - đã lên tiếng chống lại luật trên, theo quan điểm của Giáo hội Công giáo.
Sau đây xin trích đăng giáo lý Hội Thánh Công giáo về vấn đề này (các số 2357, 2358, 2359).
Ðức khiết tịnh và sự đồng tính luyến ái
2357 Ðồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái. Ðồng tính luyến ái xuất hiện trong nhiều thời đại và văn hóa, với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này. Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng (x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1Tm 1,10), truyền thống HộiThánh luôn tuyên bố: “Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn” (x. Bộ Giáo lý đức tin, Tuyên ngôn “Persona humana” 8). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.
2358 Ðừng quên một số người đã có khuynh hướng đồng tính luyến ái thâm căn. Ðối với đa số những người này, khuynh hướng lệch lạc ấy là một thử thách. Chúng ta phải đón nhận họ với lòng tôn trọng, thông cảm và tế nhị, tránh đối xử bất công. Cả những người này cũng được mời gọi thực hiện ý Chúa trong cuộc sống và, nếu là Kitô hữu, họ nên kết hợp các khó khăn gặp phải do hoàn cảnh đặc biệt của mình với hy tế thập giá của Chúa.
2359 Những người đồng tính luyến ái cũng được mời gọi sống khiết tịnh. Họ có thể và phải cương quyết tiến dần đến sự toàn thiện Kitô giáo nhờ kinh nguyện và ân sủng bí tích, nhờ biết tự chủ để củng cố tự do nội tâm và nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi.

WHĐ

Saturday 17 August 2013

Mất trinh, gái điếm, chuyển giới và các sự lạ khác ở thời Lê (Nguyễn Ngọc Thanh - Người Hiểu Cổ)


Mất trinh, gái điếm, chuyển giới và các sự lạ khác ở thời Lê



Blog người hiếu cổ - Thân hữu của tôi là Vân Trai Trần Quang Đức tiên sinh, nhân buổi thư nhàn ngồi đọc sách, đã phát hiện ra trong thư tịch cổ nhiều điều thú vị mà hầu như chúng ta đều chưa biết tới và ghi chép thành mấy dòng tản mạn, như:
  • Lê Lợi làm mất kiếm ở Hồ Gươm
  • Gái điếm thời Lê
  • Con gái thời xưa đa số đã mất trình trước khi đi lấy chồng
  • Cột cờ Hà Nội không được người xưa coi trọng
  • Thời Lê đã có thuật chuyển đổi giới tính
Blog người hiếu cổ xin trích dẫn lại ghi chép về các sự việc trên để quý độc giả cùng thưởng thức, và có thêm tư liệu tham khảo cho những kiến văn của mình.
1) Vua Lê Lợi không hề trả kiếm tại Hồ Gươm

"Sơn cư tạp thuật:"Hồ Gươm nằm ở phía Đông kinh thành, tương truyền buổi đầu thời Cao Hoàng đế (chỉ Lê Lợi), có con rùa to như cái lọng, nổi trên mặt nước, khấn yểm đều không khắc chế được. Cao Hoàng lấy kiếm chỉ vào nó, nó nghển cổ như ngóng nhìn. Cao Hoàng tức giận ném kiếm xuống hồ, con rùa liền lẩn đi. Vua sai tát cạn nước hồ, nhưng không thấy nó đâu, kiếm cũng chẳng biết ở nơi nào." (劍湖在京城之東,世傳高皇初,有大龜如蓋,浮水面,厭禱弗克。高皇以劍指之,龜矯首如有所望,高皇怒擲劍入湖,龜遂隱。帝命㪺水涸之,無所見,劍亦不知所在)
Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cũng chép trong Tang thương ngẫu lục: "Hồ Hoàn Kiếm ở Thăng Long nằm cạnh phường Báo Thiên, thông với nước sông, thế rất rộng lớn, là nơi Thái tổ hoàng đế triều trước bị rơi kiếm vậy. Buổi đầu Thái tổ khởi nghĩa, được một thanh kiếm cổ, sau khi phục nước hay dắt bên người. Một hôm du thuyền trên hồ, thấy con rùa lớn nổi lên mặt nước, bắn nó không trúng,lấy kiếm chỉ nó, kiếm rơi chìm xuống, rùa bỏ đi theo kiếm. Vua nổi giận, sai bịt cửa hồ, xây đê tát nước, tìm vẫn không được. Đời sau nhân vết tích phân làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (ngóng trái ngóng phải, tìm mãi không thấy ^^). 《滄桑偶錄·還劍湖》昇龍還劍湖在報天坊側,與江水通,勢甚廣闊,先朝太祖皇帝墜劍處也。初太祖起義時,得古劍一口,得國後嘗以自佩。一日泛舟湖中,巨黿 浮水上,射之不中,以劍指之,墜水没,黿隨劍去。帝怒,命塞湖口,築堤竭水,求之不得。後世因其跡,分爲二左望、右望"
2) Gái điếm thành Thăng Long thời Lê 
"Sơn cư tạp thuật:"Nước ta trước đây đĩ điếm phần nhiều tụ tập ở kinh thành và quân doanh, chỗ nào cũng có, riêng phố Hàng Chĩnh, Hàng Cau đông nhất. Đĩ phần nhiều bị giang mai, tục gọi là mụn Xiêm La. Tương truyền khi chinh phạt Xiêm La, tướng sĩ mắc chứng này, về lây cho nhau, đứa phóng đãng trăng hoa hay mắc phải, có khi chết người. Sau năm Mậu Thân (1788), tướng sĩ trấn Bắc Thành phần đông lây bệnh này, nguy cấp khôn cứu, cấm cũng không dứt được. Bèn lùng bắt đĩ khắp các phố phường, cạo đầu, phạt trượng rồi đuổi đi. Đó cũng là một cách làm hay." (《山居雜述·女閭》:我國從前娼妓多聚京師軍房,在在有之,唯㽀(直徑切,音鄭,釜別名)肆、榔肆尤盛。妓多楊梅瘡,俗言暹羅瘡。相傳征暹羅時,將士得此癥,還相傳染,浪夫蕩子多得之,有至卒死者。戊申以後,鎮北城將士多染是瘡,危殆不救,禁之不能止,遂索諸坊庯娼妓,髡其頭,杖而逐之。是亦一快擧。)"
 3) Con gái xưa thường đã mất trinh trước khi lấy chồng: 
"Ôi! Con gái thời xưa mười năm khuê các, sáng chẳng dời sân, khuya đi thắp lửa, lấy đó phòng thân mà vẫn chẳng tránh được điều dâm bôn lầm lỡ. Tục nước ta đối với việc phòng thân của đàn bà rất là sơ lược, đã lộ người hở mặt, lại còn cùng con trai chung đường chung giếng, giẫm cỏ xem trò, lại còn cùng con trai kề vai chạm lưng, đến khi có người mai mối, thì phần nhiều đã mất trinh rồi." (Sơn cư tạp thuật, viết vào khoảng 1786 - 1789) 越南黎末《山居雜述·女當謹嚴》嗚呼!古者女子十年不出,晝不遊庭,夜行以火,以此為防,猶未免有婬奔之失。國俗於女子防閑甚爲疏略。呈身露面而與男子同途共井,踏青看場,而與男子挨肩擦背,至於為所媒誘而失其身者多矣"
4) Người xưa chê việc xây dựng Cột cờ Hà Nội 
"Ngắm cái cột cờ Hà Nội mấy lần mà chẳng thấy nó đẹp ở chỗ nào, trông rất thiếu thẩm mỹ. Nay đọc Tang thương lệ sử, mới biết ngày xưa cũng có nhiều cụ nghĩ như mình. Sách này viết: "Kỳ đài ở phía trước lầu Ngũ môn là di chỉ Tam môn triều Lý. Thời Gia Long dỡ bỏ Tam môn, đến năm thứ năm (1806) xây kỳ đài... Từ xa trông lại, giống hệt ống khói ở công xưởng, khiến người ta xót xa." (Nguyên văn: 旗臺在五門樓前,李朝三門故址也。嘉隆年間撤三門,五年筑旗臺...自遠望之,有如工廠之煙突,令人為惻然)"
5) Thuật chuyển giới đã xuất hiện từ thời Lê trung hưng 
"Tôi tối qua trộm nhàn xem sách, thấy có một việc kỳ thú. Chẳng là sách Thái bình quảng ký thời Nguyễn có chép một việc thế này: "Vào năm Đinh Sửu thời Lê Cảnh Hưng (1757), xã Nam Triệu, huyện Thủy Đường, trấn Hải Dương có người đờn bà đến tuổi cập kê, được gả cho người xã Trinh Hưởng. Chỉ hơn chục năm đã sinh được hai trai một gái. Đến năm 36 tuổi bèn lấy thiếp cho chồng, rồi làm căn nhà khác ở, mặt mũi mọc ra râu ria, dường trở thành một mỹ nam. Đoạn lại lấy con gái của người xã Nhân Giả làm vợ, sinh được một trai một gái, của nhà giàu có, thọ đến lục tuần mới mất". Tác giả sách này gọi là người nửa âm dương, tức 'người đổi giới tính' theo cách gọi ngày nay vậy (tục nước ta gọi là người chuyển giới). Nói vậy thì thuật đổi giới ở nước Việt ta đã có từ lâu rồi, mà người chuyển giới lại có thể sinh đẻ, thọ đến tuổi thuận tai. Ôi! So với y thuật của nước Xiêm bây giờ, khá biết bọn Xiêm man còn xa mới bằng ta vậy. Đem so mọi việc, há chẳng lạ sao.
我昨晚偷閑看書見有一條奇聞趣事。皇阮古籍《太平廣記》載一事云:“黎景興嵗丁丑 (1757),海陽鎮水棠縣南肇社,有一女年已及笄,許嫁貞享社人。僅十餘年,生得二男一女。至三十六嵗,乃為其夫娶妾,而別造家室居住,面貌生出鬚髯, 宛成一美丈夫。自娶仁者社人之女為妻,生得一男一女,家道豐裕,壽至六旬而終” 。此書作者謂之‘半陰陽人’,即今所謂‘變性人’是也(我國俗号��轉界)。如此説來,變性之術在我越國由來已久而變性之人竟有生育之理,壽至耳順之年。 噫!較之當今暹國醫術則可知暹蠻遠不之及也。比事而觀,詎不異然."


Nguồn http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/10/mat-trinh-gai-iem-chuyen-gioi-va-cac-su.html#ixzz2bMNPrOzy

Friday 16 August 2013

Nhà thổ Nhật ở Bắc Kỳ đầu thế kỷ 20 hoạt động như thế nào?



Theo bài thuyết trình của bác sĩ Roux (1905:203-210), nhà thổ Nhật hoạt động như sau:

Nhà thổ Nhật là nhà thổ... Nhật, nghĩa là chủ chứa Nhật, gái Nhật, không gian Nhật, tất cả đều Nhật, trừ người hầu hạ (người An Nam) và khách (người Tây). Gái điếm Nhật từ hạng thấp nhất đến cấp cao nhất đều coi thường người An Nam, tuyệt đối không tiếp khách An Nam. Người An Nam nếu có mặt trong nhà thổ Nhật chỉ để làm bồi mà thôi.

Chủ chứa là một má mì. Người này có uy quyền tuyệt đối với gái và có trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ các cô một cách chu đáo. Các cô cũng răm rắp nghe lời má không sai chạy.

Phần lớn gái Nhật ở Bắc kỳ ở độ tuổi 18. Cao nhất là 30. Ít tuổi nhất là 14. Luật Nhật cấm gái mại dâm dướí 16 nhưng đây là xứ Đông Dương thuộc Pháp.

Vì chỉ tiếp khách Tây nên nhà thổ Nhật chỉ hoạt động ở các trung tâm đô thị có... đủ Tây đến chơi. Điều kiện là có tiền (dĩ nhiên) và không được nói xấu Thiên Hoàng (ai vi phạm thì bị đuổi cổ lập tức). Đông vui nhất là Hải Phòng. Đây là điểm đổ bộ của gái Nhật trước khi tỏa đi các nơi trên miền Bắc (có đủ khách Tây): Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai, Mông Tự. Nhà thổ Nhật ở Mông Tự được thành lập năm 1904.

Gái Nhật lên miền ngược không hẳn đã là hàng dạt. Chỗ nào kiếm ăn được (hay được kiếm ăn cũng thế) thì họ đến. Không kiếm được hay không được kiếm thì đi:

Gái mắc bệnh ở Hải Phòng bị bác sĩ cấm hành nghề thì họ lân la lên Hà Nội hay lần mò sang các tỉnh khác thăm dò xem bác sĩ nơi ấy có dễ dãi hơn không. Gái Nhật có ưu điểm là thượng tôn pháp luật. Bác sĩ khám thấy có bệnh, bắt nghỉ là nghỉ, không lén lút đi khách, chèo kéo dụ dỗ thế nào cũng vô ích. Bác sĩ chỗ này khó tính bắt nghỉ thì họ sang chỗ khác xem bác sĩ khác có cho phép không chứ cương quyết không làm đĩ lậu.

Cũng có khi họ đang làm ăn được trên mạn ngược nhưng không hợp khí hậu thì đành phải về xuôi.  So với ở đồng bằng thì ở mạn ngược nguy cơ mắc sốt rét cao hơn. Mất mạng là một chuyện. Hao mòn sức khỏe, tốn kém thuốc thang đã đành. Riêng đàn bà con gái còn sợ vốn tự có bị xuống cấp. Gái Nhật bệnh sốt rét thường phải phấn son rất đậm. Đau khổ nhất là bị rụng tóc: bộ tóc của gái Nhật được chải bới rất công phu và họ có một loại gối đặc biệt để nâng đầu, giữ gìn bộ tóc đó khi nằm ngủ.

So với các chủng loại gái điếm khác, gái Nhật thuộc hàng vô địch về sự ở sạch. Nhà cửa, phòng ốc của gái Nhật khang trang, ngăn nắp, sạch sẽ đã đành. Thân thể cũng sạch. Chỗ kín lại càng sạch. Họ có ý thức đi khám đúng kỳ, tự giác kiêng khem, thuốc men theo toa bác sĩ, làm đúng bổn phận mà pháp luật quy định.

Họ không chỉ ở sạch mà bắt khách cũng phải sạch. Thấy khách có vẻ dơ dơ là từ chối. Thường là họ cẩn thận khám qua súng ống trước khi cho phép sử dụng.

Vì sạch sẽ cẩn thận đúng mức như vậy nên tỷ lệ gái Nhật mắc bệnh hoa liễu rất thấp. Xui lắm mới có cô bị lậu mủ. Gái Nhật nói chung không bị hạ cam, chứng bệnh thường gặp ở gái An Nam, vô địch ở bẩn. Một điểm đặc biệt là gái Nhật miễn nhiễm với giang mai cứ như là cơ thể của họ có một thứ vắc xin di truyền (vaccin héréditaire) chứ chẳng lẽ vì quá sạch sẽ mà vi trùng giang mai không vào được!

Khách chơi lấy sự sạch sẽ an toàn trên hết thì đến với gái Nhật vì ngoài cái sự ấy ra không còn gì  đáng đồng tiền bát gạo nữa. Nguời Tây vốn rất dễ tính với hơi hướng lạ (exotique) cũng phải chê là gái Nhật xấu: mắt xếch, ngực và xương chậu không cân đối, đùi to chân ngắn, vú dài mau xệ (gái An Nam dù lớn tuổi vẫn gọn gàng và săn chắc), lông (chân và mu) rậm (gái An Nam thưa thớt hơn). Lên giường thì đơ như khúc gỗ cho đến khi xong việc và tuyệt đối không chơi kiểu. Xong việc thì thôi, không có chuyện vấn vương lòng thòng. Khách chơi dễ ngộ nhận rằng gái Nhật cực kỳ kém chuyện ấy.

Sự thật không phải như thế. Có những cô được khách chuộc thân, quan hệ xác thịt nhờ yếu tố tình cảm mà trở nên thăng hoa, nồng nhiệt không kém gì ai. Chẳng những thế họ còn tận tụy phục dịch ân nhân, nói chung là ăn ở có trước có sau hết mực. Không thể so với việc ăn bánh trả tiền được.

Các cô nói chung gốc con nhà nghèo cả. Người ta thường đồn là gái Nhật ra ngoại quốc bán dâm kiếm tiền rồi về nước gây dựng gia đình. Thực ra đều là đi kéo cày trả nợ cho cha mẹ. Thân giá khoảng 150 đồng biệt (piastre). Tiền này đã giao cho cha mẹ bên Nhật trước khi cô gái lên đường bán thân trả nợ. Người đã chuộc thân xong, muốn tiếp tục hành nghề có thể lãnh lương tháng 30 đồng. Nhưng thường là làm đến mãn đời cũng không trả nổi. May mắn thì có người chuộc ra cho. Dễ hiểu tại sao cô gái Nhật một lòng một dạ với ân nhân của mình.

Đến nơi xa lạ các cô chỉ biết có một chỗ là cái nhà thổ, phải một thời gian sau mới biết rằng cái nghề mình làm bị xã hội đó xếp vào mạt hạng. Gái Nhật khi phải ra ngoài thường rất khép nép, kín đáo là vì vậy. Nhà thổ là nơi duy nhất các cô có thể sinh hoạt như ở Nhật. Khi nào không phải làm việc thì viết thư thăm nhà và đọc thư nhà, thế thôi, chứ biết đi đâu?



Wednesday 14 August 2013

Những cách trị tội gian dâm “chỉ có ở Việt Nam” (Kiến Thức)


Những cách trị tội gian dâm “chỉ có ở Việt Nam”

(Kienthuc.net.vn) - Người Chăm ngoại tình phải nộp phạt trâu bò, phải làm lễ thề chừa bỏ ngoại tình, và còn phải vục đầu ăn cơm trong máng lợn trước bà con dân làng.
Gian dâm được hiểu là quan hệ tình cảm với người khác giới ngoài hôn nhân. Nói cách khác, gian dâm là hành vi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân với người khác giới. Một người quan hệ với người không phải vợ/chồng mình (dù người thứ ba có gia đình hay không) thì coi là thông dâm. 

Ở một số dân tộc ít người ở miền Nam Việt Nam đã từng tồn tại những cách trừng phạt người gian dâm rất nặng nề. Những tục lệ này vẫn còn tồn tại ở một số dân tộc đến ngày nay, giữ một phần quan trọng trong những phong tục chi phối đời sống của các dân tộc ít người.
 Ở một số dân tộc ít người ở miền Nam Việt Nam đã từng tồn tại những cách trừng phạt người gian dâm rất nặng nề. Ảnh minh họa: Internet. 

Thông dâm bị bỏ máu trộn gạo lên đầu

Người Xê Đăng (Xơ Đăng) sống rải rác từ miên Tây Nam tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng suốt miền Tây tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi đến Kon Tum và chia làm nhiều bộ tộc: Rongao (R’ngao), Halang (H’lang), Dié (Gié) và Xê Đăng chính. 

Tục lệ cưới xin của người Xê Đăng rất khác người Kinh. Họ không theo hẳn chế độ phụ hệ hay mẫu hệ, vì thế, trai gái đôi bên thương yêu nhau, không phân biệt bên nào đến hỏi trước sau. Sau khi cưới xin, con rể phải về ở nhà bố mẹ vợ ít nhất 3 năm. 
 Thiếu nữ Xê Đăng. Ảnh minh họa. Nguồn: Xzone. 
Sự thông dâm tại dân tộc Xê Đăng bị trừng phạt rất nặng. Người thông dâm bị phạt trâu bò để giết thịt cho cả làng ăn. Đôi trai gái nếu lấy nhau chưa đầy năm, mà phạm tội thông dâm thì cả kẻ thông dâm lẫn người đồng lõa bị trừng phạt rất nghiêm. Họ bị đuổi ra khỏi làng và không bao giờ được đặt chân trở lại đất làng nữa. Chỉ đến khi nào kẻ phạm tội giết một con lợn trộn máu vào gạo, ngồi tại một nơi để tất cả dân làng đi qua, mỗi người bỏ một ít gạo trộn máu lên đầu kẻ phạm tội và nói: "Tao tha tội cho mày để từ sau không tội phạm nữa", kẻ phạm tội mới được trở về làng. 

Vì sự trừng phạt khắt khe nên mặc dù người Xê Đăng có tục trai gái ngủ chung tại nhà làng mà rất ít khi xảy ra những chuyện đồi bại đáng tiếc.

Phạt vục đầu ăn cơm trong máng lợn

Giữa khu vực Tây Nguyên và ven biển miền Trung suốt theo bờ biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận ngày nay là giang sơn của đồng bào thiểu số người Chăm.

Hôn lễ người Chăm rất tốn kém và phiền phức. Người Chăm cũng trừng phạt gắt gao những người mắc tội ngoại tình và loạn dâm. Một tài liệu nghiên cứu về con người Việt Nam viết: Người đàn bà Chăm có chồng còn ngoại tình phải nộp vạ hai con lợn, một con cho chồng và một con cho làng để làm thịt mời bà con làng nước tới ăn và làm lễ chuộc tội.

Ngoại tình với người trong thân tộc, tội nặng hơn, phải nộp hai con trâu, một con cho làng, một con để cúng Trời Đất. Họ cũng phải làm lễ thề sẽ chừa bỏ ngoại tình, lễ thề cử hành ở bên suối, kẻ ngoại tình giết một con gà trắng và nguyện không tái phạm.

Ngoài sự trừng phạt trên, gian phu, dâm phụ còn chịu thêm một hình phạt về thể xác. Bà con dân làng sẽ họp tại một địa điểm rộng, chia đứng sang hai bên, ở giữa là một mâm cho lợn ăn, trong mâm có cơm nước trộn lẫn lộn. Gian phu, dâm phụ đứng hai bên máng và phải vục đầu vào ăn như lợn. 

Hình phạt này có ý rằng tư cách hai phạm nhân không hơn gì con lợn, họ phải biết sửa mình tu tỉnh lại. Dân làng bà con thay nhau cầm roi quất vào hai người, hai người cứ phải vục đầu ăn cho hết chỗ cơm ở máng. Ăn xong hai người bỏ chạy vào rừng.

Sáu hình phạt thể xác này, sau khi nộp vạ như đã định, họ mới được trở về làng sống bình thường.

 Thiếu nữ dân tộc Chăm. Ảnh minh họa: Internet
Khai trừ người ngoại tình khỏi thôn

Người Chăm Châu Đốc là những người Chăm ở mấy huyện Tân Châu, Châu Phú, thuộc tỉnh Châu Đốc (An Giang). Người Chăm Châu Đốc theo Hồi giáo, bởi vậy hôn lễ của họ cử hành theo nghi thức Hồi giáo. 

Trai gái Chăm Châu Đốc lập gia đình khi đã được coi như trưởng thành. Con trai được coi như trưởng thành khi đã chịu xong lễ cắt da quy đầu, con gái thì vào tuổi dậy thì, tức là 13, 14 tuổi.  

Việc hôn nhân của người Chăm Châu Đốc được thành tục nhờ mai mối, tương tự như tục lệ Việt Nam. Phong tục người Chăm Châu Đốc cấm hẳn sự yêu đương vụng trộm. Nếu có trường hợp yêu trộm giấu thầm, dân làng bắt được, người đàn ông buộc phải cưới cô gái kia.

Người Chăm Châu Đốc trừng phạt người ngoại tình rất nặng nề. Người chồng có quyền bỏ nếu người vợ ngoại tình. Người ngoại tình dù là đàn ông hay đàn bà đều bị khai trừ khỏi thôn ấp. Người đàn ông ngoại tình còn phải chịu một hình phạt khác là cưỡi một con bò cái, mắt nhìn về phía sau, bị dẫn đi từ đầu tới cuối làng, đồng thời có một vị chức sắc rêu rao. 

Gia đình nhà vợ phải lo vợ khác cho con rể

Người Bahnar (Ba Na) sống ở miền Đông Nam Kontum, Tây Bắc Pleiku và phía Tây Bình Định, gồm tất cả 7 tộc chính và nhiều chi phối nhỏ. 

Sự ngoại tình và thông dâm của người Bahnar (Ba Na) rất hiếm. Đàn bà có chồng còn ngoại tình, lần đầu tiên phải đền cho chồng và làng nước một con lợn. Nếu tái phạm, người ngoại tình phải đền nhiều hơn, có khi một con trâu. Trâu và lợn này được mổ thịt đãi dân làng.

Trong trường hợp ngoại tình nhiều lần, người chồng có quyền ly dị và gia đình nhà vợ phải lo vợ khác cho con rể.

Người ngoại tình sẽ bị sỉ vả

Người Djarai (Gia rai) cư ngụ ở phía Nam  KonTum, gần khắp tỉnh Pleiku, miền Bắc Dăl Lăk, Tây Bắc Phú Yên và Bắc Khánh Hòa. 

Phong tục của người Djarai rất phiền phức. Ở đây, câu "nam nữ thụ thụ bất thân" được tuyệt đối áp dụng cho trai gái thanh tân. Người Djarai trừng phạt tội ngoại tình và thông dâm cũng gần giống như người Chăm, nghĩa là bắt nộp vạ lợn, bò, trâu, dê, để mời dân làng ăn.

Về thể xác, sự trừng phạt khe khắt hơn nhiều: gian phu, dâm phụ phải ăn cơm trong máng lợn luôn ba tháng, bị sỉ vả và bị roi quất vào người. Tuy nhiên, việc ngoại tình và thông dâm ít xảy ra ở người Djarai.

Người vợ ngoại tình bị chồng coi như nô lệ

Người Stêng sống theo ranh giới Campuchia - Việt Nam, từ Tây Nam Lâm Đồng tới Bình Long (Sông Bé) Tây Ninh và ở rải rác tại các tỉnh Đồng Nai, không chia thành nhiều bộ tộc nhỏ. 

Với người Stêng, người chồng ngoại tình bị vợ bắt được quả tang, người vợ có quyền bắt vạ một con gà, nhưng không được xin ly dị. Người vợ ngoại tình trong rừng, bị chồng bắt được, gian phu phải nộp vạ bằng tiền, một con lợn và một vò rượu. Nếu việc gian dâm xảy ra ở trong nhà người chồng, gian phu sẽ bị phạt 4 con trâu và nộp làng một con lợn để mổ thịt.

Kể từ ngày ngoại tình, người vợ bị chồng coi như nô lệ, nếu tái phạm sẽ bị ly dị và phải trả của. Kẻ phạm gian bị phạt nếu không có tiền để nộp sẽ phải làm nô lệ cho gia đình người hưởng phạt suốt đời.

Trong quá khứ, người mắc tội gian dâm phải chịu nhiều hình phạt nặng nề, thậm chí, ở một số khu vực, phương thức trừng phạt tội gian dâm là ném đá cho đến chết. 

Xã hội Việt Nam thời phong kiến cũng đề ra các hình phạt cho tội gian dâm, như thời Hậu Lê, tội ngoại tình nặng thì bị xử tử, bị đi đày, làm kẻ chăn voi, hoặc bị thích chữ vào mặt cho ê chề hổ thẹn. 

Tuesday 13 August 2013

Vụ ngoại tình chấn động thời Lê sơ



Vụ ngoại tình chấn động thời Lê sơ

"Đinh Tỵ (1437) tháng 8, Hàn lâm viện đãi chế Vũ Văn Phỉ thông dâm với mẹ vợ là Nguyễn Thị, chuyện bị phát giác"...Việc gian díu trai gái, “mèo mả gà đồng” đời nào cũng có. Nhưng chúng ta cũng nên biết rằng, ở chế độ phong kiến, nơi mà nam giới bị quy định trong giáo lý “tam cương, ngũ thường”, nữ giới bị bó buộc bởi “tam tòng, tứ đức”, thì việc có những sự vụ ngoại tình, thông dâm chắc chắn là việc động trời mà  pháp luật không thể bỏ qua. Hãy xem luật nhà Lê sơ xử những tội ấy như thế nào?

Vụ án đầu tiên về quan hệ trai gái bất chính được chính sử ghi nhận thời Lê sơ là vào năm Ất Mão (1435) đời vua Lê Thái Tông: “Người đàn bà ở xã Thương Xá, lộ Quốc Oai  (nay thuộc Hà Nội – người dẫn chú) là Nguyễn Thị Ngọc đã có 8 con với chồng. Chồng bị bệnh hủi, Nguyễn Thị Ngọc không cứu chữa nuôi nấng, mà còn lấy trộm tài sản của chồng, tư thông với khố giám là Nguyễn Chiếm để mưu lấy chồng khác” (Trích Đại Việt sử ký toàn thư).
Xử đánh trượng thời trung đại. 
Với trường hợp này, Nguyễn Thị Ngọc sau đó đã “bị xử giảo”, tức là xử thắt cổ cho chết. Xem trong Hồng Đức thiện chính thư (Những chính sách tốt thời Hồng Đức), thì tội của Thị Ngọc ứng với tội “Thông dâm với chồng người”, trong đó “… Người đàn bà bị phạt đánh 50 roi, điền sản trả lại cho người chồng”. Tuy nhiên, Thị Ngọc không chỉ phạm tội ngoại tình, mà còn hắt hủi người chồng bị bạo bệnh, lấy cắp tài sản của chồng, nên ứng với tội “Đàn bà ngoại tình”, tội này bị “xử giảo, phạt 80 roi, điền sản trả lại cho người chồng, theo luật thi hành không thể tha thứ”. Kết quả, Nguyễn Thị Ngọc phải đối mặt với dải lụa đào mà hồn lạc muôn kiếp.

Hai năm sau, chính sử tiếp tục ghi nhận một trường hợp nặng hơn khi con rể thông dâm với mẹ vợ: “Đinh Tỵ (1437) tháng 8, Hàn lâm viện đãi chế Vũ Văn Phỉ thông dâm với mẹ vợ là Nguyễn Thị, chuyện bị phát giác” (Theo Đại Việt sử ký toàn thư). Với tội này, áp dụng chương Thông gian (ngoại tình có đi lại với nhau) trong Quốc triều hình luật, tội của viên quan Vũ Văn Phỉ ứng với Điều 1: “Gian dâm với vợ người khác thì xử tội lưu hay tội chết” và Điều 5: “Thông gian với vợ người thì bị xử phạt 60 trượng, biếm hai tư, bắt nộp tiền nhiều ít theo bậc cao thấp của người đàn bà, nếu sang hèn cách xa thì lại xử khác”, lại ứng với “Lệnh cấm đàn bà phản bội chồng, đàn ông gian dâm với vợ người khác” trong Thiên Nam dư hạ tập: “Gian dâm với vợ người thì xử lưu hoặc tử hình”. Nhưng cụ thể và rõ ràng nhất thì tội của Phỉ được áp vào Điều 11 của Hồng Đức thiện chính thư: “Con rể thông dâm với mẹ vợ là việc đồi bại làm tổn hại đến luân thường đạo lý, theo luật phải xử chém”.

Tổng hợp lại những quy định ấy, tội của Vũ Văn Phỉ sau đó được tuyên là “phải xử tội chém”. Tuy nhiên, chính sử cho hay, Vũ Văn Phỉ “xin được chuộc tội, cuối cùng bị đày ra châu xa”.
Xử giảo thời trung đại. 
Đến năm Mậu Thìn (1448), khi vua Lê tổ chức thi Hội, rồi thi Đình chọn học vị Tam khôi, danh hiệu Trạng nguyên đã thuộc về Nguyễn Nghiêu Tư “Người làng Phù Lương, huyện Võ Giàng” (Theo Đại Việt Lịch triều đăng khoa lục, tức huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Điều đáng nói là Nghiêu Tư từng thông dâm với mẹ vợ. Việc ấy dân quê ông đều biết. Nhưng khi ông giành học vị cao nhất của khoa cử, thì thiên hạ ai ai cũng hay. Thế mới có chuyện nhiều người đã nhân đó mà báng bổ tân trạng nguyên họ Nguyễn. Có người ghi vào chuồng lợn là “Phường trạng nguyên”, có người hát ở đường cái rằng: “Trạng nguyên trư, Nguyễn Nghiêu Tư” để chế giễu. Tuy nhiên, trường hợp của vị Trạng Lợn Nghiêu Tư lại không thấy chính sử đề cập đến việc ông bị phạt chuộc tội hay bị xử tội chém mà được tha. Nhưng thiết nghĩ, tòa án lương tâm và miệng lưỡi thế gian còn ghê gớm gấp trăm nghìn lần cái án chém mà luật nước có thể xử ông.

Năm Đinh Hợi (1467) thời vua Lê Thánh Tông ngồi ngai vàng, chẳng biết có phải là năm của con giáp đầy “phồn thực” hay chăng mà lại một sự vụ nữa diễn ra. Theo như tờ tâu của Hàn lâm viện trực học sĩ quyền Công khoa cấp sự trung Lương Thế Vinh lên vua Lê Thánh Tông để hặc tội đối với Trấn điện tướng quân Bùi Huấn cho hay: “Luân thường lớn của con người có năm điều trong đó. Nay Huấn đương lúc còn tang vợ mà đi lấy con gái của người về hàng bạn hữu, hơn nữa trước đây đã lấy con gái của người ấy làm vợ cả rồi. Tệ bạc trong ân ái vợ chồng, khinh miệt đạo cương thường đến thế. Việc này quan hệ tới phong hóa, làm rối loạn nhân luân, xin giao cho pháp ty trị tội”. Xét thấy lời tâu của Lương Thế Vinh đúng sự thật, vua Thánh Tông ra lệnh y theo luật mà xử viên quan võ Bùi Huấn. Tiếc rằng chính sử không cho hay hình thức xử lý cụ thể như thế nào.

Một năm sau, vào tháng 11 năm Mậu Tý (1468), có tên nội thần Phan Tông Trinh là kẻ hầu cận trong cung, nhưng lại cùng với bọn đồng cấp là Nguyễn Thư, Chu Đức Đại, Dương Minh Phong, Ngô Át quen thói ăn hối lộ, tội đáng phải xử tử. Tuy nhiên, trừ Phan Tông Trinh, còn lại bọn Nguyễn Thư đều được vua Thánh Tông lệnh cho tha vì “còn mong một ngày kia chúng sửa lỗi, để phòng có khi sai khiến đến” (Trích Khâm định Việt sử thông giám cương mục).

Sở dĩ tên quan hoạn giả như Phan Tông Trinh vẫn bị y án tội chết, bởi theo như Việt sử cương mục tiết yếu có viết: “Trinh là con nuôi của viên hoạn quan Hiền. Hiền chết, Trinh cướp lấy vợ Hiền. Năm trước Trinh lại thông dâm với cung nữ, chết là đáng rồi!”. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, thì Trinh dù là con nuôi của nội quan Hiền, nhưng khi “Hiền chết, xác còn hôi hổi đã thông dâm với vợ Hiền, cướp lấy làm vợ lẽ của mình; năm trước nó lại thông dâm với cung nữ là Nguyễn Mai”. Chính từ việc trái với nhân luân, thêm tội tư túi nên “cả hai tội đều nặng, giết là đáng rồi”.

Khi tra trong Hồng Đức thiện chính thư, xét tội của Phan Tông Trinh thì thấy ứng với Điều 9: “Con nuôi và con thừa tự thông dâm với mẹ nuôi, hoặc người làm thuê thông dâm với gia chủ thì xử tội chém”. Bởi Tông Trinh là con nuôi hoạn quan Hiền, suy ra hắn ắt là con nuôi của vợ Hiền. Việc con nuôi thông dâm với mẹ nuôi rõ ràng trái luân thường nên mới ứng tội như vậy. Lại trong Thiên Nam dư hạ tập, có Lệnh cấm đàn bà phản bội chồng, đàn ông gian dâm với vợ người khác, đã quy định: “Phản bội chồng trốn cha mẹ mà cải giá thì cha mẹ bị phạt đánh 80 trượng, người đàn bà đó bị sung làm Thung thất phụ”.

Tội ấy cũng ứng với Điều 34 trong Quốc triều hình luật có nội dung tương tự: “Có tang ông bà, cha mẹ và chồng, mà cố ý giấu không cử tang thì phải tội đồ làm khao đinh, đàn bà đồ làm tang thất phụ”.

Trong khi ấy, Tông Trinh tiếng là con, vợ nội quan Hiền tiếng là vợ, hai kẻ ấy khi cha – chồng chết mà không đoái hoài, lại thông dâm với nhau, tội càng nặng thêm. Đồng thời, Tông Trinh lại lấy mẹ nuôi làm vợ lẽ của mình, tội thêm tội, thế nên hắn mới “mua vui phút chốc” mà đã để lại hậu họa ngàn thu, đầu lìa khỏi cổ nơi pháp trường định tội, âu cũng là cái kết cho kẻ làm trái nhân luân.

Trên đây là những vụ án điểm về ngoại tình, thông dâm được chính sử ghi nhận lại. Còn trong nhân gian chắc hẳn cũng có không ít vụ việc tương tự. Cũng qua đây chúng ta thấy pháp luật nhà Lê sơ rất nghiêm ngặt và cứng rắn với loại tội này, hòng mong cho xã hội xây dựng trên nền tảng Nho giáo được bền vững, giữ được đạo lý làm người mà đấng nam nhi hay phận bồ liễu đều phải nhất nhật tuân theo.
Theo Pháp luật & Xã hội

Saturday 10 August 2013

Đồng tính là gì?


Đồng tính cùng giống đàn ông hay cùng giống đàn bà với nhau ((Lê Văn Đức, 1970a:487), nói gọn là cùng giới tính (Hoàng Phê, 2006:344)

Đồng tính luyến ái là một tổ hợp Hán Việt với trung tâm là luyến ái (nghĩa là tình yêu) và đồng tính đóng vai trò thành phần phụ. Cả tổ hợp bốn chữ đó có nghĩa là tình yêu tha thiết, say mê, không rời nhau được giữa đôi bạn trai hay đôi bạn gái, một hiện tượng bất thường (Lê Văn Đức, 1970a:487). Người có quan hệ yêu đương, ham muốn tình dục với người cùng giới tính là người đồng tính luyến ái (Hoàng Phê, 2006:344).

Có lẽ vì cụm từ đồng tính luyến ái quá dài, người Việt hiện nay bỏ luôn hai chữ luyến ái (người đồng tính, bệnh đồng tính...) khiến cho hai tiếng đồng tính phải gánh thêm một ý nghĩa mà từ điển khó chấp nhận được. Cũng có thể đồng tính hiện nay được dịch thẳng từ same sex của tiếng Anh: same-sex marriagehôn nhân đồng tính, same-sex kissnụ hôn đồng tính, same-sex lovetình yêu đồng tính tức đồng tính luyến ái...

Tuesday 6 August 2013

Phong nhũ phì đồn có gì xấu xa?


Phong nhũ phì đồnvú to mông nở. Người Việt dịch Phong nhũ phì đồn (丰乳肥) của Mạc Ngôn phải đổi tựa lại thành Báu vật của đời để khỏi ai nghĩ đến... vú to mông nở.

Phùng Nguyên (báo Tiền Phong) bảo phong nhũ phì đồn vốn không xấu:


Có lẽ dân gian ngày xưa phải nhìn thấy (phong nhũ phì đồn kiểu) Bà Tưng thì nhục cảm, nhục dục mới trỗi dậy. Nhưng các cụ mà sống dậy được sẽ hỏi:
-Phùng Nguyên ơi, Bà Tưng thả rông thế kia để thể hiện ước vọng gì đấy?

Saturday 3 August 2013

Bây giờ là thời buổi nào?




Cẩm nang sinh hoạt đạo đức gia đình của linh mục Đan Vinh (nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội, 2009) ở trang 69-70 ra điều kiện cho các cặp vợ chồng rối đạo (vợ chồng chưa hoặc không thể chịu phép hôn phối ở nhà thờ) như sau:
Họ cần tiếp tục giữ các bổn phận cầu nguyện sớm tối, dự lễ Chúa nhật, ăn chay hãm mình đền tội, chu toàn bổn phận giáo dục đức tin cho con cái.
Thôi thì qua sông phải lụy đò là chuyện đương nhiên.
Đổi lại linh mục chính xứ có thể cho họ xưng tội kín đáo và rước lễ một lần tại một nhà thờ xa lạ (tránh rước lễ ngay tại nhà thờ giáo xứ vì sẽ gây thắc mắc và nên cớ vấp phạm cho nhiều người trong xứ). Thân có tội, bị đối xử như vậy cũng là chuyện có thể hiểu được.
Khó hiểu nhất là câu cuối cùng:
Họ phải tránh giao hợp vợ chồng trước khi được rước lễ một lần ấy.
Thế nào là giao hợp vợ chồng thì người đọc tự hiểu, sách không giải thích thêm cũng không quy định rõ các kiểu giao hợp phù hợp với đạo đức Công giáo. Sách không nói rõ phải tránh giao hợp vợ chồng trước khi được rước lễ bao lâu: 15 phút? một giờ ? một tuần ? Một tuần trước khi rước lễ lần này có gì khác với 51 tuần sau khi rước lễ lần trước ?

Monday 22 July 2013

Nude chỉ đẹp khi đúng lúc, đúng chỗ (Trần Ngọc Thêm - Tuổi Trẻ Phỏng Vấn)


"Nude chỉ đẹp khi đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng, đúng loại hình"
* Thưa giáo sư, phản ứng không ủng hộ của cộng đồng với ảnh nude của người mẫu Việt có thể lý giải thế nào?
- Chúng ta nên bắt đầu từ chuyện nude trong lịch sử các nền văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng.
Trong mọi nền văn hóa, nude luôn là hiện tượng đặc biệt vì việc che đậy cơ thể - nhất là che đậy các bộ phận nhạy cảm - là một dấu hiệu phân biệt con người với động vật. Nhưng nếu hiểu rằng vì bộ phận sinh dục xấu nên phải che thì lại rất sai lầm. Việc che thân khởi đầu là giữ ấm cho cơ thể đã kéo theo chức năng bảo vệ cơ quan sinh dục như bộ phận quan trọng nhất. Xét ở góc độ cá thể, nhu cầu ăn là quan trọng nhất, nhưng xét ở góc độ giống loài thì nhu cầu duy trì nòi giống xếp hàng đầu nên cơ quan sinh dục là quan trọng nhất.
Chính nhờ che bộ phận sinh dục mà con người chủ động được hoạt động tình dục của mình, tạo nên tình yêu thiêng liêng, biến con người trở nên vượt trội hẳn so với động vật. Nói vậy để thấy rằng nude (trần truồng) là khoe cái đẹp, cái quýnhưng điều quan trọng nằm ở chỗ cái đẹp, quý sẽ chỉ đẹp, quý khi nó được bảo vệ và khoe đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng, đúng loại hình.
Các truyền thống văn hóa khác nhau có triết lý rất khác nhau về nude và cái đẹp. Văn hóa phương Tây coi trọng hình thức nên có truyền thống nude lâu đời trong các loại hình điêu khắc, hội họa, sau này thêm nhiếp ảnh, điện ảnh. Văn hóa Đông Nam Á truyền thống ở xứ nóng nên vốn cũng rất mở, thoáng. Trên Tây Nguyên đến nay vẫn còn những tộc người phụ nữ để ngực trần, nam nữ chỉ che cơ quan sinh dục.
Chỉ từ khi tiếp nhận mạnh Nho giáo (thời Hậu Lê, thế kỷ 15 trở về sau) thì việc “kín cổng cao tường” mới được đề cao. Vậy mà dưới thời Nguyễn, quan niệm: “Đàn ông đóng khố đuôi lươn/ Đàn bà yếm trắng hở lườn mới xinh” vẫn lưu truyền rộng rãi trong dân gian Việt. Nhưng mặc có kín đáo hơn thì người Việt vẫn “nude” - “nude” trong văn hoá ngôn từ. Kho tàng ca dao tục ngữ, truyện tiếu lâm Việt Nam đầy “nude”. Thơ của Hồ Xuân Hương đầy “nude”. Thơ của Nguyễn Du: “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên” cũng là “nude”!
Song, do mạch tâm lý của người Việt Nam luôn thiên về âm tính, cộng thêm ảnh hưởng của Nho giáo, nên trên bình diện văn hoá chính thống, sự kín đáo chính thức được xem là giá trị văn hóa, giá trị truyền thống của dân tộc.
Từ khi đất nước mở cửa và hội nhập (cuối những năm 1980 trở lại đây), văn hóa phương Tây thâm nhập mạnh mẽ và đối chọi với văn hoá truyền thống. Tranh ảnh, phim ảnh nước ngoài và Việt Nam với những cảnh nude càng ngày càng trở nên bình thường hơn.
Chính trong bối cảnh đó mà một số ít thanh niên đã “đi tiên phong” trong việc công khai “khoe” thân thể của chính mình. Song, do văn hoá truyền thống vẫn chiếm ưu thế nên dễ hiểu là phần đông người Việt vẫn không chấp nhận chuyện “hở hang”. Số ít “đối nghịch” tất sẽ bị số đông lên án.
* Theo giáo sư, ranh giới nào cho ảnh nude nghệ thuật và ảnh nude dung tục?
- Nghệ thuật bao giờ cũng hướng thượng, hướng về tinh thần, khiến tâm hồn con người trở nên lãng mạn, bay bổng. Dung tục bao giờ cũng hướng hạ, dẫn con người xuống cõi vật chất thô thiển, tầm thường. Cho nên điều quan trọng không phải là tấm ảnh có nude hay không, mà là tấm ảnh tạo ra ấn tượng, cảm xúc gì cho người xem, hướng người xem đến điều gì?
Một tấm ảnh mà nhân vật có mặc đồ vẫn có thể gợi dục một cách dung tục khi nó hướng sự chú ý của người xem đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, nghĩ đến chuyện làm tình. Trong khi ở một tấm ảnh nude nghệ thuật, nhân vật tuy không mặc gì nhưng vẫn có thể không phô bày những chỗ kín một cách sống sượng mà hướng người xem tới việc cảm nhận được nét đẹp của cơ thể con người - món quà tuyệt vời nhất của tạo hóa.
Tất nhiên, ranh giới này không phải là cái gì tuyệt đối, nó mang tính mức độ; vì vậy thưởng thức giá trị của một tấm ảnh nude nghệ thuật còn tùy thuộc vào bản lĩnh và trình độ mỗi người.
Cần phải nói thêm rằng, thật ra, ngay các phim ảnh khiêu dâm, kích dục cũng đừng nên cực đoan mà xem là cái gì phi đạo đức, vô giá trị hoàn toàn. Chỉ có điều, chúng được làm ra để phục vụ cho những đối tượng cụ thể, trong một phạm vi hẹp (ví dụ như những người phụ nữ lãnh cảm, những người đàn ông yếu sinh lý).
* Khi bị chỉ trích, các người mẫu chụp ảnh nude “phản pháo” rằng lỗi là do người xem không biết thưởng thức nghệ thuật và chụp nude là “chuyên môn” của họ. Thái độ này có phải là cách “tự vệ” nên có của người làm nghệ thuật?
Về chuyện “chuyên môn”: Hiện nay ảnh nude không chỉ xuất hiện ở giới người mẫu mà có ở cả giới ca sĩ, diễn viên. Phải công bằng mà thừa nhận rằng do “công cụ hành nghề” của người mẫu chính là cơ thể họ nên nói rằng chụp nude là công việc “chuyên môn” của họ là không sai.
Song những ca sĩ, diễn viên tài năng trung bình (không kiêm người mẫu) mà cố tình đưa ảnh nude ra để tạo scandal nhằm làm nổi tên tuổi của mình thì rõ ràng là đã làm một việc không chính danh (dùng thể xác để thay thế tài năng) và việc bị lên án là không oan.
Về năng lực thưởng thức nghệ thuật của người xem: Chức năng của người làm nghệ thuật là sáng tạo để phục vụ công chúng, vì vậy khi đưa tác phẩm của mình đến công chúng cần phải hiểu rõ tâm lý, nguyện vọng của họ.
"Điều quan trọng là các cơ quan chức năng và giới truyền thông phải làm sao để định hướng cho xã hội không trì trệ bảo thủ, nhưng cũng đồng thời đừng chạy theo những gì chỉ thuộc về hình thức, những “bong bóng xà phòng” vốn không phải là giá trị nhân cách con người" - GS.TSKH Trần Ngọc Thêm
Người tham gia sáng tạo ảnh nude cần có kiến thức về mỹ học để hiểu được cái đẹp trong các lĩnh vực, về sự khác biệt giữa cái đẹp tinh thần và cái đẹp thể chất, về sự khác biệt trong quan niệm về cái đẹp ở các vùng, các loại hình văn hóa khác nhau. Bên cạnh đó, họ cũng cần có kiến thức nền về văn hóa, có đủ độ nhạy cảm, độ tinh tế để phân biệt được ranh giới mỏng manh giữa cái đẹp nghệ thuật và cái dung tục, kích dục.
Ảnh nude là sản phẩm dành cho một nhóm công chúng nhất định. Người chê ảnh nude, ngay cả ảnh nude nghệ thuật, không nhất thiết là người có trình độ thấp, mà đơn giản là đó không phải cái “gu” của họ. Nếu người làm nghệ thuật công bố ảnh nude không đúng đối tượng rồi quay ra chê bai công chúng kém văn hóa, không đủ tầm để thưởng thức nghệ thuật thì rõ ràng là trình độ, thái độ, quan niệm của người làm nghệ thuật cũng có vấn đề.
Cần tránh sự “lệch pha” giữa tác phẩm và công chúng
* Theo giáo sư, truyền thông có trách nhiệm gì trong câu chuyện ảnh nude của giới giải trí?
 - Cũng có người cho rằng, báo chí đăng tải ảnh hở hang để thu hút khách, còn người xem chỉ để mua vui phút chốc. Thật ra, không có gì là giải trí đơn thuần, chức năng giải trí của báo chí không bao giờ tách rời khỏi chức năng giáo dục.
Khi người xem đọc những câu chuyện giải trí về tấm gương nỗ lực trau dồi nghề nghiệp thì bạn cũng sẽ có động lực cố gắng trong cuộc sống, còn khi xem những chuyện vụn vặt đời tư thì bạn cũng dễ sa vào những vụn vặt, suy nghĩ của bạn dễ trở nên tầm thường.
* Một số bậc phụ huynh lo lắng ảnh nude dung tục của giới nghệ sĩ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của lớp trẻ, giáo sư nghĩ gì về điều này?
- Phụ huynh lo lắng điều ấy là có cơ sở. Những bộ ảnh nude khi đăng tải không đúng nơi, phục vụ không đúng đối tượng chắc chắn sẽ dẫn đến những hệ lụy không mong đợi. Nghệ thuật là khôn cùng, nhưng những người làm công tác quản lý văn hóa lẽ ra cần xây dựng một hệ thống phân loại tác phẩm nghệ thuật và những quy định mang tính pháp luật về độ tuổi, về thời gian trong ngày để thưởng thức từng loại sản phẩm nghệ thuật.
Bộ máy quản lý xã hội hiện nay có phần chú trọng nhiều đến chính trị, kinh tế hơn là văn hóa, trong khi yếu tố quan trọng nhất trong xã hội luôn phải là yếu tố văn hóa, con người. Con người có văn hóa lành mạnh sẽ tạo ra một nền kinh tế và chính trị lành mạnh.
Người xem nói chung và gia đình nói riêng cũng có một phần lỗi nếu để con em bị tác động xấu bởi ảnh nude. Xã hội Việt Nam truyền thống tồn tại dựa vào cộng đồng, con người trở nên lệ thuộc. Còn xã hội đương đại với tính mở của nó đòi hỏi người đọc, người xem phải có bản lĩnh, biết lựa chọn, biết cái gì không hợp với mình thì đừng xem.
Phụ huynh phải dạy cho con em biết tự chịu trách nhiệm với mỗi hành động của mình, cần giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm để trẻ tỉnh táo khi đối diện với những vấn đề liên quan đến tình dục.
* Trân trọng cảm ơn giáo sư về cuộc trao đổi!
Khởi động từ ngày 10-6 với bài viết Sao "khoe thân": nghệ thuật hay gợi dục?, diễn đàn về sự xuất hiện tràn lan hình ảnh "mát mẻ" của người nổi tiếng thật sự thu hút sự chú ý và đóng góp ý kiến của bạn đọc.
Có thể cảm nhận rõ ràng phản ứng khá giận dữ của rất đông bạn đọc trước hiện tượng một số sao Việt đang hào hứng với việc "khoe" và "cởi" để tạo ra những bộ ảnh nude, bán nude "không có lợi lộc gì cho ai" và gây tác hại đến thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ, với dự báo chung là nhiều bạn trẻ sẽ theo đó mà lầm lẫn rằng càng "khoe" nhiều thì càng dễ nổi tiếng, thành công.  
Nhưng cũng có một "lực lượng" độc giả cho rằng chính khán giả Việt đã quá bảo thủ, thiếu hiểu biết về ảnh nude nghệ thuật nên chụp mũ và phán xét các sao, thiếu tôn trọng công việc chuyên môn của giới nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu.   
Hai người mẫu từng có những bộ ảnh nude gây xôn xao cộng đồng là Ngô Tiến Đoàn và Nguyễn Thanh Hằng cũng tham gia chia sẻ những suy nghĩ khi thực hiện các bộ ảnh và nhấn mạnh rằng đó chỉ là công việc, mong nghệ thuật được công chúng nhìn nhận.
Diễn đàn cũng nhận được sự tham gia chia sẻ của các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, văn hóa, nghệ sĩ nhiếp ảnh...cung cấp cái nhìn đa dạng về truyền thống văn hóa Việt Nam, lịch sử nude, những giới hạn văn hóa, đạo đức mà sao Việt cần vượt qua hay dừng lại để giữ được hình ảnh đẹp của mình trong con mắt của công chúng.
Điều quan trọng là TTO muốn thông qua diễn đàn để ngày càng rút ngắn những cách biệt giữa tác phẩm, tác giả, nghệ sĩ với cảm nhận của công chúng. Khi công chúng lên tiếng tức là muốn đóng góp những thiện ý tốt đẹp để góp phần xây dựng nền nghệ thuật Việt Nam ngày càng sáng tạo, hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc Việt.
Khi công chúng lên tiếng tức là muốn gửi những cảm xúc tốt đẹp, hướng thiện mong những người làm nghệ thuật sẽ ngày càng hoàn thiện tài năng và tư cách làm nghề. Đồng thời những chia sẻ của người trong cuộc cũng là để công chúng chia sẻ, hiểu rõ và có cái nhìn bao dung hơn với công việc vốn rất nhiều thử thách của giới nghệ sĩ.
Diễn đàn đã bắt đầu và tiếp diễn một cách sôi nổi, đầy tinh thần trách nhiệm nhờ sự tham gia nghiêm túc của đông đảo bạn đọc. Tuổi Trẻ Online chân thành cảm ơn sự đồng hành của bạn đọc với diễn đàn. Xin hẹn gặp lại trong những "bàn tròn online" tiếp theo.