Trận
đánh mìn đoàn tàu quân sự qua ga Phạm Xá ngày 31/01/1954 (nhằm ngày 27 tháng Chạp
âm lịch) là một chiến công lớn của bộ đội Việt Minh huyện Kim Thành tỉnh Hải
Dương.
Kết quả trận này,
quân viễn chinh Pháp thừa nhận là thất bại lớn. Báo chí trong nước và nhiều nước
đưa tin chiến thắng lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ Tổng tư lệnh khen
thưởng và thông báo cho biết, địch chết 1017 tên lính Âu Phi và nhiều sĩ quan
chỉ huy của Pháp cùng hàng tấn quân trang quân dụng, các phương tiện chiến đấu.
Hôm sau cấp trên
thông báo, trận đó chúng tôi đã tiêu diệt và làm bị thương 1.017 tên lính Âu-
Phi; phá huỷ nhiều vũ khí, quân trang, phương tiện chiến tranh khác của địch.
Thành
tích lớn như thế nhưng huyện đội Kim Thành chỉ được huân chương Quân Công hạng
Ba, chiến sĩ Nguyễn Văn Thòa được tặng huân chương Chiến Công và áo lụa của Bác
Hồ. Mãi đến năm 2010 hai chiến sĩ trực tiếp đánh trận đó (Nguyễn/Phạm Văn Thòa
và Nguyễn Đình Viện) mới được phong anh hùng.
Sau
đó con số 1017 xuất hiện trong tất cả các trang web liên quan đến truyền thống
cách mạng của Hải Dương.
Tùy
theo người kể, chi tiết có thể gia giảm chút ít (thành phần tham gia, đoàn tàu
gãy đôi, gãy ba...) nhưng thời điểm, địa điểm, vũ khí của ta và con
số thương vong của địch là nhất quán:
Tháng 12/1953, Huyện
ủy và các lực lượng vũ trang huyện được giao nhiệm vụ tiêu diệt đoàn tàu chở
quân lính địch từ Hải Phòng lên tăng cường cho Điện Biên Phủ. Trong tình hình
đường 5 được địch canh phòng, bảo vệ gắt gao hơn. Nhiệm vụ được giao cho Trung
đội 1, bộ đội huyện do đồng chí Nguyễn Văn Thòa làm Trung đội trưởng.
Qua trinh sát
nghiên cứu trận địa, Huyện ủy và Ban chỉ huy Huyện đội Kim Thành quyết định chọn
địa điểm đánh trong phạm vi kiểm soát của địch từ ga Phạm Xá đến thôn Xuân Mang
và vị trí đặt mìn được chọn ở giữa bốt Phạm Xá và bốt Xuân Mang. Trên đoạn đường
sắt này, ngoài những tốp lính gác thường xuyên tuần tiễu, còn có hệ thống giao
thông hào rộng 3m, sâu 1,5m, cạnh đường và bãi được phát quang.
Đầu tháng 1/1954,
việc trinh sát chuẩn bị trận địa được triển khai. Liên tục trong hơn chục đêm,
Trung đội trưởng Nguyễn Văn Thòa cùng đội phó Nguyễn Đình Viện và 2 chiến sĩ vượt
sông, lội bãi không quản gió rét vào cánh đồng Xuân Mang bám đường theo dõi
tình hình, nắm được quy luật tuần tra của địch ở khu vực, ta thấy giữa hai ca
tuần có khoảng thời gian trống từ 22 giờ đêm đến 1 giờ sáng là thời điểm an
toàn có thể hoạt động. Sau đó việc chọn địa điểm đặt mìn vào đường sắt, chỗ đặt
gốc dây mìn... đều phải tính để trận đánh đạt hiệu quả.
Đêm 18/01/1954, ta
tiến hành đào hố chôn ''mìn giả' để thăm dò địch và mấy đêm sau ta đào hầm đặt
trạm điều khiển mìn nổ. Sau hai ngày an toàn, đêm 20/01 ta chôn mìn thật, cách
hàng rào ngoài cùng của bốt Phạm Xá 200m về phía tây, hầm điều khiển ở đoạn
đường chạy ra giữa bãi cách đường sắt 400m và bố trí xong trận địa.
Sau một thời gian
canh gác, chờ đợi, đến 10 giờ sáng ngày 31/01/1954, dưới sự điều khiển của đồng
chí Thòa và đồng chí Viện với sự giúp sức của tổ yểm trợ do đồng chí Thường phụ
trách, ta đã đánh trúng đoàn tàu quân sự chở đầy binh lính địch. Đoàn tàu 22
toa đã bị cắt làm 3 khúc, 4 toa nổ tung, 18 toa bị hất xuống bãi, địch chết và
bị thương 1.017 tên, giao thông bị đình trệ 2 ngày.
Con
số 1017 đã trở thành huyền thoại và được đưa vào các chuyên đề trưng bày bảo
tàng.
Học
sinh trung học phổ thông ở Hải Dương phải học và tìm hiểu lịch sử lực lượng vũ
trang của tỉnh nhà như thế:
Ngày 31/1/1954 trận
đánh Ga Phạm Xá - Kim Thành, tiêu diệt và làm bị thương 1.017 tê (sic), 4 toa tầu bị phá huỷ. Trận đánh này đã làm tê liệt việc vận chuyển của
địch trên tuyến đường huyết mạch này trong một thời gian dài, hỗ trợ đắc lực
cho chiến trường chính Điện Biên Phủ giành thắng lợi, đồng thời góp phần thúc đẩy
phong trào chiến tranh du kích trên tuyến đường sắt và Đường số 5.
Học
sinh không cần thắc mắc xem mỗi đoàn tàu có bao nhiêu toa và mỗi toa chở được
bao nhiêu lính.
Bức
điện ngày 1/2/1954 của lãnh sự Hoa Kỳ tại Hà Nội gửi về Bộ Ngoại Giao cho thấy sự
kiện Phạm Xá có thể được xem là đáng lưu ý. Trong bức điện đó, mọi thông tin đều
khớp với các chi tiết do cấp trên của ta đưa ra, trừ con số thương vong của
phía Pháp (3 toa trúng mìn, 15 chết, 25 bị thương) và của ta (1 bị bắt giết):
Director of railway
connecting Haiphong and Hanoi advises that yesterday morning about 0900 as troop
train en route from port to capital passed post at Pham-Xa, 72 kilometers east
of Hanoi, it was blown up by electrically detonated device containing estimated
50 kilograms of explosive and buried at edge of ballast. Three cars carrying 50
French Union troops each were hit; about 15 men were killed and 25 wounded. One
of the Viet Minh responsible for detonation was caught and killed.
Cũng
theo bức điện này, kể từ tháng 4-1953 trung bình mỗi tháng có một đoàn tàu bị
giật mìn (Average
of one train monthly has been blown up since last April). Thông tin này có
thể xem là khả tín nếu việc chuẩn bị một trận đánh mìn đường sắt đòi hỏi nhiều
công sức và thời gian đúng như sách bảo của ta miêu tả.
No comments:
Post a Comment