PGS.TS. Lê Trung Hoa
Bộ môn Văn hoá học
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh
Báo cáo tại Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành văn hóa học” do Bộ môn Văn hóa học tổ chức tháng 1-2006
Như chúng ta đã biết, địa danh ra đời trong những điều kiện lịch sử, địa lý nhất định. Do đó, phần lớn địa danh mang dấu ấn của môi trường, thời đại mà nó chào đời. Có người cho rằng địa danh giống như “ vật hoá thạch” [5: 6]; người khác lại cho rằng đấy là những “đài kỷ niệm” Như vậy, qua địa danh, ta có thể biết một vùng đất, một quốc gia về các mặt địa lý, xã hội, các công trình xây đựng, lịch sử và văn hoá. Địa danh Việt Nam cũng thế.
1. Địa danh phản ảnh điều kiện tự nhiên:
Ra đời trong môi trường nào, địa danh phản ảnh hoàn cảnh địa lý ở đó. Đó là điều tất yếu vì địa danh là sản phẩm của tư duy mà tư duy luôn phản ảnh hiện thực mà nó tiếp nhận. Hiện thực đi vào địa danh có thể chia làm ba phần lớn. Đó là địa hình, thực vật và động vật.
1.1. Địa hình có thể chia làm hai dạng: địa hình cao và địa hình thấp. Địa hình cao gồm: núi, đồi, gò, đống,…Địa hình thấp gồm: sông, biển, hồ, đầm,…Tên địa hình đi vào địa danh trước hết qua các danh từ chung được dùng làm tên gọi các tiểu loại địa danh như núi, gò, sông, rạch,…:núi Tản Viên, gò Cẩm Đệm, sông Đà, rạch Cát,…Nhưng quan trọng hơn là các danh từ chung chỉ tên địa hình đã biến thành một yếu tố của địa danh: tỉnh Sông Bé, huyện Giồng Trôm, cầu Kinh, hồ Ba Bể, huyện Đầm Dơi, xóm Cù Lao, sông Ba Ngòi, vùng Bãi Bằng, bến Phà Rừng, vùng Thác Đài,…
Bên cạnh những từ thuần Việt (hay đã được Việt hoá gần như thuần Việt) chỉ địa hình, còn có nhiều yếu tố Hán Việt cũng chỉ địa hình đã nhập hệ như: sơn (núi), lâm (rừng), cốc (hang), khê (khe), xuyên (sông), chử (bãi biển, bến sông), dương, hải (biển), đàm (đầm),…Các yếu tố này chưa trở thành từ trong tiếng Việt nên không làm tiền từ mà làm thành tố chính đứng cuối địa danh: Trường Sơn, Tiền Giang, Gia Lâm, thôn Sài Đàm, An Khê, Long Xuyên, thôn Phương Chử, Hải Dương,…
Đồng thời, nhiều từ chỉ địa hình thiên nhiên trong các ngôn ngữ thiểu số ở Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ cũng đã đi vào địa danh: rạch (prêk: sông nhỏ), vàm (piêm: ngã ba sông, rạch), đa, đak, ia (nước, sông), chư, ngok, pu/pù (núi), khuổi (suối),… Hầu hết các từ này vừa làm tiền từ vừa làm yếu tố chính đứng trước địa danh: rạch – Rạch Giá; vàm – Vàm Cống; đa, đà, đạ – Đa Nhim, Đà Lạt, Đạ Đờng; đăk – Đăk Lăk; gia – Gia Sô; chư – Chư Sê; ngok – Ngọc Linh; khuổi – Khuổi Cọ; pu – Pu Sam Sao.
1.2. Hình ảnh cây cỏ cũng “ đập” vào giác quan của người Việt như địa hình. Ở TP. Hồ Chí Minh có 273/6.000 địa danh (4,5%) mang tên các loại cây. Tên cây thông thường thì nơi nào cũng đi vào địa danh: cầu Gò Dưa, huyện Gò Dầu, cầu Dừa, Đầm Sen, phường Cây Sung, mương Bần, huyện Giồng Trôm, Hóc Môn, vùng Bồ Đề,…
Ở TP. Hồ Chí Minh, hàng chục tên cây vốn là đặc sản của Nam Bộ đã biến thành địa danh: Củ Chi, ấp Cây Sộp, rạch Cây Bướm, rạch Bông Xeo, rạch Thai Thai (loại bắp ngắn ngày), ấp Thiền Liền (tên một loại ngải),…
Số yếu tố Hán Việt vốn là tên cây cũng đi vào địa danh Việt Nam, nhưng không nhiều: liên (sen), trúc (tre), hoè (cây hoè), ngô đồng (một loại vông). Có lẽ do từ thuần Việt và tên cây thuần Việt dễ hiểu hơn: Liên Chiểu, thôn Trúc Khê, đường Hoè Nhai, xã Ngô Đồng.
Số từ chỉ cây cối trong các ngôn ngữ dân tộc thiểu số gia nhập địa danh Việt Nam nhiều hơn: huyện Cần Giuộc, huyện Thốt Nốt, ấp Cà Săng (Khmer), Nã Cà (cà: cỏ tranh), Co Bây (cây trám đen), Pò Co (co: cây dẻ), Bó Đảy (đảy: cây nứa tép), Lủng Lầu (lầu: cây lau), Nà Thoong (thoong: cây trúc), Cốc Rầy (rầy: cây si), Kơ Lá (cây tre), Tea Plôi (plôi: bầu, bí), Váng Pró (pró: dây tiêu), sông Nậm Rốm (rốm: cây gỗ lát),…
1.3. Tên cầm thú cũng đi vào địa danh khá nhiều. Ở TP. Hồ Chí Minh co,ù153/ 6.000 địa danh (2,5 %).Tên các con vật phổ biến đi vào địa danh ở khắp nơi:rạch Bến Nghé, giồng Chồn, rạch Cá Trê, cù lao Con Cò, rạch Muỗi, rạch Ốc, rỏng Lươn, tắt Quạ, mũi Gành Rái,…Đặc biệt, có những con vật nay không còn sinh hoạt trên địa bàn: tỉnh Đồng Nai, rạch Hóc Hươu, Hố Bò (bò rừng), ngã ba Chó Tru (chó sói), vịnh Sấu, rạch Voi, đèo Cọp,…
Số lượng các từ chỉ cầm thú trong các ngôn ngữ dân tộc thiểu số trở thành yếu tố của địa danh cũng khá phong phú: Cần Đước (rùa), Cần Thay (giống rùa quí), Cần Thơ (cá sặt rằn), rạch Cá Tra (pra), Ktlá (cọp), Kơtéam (cua), Mat (muỗi), Mơngéang (con kiến), Réng (rắn mối), Rơmi (tê giác), Tơkén (kiến đỏ) – địa danh ở Tây Nguyên; Ná Ca (ca: quạ), Pò Chạng (chạng: voi), Khau Mạ (mạ: ngựa), Pác Luồng (luồng: rồng), Dộc Nạn (nạn: con hươu), Lũng Vài (vài: trâu), Lậu Pất (pất: vịt), Nà Quang (quang: nai) – những địa danh ở Việt Bắc và Tây Bắc.
Qua hàng loạt địa danh ở trên, ta có thể nói hầu hết các địa hình, cây cỏ, cầm thú đều hoá thân thành địa danh. Nguồn ngữ liệu phong phú và tiện dụng này giúp cho việc sáng tạo địa danh dễ dàng và bất tận.
Ra đời trong môi trường nào, địa danh phản ảnh hoàn cảnh địa lý ở đó. Đó là điều tất yếu vì địa danh là sản phẩm của tư duy mà tư duy luôn phản ảnh hiện thực mà nó tiếp nhận. Hiện thực đi vào địa danh có thể chia làm ba phần lớn. Đó là địa hình, thực vật và động vật.
1.1. Địa hình có thể chia làm hai dạng: địa hình cao và địa hình thấp. Địa hình cao gồm: núi, đồi, gò, đống,…Địa hình thấp gồm: sông, biển, hồ, đầm,…Tên địa hình đi vào địa danh trước hết qua các danh từ chung được dùng làm tên gọi các tiểu loại địa danh như núi, gò, sông, rạch,…:núi Tản Viên, gò Cẩm Đệm, sông Đà, rạch Cát,…Nhưng quan trọng hơn là các danh từ chung chỉ tên địa hình đã biến thành một yếu tố của địa danh: tỉnh Sông Bé, huyện Giồng Trôm, cầu Kinh, hồ Ba Bể, huyện Đầm Dơi, xóm Cù Lao, sông Ba Ngòi, vùng Bãi Bằng, bến Phà Rừng, vùng Thác Đài,…
Bên cạnh những từ thuần Việt (hay đã được Việt hoá gần như thuần Việt) chỉ địa hình, còn có nhiều yếu tố Hán Việt cũng chỉ địa hình đã nhập hệ như: sơn (núi), lâm (rừng), cốc (hang), khê (khe), xuyên (sông), chử (bãi biển, bến sông), dương, hải (biển), đàm (đầm),…Các yếu tố này chưa trở thành từ trong tiếng Việt nên không làm tiền từ mà làm thành tố chính đứng cuối địa danh: Trường Sơn, Tiền Giang, Gia Lâm, thôn Sài Đàm, An Khê, Long Xuyên, thôn Phương Chử, Hải Dương,…
Đồng thời, nhiều từ chỉ địa hình thiên nhiên trong các ngôn ngữ thiểu số ở Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ cũng đã đi vào địa danh: rạch (prêk: sông nhỏ), vàm (piêm: ngã ba sông, rạch), đa, đak, ia (nước, sông), chư, ngok, pu/pù (núi), khuổi (suối),… Hầu hết các từ này vừa làm tiền từ vừa làm yếu tố chính đứng trước địa danh: rạch – Rạch Giá; vàm – Vàm Cống; đa, đà, đạ – Đa Nhim, Đà Lạt, Đạ Đờng; đăk – Đăk Lăk; gia – Gia Sô; chư – Chư Sê; ngok – Ngọc Linh; khuổi – Khuổi Cọ; pu – Pu Sam Sao.
1.2. Hình ảnh cây cỏ cũng “ đập” vào giác quan của người Việt như địa hình. Ở TP. Hồ Chí Minh có 273/6.000 địa danh (4,5%) mang tên các loại cây. Tên cây thông thường thì nơi nào cũng đi vào địa danh: cầu Gò Dưa, huyện Gò Dầu, cầu Dừa, Đầm Sen, phường Cây Sung, mương Bần, huyện Giồng Trôm, Hóc Môn, vùng Bồ Đề,…
Ở TP. Hồ Chí Minh, hàng chục tên cây vốn là đặc sản của Nam Bộ đã biến thành địa danh: Củ Chi, ấp Cây Sộp, rạch Cây Bướm, rạch Bông Xeo, rạch Thai Thai (loại bắp ngắn ngày), ấp Thiền Liền (tên một loại ngải),…
Số yếu tố Hán Việt vốn là tên cây cũng đi vào địa danh Việt Nam, nhưng không nhiều: liên (sen), trúc (tre), hoè (cây hoè), ngô đồng (một loại vông). Có lẽ do từ thuần Việt và tên cây thuần Việt dễ hiểu hơn: Liên Chiểu, thôn Trúc Khê, đường Hoè Nhai, xã Ngô Đồng.
Số từ chỉ cây cối trong các ngôn ngữ dân tộc thiểu số gia nhập địa danh Việt Nam nhiều hơn: huyện Cần Giuộc, huyện Thốt Nốt, ấp Cà Săng (Khmer), Nã Cà (cà: cỏ tranh), Co Bây (cây trám đen), Pò Co (co: cây dẻ), Bó Đảy (đảy: cây nứa tép), Lủng Lầu (lầu: cây lau), Nà Thoong (thoong: cây trúc), Cốc Rầy (rầy: cây si), Kơ Lá (cây tre), Tea Plôi (plôi: bầu, bí), Váng Pró (pró: dây tiêu), sông Nậm Rốm (rốm: cây gỗ lát),…
1.3. Tên cầm thú cũng đi vào địa danh khá nhiều. Ở TP. Hồ Chí Minh co,ù153/ 6.000 địa danh (2,5 %).Tên các con vật phổ biến đi vào địa danh ở khắp nơi:rạch Bến Nghé, giồng Chồn, rạch Cá Trê, cù lao Con Cò, rạch Muỗi, rạch Ốc, rỏng Lươn, tắt Quạ, mũi Gành Rái,…Đặc biệt, có những con vật nay không còn sinh hoạt trên địa bàn: tỉnh Đồng Nai, rạch Hóc Hươu, Hố Bò (bò rừng), ngã ba Chó Tru (chó sói), vịnh Sấu, rạch Voi, đèo Cọp,…
Số lượng các từ chỉ cầm thú trong các ngôn ngữ dân tộc thiểu số trở thành yếu tố của địa danh cũng khá phong phú: Cần Đước (rùa), Cần Thay (giống rùa quí), Cần Thơ (cá sặt rằn), rạch Cá Tra (pra), Ktlá (cọp), Kơtéam (cua), Mat (muỗi), Mơngéang (con kiến), Réng (rắn mối), Rơmi (tê giác), Tơkén (kiến đỏ) – địa danh ở Tây Nguyên; Ná Ca (ca: quạ), Pò Chạng (chạng: voi), Khau Mạ (mạ: ngựa), Pác Luồng (luồng: rồng), Dộc Nạn (nạn: con hươu), Lũng Vài (vài: trâu), Lậu Pất (pất: vịt), Nà Quang (quang: nai) – những địa danh ở Việt Bắc và Tây Bắc.
Qua hàng loạt địa danh ở trên, ta có thể nói hầu hết các địa hình, cây cỏ, cầm thú đều hoá thân thành địa danh. Nguồn ngữ liệu phong phú và tiện dụng này giúp cho việc sáng tạo địa danh dễ dàng và bất tận.
No comments:
Post a Comment