Sunday, 13 August 2017

Bánh giầy hay bánh dày?



Thứ bánh làm bằng gạo nếp giã nhuyễn, nắn thành hình tròn dẹt trong truyện Lang Liêu là bánh giầy. 
 
Từ điển chỉ ghi nhận bánh giầy (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:29), Văn Tân, 1994:47, Hoàng Phê et al. 2006:35…), không có bánh dày, bánh dầy, bánh giày

Các nhà nghiên cứu (Trần Quốc Vượng, An Chi, Nguyễn Dư...) chưa có cách lý giải đủ sức thuyết  phục vì sao phải là giầy mà không là dày, dầy hay giày. Người lười tra từ điển thường viết tùy thích:

Bánh giầy (còn được viết là bánh giày, bánh dầy hay bánh dày) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở

Bánh giầy Gầu

Thursday, July 29, 2010

(http://langxuancau.blogspot.com.au/2010/07/banh-giay-lang-gau.html)



Ta thử hình dung hậu quả của thói tùy tiện này khi nó đi vào lớp học. Đầu sách mình dạy:


Bánh giầy hình tròn, tượng trưng cho mặt trời.

(Trần Đắc Trí & Huỳnh Thu Thủy, 2013:21)


Cuối sách mình ra đề thi:


Hãy thuật lại sự tích bánh dày bánh chưng.

(Trần Đắc Trí & Huỳnh Thu Thủy, 2013:107)
 
Học sinh phải viết về cái bánh nào?

No comments:

Post a Comment