Showing posts with label thuật ngữ chính trị. Show all posts
Showing posts with label thuật ngữ chính trị. Show all posts

Friday 31 August 2012

Có thể nào có từ quốc gia mà không có khái niệm quốc gia không?


Suýt nữa sặc cả nước trà vì cái lưu ý long trọng này:
Xin lưu ý: mặc dù Việt Nam có lịch sử cả mấy ngàn năm, nhưng khái niệm quốc gia, và đặc biệt, chủ nghĩa quốc gia chỉ ra đời từ đầu thế kỷ 20 khi người Việt thoát khỏi ý thức trung quân, ở đó, khái niệm nước bị đồng nhất với khái niệm vua, và khi người Việt chớm có ý thức công dân, tự xem mình như một chủ thể của đất nước, ở đó, họ có trách nhiệm trực tiếp đối với vận mệnh của đất nước.
Vậy ra khi cụ Nguyễn Du bắt Hồ Tôn Hiến trăn trở Nghĩ mình phương diện quốc gia, cụ biết dùng từ quốc gia nhưng không có khái niệm quốc gia. Gần như cùng thời với Nguyễn Du có một ông Tây là giám mục Bá Đa Lộc lại đưa từ quốc gia vào từ điển và dịch sang tiếng La Tinh là regnum (Pigneaux de Béhaine, 1772:495). Vậy ông Tây cuối thế kỷ 18 đã có khái niệm quốc gia và tìm được từ ngữ tương đương trong hai ngôn ngữ khác nhau còn người Việt thì phải đợi cả trăm năm nữa mới có khái niệm đó.  Có lẽ nên viết rằng nhận thức của người Việt về quốc gia có sự thay đổi quan trọng vào đầu thế kỷ 20. Đúng sai thế nào khoan bàn nhưng diễn đạt như vậy còn có thể hiểu được chứ bảo người Việt phải đợi mấy nghìn năm lịch sử mới có thể hình thành khái niệm quốc gia trong khi vẫn sử dụng từ quốc gia như cơm bữa thì ngớ ngẩn hết sức.

Saturday 19 November 2011

Ai bảo biểu tình luôn gắn với chống chính quyền?



Từ biểu tình không có mặt trong Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931). Vào thời ấy biểu tình còn được xem là một từ ngoại lai, gốc Trung Quốc ( ),  nghĩa là bày tỏ tình cảm:
Nhân lại vừa dịp lễ sinh-nhật 82 tuổi quan Giám-quốc Mazarick nước Tchécoslovaquie, Thượng-nghị-viên Pháp biểu-tình kính-mến. (Nam Phong Tạp Chí số 171, 1932:428)
 Hán Việt Từ Điển Giản Yếu giảng biểu tìnhdân chúng tụ họp nhau để biểu-thị ẩn-tình và ý nguyện. Bên cạnh đó còn có chua chữ Hán là và tiếng Pháp là meeting (Đào Duy Anh, 2005:73). Các từ điển tiếng Việt sau đó có thể định nghĩa biểu tình với từ ngữ, câu cú khác nhau nhưng về căn bản nội dung khái niệm đã ổn định suốt từ lúc biểu tình được du nhập vào tiếng Việt (Thanh Nghị, 1967:127; Lê Văn Đức, 1970a:114; Nguyễn Kim Thản, 2005:140). Đặc biệt không một từ điển nào đưa từ chính quyền vào định nghĩa  bởi vì chống hay ủng hộ chính quyền, chính phủ không phải là một thuộc tính của biểu tìnhKhông rõ căn cứ vào đâu mà có người như đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước lại thấy Phi khng đnh ngay t khi thy và cho ti tn ngày nay biu tình là đ chng li chính ph, chng li ch trương của chính ph nước mình.

Saturday 3 September 2011

Có phải dân chủ nghĩa là dân là(m) chủ?


Các từ điển tiếng Việt cuối thế kỷ 19 (Huình Tịnh Của, 1895; Génibrel, 1898) không có từ dân chủ. Mãi đến năm 1931, từ dân chủ mới chính thức xuất hiện trong từ điển (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:149)  và được định nghĩa là “Chủ quyền thuộc về dân”. Cách hiểu này không xa mấy với cách hiểu nôm na “dân là chủ”.
Vấn đề không đơn giản như thế nếu ta tìm đến căn nguyên của từ ngữ.


Khi hoàng đế Meiji (Minh Trị) đưa văn minh phương Tây vào công cuộc canh tân đất nước (1867), các học giả Nhật phải tìm từ ngữ để diễn đạt hàng loạt khái niệm mới mẻ về khoa học, chính trị, kinh tế... Trong số các khái niệm mới về thể chế có democracy của tiếng Anh, tương đương với démocratie của tiếng Pháp, democrazia của tiếng Ý... Khái niệm này được các học giả Nhật dịch bằng chữ Hán là 民主主義  minshushugi (âm Hán Việt là dân chủ chủ nghĩa). Vào thời đó Trung Quốc gửi nhiều quan lại và sinh viên  sang Nhật vì đó là con đường ngắn nhất để học tập văn minh phương Tây. Sau đó những người này trở về phiên dịch sách vở Nhật cho đồng bào họ đọc. Có người như Lương Khải Siêu trung bình mỗi năm dịch 50 quyển, cá biệt như năm 1903 dịch đến 200 quyển. Nhờ vậy minshushugi của tiếng Nhật trở thành minzhuzhuyi của tiếng Trung Quốc. Rồi sách vở mới của Trung Quốc (tân thư) được đưa vào nước ta nhờ công của các nhà buôn Trung Hoa. Các nhà nho Việt Nam đọc tân thư và phiên民主主義thành dân chủ chủ nghĩa.

Thể chế dân chủ ở phương Tây có một lịch sử hàng ngàn năm với nhiều quan niệm phức tạp, không thể được tóm tắt chỉ với một câu “Dân là chủ”. Căn nguyên của nó là δημοκρατία (tiếng Hy Lạp) với δμος nghĩa là dânκράτος  nghĩa là quyền lực, từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, được dùng để chỉ chính thể của một số thành bang Hy Lạp thời đó. Nhưng ai được coi là dân? Ở thành A-ten thời cổ, phụ nữ và nô lệ không được coi là dân; người từ nơi khác đến cũng không phải là dân; phải sinh tại A-ten, trên 20 tuổi và là đàn ông mới là dân. Khi cách mạng Pháp thành công năm 1789, chỉ những người đóng thuế trên một mức nào đó mới được coi là dân; phụ nữ Pháp khi đó vẫn chưa phải là dân và họ chỉ mới có quyền đi bầu mấy chục năm gần đây thôi. Nói tóm lại, dân chủ và các khái niệm cấu thành (dân, chủ) đều có tính lịch sử; không thể khăng khăng bám vào từ ngữ tiếng Việt hiện đại để giải nghĩa. Giả sử khi xưa người Nhật dịch democracychủ nghĩa/chế độ đề mô chẳng hạn thì bây giờ người Việt biết căn cứ vào đâu để đòi dân phải là(m) chủ?

Friday 2 September 2011

Thế nào là phản động?


Từ điển Hoàng Phê (2006:765) định nghĩa phản độngcó tính chất chống lại cách mạng, chống lại sự tiến bộ. Trước đó một trang, Hoàng Phê (2006:764) đã định nghĩa phản cách mạngcó hành động hoặc tính chất chống lại cách mạng. Nói tóm lại là trong tiếng Việt hiện thời, phản động đồng nghĩa với phản cách mạng. Bị gọi là phản động đồng nghĩa với việc bị gán cho tội chết.

Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:430) chỉ định nghĩa phản độnghành động trái lại với việc khác. Nó là từ mượn tiếng Hán (   ), đã được định nghĩa trong Hán Việt từ điển là hành động, hoặc vận động trái lại (Đào Duy Anh, 2005:592). Cách hiểu này vẫn còn được ghi nhận trong một số từ điển ở miền Nam trước 1975 (Lê Văn Đức, 1970b:1136). Định nghĩa như vậy chẳng có gì đáng sợ cả.

Lẽ tất-nhiên có một cuộc phản-động lại rất mạnh đối-phó với điều quá đáng. (Nguyễn Tiến Lãng, 1934, “Văn mới của người Tàu”, Nam Phong Tạp Chí, số 210, trang 320)
Người ta chỉ thấy chánh phủ Mãn Thanh bị đánh đổ bởi quân Cách mạng, song không biết kỳ thiệt là chánh phủ ấy tự đánh đổ lấy, chứ không phải bị ai đánh đổ... Vả, cái chế độ cộng hòa là một điều rất tấn bộ trong cuộc chánh trị. Nay dân Tàu ở dưới chánh thể chuyên chế mấy ngàn năm, vùng thót lên đến bực đó, vậy có phải là quốc dân họ tấn bộ chăng? Không, đó chỉ là cái sức phản động mà thôi." (PhanKhôi, “Học thuyết cũ với vận mạng mới nước Tàu”, Đông Pháp Thời Báo, số 748ngày 26-07-1928, Sài Gòn, )


Phản động đối với cách mạng như tả đối với hữu, nhưng không có nghĩa là cách mạng thì đương nhiên tốt và phản động đương nhiên xấu.

Cái đảng dân-chủ lớn đó, - vì dân Pháp vốn có tính tự-chủ, - là gồm cả toàn-thể quốc-dân, khôn-ngoan biết điều lắm, không có thiên về phái cực-đoan nào cả, dù bên tả hay bên hữu mặc lòng. Phái cách mệnh (révolution) hay phái phản-động (réaction), đều không dung cả.
(Phạm Quỳnh, 1932, “Chính-trị nước Pháp”, Nam Phong Tạp Chí, số 169, trang 117)

Từ điển Thanh Nghị (1967:1040) ghi hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là hành động trái với việc khác được xem như là chính nghĩa; nghĩa này gần với định nghĩa còn lại hiện nay. Nghĩa thứ hai là tác động của một vật thể đối với một vật thể khác; đây là nguyên nghĩa, nhưng không được xem là nghĩa chính nữa. Cả hai nghĩa đều có trong các từ điển tiếng Trung Quốc hiện đại.


Từ phản động có thể được xem như một ví dụ điển hình của sự lệ thuộc Trung Quốc trong đời sống chính trị, xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Từ phản động lẽ ra không đáng sợ đến thế nếu như bên Trung Quốc những kẻ chống đối không bị Mao Trạch Đông diệt sạch. Cái nghĩa nặng nề, chết chóc chỉ xuất hiện trong tiếng ta vì ta trót học làm cách mạng theo kiểu Trung Quốc. Nếu khi xưa các nhà cách mạng nước ta học luật đi đường của phương Tây truớc, họ sẽ nói... lề trái, lề phải.