Saturday, 5 April 2014

Hồ sơ bảo vệ luận văn 2010 của Nhã Thuyên (Nhã Thuyên - JunglePoetry)


Hồ sơ bảo vệ luận văn 2010 của Nhã Thuyên


1. Tôi thấy cần thiết công bố những biên bản liên quan tới việc bảo vệ luận văn của tôi năm 2010. Hiện tại, tôi rất tiếc vì chưa tìm lại được bản nhận xét của chủ tịch Hội đồng PGS Nguyễn Văn Long. Tất cả các bản nhận xét đó, theo thủ tục, đều được đọc công khai trước hội đồng bảo vệ và sau đó đính kèm với luận văn khi nộp lưu trữ cho thư viện khoa và trường.

Tôi đính kèm đây các ảnh chụp những văn bản tôi còn giữ lại được ở thời điểm này gồm: quyết định về việc thành lập Hội đồng chấm luận văn, Nhận xét của người hướng dẫn cô Nguyễn Thị Bình và nhận xét của Uỷ viên hội đồng Nguyễn Đăng Điệp, nhận xét phản biện của T.S Ngô Văn Giá, nhận xét phản biện của T.S Chu Văn Sơn.
2. Sự công bố này liên quan tới việc  Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cần minh bạch cho bản thân tôi, tác giả luận văn, về thông tin thành lập hội đồng thẩm định luận văn năm 2014 (quyết định thành lập hội đồng này) và các biên bản nhận xét của các thành viên hội đồng thẩm định đó.
3. Tôi hi vọng các thành viên trong hội đồng chấm luận văn cũ sẽ có đơn kiến nghị  chính thức lên trường Đại học sư phạm Hà Nội về tính hợp pháp cũng như sự công khai đối thoại của hội đồng thẩm định luận văn với hội đồng cũ.  Ở đây, tôi không đặt vấn đề hội đồng cũ phải bảo vệ kết quả luận văn mà tôi đã trình bày thành công trước hội đồng năm 2010. Tôi hình dung rằng, đơn kiến nghị này (nếu có) là một minh chứng rằng luận văn là văn bản có thực, tác giả luận văn, người hướng dẫn, người phản biện, các thành viên hội đồng là những con người có thực, việc bảo vệ luận văn là sự kiện có thực và dựa trên giả định rằng cái có thực đó không thể bị xoá trắng.

update 02 April.
4. Tôi biết rằng hiện nay toàn văn bản luận văn dạng điện tử có thể được tìm thấy dễ dàng trên các trang mạng cũng như có đề nghị in ấn nó. Tôi chỉ muốn nói một điều: thực tế, chỉ có những trường hợp bất thường (như trường hợp của tôi), luận văn dạng thô (không sửa chữa gì, không tinh chỉnh) mới được công bố như thế cho mục đích làm “lịch sử vấn đề”. Khi sự việc trở nên căng thẳng vào thời điểm năm ngoái, nhiều người đã đề nghị tôi công bố bản luận văn để “rộng đường dư luận”. Bản thân tôi lúc ấy, và bây giờ cũng vậy, với tư cách một tác giả của một công trình (chứ không phải chỉ như một người trong cuộc có vai trò cung cấp nguồn thông tin), bởi sự trân trọng của tôi với các độc giả, chưa từng có ý tự mình công bố luận văn một cách chính thức chỉ với mục đích “để bàn luận đúng sai”. Các nghiên cứu sau khi bảo vệ thành công ở các cấp học khác nhau, như luận văn thạc sĩ hay thường là luận án tiến sĩ, nếu được dịp công bố dưới dạng sách, nghĩa là để đưa tới người đọc,  đều cần rất nhiều lao động cho sự hoàn chỉnh. Đó đương nhiên là trách nhiệm của một tác giả.
Tôi xin phép không bàn luận về những  bàn luận về các thành viên hội đồng, sự sai đúng của luận văn, khoa học hay không khoa học là tuỳ từng góc nhìn (mà có chuyện sai, đúng sao?). Tôi tin rằng ít nhất, mọi người có thể đồng thuận điều này: để bảo vệ thành công một luận văn, một luận án, điều duy nhất và là điều hợp pháp tôi cần làm là thuyết phục được hội đồng chấm luận văn của tôi bằng lao động của mình.
Đó, may mắn sao, là điều tôi đã làm được vào năm 2010. Trước những thành viên của hội đồng mà tôi nghĩ, họ đã rất cởi mở để đón nhận và cũng thừa tỉnh táo, đủ sự thẳng thắn để phê bình những điều chưa ổn của luận văn từ góc nhìn của họ, như trong các nhận xét dưới đây, và như những gì diễn ra hôm tôi bảo vệ. Tôi trân trọng lao động đọc của các thành viên hội đồng, và tôi trân trọng những sự khác biệt trong đánh giá. Và nghĩ lại, có thể điều này không được khiêm nhường, tôi cho rằng điểm mười tôi nhận được không có gì bất thường; thậm chí, với tôi, nó như một kết quả tốt đẹp của sự trao đổi thẳng thắn và thú vị giữa người viết và những người có trách nhiệm đánh giá nó, bất chấp sự khác biệt về quan điểm và thậm chí cả các quan điểm về quy chuẩn học thuật.
Một người bạn của tôi nói, giáo sư hướng dẫn tiến sĩ của bạn ấy nói rằng, cả khi bạn ấy làm một bài thơ thay cho việc viết một luận án vài trăm trang mà thuyết phục được hội đồng chấm, thì vẫn có thể bảo vệ thành công và được thông qua! Hẳn nhiên, chưa từng có tiền lệ đó ở Việt Nam và có thể cũng chưa có ở Mỹ chăng?
Và cũng vì tôi chưa thấy có thể kết thúc với luận văn của mình trong việc nhìn nhận vào các hiện tượng thơ như Mở Miệng, tôi đã thấy cần phải phát triển nó thành dự án Những tiếng nói ngầm mà tôi đã có dịp gặp rắc rối với nó cũng như đã có dịp trình bày nó như những sản phẩm hoàn chỉnh và muốn mời gọi sự đọc từ độc giả. Tôi hi vọng, những tiểu luận của Những tiếng nói ngầm, trong đó có tiểu luận về Mở Miệng tôi phát triển từ luận văn này, sẽ sớm có dịp ra mắt độc giả.
Bản online của dự án này có thể tiếp cận ở đây:
?????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????


IMG_3600?????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????
Bản nhận xét của T.S Nguyễn Đăng Điệp, uỷ viên hội đồng:
Bản nhận xét của T.S Ngô Văn Giá, người phản biện.
Bản nhận xét của T.S Chu Văn Sơn (mới tìm được.)
photophoto (1)
phanbienluanvanNT_VanGia

No comments:

Post a Comment