Thursday, 8 August 2013

CHỮ NÔM KIÊNG HUÝ TRÊN TẤM BIA ĐỜI TRẦN - Lâm Giang

15 . Chữ Nôm kiêng húy trên tấm bia đời Trần. (TBHNH 1998)
Cập nhật lúc 17h00, ngày 27/09/2007
LÂM GIANG
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Đó là trường hợp xuất hiện trên tấm bia khắc ở vách đá chùa Hưng Phúc, xã Chỉnh Đốn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, có tên: Phật pháp tăng bảo.
Bia cao 1,04 mét, rộng 0,73 mét, một mặt, gồm 18 dòng, mỗi dòng 40 chữ, tổng cộng 720 chữ.
Bia khắc trên vách đá (ma nhai bi), không có hoa văn trang trí. Trải nhiều năm tháng dầm mưa dãi nắng, nên mất nhiều chữ, số chữ còn lại đều mờ, mất nét rất khó đọc. Hiện 1/3 số chữ khắc trên bia bị mất hoàn toàn, không thể nhận ra lấy một nét chữ. Bia không ghi tên người soạn, người viết chữ, hoặc người khắc chữ. Duy dòng nhiên đại khắc ngay dòng đầu tiên của bia thì còn rất rõ: Ngày 13 tháng Giêng, năm Đinh Dậu, niên hiệu Thiệu Phong thứ 17 (1357).
Bia chưa được ai nghiên cứu, giới thiệu.
Thác bản hiện lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu N.19162.
Nội dung: Khắc họ tên cùng số ruộng (gồm số thửa, tên xứ đông, Đông Tây giáp giới) của các quan viên, thái ông lão bà, thiện nam tín nữ, đã cúng ruộng cho nhà chùa Hưng Phúc.
Như vậy, nội dung bia nghèo nàn, thoạt nhìn tưởng chừng chẳng có điều gì cần nói thêm, ngoài yếu tố là một tấm bia đời Trần hiếm hoi còn lại. Và, các thiện nam tín nữ tiến cúng ruộng cho nhà chùa, được khắc bia ghi tên, nêu công đức, cũng là việc đã từng thấy ở thời đó, không mới mẻ gì. Có chăng ở đây cung cấp thêm tên một số quan chức: Hỏa đầu, Dũng thủ, Sổ dịch nhan… Có lẽ là những chức quan nhỏ ở hương thôn thời ấy. Nhưng nếu chu ý thêm một bước nữa thì thấy tên người, tên đất trong bia đều dùng chữ Hán, ngoài trường hợp sẽ trình bày sau đây.
Lại đọc ký thêm nữa thì thấy, các tín thí cúng ruộng cho nhà chùa, người ít nhất là một, nhiều nhất là năm sào. Với số chữ còn đọc được trong bia, thống kê lại được số người tiến cùng với số lượng như sau:
+ 4 người tiến cúng một sào.
+ 1 người tiến cúng một sào bảy thước.
+ 3 người tiến cúng 3 sào.
+ 2 người tiến cúng 4 sào.
+ 2 người tiến cúng 5 sào.
Sau thống kê xong mới phát hiện ra rằng, những chữ số 1, 3, 4, 4 có cách viết khác nhau: Những chỗ kê số ruộng phải dùng đến chữ số “tam cao” (3 sào) có cách viết không bình thường: Trong bia có 3 trường hợp phải ghi “tam cao” đều được viết tránh thành chữ Hán đọc Nôm “ba sào” . Các chữ số còn lại như: “Nhất cao”, “tứ cao”, “ngũ cao”, không viết thành chữ Nôm “một sào”, “bốn sào”, “năm sào” như trường hợp vừa nêu trên.
Chữ “tam” được viết tránh trong bia có thể là kiêng húy trong từ “tam bảo” song các chữ “tam” trong từ “tam bảo” xuất hiện trong bia đều được viết bình thường, có thể phép kiêng húy trong trường hợp này chỉ quy định như vậy, chưa thật chặt chẽ. Dẫu sao, việc dùng chữ Nôm để viết kiêng húy như trên là một trường hợp ít thấy. Mặt khác, về phương diện chữ Nôm, thì đây là một bằng chứng khác xác đáng chứng minh rằng chữ Nôm đã có từ đời Trần.
Như trên đã thấy, chữ “ba sào” không phải chỉ xuất hiện một lần mà là ba lần trong tấm bia này.
Cần nói rõ thêm, chữ trong bia hầu hết là lờ mờ, riêng các chữ ghi số ruộng “nhất cao”, “ba sào”, “tứ cao”, “ngũ cao” lại khá rõ ràng, giúp cho việc khảo sát thêm thuận lợi và cũng là một thiết chứng đáng tin cậy.
Dưới dây xin trích mười câu có ghi số ruộng do thiện nam tín nữ tiến cúng cho tam bảo, trong đó có chữ “ba sào”, xuất hiện ở ba câu khác nhau để bạn đọc tham khảo.
1.
2. 西
3.
4. 黃 氏 乙 二 人 施 田 望 快 洞 波 篙 有 餘
5. 西
6. 丁 賢 並 妻 丁 氏 將 施 在 望 快 洞 田 一 高 東 近 何 本 西 近 謝 休 為 界
7. 鄭 氏 別 施 田 望 快 洞 用 一 高 七 尺 東 近 路 西 近 三 寶 地
8. 在 頓 廊 所 役 火 頭 于 麻 郎 並 妻 宋 氏 熙 二 人 共 施 田 在 望 辦 洞 用 西 高 東 近 丁 笛 西 近 丁 特 為 界
9. 堂 口 口 口 施 田 波 高 東 近鉅 人 阮 丁 歑 西 近 口 何
10. 侍 衛 都 勇 黃 氏 秀 並 所 役 人 丁 現 妻 黃 氏徒 四 人 共 在 群 祠 田 處 一 所 西
Thông báo Hán Nôm học 1998 (tr.121-124)

No comments:

Post a Comment