Thursday, 24 April 2014

Bất hủ cao hay thấp hơn bất tử?



Lê Khả Kế (2001:844) dịch immortelbất tử, bất diệtbất hủ. Người Pháp không phân biệt ba thứ bất này cao thấp thế nào.

Hủ thối nát: hủ mộc  là gỗ mục.
Bất hủ không suy tàn mục nát, ý nói mãi mãi vẫn hay, vẫn có giá trị (Đào Duy Anh,1975:64).
Bất hủkhông mất, còn mãi mãi (indestructible) ; bất tửkhông chết (Đào Duy Anh, 2005:61).

Chết rồi (tử) thì sẽ thối (hủ). Hợp chất vô cơ là thứ chất không thối rữa, không phân hủy (bất hủ) nên không chết (bất tử). Đó là lẽ tự nhiên, không có chuyện tử cao hơn hủ hay bất hủ cao hơn bất tử.
Phân loại nhà văn bất tử và nhà văn bất hủ là việc làm giả tạo, chơi trò tùy tiện gán cấp ý nghĩa cho từ ngữ:

Để chỉ sự-sống-sau-cái-chết của một nhà văn, trong tiếng Việt có hai khái niệm: bất tử và bất hủ. Nhiều người bất tử nhưng không bất hủ: Đó là những cây bút có giá trị lịch sử hơn là giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật. Tác phẩm của họ còn, nhưng chỉ còn trong các thư viện đầy bụi bặm để các nhà nghiên cứu cặm cụi tìm tòi và phân tích như các nhà giải phẫu học nghiên cứu các tử thi trong phòng thí nghiệm. Chỉ riêng trong văn học Việt Nam, những người thuộc loại này nhiều vô cùng. Trong mỗi nền văn học, và mỗi thời đại, số người thực sự bất hủ rất hiếm: Đó là những người có tác phẩm, nói theo cách nói quen thuộc, “vượt thời gian và vượt không gian”, ở đâu và thời nào, đọc lại, người ta cũng thấy hay. Nhờ sự bất hủ của tác phẩm, tác giả thành bất tử.

Như vậy, trong bảng giá trị văn học, khái niệm bất hủ cao hơn khái niệm bất tử: Người bất hủ đương nhiên bất tử trong khi không phải ai bất tử cũng đều bất hủ. Điều đó cũng có nghĩa là, trong các yếu tố tạo nên giá trị văn học, tác phẩm quan trọng hơn con người. 

Nguyễn Hưng Quốc, Nghĩ thoáng khi nghe Gabriel García Márquez qua đời
(http://www.voatiengviet.com/content/nghi-thoang-khi-nghe-garcia-marquez-qua-doi/1898044.html)


Bất hủ thường được dùng để nói về tác phẩm có giá trị trường tồn (tác phẩm bất hủ). Bất tử gắn với tên tuổi cá nhân, không nhất thiết đó phải là người có tác phẩm (anh hùng bất tử). Đó là những kiểu kết hợp từ ngữ khác nhau, so sánh giá trị cao thấp, to nhỏ sao được?

Chỉ có ngớ ngẩn đúng là bất diệt.
La seule chose qui soit immortelle en ce bas monde, c'est la bêtise humaine.
(Maxalexis ; Œuvre : Les apparences trompeuses – 1998)

No comments:

Post a Comment