Saturday 17 July 2021

Hồ sơ về tướng Dương Văn Minh (Phạm Văn Hùng - Hồn Việt)

 

Hồ sơ về tướng Dương Văn Minh

29 Tháng Năm 2009 7:00 SA

Bookmark and Share

Hình ảnh của Hồ sơ về tướng Dương Văn Minh

Phạm Văn Hùng

L.T.S: Hồn Việt số 11 (tháng 5/2008) đã đăng một số ý kiến về Tướng Dương Văn Minh. Đó là một số ý kiến bước đầu quan trọng, giúp ta tìm hiểu sâu hơn một sự kiện lịch sử, một con người. Kỳ này, Hồn Việt xin công bố bản tóm tắt của một công trình nghiên cứu công phu, nhiều tư liệu mới với độ tin cậy cao của ông Phạm Văn Hùng. Hi vọng rằng, với công trình nghiên cứu này, sự kiện về Tướng Dương Văn Minh sẽ được sáng tỏ thêm. Nó chứng minh thêm tầm vóc của ngày 30/4 lịch sử dưới sự lãnh đạo toàn diện, sâu sát, kiên trì… của Bộ Chỉ huy tối cao đứng đầu là Lê Duẩn và của những người trực tiếp tham gia ở chiến trường miền Nam, của Trung Ương Cục miền Nam. Nó cũng chứng tỏ sự phối hợp tuyệt đẹp giữa quân sự - chính trị - địch vận… trong cuộc chiến tranh giải phóng. Nó nói lên sự phong phú vô tận của cuộc sống, của cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc của lòng yêu nước Việt Nam…

Chúng tôi mong nhận được thêm nhiều ý kiến.

THÂN THẾ VÀ GIA ĐÌNH

- Ông Dương Văn Minh sinh năm 1916 ở tỉnh Mỹ Tho. Cha là ông Dương Văn Huề, khi đi học mướn lấy tên là Dương Văn Mau (tên của người bà con), làm thầy giáo, sau làm tri phủ, rồi đốc phủ sứ (hàm).

Ông Dương Văn Huề và bà Nguyễn Thị Kỹ có bảy người con: bốn trai, ba gái. Ông Minh là con cả. Dương Thanh Nhựt là con trai kế, có tham gia hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám (năm 1944) và suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, là đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Dương Thanh Sơn, em trai thứ năm, là sĩ quan chế độ cũ.

Gia đình ông Minh theo đạo Phật, lễ giáo, nề nếp.

- Năm 1940, Dương Văn Minh học trường đào tạo hạ sĩ quan và sĩ quan dự bị của Pháp. Năm 1942 vào quân đội Pháp.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Dương Văn Minh tham gia lực lượng vũ trang cách mạng chống Pháp xâm lược. Pháp trở lại, gia đình ông Minh tản cư về Chợ Đệm (Tân An). Lần đó, ông về thăm nhà, đơn vị rút đi, ông bị kẹt lại chưa tìm được đơn vị thì bị Tây bắt, buộc ông trở lại làm việc cho quân đội Pháp. Năm 1946, Dương Văn Minh là thiếu úy, đại đội phó quân đội Pháp. Lần lượt lên đến cấp tá, rồi qua Pháp học trường võ bị, là một trong những sĩ quan đầu tiên của quân đội “Việt Nam Cộng Hoà”.

Ông Minh cũng theo đạo Phật, nhân từ, thương người. Sợ sát sinh, sợ phải giết người. Thấy ai bị nạn thì ra tay cứu như can thiệp cho em trai bà Bùi Thị Mè (1) là thiếu tá chế độ cũ bị tình nghi hoạt động cho “Việt Cộng” được thả ra; giúp ông Nguyễn Minh Triết (Bảy Trung), cán bộ của ta và là em bạn dì ruột bị địch bắt giam ở nhà lao Phú Lợi, được ra tù…

- Ông Minh là người rất tự trọng. Sau ngày 30/4/1975, ông được về nhà (98 đường Hồng Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3) sống với tư cách một “công dân của một nước độc lập” (2). Đời sống khó khăn, ông lại bị bệnh tiểu đường, bị đau dạ dày. Có lúc lãnh đạo Thành phố (đồng chí Võ Văn Kiệt) nhờ bà Bùi Thị Mè gợi ý khéo là Đảng và chính quyền thành phố muốn hỗ trợ ông trong cuộc sống. Nhưng ông Minh từ chối với lý do: “Các anh các chị sống được thì tôi cũng sống được nếu chưa quen thì phải tập lại cho quen”.

Năm 1983, ông Minh được Chính phủ ta chấp thuận để ông sang Pháp trị bệnh và thăm con. Toà Tổng Lãnh sự Pháp ở Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Ngoại giao Pháp giúp ông Minh vé máy bay và tiền gửi hành lý nhưng ông Minh từ chối, nói rằng “đã có Chính phủ Việt Nam lo rồi”.

Khi đi, ông Minh chỉ xin mang theo một ít đồ cổ trong nhà. Sang Pháp, ông không nhờ vả gì Chính phủ Pháp, không xin trợ cấp xã hội Pháp.


Dương Văn Minh

QUÁ TRÌNH BINH ĐỊCH VẬN ĐỐI VỚI TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH

Công tác binh địch vận đối với tướng Dương Văn Minh bắt đầu từ năm 1962, với nhiều lực lượng, nhiều ban ngành tham gia: Binh vận Trung Ương Cục, Tình báo, An ninh T4 (Sài Gòn - Gia Định), Trí vận…

1/ Ban binh vận Trung Ương Cục miền Nam

Năm 1960, theo yêu cầu của Ban binh vận Xứ ủy Nam bộ (sau này là Trung Ương Cục miền Nam), đồng chí Võ Văn Thời, Cục trưởng Cục địch vận Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đề nghị và được cấp trên đồng ý điều động đồng chí Dương Thanh Nhựt (3) về Cục để giao nhiệm vụ về miền Nam vận động Dương Văn Minh. Đồng chí Nhựt được đặt bí danh là Mười Ty. Cuối tháng 12/1960, đồng chí Mười Ty lên đường.

Tháng 8/1962, đồng chí Mười Ty móc được với gia đình, trước hết là với ông Nguyễn Văn Di, cậu ruột; qua cậu, móc vợ là Sử Thị Hương, nhắn vợ về thăm mẹ và tìm hiểu thái độ của anh hai Dương Văn Minh. Sau đó Mười Ty thăm em trai là Dương Thanh Sơn, sĩ quan quân đội Sài Gòn và em thứ tám là Dương Thu Vân.

Thấy tình hình thuận lợi, đồng chí Mười Ty hướng dẫn cán bộ mật đem ý kiến của lãnh đạo trao đổi với Dương Văn Minh về việc đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm. Trong lúc Tướng Minh đang bực tức Ngô Đình Diệm độc tài, gia đình trị, phủ nhận công lao của mình (tảo thanh Bình Xuyên và các giáo phái Hoà Hảo). Tướng Minh hứa sẽ tìm cách làm.

Ngày 01/11/1963, Trung tướng Dương Văn Minh nhân danh Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng phát lệnh đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm và lên làm Quốc trưởng Việt Nam Cộng Hòa lần thứ nhất. Đồng chí Mười Ty nắm được ý định Tướng Minh chuẩn bị đảo chính Diệm và có báo cáo về Ban binh vận Trung Ương Cục.

Sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm một thời gian, đồng chí Mười Ty có vào nhà Dương Văn Minh (98 Hồng Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai), sau đó qua nhà em là Dương Thanh Sơn ở mười ngày. Qua nhiều lần gặp và trao đổi với Dương Văn Minh, đồng chí Mười Ty cho rằng Tướng Minh trước đây mơ hồ về Mỹ là tên xâm lược, nay thì hết tranh cãi về điều này, nhưng vẫn còn cho là Mỹ có giúp đỡ miền Nam. Tướng Minh hứa hủy bỏ ấp chiến lược, cho nhân dân về nhà cũ với ruộng vườn, mồ mả ông bà.

Trong thời gian làm Quốc trưởng lần thứ nhất. Dương Văn Minh có một số hành động tiến bộ có lợi cho cách mạng:

+ Quyết định hủy bỏ 16.000 ấp chiến lược. Đại sứ Mỹ Cabot Lodge hỏi Dương Văn Minh vì sao làm thế? Ông trả lời, đại ý: Người Việt Nam có phong tục tập quán riêng, không người nào muốn xa rời mảnh đất đã gắn bó đời mình và mồ mả ông cha. Dồn dân vào ấp chiến lược là chủ trương sai, vì lẽ đó tôi giải tán ấp chiến lược để người dân trở về quê cũ của mình.

+ Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc Namara và Tướng Harkin yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn Minh để cho Hoa Kỳ ném bom ra miền Bắc, không ném ồ ạt mà ném bom nổ chậm trên đê sông Hồng. Miền Bắc sẽ bị lũ lụt mất mùa, người dân sẽ đói… Dương Văn Minh lắc đầu từ chối.

+ Tháng 1/1964, Đại sứ Cabot Lodge yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn Minh nghiên cứu, chuẩn y và thực hiện kế hoạch 34A (hoạt động gián điệp, biệt kích chống miền Bắc). Dương Văn Minh không trả lời.

+ Theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (4) Dương Văn Minh tỏ ý muốn thương lượng để tuyển cử tự do, thực hiện một chế độ trung lập, lập Chính phủ liên hiệp. Nhưng Mỹ cự tuyệt hòa đàm, chống mọi xu hướng trung lập.

- Do những chủ trương và hành động của Dương Văn Minh không theo đúng ý đồ “Bắc tiến” của Mỹ, theo chỉ thị của Tổng thống Mỹ Johnson, cuối tháng 01/1964, chính quyền Mỹ đã đưa Nguyễn Khánh lên làm Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng kiêm Thủ tướng Chính phủ Cộng Hòa Việt Nam bằng một cuộc đảo chính. Nguyễn Khánh tuyên bố: “Tôi đảo chánh Dương Văn Minh để cứu đất nước này khỏi rơi vào tay Cộng sản”.

Mỹ thấy Dương Văn Minh có hậu thuẫn ở miền Nam, nhưng khó điều khiển nên chỉ thị cho Chính quyền Sài Gòn phong Dương Văn Minh làm đại tướng và cử làm đại sứ lưu động ở Đài Loan. Mỹ mời ông Minh qua Mỹ một thời gian rồi cho lưu vong ở Thái Lan (từ đầu năm 1965) có sự giám sát của CIA, làm con bài dự trữ.

Cuối năm 1967, theo chỉ đạo của đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung Ương Cục miền Nam) và Ban binh vận Trung Ương Cục, đồng chí Mười Ty có chuyến qua Pháp, ở nhà em rể là Charlot để móc người em gái thứ 8 là Dương Thu Vân qua Pháp. Có thời gian Mười Ty ở nhà Dương Minh Đức (con trai Dương Văn Minh). Được biết, khi người em gái thứ 6 Dương Thu Hà bị ung thư chết, Dương Văn Minh có qua Pháp dự đám tang em gái, sau đó ở lại Pháp hơi lâu, có ý chờ tin của Mười Ty. Nhưng vì bọn CIA bảo trung tá Đẩu (sĩ quan tùy viên của Tướng Minh) kêu ông Minh về Thái Lan, nên không ở lâu hơn được nữa.

Khi chị Dương Thu Vân qua Paris gặp Mười Ty cho hay là ông Minh không thể qua Pháp được nữa, thì Mười Ty mới chuyển kế hoạch qua em (Dương Thu Vân) và cháu (Dương Minh Đức) truyền đạt ý kiến của cấp trên cho Dương Văn Minh. Sau đó Đức báo lại ý kiến của cha anh với Mười Ty như sau: “Lập Chính phủ ba thành phần là khó lắm, cần đánh cho văng Thiệu, Mỹ phải rút đi là hết chiến tranh. Tôi có ra làm chính phủ ba thành phần khi bầu cử thì ông Thọ (Luật sư Nguyễn Hữu Thọ) cũng thắng cử, tôi có thất cử cũng không nghĩa lý gì, miễn có lợi cho đất nước là hơn”. Dương Minh Đức nói thêm: Ba cháu không còn lực lượng, không biết làm chính trị, không giỏi bằng ông Thọ; ra ngoài (ra khu) lúc này là không có lợi, ở trong này khi cần có lợi hơn…

Sau đó, đồng chí Mười Ty về Hà Nội, được đồng chí Lê Duẩn gặp và mời cơm (với đồng chí Võ Văn Thời). Sau khi nghe đồng chí Mười Ty báo cáo đầy đủ chuyến đi công tác ở Pháp, đồng chí Lê Duẩn khen và nói: “Dương Văn Minh trả lời như vậy là thành thật, nói như vậy là làm được, chứ hứa hết có khi không làm được…

Cuối năm 1970,… theo chỉ đạo của Trung Ương và Trung Ương Cục miền Nam, Ban binh vận Trung Ương Cục tìm một người khác, để tiếp cận vận động Dương Văn Minh. Đó là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, cơ sở của ta trong sĩ quan là bạn bè và thầy trò có thể tiếp cận được với Dương Văn Minh. Đồng chí Nguyễn Tấn Thành (tức Tám Vô Tư), bác của Nguyễn Hữu Hạnh, được Ban binh vận Trung Ương Cục giao nhiệm vụ trực tiếp nắm và bồi dưỡng cho Nguyễn Hữu Hạnh.

Tháng 3 và 4/1975, đồng chí Tám Vô Tư thường gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh. Sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đồng chí Tám Vô Tư gợi ý ông Hạnh nên tiếp cận và vận động Dương Văn Minh nếu lên làm Tổng thống thì tìm cách kết thúc cuộc chiến có lợi cho nhân dân.

Khi được tin ông Dương Văn Minh lên làm Tổng thống, ngày 28/4/1975, từ Cần Thơ, ông Nguyễn Hữu Hạnh bằng mọi cách, vượt mọi khó khăn lên Sài Gòn gặp Dương Văn Minh và được ông giao làm phụ tá Tổng tham mưu trưởng, thay Tổng tham mưu trưởng ở bên cạnh ông, sau đó là Quyền Tổng tham mưu trưởng. Với các cương vị này, ông Hạnh đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh làm cho quân đội Sài Gòn “án binh bất động”, tan rã tại chỗ, không nổ súng và thúc đẩy Chính phủ Dương Văn Minh sớm bàn giao chính quyền cho cách mạng.

2/ Thâm nhập vào “nhóm Dương Văn Minh”

Tháng 9/1972, Ban An ninh T4 (Thành phố Sài Gòn - Gia Định) thành lập Cụm điệp báo mới, bí số là A10, với nhiệm vụ xây dựng lực lượng điệp báo bí mật trong một số đối tượng, trong đó có lực lượng thứ ba, đặc biệt là “nhóm Dương Văn Minh”… (các thành viên bộ tham mưu nhóm Dương Văn Minh, ban biên tập bản tin nội bộ nhóm Dương Văn Minh, thư ký tòa soạn báo Điện Tín, báo Đại dân tộc…).

Đầu năm 1975, đồng chí Trần Quốc Hương (Mười Hương), Trưởng Ban An ninh T4, chỉ đạo A10 tìm cách thâm nhập vào lực lượng thứ ba và nhóm Dương Văn Minh để tác động, vận động lực lượng này chống đối, cô lập, chia rẽ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.

Thời gian này, Cụm điệp báo A10 tiếp cận, bám sát “nhóm Dương Văn Minh”, có lúc họa sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành) ở luôn trong nhà Dương Văn Minh; tham gia viết và in tuyên cáo “chống Chính phủ Thiệu không có Thiệu”, đòi Trần Văn Hương từ chức (Tổng thống).

Ngày 01/3 và cuối tháng 3/1975, đồng chí Huỳnh Bá Thành (lần sau có thêm các đồng chí Trần Thiếu Bảo, Huỳnh Huề…) vào căn cứ báo cáo với đồng chí Mai Chí Thọ (Bí thư thành ủy), Trần Thanh Vân (Phó trưởng Ban An ninh T4). Đồng chí Mai Chí Thọ chỉ đạo: “…Phải bằng mọi cách để Dương Văn Minh thay Nguyễn Văn Thiệu, rồi giao chính quyền cho cách mạng. Đó là chủ trương của Đảng nhằm tránh đổ máu, tránh tổn thất cho nhân dân”.

3/ Tác động vào Chính phủ Dương Văn Minh

Cụm điệp báo VĐ2 thuộc phòng tình báo chiến lược M22, cục tham mưu Miền cũng có chỉ đạo vận động tác động nội các Dương Văn Minh đầu hàng thông qua kỹ sư Tô Văn Cang trong những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Theo ông Tô Văn Cang, sáng ngày 28/4/1975, ông Cang đến gặp Đại tá Nguyễn Văn Khiêm (Sáu Trí) ở nhà ông Ba Lễ (cơ sở tình báo) hẻm đường Triệu Đà, Sài Gòn, để báo ý kiến của ông Nguyễn Văn Diệp (trong Chính phủ Dương Văn Minh) muốn tìm gặp đại diện Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam để xin ý kiến xử trí tình hình Sài Gòn. Đồng chí Sáu Trí phân tích tình hình và “khuyên Chính phủ Dương Văn Minh chấp nhận đầu hàng vô điều kiện”. Ý kiến này được ông Cang phản ánh lại cho ông Diệp và sau đó ông Diệp có báo cáo lại cho bộ ba Dương Văn Minh – Nguyễn Văn Huyền – Vũ Văn Mẫu.

4/ Xây dựng lực lượng thứ ba ở đô thị

Sau hiệp định Paris (1973), Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung Ương (tháng 7/1973) đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng lực lượng thứ ba ở đô thị”; “mở rộng hơn nữa Mặt trận dân tộc Giải phóng gồm mọi giai cấp, tôn giáo, lực lượng hòa bình, độc lập, dân chủ ở miền Nam và Việt kiều ở nước ngoài”.

Năm 1974, theo chỉ đạo của đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh), Phó Bí thư Trung Ương Cục miền Nam, đồng chí Quốc Hương (Mười Hương), Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban An ninh T4 đã chọn một số thanh niên, sinh viên cài vào hoạt động trong lực lượng thứ ba.

Trên thực tế thì lực lượng ta đã hình thành trước khi có hiệp định Paris qua tổ chức “Lực lượng quốc gia tiến bộ” do luật sư Trần Ngọc Liễng và nhà tư sản dân tộc (ngành vật liệu xây dựng) Phan Văn Mỹ thành lập tháng 6/1969 với mục tiêu là: đòi các lực lượng ngoại nhập (Mỹ và đồng minh) phải rút khỏi miền Nam, thành lập chính phủ hòa giải dân tộc. Sau đó, lợi dụng lúc Thiệu đi nước ngoài, luật sư Trần Ngọc Liễng lập “Lực lượng hoà giải dân tộc”. Sau hiệp định Paris, tháng 02/1974, nhóm luật sư Trần Ngọc Liễng lập “Tổ chức nhân dân đòi thi hành hiệp định Paris”, xác định mình là lực lượng thứ ba, mục tiêu chính là đòi thi hành hiệp định Paris, Mỹ rút quân, thành lập Chính phủ hoà giải dân tộc.

Thành viên của “nhóm Dương Văn Minh” gồm một số trí thức, dân biểu đối lập, ký giả, tướng lĩnh . Hằng tuần, nhóm họp bàn về tình hình thời sự chính trị (lúc tình hình sôi động mỗi tuần họp hai lần). Cạnh tướng Dương Văn Minh có Văn phòng báo chí. Lúc báo Điện tín bị đóng cửa, “nhóm Dương Văn Minh” ra bản tin bán công khai để phát cho các tổ chức, đoàn thể, báo chí trong và ngoài nước.

- Theo ông Lý Quý Chung (Hồi ký), tuần lễ đầu tháng 4/1975, tướng Dương Văn Minh và “nhóm Dương Văn Minh” đã họp tại Dinh Hoa Lan (nhà ông Minh) bàn và quyết định công bố ý định thay thế Nguyễn Văn Thiệu để góp phần chấm dứt chiến tranh.

5/ Phối hợp phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Sài Gòn

Với các khẩu hiệu “đuổi Mỹ, lật Thiệu”, đòi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đòi thi hình hiệp định Paris, hòa bình, chấm dứt chiến tranh, đòi dân chủ, cải thiện dân sinh… các cuộc xuống đường diễn ra liên tục, mạnh mẽ thu hút hàng ngàn, hàng vạn người. Như cuộc xuống đường của 200 ký giả Sài Gòn ngày 10/10/1974, ngày “ký giả đi ăn mày” lôi cuốn gần hai vạn quần chúng tham gia đã có tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước. Cuộc tuần hành ngày 20/4/1974 của hàng vạn công nhân lao động, sinh viên, học sinh, trí thức, thương phế binh… đòi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đòi thi hành hiệp định Paris, đòi hòa bình, cơm áo, chống sa thải, chống thuế VAT…, là cuộc đấu tranh lớn nhất từ sau hiệp định Paris.

MỸ, PHÁP VỚI TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH

* Mỹ: Năm 1971, Mỹ yêu cầu Dương Văn Minh ra tranh cử Tổng thống với Nguyễn Văn Thiệu để tỏ ra chế độ Cộng hòa miền Nam có dân chủ, nhưng phải thất cử để trở thành lãnh tụ của phe đối lập trong nghị viện. Tướng Dương Văn Minh từ chối. Đại sứ Mỹ Bunker còn trắng trợn hỏi ông Minh cần bao nhiêu đô-la cho cuộc tranh cử. Ông Minh cố nén giận, nhưng giữ lịch sự, đưa tay chỉ đại sứ Mỹ về phía của phòng (không tiếp đại sứ Mỹ nữa). Cuộc bầu cử đó, Tướng Dương Văn Minh có ra ứng cử, nhưng đến giờ chót quyết định rút lui, chỉ còn Nguyễn Văn Thiệu trở thành ứng cử viên Tổng thống “độc diễn”, làm bẽ mặt Mỹ – Thiệu.

Sau khi Thiệu từ chức, Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay tổng thống, tuyên bố “cương quyết tử thủ dù phải hi sinh đến nắm xương tàn”, đã bị nhân dân và báo chí Sài Gòn đấu tranh đòi Chính phủ Trần Văn Hương từ chức ngay lập tức. Trần Văn Hương trì hoãn việc giao quyền cho Dương Văn Minh, mãi đến ngày 26/4/1975, lưỡng viện Sài Gòn đã bầu Dương Văn Minh làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa với 147/151 phiếu.

* Pháp: Theo đồng chí Phan Nhẫn, ngày 27 (hoặc 28/4/1975), Bộ Ngoại giao Pháp gặp đồng chí Phạm Văn Ba (Giám đốc Trung tâm thông tin Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam) gợi ý Chính phủ Cách mạng lâm thời nên đi vào đàm phán. Lúc đó, Pháp hi vọng “giải pháp Dương Văn Minh” và khả năng thương lượng với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.

Theo chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh và ông Lý Quý Chung, sáng ngày 30/4/1975, tướng tình báo Pháp Vanuxem đến Phủ thủ tướng (số 7 Thống Nhất, nay là đường Lê Duẩn) gặp Tổng thống Dương Văn Minh, gợi ý ông Minh nên kêu gọi Trung Quốc can thiệp để cứu miền Nam không rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt. Ông Minh từ chối, nói rằng: “Tôi đã từng làm tay sai cho Pháp rồi cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung Quốc”.

TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH VỚI 3 NGÀY LÀM TỔNG THỐNG

15 giờ chiều ngày 28/4/1975, Tướng Minh làm lễ nhậm chức Tổng thống, cử Nguyễn Văn Huyền làm Phó tổng thống, Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng.

Tổng thống Dương Văn Minh cử một số Bộ trưởng và người phụ trách quân đội, cảnh sát, trong đó có đảng viên và cơ sở của ta là: Luật sư Triệu Quốc Mạnh, Giám đốc Nha cảnh sát đô thành, và chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá Tổng tham mưu trưởng sau là quyền Tổng tham mưu trưởng.

Về Bộ quốc phòng, Tổng thống Dương Văn Minh chỉ định Giáo sư Bùi Tường Huân, Giáo sư Đại học Huế (không phải tướng tá) làm Bộ Trưởng. (Theo ông Lý Quý Chung, việc Tổng thống Dương Văn Minh chỉ định ông Bùi Tường Huân làm Bộ trưởng quốc phòng để chứng tỏ chính phủ này không muốn chiến tranh).

17 giờ ngày 28/4/1975, phi đội 5 chiếc A37 của Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo ông Hồ Ngọc Nhuận (Hồi ký), tối hôm đó, Tướng Minh giao cho ông chuẩn bị chiếm đài phát thanh (đề phòng Nguyễn Cao Kỳ làm đảo chính).

Đêm 28/4, Tướng Dương Văn Minh và gia đình dời đến ở nhà một người bạn của tướng Mai Hữu Xuân ở đường Phùng Khắc Khoan do sợ Nguyễn Cao Kỳ ném bom dinh Hoa Lan (nhà ông Minh).

Theo cựu dân biểu Dương Văn Ba (Hồi ký), đêm 28/4/1975, hai đại tá phi công lái hai máy bay trực thăng phục vụ tổng thống đậu trên nóc dinh Độc Lập, gặp Tổng thống Dương Văn Minh đề nghị đưa Tổng thống và tất cả những người trong bộ tham mưu tổng thống và gia đình bay ra Đệ Thất Hạm Đội. Ông Minh trả lời: “Hai em có thể yên lòng lái máy bay ra Đệ Thất Hạm Đội, bất cứ ai có mặt ở đây muốn đi theo thì có thể ra đi. Phần tôi, tôi nhất quyết không đào ngũ bỏ chạy; không thể nào bỏ dân chúng Sài Gòn, không thể nào bỏ miền Nam như con rắn mất đầu”.

Ngày 29/4/1975

Tổng thống Dương Văn Minh, Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu bàn và ra lệnh cho Giám đốc Nha cảnh sát đô thành Triệu Quốc Mạnh thả tù binh chính trị; gửi công văn yêu cầu Đại sứ Mỹ Martin cho cơ quan Viện trợ quân sự Mỹ (DAO) rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ để giải quyết hòa bình ở Việt Nam.

Đến 16 giờ chiều ngày 29/4, đã thực hiện xong việc trả tù binh chính trị (trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm). Chỉ huy các ban và cảnh sát 18 quận, huyện đã tan rã (trừ bộ phận biệt phái).

Tổng thống Dương Văn Minh chỉ thị không được di chuyển quân, không được phá cầu. Dựa vào chỉ thị trên, chiều ngày 29/4/1975, phụ tá Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh đã ra lệnh cho các đơn vị không được phá cầu. Đơn vị nào muốn phá cầu phải có lệnh của Bộ Tổng tham mưu.

Sau đó, khoảng 15 giờ, phái đoàn do Luật sư Trần Ngọc Liễng cầm đầu có Linh mục Chân Tín, Giáo sư Châu Tâm Luân vào Trại David, được đồng chí Võ Đông Giang, Phó trưởng phái đoàn ta tiếp. Ông Liễng đã thông báo với phái đoàn ta về chủ trương “không chống cự” của Tổng thống Dương Văn Minh, mà ông coi là niềm vui sướng nhất trong đời ông, vì đã thông báo cho bên trong biết “Sài Gòn không chống cự” vào giờ chót của cuộc chiến tranh. Theo Luật sư Liễng, Tổng thống Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng từ buổi trưa hôm đó (ngày 29/4/1975).

Từ chiều và tối ngày 29/4, cũng có một số người tác động Tổng thống Dương Văn Minh hướng “Thành phố để ngõ”, đầu hàng. Như ông Lý Quý Chung, họa sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành). Thông qua ông Phan Xuân Huy và ông Đoàn Mai, thượng tọa Thích Trí Quang nói điện thoại trực tiếp với Tổng thống Dương Văn Minh: “còn chờ gì nữa mà không đầu hàng”.

Ngày 30/4/1975

- 6 giờ, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh quyền Tổng tham mưu trưởng (tướng Vĩnh Lộc, Tổng tham mưu trưởng đã chuồn) và tướng Nguyễn Hữu Có đến báo cáo với Tổng thống Dương Văn Minh về toàn bộ tình hình quân sự. Sau đó, ông Minh (cùng các ông Hạnh và Có) đến Phủ Thủ tướng (số 7 Thống nhất, nay là đường Lê Duẩn).

Tổng thống Dương Văn Minh họp với Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và một số người trong nội các “nhóm Dương Văn Minh”, bàn và quyết định không nổ súng và giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam. Thủ tướng Vũ Văn Mẫu soạn bản thảo tuyên bố này.

- 9 giờ, Tổng thống Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm.

Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đề nghị và được Tổng thống Dương Văn Minh đồng ý có nhật lệnh cho quân đội. Ông Hạnh soạn thảo nhật lệnh này. Đồng thời tướng Nguyễn Hữu Hạnh gọi điện thoại cho tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu cố gắng thi hành lệnh của Tổng thống trên đài phát thanh.

9 giờ 30: Đài phát thanh phát tuyên bố của Tổng thống Dương Văn Minh: “Đường lối của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc”; “yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Cộng Hòa ngưng nổ súng, và ở đâu thì ở đó”; “Chúng tôi chờ gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam để thảo luận về lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào”.

Sau đó, cả các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu cùng nội các đến Dinh Độc Lập để chờ bàn giao chính quyền cho cách mạng.

Sau khi đọc tuyên bố “đầu hàng” xong, Tướng Dương Văn Minh nói với mọi người (trong Chính phủ): “Mọi việc coi như đã xong. Bây giờ ai muốn đi hay ở thì tùy”.

11 giờ 30, xe tăng quân giải phóng vào Đinh Độc Lập. Xe quân giải phóng đưa ông Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

KẾT LUẬN

1/ Tướng Dương Văn Minh là người có tinh thần dân tộc, yêu nước. Từ chỗ lúc đầu còn mơ hồ về việc Mỹ xâm lược miền Nam, cho rằng Mỹ có giúp đỡ miền Nam, dần dần tỏ thái độ chống Mỹ: chống Mỹ đưa quân viễn chinh Mỹ và đồng minh vào miền Nam, kéo dài và mở rộng chiến tranh, muốn có hòa bình, độc lập và hòa hợp dân tộc.

2/ Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh và ông Lý Quý Chung, Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống không có ý để thương thuyết với cách mạng vì đã thấy không còn khả năng thương thuyết; cũng không có ý để tiếp tục chiến tranh vì lâu nay ông Minh chủ trương hoà bình, chấm dứt chiến tranh. Điều này thể hiện rõ ở Tổng thống Dương Văn Minh chỉ định hai cơ sở của ta (chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh và luật sư Triệu Quốc Mạnh) nắm hai lực lượng vũ trang: quân đội và cảnh sát; cử một người dân sự (giáo sư Bùi Tường Huân) làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; chưa đầy một ngày sau khi nhậm chức thì ngày 29/4/1975, đã ra lệnh thả tù chính trị, đuổi phái đoàn DAO của Mỹ; không di chuyển quân, không phá cầu v.v..

3/- Trong điều kiện cuộc tổng tiến công quân sự của các binh đoàn chủ lực kết hợp với cuộc tiến công và nổi dậy của các lực lượng vũ trang và quần chúng ở thành phố Sài Gòn – Gia Định đã tạo sức ép quân sự lớn; công tác vận động, binh địch vận của nhiều lực lượng ta với Tướng Dương Văn Minh; được sự đồng tình, tác động tích cực của những người chủ yếu trong nội các, lực lượng thứ ba và “nhóm Dương Văn Minh”; Tổng thống Dương Văn Minh đã quyết định “không chống cự”, tuyên bố “ngưng nổ súng và ở đâu ở đó vào 9g30 (sau đó tuyên bố “đầu hàng vô điều kiện” vào 11g30) ngày 30/4/1975 là hành động thức thời, làm giảm ý chí đề kháng của đại bộ phận quân đội Sài Gòn vào những giờ chót của cuộc chiến tranh, tạo thuận lợi cho quân giải phóng tiến nhanh vào giải phóng hoàn toàn thành phố Sài Gòn còn nguyên vẹn và không đổ máu. Nhiều thành phố và thị xã khác cũng được giải phóng nguyên vẹn, ít tổn thất. Chúng ta biết rõ giành được thắng lợi to lớn này, cuộc tổng tiến công của các quân đoàn kết hợp với các cuộc tiến công và nổi dậy của lực lượng vũ trang và quần chúng địa phương đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, công bằng mà nói, hành động thức thời của Tổng thống Dương Văn Minh và nội các của ông đã góp phần làm cuộc chiến kết thúc sớm, tránh đổ nhiều xương máu của binh sĩ và nhân dân, thành phố Sài Gòn và nhiều đô thị còn nguyên vẹn. Đó là nghĩa cử yêu nước, thương dân của ông Dương Văn Minh.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30/10/2004

http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/961-ho-so-ve-tuong-duong-van-minh.aspx

____________

(1)

Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế – xã hội – thương binh Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam.

(2)

Phát biểu của ông Dương Văn Minh trong cuộc Thượng tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban quân quản TP. Hồ Chí Minh tuyên bố trả quyền công dân cho toàn bộ viên chức Chính phủ “Việt Nam Cộng Hoà”.

(3)

Bộ đội Nam bộ tập kết ra Bắc, ở Sư đoàn 330. Sau đó chuyển ra nông trường quân đội.

(4)

Sách “Gởi người đang sống” (tr 334-335) của Thượng tướng Trần Văn Trà.

Thursday 15 July 2021

'Nhiệm kỳ' Tổng Thống vài ngày (Nguyễn Bắc Sơn - Tiền Phong)


Viết nhân ngày 30/4 - Kỳ 1: 'Nhiệm kỳ' Tổng Thống vài ngày

Nội các Dương Văn Minh trong ngày 30/4; Từ trái qua phải: ông Vũ Văn Mẫu, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Huyền. (Ảnh tư liệu).
Nội các Dương Văn Minh trong ngày 30/4; Từ trái qua phải: ông Vũ Văn Mẫu, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Huyền. (Ảnh tư liệu).
TP - Trong lịch sử thế giới đương đại, có lẽ không ở đâu, “nhiệm kỳ” nguyên thủ quốc gia tính bằng ngày như ở Việt Nam Cộng hòa trước đây 42 năm.

LTS: Nếu không có ngày 29/4? Câu hỏi như của người gàn. Theo dòng thời gian, dòng lịch sử thì vẫn có ngày 30/4, vẫn có giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Đương nhiên, ngày 30/4 vẫn đến nhưng không như thực tế đã diễn ra. Có thể thế hệ sau 30/4/1975 chưa biết tường tận. Vậy nên Tiền Phong giới thiệu loạt bài này của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn ngõ hầu thêm một kênh tư liệu cho sự kiện lịch sử nhân kỉ niệm 42 năm giang sơn nối liền một dải.

Trong lịch sử thế giới đương đại, có lẽ không ở đâu, “nhiệm kỳ” nguyên thủ quốc gia tính bằng ngày như ở Việt Nam Cộng hòa trước đây 42 năm.

Sài Gòn, hạ tuần tháng 4/1975.

Khi Buôn Ma Thuột mất vào tay quân giải phóng, dù có kém hiểu biết về quân sự đến đâu, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu biết, thế là hết. Ngày tàn của chế độ sắp điểm. Để tránh bị tiêu hao thêm lực lượng, ông ta ra lệnh bỏ địa bàn chiến lược Tây Nguyên, rút về co cụm trong các căn cứ ở đồng bằng, ven biển.

Các tướng lĩnh thiếu nhiều phẩm chất cần thiết của người chỉ huy quân sự, nhưng hầu như ai cũng thấy Nguyễn Văn Thiệu không còn làm được việc gì liền gây áp lực buộc ông ta phải từ chức. Ông ta liền mặc cả với người Mỹ rồi mới chịu từ chức ngày 21/4.

Đang là Phó Tổng thống nên ông Nguyễn Văn Hương lên thay. Ông Hương định kéo Đại tướng Dương Văn Minh (đại sứ ở Thái Lan) về làm Thủ tướng. Nhưng cả giới quân sự lẫn dân sự đều đòi ông ta phải từ chức. Thượng, hạ nghị viện nhất trí cử ông Minh làm Tổng thống. Thế là ông Hương làm Tổng thống được 5 ngày.

Ông Minh được người Pháp đào tạo, có tư tưởng thân Pháp, về chính trị theo hướng trung lập, không chống mà muốn hòa hoãn với cộng sản. Ngô Đình Diệm lúc  làm  Tổng  thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) lại quyết liệt chống cộng nên không tin dùng, chỉ cho làm cố vấn đối ngoại, một chức hữu danh vô thực. Còn ông Ngô Đình Nhu (em ruột) mới được tin dùng làm cố vấn đối nội. Khi phe đối lập đảo chính lật và giết ông Diệm (1/11/1963) thì ông Minh trở thành người cầm đầu lực lượng chống Diệm, đứng đầu Hội đồng tướng lĩnh.

Thời cuộc phân hóa xã hội và  ngay cả trong từng gia đình. Trong mỗi người cũng có sự phân hóa, nhất là những người có học vấn, biết suy nghĩ cân nhắc. Ông Minh có em là Dương Thanh Sơn, đại tá quân đội VNCH. Lại có em kế Dương Thanh Nhựt (Ba Nhựt còn có bí danh Mười Ty) trung đoàn phó Việt Minh thời chống Pháp, là cán bộ Cục địch vận, hoạt động đơn tuyến chuyên theo dõi diễn biến của chính quyền VNCH từ 12/1960. Theo chỉ thị cấp trên Mười Ty phải bằng mọi cách tác động để anh trai mình không làm gì hại cho cách mạng. Thế nên sau khi giải tán nội các Ngô Đình Diệm, Mười Ty có đến nhà anh trai tác động. Sau đó, ông Minh cho thả tất cả tăng ni Phật tử, trí thức, sinh viên bị bắt. Đến khi được bầu làm Quốc trưởng (ông Nguyễn Khánh làm thủ tướng), ông Minh lại cho xóa bỏ ấp chiến lược và cũng không đồng ý cho máy bay Mỹ ném bom phá đê miền Bắc. Theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc giải phóng, ông Minh muốn thương lượng để tuyển cử tự do, lập chính phủ liên hiệp, trung lập. Người Mỹ tỏ thái độ ngay.

Được người Mỹ ủng hộ, ông Khánh định lật ông Minh bằng cách thông qua Hiến chương Vũng Tàu để mình làm Tổng thống VNCH, kiêm Thủ tướng, kiêm cả Tổng tư lệnh quân đội. Những cuộc biểu tình rầm rộ của học sinh, sinh viên đòi xé bỏ Hiến chương ấy. Nhân cơ hội đó ông Nguyễn Cao Kỳ bèn lật đổ ông Khánh. Nhưng ông Kỳ chỉ có thể làm thủ tướng (Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương). Ghế tổng thống lại rơi vào tay Nguyễn Văn Thiệu. Ông Thiệu không ưa gì ông Minh nên đẩy sang làm đại sứ Thái Lan. Với nhiều biến cố tiếp theo, sau khi ông Thiệu từ chức, ngày 26/4 hai viện mới họp bầu ông Minh làm tổng thống. Công việc được tổ chức của ta chuẩn bị trong mấy chục năm đến thời đoạn ngắn ngủi đó mới có kết quả mà cuối cùng là ngày 30/4. Nhưng đã có ngày 30/4, không thể không trung thực với lịch sử nhắc đến những gì diễn ra ngày 29/4.

*

Nhậm chức Tổng thống nhưng ông Dương Văn Minh vẫn làm việc tại nhà riêng số 3 Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần, Q.3) vì quân ta đang tiến vào Sài Gòn như vũ bão và dù cờ đã đến tay, nhưng ông Minh chưa thể phất ngay được. Ông ta còn phải chuẩn bị nội các. Nói nội các, thật ra chỉ là nắm hai lực lượng: quân đội (thì bổ nhiệm GS Bùi Tường Huân, Bộ trưởng Quốc phòng làm vì, công việc chỉ huy cuối cùng vào tay ông Nguyễn Hữu Hạnh, cảnh sát (là Việt Cộng thứ thiệt) và đài phát thanh thì mới thực hiện được ý đồ chính trị.

Viết nhân ngày 30/4 - Kỳ 1: 'Nhiệm kỳ' Tổng Thống vài ngày ảnh 1 Ông Dương Văn Minh trước ngày giải phóng. (Ảnh tư liệu).

Đi ngược thời gian.

Cuối năm 1967, cô Sáu (Dương Thu Hà em gái ba ông Minh, Nhựt, Sơn) mất ở Paris (Pháp) thì ông Dương Văn Minh sang dự lễ tang nhưng anh không đợi được em đã về. Ba Nhựt được tổ chức chỉ thị phải đi Pháp gặp anh. Chưa biết làm thế nào thì Ba Nhựt (Mười Ty) được lệnh về ngay Hà Nội. Sau khi gặp Cục trưởng Cục địch vận Võ Văn Thời còn được gặp Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lê Duẩn nhận chỉ thị rồi lập tức vào Sài Gòn (sau khi được phong quân hàm Trung tá, sau này về hưu với hàm đại tá) tìm cách gặp bằng được anh. Nhưng phải chờ cơ hội để khi anh mình nắm được chính quyền. Và phải gần 8 năm sau cơ hội ngàn vàng đến, ông Minh được bầu làm
Tổng thống.

Sau Hiệp định Paris (1973), người Mỹ đã rút quân khỏi miền Nam (chỉ còn để lại phái bộ quân sự) bên đại sứ Máctin. Ông Minh có một người thân tín là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Ông Hạnh từng làm Chánh sự vụ Ngân hàng Thế giới tại VNCH. Rồi Thống đốc Ngân hàng Quốc gia và còn làm cố vấn kinh tế cho hai đời tổng thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Người này không biết người kia đã có liên hệ với phía bên kia. Ông Hạnh liên hệ với bác Tám Vô Tư (nằm vùng), còn ông Minh có em trai bên ta là ông Nhựt.

Hiệp định Paris có nội dung: Lập hội đồng hòa giải, hòa hợp dân tộc ba bên (VNCH, chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và các nhóm trung lập), tiến tới bầu cử tự do ở miền Nam Việt Nam. Ông Minh công khai ủng hộ điều khoản trên.

Ban Binh vận Trung ương cục Miền Nam chỉ đạo ông Hạnh bằng mọi cách tác động làm sao để ông Minh thực hiện phương án Sài Gòn không kháng cự càng sớm càng tốt.

Quen biết đại tá, nhà văn quân đội Nguyễn Trần Thiết, nhờ cuốn Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn của ông, tôi đã dựng lại bối cảnh lịch sử sự xuất hiện của ba nhân vật chủ chốt: Dương Văn Minh, Triệu Quốc Mạnh (sẽ nói về nhân vật này ở những kỳ sau) và Nguyễn Hữu Hạnh và sự đóng góp của họ cho ngày 30/4.

(Còn nữa)

Công việc được tổ chức của ta chuẩn bị trong mấy chục năm đến thời đoạn ngắn ngủi đó mới có kết quả mà cuối cùng là ngày 30/4. Nhưng đã có ngày 30/4, không thể không trung thực với lịch sử nhắc đến những gì diễn ra ngày 29/4.

Ông Dương Văn Minh sinh năm 1916 ở Mỹ Tho, theo đạo Phật. Năm 1940 được đào tạo hạ sĩ quan và sĩ quan dự bị của Pháp. Năm 1942 vào quân đội Pháp. Sau 1945 tham gia lực lượng vũ trang chống Pháp. Pháp gây hấn ở Nam bộ gia đình tản cư về Tân An. Lần về thăm nhà, đơn vị rút, kẹt lại, bị Pháp bắt, buộc làm việc cho họ, được phong thiếu úy (1946). Sau ngày 30/4/1975, ông được về nhà sống với tư cách công dân một nước độc lập. Bị tiểu đường, đau dạ dày, có lần lãnh đạo TPHCM mà cụ thể là  Bí thư  Thành ủy Võ Văn Kiệt nhờ người gợi ý để hỗ trợ, ông Dương Văn Minh nói: các anh chị sống được thì tôi cũng sống được. Chưa quen thì tập cho quen. Năm 1983 ta đồng ý để ông đi Pháp chữa bệnh, thăm con, sau đó sang Mỹ định cư. Ông mất năm 2011.


 https://tienphong.vn/viet-nhan-ngay-30-4-ky-1-nhiem-ky-tong-thong-vai-ngay-post947688.tpo

Tuesday 13 July 2021

Chuyến đột nhập Sài Gòn cuối cùng của nhà tình báo Sáu Trí (Phan Phú Yên - Người Lao Động)

 

Chuyến đột nhập Sài Gòn cuối cùng của nhà tình báo Sáu Trí

30-04-2020 - 14:00 | Văn nghệ

Với sự vận động của Sáu Trí, đại tá Lộc đã vô hiệu hóa Liên đoàn 316 khi đại quân ta tiến vào, góp phần giải phóng Sài Gòn nhanh chóng

Nhà tình báo Sáu Trí từng được cài vào làm sĩ quan Tổng nha Cảnh sát của chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm, về sau thoát ly lên chiến khu giữ chức Trưởng Phòng Tình báo của Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Ông nhiều lần "xuất quỷ nhập thần" đột nhập nội thành Sài Gòn để lấy tin tức, xây dựng và củng cố, phát triển mạng lưới tình báo chiến lược…

Hiệu quả suốt 2 cuộc chiến tranh

Nhà tình báo Sáu Trí tên thật Nguyễn Văn Khiêm, sinh trưởng trong một gia đình quan lại, trí thức yêu nước ở Gò Công, Tiền Giang và sớm được giác ngộ, hoạt động cách mạng. Để giữ bí mật, thời chống Pháp, ông đổi tên thành Phạm Duy Hoàng, thời chống Mỹ là Nguyễn Đức Trí và đây cũng là tên gọi quen thuộc của ông về sau này. Cùng với những nhà tình báo lão luyện như Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Hoàng Minh Đạo, Trần Văn Danh, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Thành Trung, Đinh Thị Vân, Nguyễn Văn Tàu,… Thiếu tướng Nguyễn Đức Trí đã góp phần xây dựng và chỉ huy một đội quân điệp báo bí mật, hoạt động hiệu quả gần suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Vào cuối tháng 3-1975, Nguyễn Đức Trí đang học ở Học viện Quân sự cao cấp - Hà Nội chợt nhận điện của Thượng tướng - Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái (bí danh Mười Khang) gọi vào Văn phòng Bộ Tổng tham mưu. Tình hình khẩn cấp, Sáu Trí được lệnh phải vượt Trường Sơn trở về Nam. Nếu như trước đây khi ra Bắc học, Sáu Trí cùng Tư Cang (Nguyễn Văn Tàu, Phó Chính ủy Phòng Quân báo miền - J22) phải đi trong tiếng gầm rú của máy bay địch với những đợt bom rải thảm kinh hoàng của B52 hay những chuyến đột kích bất ngờ đường Trường Sơn của phản lực thì ngày về xe chạy bon bon trên đường tráng nhựa, không tiếng máy bay, không tiếng bom đạn.

Chuyến đột nhập Sài Gòn cuối cùng của nhà tình báo Sáu Trí - Ảnh 1.

Nhà tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam - Thiếu tướng Nguyễn Đức Trí (Sáu Trí)

Về đến Lộc Ninh, Sáu Trí vào cơ quan Đoàn 22 tình báo chiến lược để trình diện và nhờ thông báo với cấp trên là đại tá Trần Văn Danh, tức Ba Trần, đang là Tham mưu phó phụ trách tình báo, đặc công, biệt động của Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Ba ngày sau, Ba Trần tiếp Sáu Trí và cho biết Cụm Tình báo A20 qua Ba Lễ (tức Nguyễn Văn Lễ, một cán bộ điệp báo có bí danh H3, đang là dân biểu của Hạ nghị viện chế độ Sài Gòn) có xây dựng một cơ sở mới là đại tá Lộc. Viên đại tá này đang được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu giao nhiệm vụ thành lập và chỉ huy một liên đoàn biệt động quân để tăng cường tuyến phòng thủ Sài Gòn. Đại tá Lộc là đảng viên Tân Đại Việt. Ba Lễ chơi thân với đại tá Lộc lúc sinh hoạt ở Tân Đại Việt. Nhiệm vụ cấp bách của Sáu Trí là vào thẳng Sài Gòn gặp đại tá Lộc, sử dụng ông ta phục vụ cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn.

Sau đó, Sáu Trí quyết định đi gặp H3 - Ba Lễ đang hoạt động ở Sài Gòn. Ông lần xuống Cụm Tình báo H63 ở Phú Hòa Đông, Củ Chi nhờ liên lạc móc Ba Lễ ra ngả cầu Ông Cộ ở Bến Cát.

Đúng ngày giờ hẹn, Ba Lễ đã bí mật đánh xe từ Sài Gòn lên đến nơi. Sau khi cho biết tình hình đại tá Lộc, Ba Lễ đưa ra kế hoạch đón Sáu Trí vào Sài Gòn ngày 26-4-1975 qua ngả cầu Ông Cộ và bảo đảm cho vị chỉ huy tình báo chỗ ăn ở an toàn trong suốt thời gian đột nhập nội thành Sài Gòn. Chia tay Ba Lễ, Sáu Trí vội vàng trở về Bộ Tham mưu miền gặp Ba Trần để báo cáo kế hoạch. Khi dừng ở bến Thanh An, Sáu Trí tranh thủ vào cơ quan Cục 2 tình báo quân sự nhờ bộ phận kỹ thuật làm gấp một giấy căn cước giả của chính quyền Sài Gòn. Người phụ trách bộ phận này là Văn Bảo, đã chụp ảnh Sáu Trí và hẹn sẽ giao căn cước "hợp pháp" vào 6 giờ sau đó.

Thuyết phục đại tá Lộc làm binh biến

Đúng hẹn, xe ông Ba Lễ xuất hiện. Ngồi băng ghế sau cạnh ông là ông Tám Thạnh, một cán bộ hoạt động bí mật. Ở ghế trước là ông Kim Anh, nguyên Trưởng Ty Cảnh sát của chính quyền Sài Gòn vừa nghỉ hưu. Kim Anh vai cậu của Sáu Trí, vốn rất nể trọng và có nhiều thiện cảm với Sáu Trí. Với bản tính thận trọng và để bảo đảm an toàn chắc chắn, Ba Lễ đã mời Kim Anh cùng đi. Rời cầu Ông Cộ, xe bon bon theo Quốc lộ 13 chạy thẳng về Sài Gòn. Nhờ sự có mặt của ông Kim Anh nên xe qua nhiều trạm gác khỏi phải dừng lại. Đúng 18 giờ ngày 26-4-1975, Sáu Trí có mặt ở Sài Gòn, nghỉ tạm tại nhà riêng dân biểu Ba Lễ trên đường Nguyễn Tri Phương ở Chợ Lớn.

Do dân biểu Nguyễn Văn Lễ từng nhiều lần giúp đỡ đại tá Lộc nên ân nghĩa càng sâu đậm, đại tá Lộc dần thổ lộ những bí mật đời mình. Ông ta vốn là cơ sở bí mật của binh vận quân giải phóng, vì cán bộ binh vận bị bắt nên đứt liên lạc. Ba Lễ đã thuyết phục đại tá Lộc hoạt động trở lại cho tình báo cách mạng.

Theo đúng lời hẹn, ngày 28-4-1975, đại tá Lộc đến nhà riêng Ba Lễ, gặp Sáu Trí. Đại tá Lộc trình bày rằng mình vừa nhận quyết định làm Chỉ huy trưởng Liên đoàn 316 Biệt động quân, một đơn vị cấp chiến đoàn mới thành lập, gom binh sĩ từ các tiểu đoàn biệt động quân lẻ tẻ do các chiến đoàn cũ tan rã. Liên đoàn 316 này bố trí tăng cường phòng thủ tuyến vành đai bên trong Sài Gòn. Sở chỉ huy đặt tại trường đua Phú Thọ. Binh sĩ chia nhau canh giữ từ trường đua Phú Thọ tới ngã tư Bảy Hiền.

Sáu Trí cùng Ba Lễ động viên đại tá Lộc: "Đây là thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc mà mỗi người Việt Nam chúng ta cần góp phần vào. Đại tá hãy phát huy tinh thần yêu nước thương nòi, bằng mọi giá phải nắm chắc Liên đoàn 316 Biệt động quân, làm sụp đổ hệ thống phòng thủ bên trong Sài Gòn, góp phần cùng quân dân ta giải phóng thành phố. Đại tá đừng bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một để phục vụ cho Tổ quốc".

Mờ sáng ngày 29-4-1975, sau khi nghe đại tá Lộc báo cáo tình hình, Sáu Trí chỉ thị cho đại tá Lộc không để Liên đoàn 316 Biệt động quân manh động gây trở ngại cho cánh quân giải phóng tấn công vào hướng ngã tư Bảy Hiền. Nếu được, đại tá nên nắm tập trung một đơn vị cấp tiểu đoàn, hoặc một - hai đại đội, ít nhứt là một hai trung đội làm nòng cốt để khởi nghĩa, binh biến, lôi cuốn chiến đoàn nổ súng đánh sau lưng địch, làm rối loạn hậu phương địch, hỗ trợ cho bước tiến của đại quân ta.

Nhận lệnh của Sáu Trí, đại tá Lộc nhanh chóng quay về tìm cách thực hiện. Ngày hôm sau, khi đại quân ta tiến vào thành phố, Liên đoàn 316 hoàn toàn bị vô hiệu hóa, đã rã ngũ tập thể, vứt súng tại chỗ, bỏ chạy thoát thân. Với thành tích này, đại tá Lộc đã góp phần giúp cho Sài Gòn giải phóng nhanh chóng, trọn vẹn; được Mặt trận Dân tộc giải phóng khu Sài Gòn - Chợ Lớn tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba. 

Dù tuổi cao sức yếu nhưng trong các cuộc hội họp liên quan đến kỷ niệm ngành tình báo, như ra mắt sách về đồng đội là cố Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Thiếu tướng Nguyễn Đức Trí đều cố gắng có mặt. Trong ký ức của ông luôn hiện lên hình ảnh những đồng đội đã bỏ mình vì nước và cả những người chịu những đau thương, oan ức khó giải tỏa. Nhìn lại tấm ảnh do nhà báo Chin Kah Chong của Hãng tin Pan-Asia Newspaper Alliance (PANA News) của Nhật Bản chụp nhà tình báo huyền thoại Phạm Ngọc Thảo mang lon đại tá quân đội Sài Gòn đang chỉ huy cuộc đảo chính ngày 19-2-1965 lật đổ chính quyền Đại tướng Nguyễn Khánh của Việt Nam Cộng hòa, Thiếu tướng Sáu Trí xúc động nói rằng trong lịch sử tình báo chiến tranh của nước ta, những câu chuyện đặc biệt như Phạm Ngọc Thảo cần nghiên cứu đến nơi đến chốn, để không thiếu trách nhiệm đối với người đã hy sinh và làm phong phú kho tàng kinh nghiệm hoạt động tình báo Việt Nam.
PHAN PHÚ YÊN
(https://nld.com.vn/van-nghe/chuyen-dot-nhap-sai-gon-cuoi-cung-cua-nha-tinh-bao-sau-tri-20200428184327964.htm)

Monday 12 July 2021

Về bảng “Tiếng thái - dụng âm Triều Châu” của Lý Văn Hùng (1960) (An Chi - Năng Lượng Mới số 442)

 Về bảng “Tiếng thái - dụng âm Triều Châu” của Lý Văn Hùng (1960) 

(https://petrotimes.vn/ve-bang-tieng-thai-dung-am-trieu-chau-cua-ly-van-hung-1960-308346.html?randTime=1625799556)

09:20 | 25/07/2015

|
Bạn đọc: Có vẻ như muốn nhắc đến bài viết của ông về hai tiếng “xín xái” trên Báo Năng lượng mới số 434, có người đã viết trên facebook như sau: “Xín xái đây, Xín xái là âm Triều Châu đọc hai chữ tiên thuyết (先說), nghĩa là “được châm chế”. Giáo sư Lý Văn Hùng khi ghi nhận nghĩa từ này có cả diễn giải bằng Hán văn: chước lượng ưu đãi (酌量優待) = được châm chế/ châm chước. Sách này in năm 1960, không ngờ hơn nửa thế kỷ sau nghĩa của từ này còn gây tranh cãi. Haizzzz.” Kèm theo những lời lẽ trên, tác giả còn đưa lên cả bảng “Tiếng thái - dụng âm Triều Châu” của Lý Văn Hùng để làm bằng (Xin xem ảnh). Tôi đoán ẩn ý của tác giả này như có vẻ mỉa mai: người ta đã giải quyết vấn đề cách đây hơn nửa thế kỷ rồi mà mấy anh còn... ở đó tranh cãi. Ông thấy thế nào, thưa ông An Chi? Xin cám ơn ông.  
Về bảng “Tiếng thái - dụng âm Triều Châu” của Lý Văn Hùng (1960)

Học giả An Chi: Chắc ai cũng biết, với bảng “Tiếng thái - dụng âm Triều - Châu” này thì GS Lý Văn Hùng muốn giới thiệu với người đọc 21 trường hợp mà ông cho là tiếng Việt đã mượn ở tiếng Triều Châu. Còn chúng tôi thì xin nói thẳng rằng ngay cái tên của nó mà ông đã dịch sang tiếng Hán (“Triều hóa Việt ngữ” [潮化越語]) cũng đã sai vì hoàn toàn trái ngược với dụng ý của ông. “Triều hóa Việt ngữ” là “Tiếng Việt Triều [Châu] hóa”; mà nếu muốn xem nó như một ngữ vị từ thì đó cũng phải là “Triều [Châu] hóa tiếng Việt”.

Còn ở đây, điều mà Lý Văn Hùng muốn nói đến lại là “Tiếng Triều [Châu] Việt hóa” (tức “từ Việt gốc Triều [Châu]) mà “Tiếng Triều [Châu] Việt hóa” thì phải là “Việt hóa Triều ngữ” [越化潮語]. Tất cả những ai mới học được những điều căn bản về cú pháp tiếng Hán cũng đều có thể biết được như thế. Đến như cách chú âm và/hoặc chú nghĩa thì lại có vấn đề ở nhiều chỗ, kể cả ở mục “xín xái” (Xin x. mục 10), như sẽ phân tích dưới đây. Hình thức phiên âm tiếng Triều Châu ở đây ghi theo Triều Châu âm tự điển của Đạt Phủ - Trương Liên Hàng (Quảng Châu Lữ du xuất bản xã, 1996). Ký hiệu chỉ thanh điệu ghi bằng chữ số Arập (nhưng không in nhỏ như trong nguyên bản). Chúng tôi sẽ trích từng mục cần thiết rồi xuống dòng để nhận xét.

1a- Thầu kê: ông chủ 頭家;

1b- Bà tàu kê: mụ tú bà 鴇母.

Thực ra thì ông “thầu kê” và bà “tàu kê” là đôi “vợ chồng từ nguyên” rất nên duyên: “thầu” trong “thầu kê” và “tàu” trong “tàu kê” là hai điệp thức bắt nguồn ở từ /tao5/ trong /tao5 gê1/, là âm Triều Châu của hai chữ “đầu gia” [頭家], có nghĩa là người chủ. Âm Quảng Đông của hai chữ này là “thầu cá” nhưng người Quảng Đông lại không gọi “ông chủ” là “thầu cá” mà gọi là “xì thẩu”, tức “sự đầu” [事頭]. Thế là ông “thầu kê” trong tiếng Việt thì giữ lại phụ âm đầu “th” (ghi âm bằng /t/) của tiếng Triều Châu còn bà “tàu kê” thì đổi “th” của nó thành “t” (ghi âm bằng /d/ trong từ điển). Nghĩa là cả hai ông bà đều do hai chữ /tao5 gê1/ trong tiếng Triều Châu mà ra chứ âm Triều Châu của hai chữ “bảo mẫu” [鴇母] lại là /bao2 bho2/ thì làm sao cho ra hai tiếng “tàu kê”.

2- Tài phú “ người thủ quỹ 財富,大夫.

Nhưng “tài phú” thực chất lại là tiếng Việt và là âm Hán Việt của hai chữ [財富] còn âm Triều Châu của hai chữ này thì lại là /cai5 bu3/ nên hai bên chẳng có dây mơ rễ má gì với nhau. Còn âm Triều Châu của hai chữ [大夫] là /dua7 hu1/ nên cũng chẳng dính dáng gì về ngữ âm với “tài phú”.

3- Tằng khạo: tài phú ghe chài 企叩: 駁船司理

Âm Triều Châu của hai chữ “xí khấu” [企叩] là /gi6 kao3/; chữ [企] cũng đọc /kia6/ nhưng dù đọc theo cách nào thì âm của chữ này cũng tuyệt đối không liên quan gì đến “tằng” trong “tằng khạo” (còn có các biến thể “tầng khạo”, từng khạo”trong tiếng Việt). Tầm-nguyên tự-điển Việt-Nam của Lê Ngọc Trụ chú chính xác hơn như sau: Do âm Triều Châu của hai chữ “đồng khảo” [同考]. Âm Triều Châu của hai chữ này là /dang5 kao2/ thì mới có thể cho ra “tằng khạo” được. Còn bốn chữ “bác thuyền tư lý” [駁船司理] chỉ là phần chú nghĩa (= tài phú ghe chài).

4- Tổng khậu : người đầu bếp 總铺: 伙頭.

“Tổng phố” [總铺] thì âm Triều Châu là /zong2 pou1/ không thể cho ra “tổng khậu” được; còn “hỏa đầu” [伙頭] (= đầu bếp) thì chỉ là hai chữ dùng để chú nghĩa của hai chữ” tổng phố”. Ở Đài Loan, người ta gọi đầu bếp là “tổng phố sư” [總铺師]. Vậy vấn đề từ nguyên của hai tiếng “tổng khậu” xin cứ treo lại ở đây.

5- Ông bang: bang trưởng 翁帮: 帮長.

Thực ra, “ông bang” là tiếng Việt chứ không phải do tiếng Triều Châu mà ra. Ông bang tức là bang trưởng. Trước kia, có 5 bang (ngũ bang) là bang Quảng Đông, bang Triều Châu, bang Hẹ (Khách Gia), bang Hải Nam và bang Phước Kiến. Còn hai chữ “ông bang”
[翁帮] mà Lý Văn Hùng đã dùng thì lại là chữ Nôm, không phải Hán. “Bang” là âm Hán Việt của chữ [帮], không có liên quan gì đến tiếng Triều Châu.

6- Tầu giá: đậu nha 荳芽: 芽菜 .

Người Việt và người rành tiếng Việt chỉ nói “giá”chứ không nói “tầu giá”. Còn âm Triều Châu của hai chữ “đậu nha” [荳芽] lại là /dao7 ghê5/; vậy do phép lạ nào mà /ghê5/ có thể cho ra “giá”? Thực ra,“giá”là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở từ ghi bằng chữ [稼] mà âm Hán hiện hành là “giá”, có nghĩa là lúa má, ngũ cốc, bông lúa. Ở đây, “giá” được hiểu theo nghĩa rộng, là mầm nảy ra từ hạt đỗ xanh.

7- U môi: ô mai 烏梅.

Trước nhất, người Việt miền Nam không nói “u môi”mà chỉ nói“ô môi; đồng thời “môi” trong “ô môi” và“mai”trong “ô mai”là hai điệp thức bắt nguồn từ chữ [梅], mà âm Triều Châu lại là /bhuê5/. Chẳng ai có thể tưởng tượng được /bhuê5/ mà lại cho ra được “môi/mai”. Tóm lại, “môi” và “mai’ đều là âm Hán Việt của chữ
[梅]. Chữ này có hai âm “môi” và “mai” cũng y chang như chữ [媒] có âm “môi” trong “môi nhân” và âm “mai”trong “mai mối”trong đó “mối” cũng là điệp thức của “môi” và “mai”.

8- Cải bắc thảo: cải hủ 北草: 冬菜

“Bắc thảo” là âm Hán Việt chính cống của hai chữ [北草] mà âm Triều Châu là / bag4 cao2/. Vậy /cao 5/ làm sao cho ra “thảo”. Cải bắc thảo, tiếng Triều Châu là “tăng xại”mà “tăng xại” là âm Triều Châu của hai chữ “đông thái” [冬菜] thì làm sao có thể nói “bắc thảo” là do tiếng Triều Châu mà ra?

9- Cải khát ná: cải rổ 芥蘭菜

Âm Hán Việt của 3 chữ Hán mà Lý Văn Hùng đưa ra ([芥蘭菜]) là “giới lan thái” còn âm Triều Châu của nó là/gai3 lang5 cai3/, tuyệt đối không có liên quan gì về ngữ âm với “cải khát ná” cả.

10- Xín xái: được châm chế 先說: 酌量優待.

Cái nghĩa của hai tiếng “xín xái”đã được Lê Ngọc Trụ giảng một cách chính xác và súc tích là “sao cũng được” (Tầm-nguyên tự-điển Việt-Nam). Đồng thời tác giả này cũng đã ghi nhận một sự thật là hai tiếng này “không có chữ để viết”. Ông Lê Ngọc Trụ đã khẳng định đúng với thực tế là, hiện nay, người Triều Châu cũng không biết phải viết hai tiếng này như thế nào. Còn Lý Văn Hùng thì đã có sáng kiến “phiên âm” hai tiếng “xín xái”bằng hai chữ“tiên thuyết” [先說] mà âm Triều Châu là /soin1 suêh4/ rồi chú nghĩa của nó là “ưu đãi” [優待].

Lý Văn Hùng đã không bõ công với sáng kiến này vì hơn nửa thế kỷ sau cũng có người mặc nhiên cho rằng, ông đã “giải quyết ổn thỏa”từ nguyên của hai tiếng “xín xái”. Nhưng thực ra thì con đường để đi tìm từ nguyên của hai tiếng này hãy còn … mờ mịt.

Nếu nhìn vấn đề bằng con mắt của người có chút ít hiểu biết cần thiết về ngữ học, đăc biệt là từ nguyên học, thì đâu có thể dễ dàng cả tin vào “sáng kiến” của GS Lý Văn Hùng trong khi mà cộng đồng người Triều Châu xem như “xín xái” là hai tiếng đã mất gia phả. Dĩ nhiên là ta có thể hy vọng đi ngược thời gian để tìm lại nguồn gốc của nó, đặc biệt là trong những tư liệu về tục tự Triều Châu nhưng con đường chắc chắn là sẽ quanh co, khúc khuỷu chứ không đơn giản như sáng kiến của GS Lý Văn Hùng.

Kết luận: Bảng “Tiếng Thái - dụng âm Triều - Châu” của GS Lý Văn Hùng chỉ có 21 mục mà đã sai đến 10 mục, ngót nghét 50%. Vì vậy ta phải dùng nó với con mắt phê phán sáng suốt chứ không nên, và càng không thể, dùng nó một cách ngây thơ để phản bác những ý kiến thực sự xuất phát từ những điều hiểu biết chính xác về ngữ học.

Năng lượng Mới 442

Sunday 11 July 2021

Dấu vết chiến tranh trong tiếng Việt (Nguyễn Đức Dân - Ngôn Ngữ Việt)

 



Thích chơi kiểu “đánh”, “đá”
 Nhà báo viết “Thế trận của Chelsea rất chặt chẽ, hàng phòng ngự luôn vô hiệu hóa được các mũi nhọn tấn công của đối phương. Các pháo thủ Arsenal  tổ chức tấn công, ra sức bắn phá khung thành Chelsea, nhưng người  chiến thắng lại là đội quân của ông Ancelotti…” Đó là cách viết theo một ẩn dụ đời thường “trận đấu bóng đá là chiến tranh.
Khái quát hơn, có ẩn dụ thi đấu thể thao là  chiến tranh. Chính vì vậy, chúng ta mới dùng từ trận cho những cuộc đấu thể thao: trận bóng đá, trận bóng bàn, trận bóng chuyền, trận vật, trận cầu lông, …
Cờ tướng không là ngoại lệ. Trong bài thơ Học đánh cờ của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những câu thơ phản ánh ẩn dụ cuộc cờ là chiến tranh:
Tấn công, phòng thủ không sơ hở
              Kiên quyết không ngừng thế tiến công
Nhưng tiếng Việt đặc biệt  nhiều từ ngữ chiến tranh.

Bức tranh xã hội  qua ngôn từ. Từ ngữ phản ánh xã hội và dấu vết xã hội  đọng lại trong từ ngữ.

Có những từ ngữ lâu đời, đã một thời ít dùng, có những kiểu quan hệ xã hội  tưởng như đã lùi vào dĩ vãng,  nay xuất hiện trở lại và bùng nổ khiến lớp từ này có  số lượng từ ngữ mới và số lượt từ ngữ dùng nhiều tới mức đáng kinh ngạc. Bạn có thể kiểm nghiệm qua  ba  từ cò, tặc và chạy. Nếu như trước đây trong tiếng Việt chỉ có đạo tặc, gian tặc, nghịch tặc, phản tặc thì nay có thêm hải tặc,  lâm tặc, đinh tặc; cáp tặc, đất tặc, nghêu  tặc, tin tặc; vàng tặc Khi những hiện tượng xã hội  đặc biệt xuất hiện thì lại xuất hiện  những từ ngữ đặc biệt. Liên quan đến câu chuyện giao thông, từ đinh tặc  kể ra đã là mới thì nay trong dân gian lại xuất hiện Đinh tặc!  
Chiến tranh cả trong chuyện chăn gối[2] Từ khi dựng nước, dân tộc Việt  phải liên miên đối phó với giặc ngoại xâm phương Bắc và  giặc giã quấy nhiễu ở phương Nam. Kết quả là những từ ngữ quân sự từ xa xưa đã đi vào lời nói  đời thường, lúc nhiều lúc ít
Trận, đánh  và quân là những  từ chiến tranh điển hình trong tiếng Việt.
Những sự kiện xảy ra kéo dài và gây hại liền được gọi là “trận: trận bão, trận lụt, trận cuồng phong,  trận gió, trận ốm, trận ho, trận đòn, trận roi, trận mưa…Thậm chí “Thúc Sinh quen thói bốc trời  Trăm nghìn đổ một trận cười  như không” (Kiều)

Dấu vết chiến tranh hiện hữu trên khắp đất nước. Từ lô cốt  từng đi vào thơ ca:
“Chiều xuân nắng mịn lá khoai lang,/ Hoa bí bò leo nở cánh vàng./ Lô cốt bên đường rêu phủ khắp, /Bầy em thi chạy tiếng cười vang.” (Huy Cận, Chiều xuân bên đường).
Nay lại thấy ‘lô cốt” giao thông.  Người bảo thủ , khó từ bỏ nếp suy nghĩ  cũ liền được phong danh ông “lô cốt”.
      So sánh với tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Nga, từ đánh của tiếng Việt là một đặc thù. Trong các từ điển tiếng Việt,  có khoảng 130 cụm từ “đánh + X”. Đành rằng có ẩn dụ thi đấu thể thao là chiến tranh, nhưng thể thao trước hết là trò chơi. Môn thể thao nào cũng được người Việt, người Anh, người Pháp hay người Nga gọi là CHƠI (to play;  jouer; igrat’): chơi bài,  chơi bóng bàn, chơi cờ, chơi quần vợt…Ấy thế nhưng với người Việt, thể thao còn là đánh và đá. Chơi  gọi là đánh (nếu dùng tay) và đá (nếu dùng chân). Nếu dịch đánh bạc, đánh bi, đánh bốc, đánh đáo, đánh khăng, đánh vật… sang những thứ tiếng khác, vẫn chỉ dùng từ chơi.
      Dấu vết chiến tranh cũng đọng lại trong từ quân.
Những cách dùng sau cũng không thấy ở nhiều tiếng khác: Một tập hợp người cùng  hành động, cùng một thuộc tính  liền được gọi là “quân”.  Những người không có việc làm  sẽ sung vào đội quân  thất nghiệp. Chúng ta gặp khái niệm “quân xanh” trong đấu thầu dự án, trong  việc tìm vận động viên cầu lông, cờ vua  có trình độ luyện tập với Nguyễn Tiến Minh, Lê Quang Liêm…
Quản lý người dưới quyền thì gọi là  quản quân: “Tuy nhiên với lực lượng hùng hậu, phong độ ổn định của các cầu thủ và tài quản quân của huấn luyện viên, B.B.D, đã thắng chính họ.” (NLĐ, 01.8.2007). Số lượng các thành viên của một đơn vị hành chính, văn hóa nghệ thuật cũng  được gọi là  “quân số”. Đi làm  nhiệm vụ được gọi là xuất kích, ra quân. “Hà Nội ra quân chống ùn tắc giao thông”; “Hà Nội ra quân kiểm tra hoạt động taxi” (VTV1, 10.4.2012).  Thực hiện những nhiệm vụ khó khăn được gọi là đột phá, xung kích. Một chương trình hành động có nhiều người tham gia, dù không hề đánh nhau, vẫn được gọi là “chiến dịch”: chiến dịch mùa hè xanh; chiến dịch thanh niên tình nguyện. “Chính quyền, các cơ quan chủ quản đã cử người đóng chốttrực chiến tại những điểm nhiều nguy cơ  lũ tràn về” (VTV1, 18.10.2011)
Người Việt dùng nhiều từ ngữ chiến tranh để tạo ẩn dụ và tiếng lóng. Vũ khí, súng, đạn,  buông  súng, cướp cò… là những từ ngữ bác sĩ thường dùng trên báo chí để giải thích  những điều liên quan tới quan hệ chăn gối. Họ hàng xa được gọi là có quan hệ  “đại bác tầm xa”.
(http://ngonnguviet.blogspot.com/2013/04/dau-vet-chien-tranh-trong-tieng-viet.html)