Trần Văn Tiếng viết:
Ngoài những lĩnh vực nêu trên, những TNGA được dùng trong đời sống xã hội cũng cần được khảo sát, tìm hiểu một cách thấu đáo. Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa có điều kiện thu thập hết những TNGA đã và đang đi vào đời sống xã hội. Quan sát trên báo đài, chúng tôi thấy những từ đã đi vào hệ thống từ vựng tiếng Việt và ổn định dưới dạng phiên âm như (xe) buýt, tắc xi, ô tô, vi rút, gas (phát âm “ga”), đề pa, (chạy) sô, a-xít, mô típ, sai (size), mít ting, căng tin, sếp, (quầy) bar, (tiền) cát xê, xi măng, xì-căng-đan, mát-xa, (bị) sốc, (đoạt) cúp, sút (bóng), (xem) phim, garage[8]; bên cạnh đó, những từ gần như đã được chuyển nghĩa hẳn sang tiếng Việt như máy tính, máy lạnh, máy giặt, ...làm cho hệ thống từ vựng tiếng Việt ngày càng phong phú.
Tôi nghĩ phần lớn các từ đã dẫn trên đây (trừ từ sai) đều vào tiếng Việt qua đường mượn âm tiếng Pháp.
Từ buýt vào từ điển của Đào Văn Tập năm 1950.
Taxi thành:
tắc xi trước năm 1934
* Mới bắt
đầu có xe ô-tô “tắc-xi” (taxis) chạy ở Hà-nội. Nam Phong Tạp Chí số 205 (1934:129)
ta-xi trước năm 1941 :
* Xe ta-xi, đã hứa nhiều lần, vẫn chưa thấy
có; nhưng chẳng bao lâu nữa sẽ có 600 chiếc chạy bằng hơi đất đốt đèn. Thanh Nghị số 2 (1941:27)
Mô típ có mặt trong tiếng Việt trước năm 1954:
* Phái thứ hai, đại biểu là V. Goloubew và một nhà bác học khác L. Finot thì chủ trương rằng văn hóa Đông-sơn chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán tộc, tuy cũng nhận rằng các mô-típ rất đặc biệt của nghệ thuật Đông-sơn, hình tròn có tiếp tuyến (cercle à tangente) là một mô-típ do nguồn Han-tát. Tập San Nghiên Cứu Sử Ký – Địa Lý – Văn Học số 1 (1954:14, Đào Duy Anh)
No comments:
Post a Comment