Sunday, 14 December 2014

từ nguyên của "ngựa", "bà ngựa", "ngự" (Trần Trọng Dương)



từ nguyên của "ngựa", "bà ngựa", "ngự"

bà ngựa ◎ Ngọ午: ngựa [Vương Lực 1958: 36]. Dừng ngựa là ngự 御, 馭, các đồng nguyên tự trên có âm tái lập là ngia [Vương Lực 1982: 139-140; Lưu Quân Kiệt 1999: 308]. Chữ 馭là chữ chỉ ý gồm cái tay (又) và con ngựa. Chữ 御 là chữ hình thanh kiêm chỉ ý: bộ xích 彳trỏ con đường, chữ ngọ午trỏ con ngựa (đồng thời là thanh phù), dưới là chữ chỉ 止(dừng, hãm), bộ tiết 卩 trỏ cái roi. Ngoài ra, còn có chữ 卸 với nghĩa là dỡ đồ [Bernhard Karlgren 1923: 238], nhưng lại lấy tiết 卩làm thanh phù nên đọc là tá, có lẽ nghĩa gốc là dỡ đồ từ trên lưng ngựa xuống, cho nên mới có ngọ 午làm ý phù. Karlgren tái lập âm của ba chữ 馭,御,禦là ngiwo’ [1923: 376]. Ngoài ra còn có ngự 午卩 , mà Huệ Thiên (2004: 305-310) coi là một đồng nguyên tự của ngọ 午. Norman (1985: 88) coi 午 là từ mượn của Mon Khmer, chua tiếng Việt có ngựa, Proto Việt Mường là maŋƏƏ [Ferlus 1992: 57]. Axel Schuessler (1987: 519) tái lập 午 là ŋuoB LH ŋa, OCM *ŋâ, đồng thời cũng xác nhận御là đồng nguyên tự và tái lập là ŋjwoB (1987: 590). Với cứ liệu maŋƏƏ từ tiếng Pakatan, và các cứ liệu bà ngựa trong tiếng Việt cổ có thể nghĩ đến giả thuyết rằng đây là lưu tích của một từ để trỏ ngựa trong tiếng Hán thượng cổ, từ này vốn có tổ hợp phụ âm đầu [mng] (ng có tiền mũi) mà mã là lưu tích của tiền mũi còn [ng] trong ngọ, ngựa là lưu tích của [ng]. Cũng có khả năng maŋƏƏ là cách đọc Việt hóa vào giai đoạn tiếng Việt cổ, như lốc, trọc, trốc ngày nay vốn xuất phát từ một âm Việt hóa vào thế kỷ XV là *tlốc vốn có nguyên từ là độc髑. X. trốc. mắng. Nôm: 婆馭.
dt. con ngựa. (Thủ vĩ ngâm 1.4)‖ (Tự thuật 114.3)‖ Dợ đứt khôn cầm bà ngựa dữ, Quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính cảnh giới 137.3). Sách đối đan trì, văn chói chói gấm trên bà ngựa (Lê Thánh Tông- Thập giới cô hồn…) Xích tiểu đằng là dây răng bà ngựa…Mã hành lấy não bà ngựa (Tuệ Tĩnh- Nam dược quốc ngữ phú).
(trích Nguyễn Trãi Quốc âm Từ điển)

No comments:

Post a Comment