Friday, 1 August 2014

Báo cáo về kế hoạch Nhà nước năm 1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (mở rộng), tháng 3 năm 1957



Ngày 17/2/2006. Cập nhật lúc 9h 8'
I- TÌNH HÌNH KINH TẾ SAU HAI NĂM KHÔI PHỤC
1. Từ khi hoà bình lập lại, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân anh dũng bắt tay vào khôi phục nền kinh tế vừa lạc hậu, vừa bị đổ nát sau 15 nǎm chiến tranh tàn phá. Trong điều kiện hết sức khó khǎn ấy, chúng ta lại phải chống âm mưu địch cưỡng ép di cư hàng vạn người vào Nam, giải quyết thất nghiệp, chống đói, chống hạn, chống lụt, bão liên tiếp xảy ra.
Nhiệm vụ trước mắt đặt ra lúc ấy là: Ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, giảm bớt khó khǎn để dần dần nâng cao đời sống nhân dân; tạo điều kiện phát triển kinh tế một cách có kế hoạch sau này. Những vấn đề lớn phải giải quyết là: mau chóng khôi phục sản xuất đã bị sút kém, trước hết là khôi phục và phát triển nông nghiệp, đồng thời khôi phục nhanh chóng các xí nghiệp cũ của Pháp, xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp nhẹ, hết sức khôi phục và phát triển tiểu, thủ công nghiệp; ổn định tài chính, tiền tệ và ổn định thị trường; đồng thời đẩy mạnh để hoàn thành về cǎn bản cải cách ruộng đất ở miền Bắc.
2. Sau hai nǎm khôi phục kinh tế, chúng ta đã thu được nhiều thắng lợi:
a) Sản xuất nông nghiệp đã được khôi phục nhanh, nhất là lương thực. Sản lượng lúa vượt mức nǎm 1939 là 68%. Thu hoạch bình quân theo đầu người đạt 303 kilô, trước chiến tranh tính theo đầu người chỉ có 212 kilô. Sản lượng bông tǎng gấp 8 lần so với nǎm 1942. Trừ gai, chè, cà phê, thầu dầu, các cây công nghiệp khác đều vượt mức cũ. Nhờ đó, nông nghiệp đã có thể cung cấp nhiều nguyên liệu hơn trước cho sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp. Vấn đề lương thực là vấn đề mấu chốt của miền Bắc trong hai nǎm vừa qua, đã được bước đầu giải quyết.
Nông nghiệp là cơ sở to lớn nhất của nền kinh tế nước ta đã được khôi phục.
Sản xuất nông nghiệp nǎm 1956 chiếm khoảng 80% tổng trị giá sản xuất công, nông nghiệp; phát triển sản xuất nông nghiệp là điều kiện cơ bản để khôi phục và phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân và là khâu chính trong kế hoạch khôi phục kinh tế; vì vậy, những thành tích của ta về mặt này là một thắng lợi rất lớn lao, đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất công nghiệp, mở rộng giao lưu hàng hoá, ổn định thị trường và cải thiện đời sống cho nhân dân.
b) Sản xuất công nghiệp cũng được khôi phục nhanh chóng.Sản xuất của công nghiệp quốc doanh nǎm 1956 tǎng gấp hơn 6 lần nǎm 1955, sản xuất của công nghiệp tư doanh và thủ công nghiệp cá thể về những loại hàng chính tǎng gấp hơn 2 lần. So với trước chiến tranh, mức sản xuất về những loại sản phẩm chính của công nghiệp hiện đại mới chỉ bằng trên 60%, nhưng sản xuất của công nghiệp nhỏ và thủ công nghiệp thì xấp xỉ mức nǎm 1939.
c) Giao thông vận tải đã khôi phục kịp thời, nhất là đường sắt. Ta đã khôi phục trong một thời gian ngắn 540 cây số đường sắt, khôi phục và làm mới 4.073 cây số đường bộ, khôi phục các cửa bể, mở đường hàng không dân dụng với Trung Quốc, khôi phục và cải tiến hệ thống thông tin, liên lạc. Nói chung công tác giao thông vận tải đã bảo đảm được nhu cầu vận chuyển của nền kinh tế quốc dân.
d) Về thương mại: Việc tổ chức lại thị trường khi mới giải phóng và việc cung cấp hàng hoá, quản lý vật giá, ta đã có nhiều cố gắng và đã có kết quả bước đầu. Nhưng vẫn còn rất nhiều khó khǎn. Thứ nhất, vì ta thiếu hàng công nghệ; thứ hai vì số người làm thương mại quá đông, vì lực lượng mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã còn yếu. Hiện nay mậu dịch quốc doanh mới nắm chắc phần ngoại thương, chiếm 95% kim ngạch xuất nhập khẩu; còn thị trường trong nước, phần bán lẻ chỉ mới chiếm 28,5% tổng mức bán lẻ. Mậu dịch đã thông qua điều tiết giá cả và thị trường mà chỉ đạo phương hướng phát triển của sản xuất công, nông nghiệp và công thương nghiệp tư doanh. Chúng ta đã mở rộng việc buôn bán với các nước anh em và các nước khác, số xuất nǎm 1956 tǎng 2 lần rưỡi so với nǎm 1955, số nhập tǎng 67% (không tính số viện trợ); đó là một cố gắng để giảm bớt nhập siêu của ta.
e) Về tài chính đã có nhiều cố gắng và được sự giúp đỡ to lớn của các nước bạn nên bảo đảm được chỉ tiêu ngày càng nhiều của Nhà nước. Trong các nguồn thu trong nước, lãi xí nghiệp ngày càng chiếm địa vị quan trọng, từ 8,2% ngân sách nǎm 1955, đã lên tới 27,5% nǎm 1956. Phần chi cho xây dựng kinh tế và phát triển vǎn hoá trong nǎm 1956 tǎng gần 2 lần nǎm 1955 và chiếm 58% ngân sách. Công tác ngân hàng ngày càng phát triển, số tiền cho vay trong nǎm 1956 tǎng gấp 3 lần nǎm 1955.
Những thành tích về các mặt này đã góp phần đẩy mạnh việc khôi phục sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
g) Về đào tạo cán bộ, nền giáo dục đại học và chuyên nghiệp cao cấp và trung cấp đã phát triển nhanh: đến nay chúng ta đã có 5 trường đại học với 3.900 sinh viên (gấp 6 lần nǎm 1942) và 13 trường chuyên nghiệp trung cấp với một vạn học sinh. Ngoài ra trong hai nǎm, chúng ta đã gửi hơn 1.254 học sinh sang học ở các nước anh em.
h) Nhờ những kết quả về khôi phục sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, ổn định tiền tệ, tổ chức và quản lý thị trường, phát triển các công tác vǎn hoá, giáo dục, y tế, xã hội mà đời sống của một số tầng lớp nhân dân đã bước đầu được cải thiện.
Sau cải cách ruộng đất, giai cấp phong kiến đã bị đánh đổ, ruộng đất đã về tay nông dân, quan hệ sản xuất ở nông thôn thay đổi. Việc Chính phủ nâng giá một số nông sản cao lên và giữ vững giá gạo khỏi sút lúc ngày mùa đã đem lại lợi ích rất lớn cho nông dân. Giá một số hàng thiết yếu nhất đối với đời sống của quần chúng đã giữ được ở những thị trường chính. ở các đô thị, gần 10 vạn người thất nghiệp đã được ta thu xếp công ǎn việc làm, nhưng trong đó nhiều người chỉ là làm tạm. Nhà nước đã bỏ tiền xây dựng một số diện tích nhà ở cho công nhân viên: nǎm 1956 chỉ kể riêng ở các cơ quan trung ương, số tiền ấy đã trên 3.000 triệu đồng. Ngoài ra, ta còn chi một số tiền quan trọng về thuốc men và các thứ phúc lợi cho công nhân viên cơ quan, xí nghiệp.
Công tác vǎn hoá, giáo dục, y tế phát triển rất nhanh chóng, có phần vượt khả nǎng, đã đem lại cho nhân dân thành thị và nông thôn, nhất là nhân dân lao động, những lợi ích thiết thực mà trước đây, dưới sự thống trị của đế quốc và phong kiến, họ không thể mơ tưởng: so với con số của cả miền Bắc Trung Nam hồi Pháp, số bệnh viện, bệnh xá của miền Bắc ngày nay đã tǎng lên gấp 1 lần 1/2, số y sĩ, bác sĩ, dược sĩ tǎng lên gấp 4 lần; số học sinh trường phổ thông tǎng gấp 2 lần.
3. Vừa khôi phục chúng ta vừa bắt đầu cải biến nền kinh tế cũ làm cho nền kinh tế của chúng ta dần dần trở nên độc lập, dân chủ và chuẩn bị tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Với việc giải phóng miền Bắc, thời đại đế quốc thống trị và lũng đoạn kinh tế nước ta và tất cả đặc quyền đặc lợi của đế quốc và phong kiến đã vĩnh viễn bị xoá bỏ. Những xí nghiệp công nghiệp của thực dân ở miền Bắc đã trở thành kinh tế quốc doanh xã hội chủ nghĩa của toàn dân ta.
Từ nǎm 1956, chúng ta đã bắt đầu thực hiện phát triển kinh tế có kế hoạch.
Khu vực kinh tế quốc doanh ngày càng lớn mạnh, tǎng cường dần địa vị lãnh đạo đối với các thành phần kinh tế khác.
Trong công nghiệp, tỷ trọng của quốc doanh trước kia không đáng kể, ngày nay đã lên tới 37% so với tổng sản lượng công nghiệp.
Kinh tế cá thể của nông dân và thợ thủ công bắt đầu đi vào tổ chức: ở nông thôn, các tổ đổi công phát triển rộng rãi (gần đây bị sút kém); một số hợp tác xã nông nghiệp được xây dựng làm thí nghiệm; hợp tác xã mua bán được tổ chức ở 21 tỉnh, có gần 1 triệu xã viên, trong nǎm 1956 đã cung cấp hàng hoá cho 4 triệu nhân khẩu nông nghiệp, doanh số chiếm gần 5% tổng mức bán lẻ trên thị trường cả miền Bắc; đã tổ chức nhiều hợp tác xã cho vay cuối nǎm 1956. ở các thị trấn, anh em thợ thủ công đã tổ chức các tập đoàn sản xuất.
Dưới sự lãnh đạo và giúp đỡ của Nhà nước và kinh tế quốc doanh, công thương nghiệp tư doanh đã dần dần khôi phục, đồng thời đã dần dần đặt quan hệ với quốc doanh, chịu sự lãnh đạo của quốc doanh, đi dần vào con đường phục vụ kế hoạch Nhà nước.
Tóm lại, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp miền Bắc nước ta đã tǎng lên nhanh chóng. Về tính chất nền kinh tế đã có những sự cải biến rất lớn lao. Những điều đó chứng tỏ tính chất ưu việt của chế độ kinh tế dân chủ nhân dân so với kinh tế phong kiến, tư bản, nó bảo đảm miền Bắc nước ta có thể vững bước tiến hành xây dựng kinh tế có kế hoạch, tiến dần đến chủ nghĩa xã hội.
4. Trong khi nền kinh tế miền Bắc đã tiến lên về các mặt thì ở miền Nam, kinh tế ngày càng bị lệ thuộc vào đế quốc Mỹ. Sản xuất thấp kém. Về nông nghiệp, sản xuất lúa và cao su gần đây tuy có tǎng chút ít, song còn kém xa mức trước chiến tranh: lúa trước chiến tranh: 3.500.000 hécta, nay còn 1.500.000 hécta, cao su 1938: 100.100 hécta, tháng 11-1956: 63.152 hécta. Sản xuất công nghiệp bị hàng ngoại quốc cạnh tranh, ngày càng đình đốn, sút kém. Ngoại thương thì nhập siêu nghiêm trọng (10 tháng đầu nǎm 1956: xuất chỉ bằng 20% nhập); hàng nhập phần lớn là hàng tiêu dùng; tài chính thiếu hụt lớn, trên dưới 1/2 trông vào viện trợ Mỹ, 56-57% ngân sách dùng để chi tiêu về quân sự; đồng bạc miền Nam ngày càng mất giá, giá hàng cao vọt, đầu cơ tích trữ phát triển, thất nghiệp đông, đời sống nhân dân nhất là nhân dân lao động thành thị và nông thôn sa sút.
5. Nhưng tình hình còn có khó khǎn và nhược điểm
a) Nông nghiệp vẫn bấp bênh, cây công nghiệp và chǎn nuôi còn kém quá, không đủ nhu cầu. Nông thôn đương trong đà sửa sai chưa ổn định sản xuất. ở đồng bằng người nhiều, ruộng ít. Miền núi nhiều nơi còn thiếu lương thực, có khả nǎng để mở mang nhưng thiếu người và khó khǎn bảo vệ sức khoẻ. Chiến tranh tàn phá nặng nề, xây dựng lại thôn, xóm lâu và chậm chạp.
b) Công nghiệp và thủ công nghiệp quá ít, lại chưa khôi phục hết, sản xuất không đủ hàng tiêu dùng. Người buôn bán đông, thất nghiệp vẫn còn nhiều. Nạn đầu cơ vẫn chưa khắc phục được, nên đã ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, cán bộ, bộ đội, ảnh hưởng đến quan hệ thành thị và nông thôn, đến công nông liên minh.
c) Sản xuất lên chậm, thu không đủ chi, không đủ sức để mở rộng kiến thiết. Giá hàng không bình ổn, đồng tiền dễ bị lạm phát. Biên chế Nhà nước quá lớn, việc giải quyết công tác cho đồng bào tập kết và bộ đội phục viên vẫn còn nhiều khó khǎn.
d) Về kỹ thuật rất lạc hậu: máy móc già cỗi, kể cả nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Không có kỹ nghệ sắt thép và chế tạo máy móc, thiếu thốn mọi thứ: nguyên liệu, máy móc, phụ tùng, dầu mỡ. Thiếu cán bộ và công nhân kỹ thuật.
đ) Các cơ sở, lực lượng quốc doanh phát triển nhanh, chưa được củng cố. Trước mắt, ở thành thị, công thương nghiệp tư nhân có chỗ bế tắc khó chuyển hướng.
Tóm lại, hai nǎm qua mới chỉ là thời gian đầu để sắp xếp lại nền kinh tế hỗn độn sau khi Pháp rút lui, gây dựng lại những cơ sở chính bị tàn phá trong chiến tranh; đấu tranh để xoá bỏ chế độ kinh tế phong kiến và thuộc địa, tạo ra cơ sở kinh tế quốc doanh làm lực lượng lãnh đạo nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay, việc khôi phục chưa xong, thành thị còn nhiều bế tắc, sức sản xuất còn quá thấp, cơ sở cũ chưa được khôi phục hết, cơ sở mới xây dựng chưa sản xuất được nhiều.
Phương hướng sắp tới là phải khôi phục các cơ sở cũ, tiếp tục xây dựng mới, đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm chống lãng phí, củng cố quốc doanh, đẩy mạnh hoạt động của tư nhân về mặt tích cực của họ. Đặc biệt chú trọng giải quyết nhân lực vào việc sản xuất để hoàn thành giai đoạn khôi phục.
II- NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 1957
Đảng và Chính phủ đã quy định nhiệm vụ của kế hoạch nǎm 1957 là: "Cǎn bản hoàn thành khôi phục kinh tế, kiện toàn và phát triển chế độ kinh tế dân chủ nhân dân. Cụ thể là: khôi phục và phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng, củng cố và phát triển khu vực kinh tế quốc doanh, đặc biệt về công nghiệp và thương nghiệp, ra sức phát huy mọi khả nǎng của thủ công nghiệp và tận dụng mọi khả nǎng tích cực của công thương nghiệp tư doanh. Trên cơ sở đó thực hiện dần dần từng bước việc cải thiện đời sống nhân dân, góp phần củng cố quốc phòng, chuẩn bị điều kiện cho kinh tế và vǎn hoá phát triển, nhằm củng cố miền Bắc thêm một bước, làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà".
Nội dung của nhiệm vụ cǎn bản khôi phục kinh tế là: đẩy mạnh sản xuất làm cho mức sản xuất của nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp bằng mức sản xuất nǎm 1939, khôi phục các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông bị phá hoại trong chiến tranh. Còn về các mặt tiền tệ, thương mại, vǎn hoá, giáo dục, y tế, xã hội thì tuỳ theo sự phát triển của sản xuất và nhu cầu cần thiết của nhân dân mà đổi mới, khôi phục hay phát triển.
Khôi phục mức sản xuất là tính chung tổng giá trị sản lượng nhưng còn sản xuất thứ gì, thứ nào cần đẩy mạnh, thứ nào không cần khôi phục thì tuỳ nhu cầu mà định. Khôi phục các cơ sở sản xuất và giao thông cũng vậy, cũng phải tuỳ theo tình hình cơ sở ấy hiện nay, còn khả nǎng thế nào, nhu cầu có cần sản xuất hay phục vụ sản xuất không, chớ không có nghĩa là bất cứ cơ sở nào và ở đâu đều khôi phục. Nói về cơ sở công nghiệp cũ, nhất là những cơ sở khai thác mỏ, thì trong khoảng những nǎm Chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1939-1945) phần lớn đã bị phá hoại hoàn toàn, hoặc đã đình chỉ, hoặc chuyển đi nơi khác nay không thể, hoặc chưa thể khôi phục lại được. Cho nên khi khôi phục thì không kể đến những cơ sở ấy được.
Theo dự án kế hoạch 1957, ta có khả nǎng để khôi phục được mức sản xuất và các cơ sở sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Về cơ sở giao thông chưa khôi phục hết, nhưng cũng có ngành phát triển hơn trước, đó là do sự cần thiết của nền kinh tế nước ta bây giờ khác với yêu cầu của nền kinh tế cũ. Giá trị sản lượng về nông nghiệp nǎm 1957 so với nǎm 1939 có thể vượt được khoảng 70%, trong đó cây lương thực vượt độ 80%, cây công nghiệp vượt độ 30%. Giá trị sản lượng về công nghiệp thì chưa bằng mức nǎm 1939, thí dụ 5 thứ lớn: than, thiếc, ximǎng, phốtphát, điện chỉ mới bằng 72% mức 1939; 6 thứ: vải, sợi, lụa, chǎn, diêm, giấy chỉ mới bằng 88% mức 1939. Sản lượng thủ công nghiệp chưa tính được chính xác, nhưng trong 2 nǎm nay có nhiều ngành mới phát triển, nǎm 1939 không có, nên ước lượng là có thể vượt hơn nǎm 1939, ít nhất thì cũng bằng.
Về các cơ sở nông, lâm, thuỷ lợi đều đã được khôi phục hầu hết, các cơ sở công nghiệp nào còn có điều kiện khôi phục cũng đã khôi phục hầu hết. Các cơ sở công nghiệp tư nhân và thủ công thì còn nhiều khó khǎn nhưng có thể đẩy mạnh hơn 1956.
Nội dung nhiệm vụ kiện toàn và phát triển chế độ kinh tế dân chủ nhân dân là: một mặt tǎng cường và củng cố khu vực kinh tế nhà nước, một mặt tổ chức sắp xếp lại khu vực kinh tế cá thể và tư bản dưới sự lãnh đạo và hướng dẫn của khu vực kinh tế quốc doanh.
Theo dự án kế hoạch nǎm 1957, sản xuất công nghiệp quốc doanh tǎng 58,4% so với nǎm 1956, và chiếm 37% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Trong nông nghiệp, ta củng cố các nông trường quốc doanh hiện có, đẩy mạnh tổ chức các tổ đổi công, tǎng thêm các hợp tác xã sản xuất, hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng. Trong vận tải, vận tải quốc doanh sẽ tǎng 10% so với 1956, và chiếm 43,3% tỷ lệ tổng số hàng vận chuyển. Trong thương nghiệp, mậu dịch quốc doanh chiếm 95,4% về ngoại thương, mậu dịch và hợp tác xã chiếm 41,4% hàng bán lẻ trong nước. So với nǎm 1956, ngoại thương mậu dịch chiếm 95,5%, hàng bán lẻ trong nước mậu dịch và hợp tác xã chiếm 33,2%.
Đối với công thương nghiệp tư nhân và thủ công nghiệp ta sẽ giúp họ tổ chức nhau lại và đoàn kết với họ, sử dụng họ trong các hoạt động sản xuất, thương nghiệp có ích cho nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho kế hoạch để dần dần lãnh đạo họ chặt chẽ hơn.
Nội dung của nhiệm vụ chuẩn bị cho kinh tế và vǎn hoá phát triển những nǎm sau là nhắm vào các công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, công tác thǎm dò tài nguyên, thiết kế, công tác điều tra nghiên cứu tình hình kinh tế nước ta. Riêng công tác thǎm dò và thiết kế, dự án, kế hoạch nǎm 1957 đã đề ra 4.149 triệu đồng. Ngoài ra, những xí nghiệp hiện đang xây dựng trong nǎm 1957 cũng là những cơ sở rất tốt để tǎng nhanh sức sản xuất cho những nǎm sau.
Nhưng ý nghĩa của nhiệm vụ chuẩn bị quan trọng hơn hết là ở chỗ khôi phục tốt, xếp đặt ổn định nền kinh tế, củng cố các quan hệ sản xuất mới. Nghĩa là chúng ta phải đạt được: ổn định vật giá, ổn định tiền tệ, ổn định sản xuất, ổn định nông thôn, bắt đầu đưa nông dân, đưa thủ công nghiệp vào tổ chức, xếp đặt và sử dụng thương nhân, ổn định tổ chức các cơ quan nhà nước, giảm bớt biên chế, giảm bớt thất nghiệp. Giải quyết được những việc đó thì mới gọi là chuẩn bị tốt các điều kiện để tiến lên kế hoạch hoá, chuyển dần lên con đường cải tạo xã hội cũ.
Xoay quanh những nhiệm vụ chung đó, kế hoạch nǎm 1957 có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Sản xuất nông nghiệp vẫn là cǎn bản. Dựa vào sửa sai tốt, củng cố các tổ chức đổi công, hợp tác xã sản xuất và các tổ chức khác trong nông thôn để đẩy mạnh sản xuất, chống thiên tai, sâu, chuột, cải tiến dần dần kỹ thuật canh tác. Trong sản xuất, vẫn phải chú trọng cây lương thực, hết sức đẩy mạnh cây công nghiệp và chǎn nuôi. Những nơi còn ruộng bỏ hoang trong chiến tranh hay có đồng bào bị cưỡng ép di cư, thì cố gắng tìm cách phục hồi cho hết. Phải củng cố các công trường quốc doanh, có kế hoạch giồng giọt và chǎn nuôi thích hợp với hoàn cảnh của mỗi nơi, để dần dần nông trường trở thành gương mẫu cho nhân dân. Về công tác thuỷ lợi, chú ý cải tiến việc quản lý nước cho khỏi lãng phí trên các hệ thống thủy nông hiện có; chú ý phát triển trung, tiểu nông là chính để tǎng thêm diện tích cấy, nhất là tǎng thêm vụ. Nghiên cứu kế hoạch khai hoang ở trung du và miền núi để có kế hoạch phát triển lâu dài. Công tác giồng cây ven biển, và trên đồi phải làm cho thiết thực tránh tình trạng giồng nhiều không chǎm nom lại hư hỏng tốn công. Tǎng cường việc hướng dẫn khai thác gỗ và làm nương rẫy để bảo vệ rừng chặt chẽ hơn, khỏi hại lớn đến tài sản quốc gia.
Đẩy mạnh việc chǎn nuôi gia súc, nuôi cá ao, ruộng để tǎng thêm thịt cá cung cấp cho nhân dân. Đẩy mạnh trồng rau và cây ǎn quả ở chung quanh các thị trấn, xí nghiệp, công trường và những nơi có tập quán.
2. Sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp phải đặc biệt chú ý tǎng thêm các hàng tiêu dùng. Cải tiến quản lý các xí nghiệp quốc doanh hiện có, chuẩn bị tốt các xí nghiệp sắp sản xuất. Đề cao phẩm chất hàng sản xuất, cố gắng giảm bớt giá thành. Về xây dựng, tiếp tục những công trình làm dở nǎm 1956, nhưng phải tranh thủ để xây dựng nhanh những xí nghiệp tạp phẩm sản xuất hàng tiêu dùng do Trung Quốc giúp đỡ. Đối với công nghiệp tư nhân và thủ công nghiệp, cần điều tra nắm chắc để có kế hoạch giúp đỡ họ khôi phục các cơ sở cũ, nhất là giúp họ nguyên liệu, hướng dẫn kỹ thuật, có chính sách gia công và thu mua đúng. Phải dựa vào giai cấp công nhân, củng cố các công đoàn và các tổ chức thanh niên làm nòng cốt trong việc lãnh đạo sản xuất và chống lại những lối làm ǎn gian dối của những người xấu, chống lãng phí, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu suất lao động.
3. Giao thông bưu điện hiện nay có đủ khả nǎng phục vụ kinh tế, nhưng phải cải tiến việc quản lý, tǎng cường nghiệp vụ để sử dụng tốt những thiết bị hiện có, giảm bớt lãng phí. Về kiến thiết thì phải lấy củng cố những cơ sở hiện có là chính. Tǎng cường công tác nghiên cứu, khảo sát để chuẩn bị cho kế hoạch sau. Đối với tư nhân cần giúp đỡ họ trong việc giữ gìn phương tiện, tổ chức họ thành những lực lượng vận chuyển để phục vụ kế hoạch. Tận dụng vận tải thô sơ. Nghiên cứu tǎng cường vận tải ở miền núi.
4. Tǎng cường quản lý thị trường. Có chính sách cung cấp và phân phối những thứ hàng chính cho đời sống hàng ngày, chống đầu cơ, tiến dần đến ổn định thị trường. Mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã phải được củng cố và phát triển ở những nơi có điều kiện, tǎng cường lực lượng vật tư của Nhà nước theo đà phát triển của sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và nông nghiệp, mở rộng việc lưu thông hàng hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa trong nước và ngoài nước. Nghiên cứu để có chính sách thống nhất thu mua và cung cấp dần dần đối với những thứ hàng sản xuất ít không đủ nhu cầu.
Đối với thương nghiệp tư nhân phải có chính sách hướng dẫn và sử dụng hợp lý với khả nǎng và điều kiện của các tầng lớp đại, trung và tiểu thương. Chính sách ấy phải có những biện pháp vừa giúp đỡ vừa đấu tranh chống những hoạt động bất chính của họ.
5. Về tài chính tiền tệ phải tǎng thu đúng chính sách và tìm mọi nguồn thu của quốc gia, hết sức giảm chi, chống lãng phí, phô trương, thực hành tiết kiệm. Tǎng cường công tác quản lý tiền mặt, mọi chế độ quản lý tiền mặt đều phải nghiêm chỉnh chấp hành; tích cực huy động vốn và tiền tiết kiệm của nhân dân, mở rộng việc cho vay sản xuất. Các xí nghiệp nhà nước phải thi hành chế độ hạch toán kinh tế, phải tích cực hạ giá thành sản xuất, giá thành xây dựng, giá thành vận chuyển, giảm bớt phí tổn lưu thông hàng hoá để tǎng tích luỹ vốn cho Nhà nước.
6. Việc xây dựng cơ bản phải tập trung vốn vào xây dựng sản xuất, hết sức hạn chế những việc xây dựng không dùng vào sản xuất. Phải tập trung vào những công trình chính làm cho tốt, không nên kéo dài; và không nên quá phân tán vật liệu, tài chính, cán bộ vào những công trình lặt vặt, khiến cho cái nào cũng dở dang. Phải chú trọng nâng cao chất lượng kỹ thuật của các công trình. Đề cao tiết kiệm nguyên vật liệu, chống lãng phí máy móc và nhân lực.
7. Chấn chỉnh biên chế có kế hoạch. Các cơ quan nhà nước và các xí nghiệp quốc doanh phải giảm bớt người không sản xuất, đưa sang sản xuất. Việc biên chế làm tốt thì sẽ nâng cao được hiệu suất lao động trong các cơ quan, xí nghiệp và là điều kiện chủ yếu để cải thiện sinh hoạt cho cán bộ, công nhân viên.
8. Nâng cao chất lượng việc đào tạo cán bộ kỹ thuật ở các trường đại học và trung cấp kỹ thuật. Có kế hoạch phát triển việc đào tạo và cán bộ công nhân bằng các lớp ngắn hạn và tại chức. Tǎng cường các công tác thǎm dò, thiết kế để chuẩn bị cho những nǎm sau.
9. Trên cơ sở phát triển sản xuất và nâng cao hiệu suất lao động, có chính sách lương bổng hợp lý khuyến khích sản xuất để cải thiện sinh hoạt và nâng cao vǎn hoá cho nhân dân. Chú trọng giải quyết dần nạn thất nghiệp.
10. Trên cơ sở công tác vǎn hoá, giáo dục, y tế phát triển của nǎm 1956, ra sức củng cố và đề cao chất lượng các ngành ấy.
11. Đối với các dân tộc thiểu số miền núi cần tǎng cường theo khả nǎng và điều kiện hiện có các công tác kinh tế và vǎn hoá. Nghiên cứu để có kế hoạch phát triển lâu dài về sản xuất ở những nơi ấy.
12. Hết sức tranh thủ mọi điều kiện và cơ hội tốt để nối lại quan hệ Bắc Nam. Có kế hoạch trao đổi hàng hoá và đi lại với miền Nam.
III- NÔNG NGHIỆP
Nông nghiệp giữ địa vị chủ yếu trong nền kinh tế hiện nay. Sản xuất nông nghiệp trong nǎm 1956 chiếm khoảng 80% giá trị tổng sản lượng công, nông nghiệp và nǎm 1957 chiếm trên 70%.
Nǎm 1956, sản xuất lương thực đã được giải quyết, nhưng mới chỉ là bước đầu, mức sản xuất cây công nghiệp, chǎn nuôi, nghề cá nói chung còn dưới xa nhu cầu. Vì vậy, trong nǎm nay, nhiệm vụ cǎn bản về sản xuất vẫn phải là đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của nông nghiệp nhằm bảo đảm cung cấp lương thực cho miền Bắc và tǎng dự trữ ở nông thôn, cung cấp nhiều nguyên liệu hơn nữa cho công nghiệp và thủ công nghiệp, tǎng thêm số gia súc và mức cung cấp thịt, cá... cho nhu cầu nhân dân; tǎng thêm số thu nhập của nông dân. Phát triển nông nghiệp là điều kiện cơ bản thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Trong nông nghiệp, sản xuất lương thực vẫn là chủ yếu, song việc trồng cây công nghiệp cũng rất quan trọng, đồng thời phải phát triển chǎn nuôi, ngư nghiệp, nghề cá; để bảo đảm sự phát triển toàn diện của nông nghiệp. Phải chú ý phát triển các nghề phụ gia đình, là một nguồn thu nhập quan trọng của nông dân.
Tổng sản lượng nông nghiệp (gồm cả nghề phụ nông thôn) sẽ tǎng từ 1.510 tỷ đồng nǎm 1956 lên 1.620 tỷ nǎm 1957, tức là tǎng 7,3%.
Trong đó, cây lương thực tǎng 3%
Cây công nghiệp tǎng 39%
Chǎn nuôi tǎng 34%.
Cây công nghiệp và chǎn nuôi tǎng nhanh hơn cây lương thực, do đó, tỷ lệ của hai ngành ấy trong toàn bộ sản xuất nông nghiệp sẽ tǎng lên ước tính như sau:
Tỷ lệ cây công nghiệp nǎm 1956 là 4%, nǎm 1957 là 5%.
Tỷ lệ của chǎn nuôi nǎm 1956 là 7%, nǎm 1957 là 9%.
Nghề phụ gia đình trong nǎm 1957 chiếm vào khoảng 15% tổng sản lượng nông nghiệp.
1. Lúa và các loại lương thực khác quy thành lúa sẽ là 5.224.000 tấn. Riêng về lúa, diện tích gieo cấy là 2.331.000 hécta (tǎng 2% so với nǎm 1956, tǎng 4,8% so với nǎm 1955, tǎng 26,8% so với nǎm 1939); nǎng suất mỗi hécta gieo cấy là 18 tạ 45; thu hoạch tất cả là 4.302.000 tấn, tǎng 4% so với nǎm 1956; tǎng 75,3% so với nǎm 1939.
Về cây công nghiệp, tổng sản lượng sẽ tǎng 39% so với nǎm 1956 và tǎng 29% so với nǎm 1942.
Bông sẽ sản xuất 6.867 tấn, tǎng 20,4% so với nǎm 1956 và so với nǎm 1942 thì gấp 9 lần hơn.
Đay sẽ sản xuất 3.460 tấn, tǎng 162,1% so với nǎm 1956 và tǎng 316,8% so với nǎm 1942.
Lạc (vỏ) sẽ sản xuất 26.590 tấn, tǎng 44,8% so với nǎm 1956 và tǎng 141,7% so với nǎm 1942.
Mía sẽ thu hoạch trên 246.000 tấn, tǎng 46,3% so với nǎm 1956 và tǎng 17,3% so với nǎm 1942.
Thầu dầu sẽ sản xuất 770 tấn hạt, tǎng 61,4% so với nǎm 1956, nhưng so với nǎm 1942 chỉ mới đạt được 28,7%.
Chè sẽ sản xuất 2.660 tấn, tǎng 18,2% so với nǎm 1956, nhưng so với nǎm 1942 mới chỉ đạt được 40,9%.
Cà phê sẽ sản xuất 275 tấn, so với nǎm 1956 chỉ đạt được 83,3% và so với nǎm 1942 chỉ đạt được 16,2%.
Trồng dâu để nuôi tằm cũng phải được khuyến khích đẩy mạnh.
Phải cố gắng hết sức mới bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu sản lượng chủ yếu nêu ở trên.
Điều kiện cǎn bản là phải ra sức thực hiện tốt công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất, chủ yếu là phải xác định quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, củng cố và phát huy thành tích của cải cách ruộng đất, làm cho nông dân yên tâm và phấn khởi tǎng gia sản xuất.
Đi đôi với công tác sửa sai về cải cách ruộng đất, phải tích cực vận động nông dân khôi phục các tổ đổi công tới mức đã đạt được trong nǎm 1956 (19 vạn), củng cố nó trên cơ sở ấy tiếp tục phát triển thêm một cách vững chắc và trên cơ sở tự nguyện của quần chúng; củng cố những hợp tác xã nông nghiệp đã có và phát triển có chừng mực ở những nơi có điều kiện, theo yêu cầu của nông dân và khả nǎng lãnh đạo của cán bộ. Cần định rõ đường lối và các chính sách cụ thể về phát triển nông thôn sau cải cách ruộng đất.
Công tác sửa sai về cải cách ruộng đất phải gắn chặt với việc lãnh đạo sản xuất: nắm vững tình hình, đặc điểm, khả nǎng từng vùng, tập trung lực lượng, giải quyết những khâu chính; đề cao việc chǎm bón, cải tiến kỹ thuật, tǎng nǎng suất là chính, đồng thời phải tǎng vụ và tǎng diện tích ở những nơi có điều kiện.
Hiện nay trước mắt phải đẩy mạnh việc cấy lúa Nam Ninh vụ xuân để bảo đảm diện tích cấy vụ chiêm, tích cực làm cỏ, bón phân, trừ sâu, giữ nước để bảo đảm thu hoạch tốt như vụ chiêm nǎm 1956. Về cây công nghiệp, bông ruộng gặp thời tiết không thuận mới đạt một nửa mức kế hoạch; cần phải chǎm bón tốt số bông ấy đồng thời phát triển mạnh bông đồi.
2. Chǎn nuôi và nghề cá là những ngành chưa được phát triển đúng với khả nǎng và yêu cầu.
- Trong nǎm 1957, trâu bò sẽ có 2.041.000 con, tǎng 7,7% so với nǎm 1956, tǎng 68,8% so với nǎm 1939; lợn sẽ có 3 triệu con, tǎng 20% so với nǎm 1956, tǎng 33% so với nǎm 1939. Đó là tính theo kết quả sinh sản tự nhiên của gia súc sau khi đã trừ hao hụt vì dịch bệnh và đã giết thịt phỏng1) 128.000 trâu bò và 2.600.000 lợn. Suất thịt bình quân trong nǎm của mỗi người là 10 cân nếu tính cả thịt gà, vịt. Chú ý phát triển mạnh việc nuôi lợn và gà, vịt để tǎng nhanh chóng mức cung cấp thịt, đặc biệt là ở các vùng gần các đô thị và công trường.
Cần chú trọng giải quyết đủ thức ǎn cho gia súc ở đồng bằng, phòng, chống dịch bệnh cho có hiệu quả, hướng dẫn chọn nuôi giống tốt.
Cần khuyến khích và thiết thực giúp đỡ chǎn nuôi bò sữa và tiêu thụ sữa, để giảm dần việc nhập sữa hộp.
Đẩy mạnh chǎn nuôi hiện nay là một vấn đề quan trọng và cấp bách, cần nghiên cứu chính sách cụ thể khuyến khích phát triển chǎn nuôi.
- Chỉ tiêu về nuôi cá chưa được chính xác, nên không ghi vào kế hoạch. Vận động mở rộng thêm diện tích thả cá ruộng ở Việt Bắc và phát triển nghề thả cá ao, hồ ở đồng bằng.
Nghề đánh cá biển ước thu hoạch 162.000 tấn, sẽ được giúp đỡ đóng thêm thuyền, sắm thêm lưới.
3. Về lâm nghiệp, sẽ dựa vào lực lượng của nhân dân để trồng hơn 17 triệu cây ngǎn cát, bão (so với nǎm 1956 tǎng 103,6%) gồm có 5 triệu cây phi lao và 12 triệu cây nước mặn dọc đê biển. Nhà nước sẽ trồng 250.000 cây thông, sa mộc để lấy gỗ.
Sẽ động viên nhân dân gây rừng lấy gỗ trên những bãi trống, đồi trọc, dọc những đường giao thông lớn, trong vườn, gây lại những bờ tre quanh làng, dọc sông.
Để bảo đảm việc trồng rừng, cần có kế hoạch chia đất, chuẩn bị cây non, quy định rõ nhiệm vụ và quyền lợi của người trồng (ai trồng người ấy hưởng).
Mặt khác, phải quản lý chu đáo diện tích rừng hiện có, đề cao việc bảo vệ và định ra chế độ khai thác hợp lý. Số gỗ khai thác trong nǎm sẽ là 430.000 thước khối (đạt 94% so với nǎm 1956 và tǎng 12% so với nǎm 1942), trong đó phần của nhân dân là 391.000 thước và phần của quốc doanh lâm khẩn là 39.000 thước khối. Hết sức chống lãng phí gỗ trong việc khai thác, trong việc sử dụng, tích cực bảo quản gỗ đúng quy cách để tranh thủ xuất khẩu được nhiều hơn.
Phải chỉnh đốn các quốc doanh lâm khẩn. Về phương pháp kinh doanh phải theo lối kinh doanh xí nghiệp, thực hiện kinh tế hạch toán, phải cải tiến việc quản trị và giáo dục tư tưởng cho công nhân viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động.
4. Về mặt thuỷ lợi: Nǎm nay, tổng số diện tích được tưới nước trong cả hai vụ chiêm và mùa cộng lại sẽ là 1.431.000 hécta, tǎng 12,9% so với nǎm 1956; diện tích tưới bằng công trình trung, tiểu thuỷ nông sẽ tǎng thêm 69.000 hécta (11,2%); và diện tích do công trình đại thuỷ nông tưới sẽ tǎng thêm 95.000 hécta (14,5%) nhờ hoàn thành 9 công trình đã khởi công trong nǎm 1956; công trình cống Giang Cao và phần lớn công trình tây nam Nghệ An sang nǎm 1958 mới làm xong. Cần nghiên cứu áp dụng việc thu thuỷ lợi phí.
Để chống lụt, nǎm nay sẽ củng cố thêm những nơi xung yếu với 5 triệu mét khối đất, bằng 1/4 khối đất đã đắp đê nǎm 1956.
Số vốn đầu tư mới cho những công trìnnh thủy lợi, đê điều là 20.200 triệu, chưa kể 500 triệu dùng vào tu bổ đê đồng muối.
5. 16 Nông trường quốc doanh được xây dựng và phát triển trong nǎm 1956 sẽ được củng cố về mọi mặt: tổ chức sản xuất, lực lượng lao động, quản lý kinh doanh.
Diện tích gieo cấy là 4.000 hécta, tức là 66% so với nǎm 1956, sụt đi là vì về lúa chỉ cần giữ lại những ruộng chắc được mùa (25,6% diện tích cũ) mà bỏ tất cả diện tích lúa đồi bấp bênh; trái lại về cây công nghiệp, diện tích tǎng thêm 58,1% nhờ trồng mới 860 hécta cà phê và trồng thêm lạc, thầu dầu; cây ǎn quả cũng tǎng thêm 36 hécta.
Tổng sản lượng nǎm 1957 là 1.410 triệu đồng, bằng 76,1% tổng sản lượng nǎm 1956, riêng về phần trồng trọt, và so với tổng sản lượng trồng trọt toàn miền Bắc thì mới được già một phần nghìn. Sở dĩ sản lượng nông trường quốc doanh sụt hơn nǎm 1956 là vì có một số công nhân đau yếu nhiều phải giảm bớt và một số diện tích không thích hợp với các loại gieo trồng của quốc doanh nông trường.
Nǎm nay Nhà nước bỏ thêm 1.672 triệu đồng vào vốn xây dựng cơ bản của nông trường quốc doanh. Cần rút bài học kinh nghiệm nǎm 1956, nắm vững phương châm làm từng bước, có kế hoạch, xây dựng lực lượng công nhân tốt, thực hiện quản lý kinh doanh dân chủ, quyết tâm thi hành chế độ kinh tế hạch toán.
Cần nghiên cứu trong những điều kiện nào nên giao nông trường cho UBHC2) địa phương quản lý cho có lợi hơn.
Trong việc khôi phục những đồn điền cũ của Pháp, cũng nên nghiên cứu áp dụng cách tổ chức này: tổ chức công nhân lại, giúp đỡ khôi phục và giao cho họ tự quản lý như một hợp tác xã.
6. Diện tích khai hoang nǎm 1957 là 8.115 hécta, chỉ bằng 21,5% nǎm 1956, vì như thế là gần hết số ruộng đất bỏ hoang trong chiến tranh. Các nông trường quốc doanh nǎm 1956 đã khai hoang quá diện tích cần thiết, nǎm nay chỉ cần vỡ thêm 115 hécta ở một vài địa điểm thích hợp. Trong con số này chưa kể những diện tích phục hồi khác như cói..., diện tích khai hoang lấn dần của đồng bào trung du và thượng du, và cũng chưa kể những hoạt động của Cục Nông binh, của trại cải tạo lao động chưa tính được.
Cần đặt vấn đề khai hoang thành vấn đề lớn, và sớm nghiên cứu, chuẩn bị một kế hoạch khai hoang rộng lớn, động viên toàn Đảng, toàn dân thực hiện. Hiện nay, ruộng đất canh tác có ít mà diện tích bỏ hoang còn rộng, trong khi đó thì chúng ta đang cần phát triển mạnh cây lương thực và cây công nghiệp, đang cần giải quyết số người thất nghiệp ở thành phố, số người cần đưa ra ngoài biên chế Nhà nước, số nhân lực thừa ở nông thôn. Việc khai hoang còn có mục đích xây dựng một hậu phương vững chắc hùng hậu, đề phòng những trường hợp bất trắc. Nên thành lập sớm một Ban khẩn hoang có trách nhiệm nghiên cứu vấn đề, vạch kế hoạch và tổ chức việc khai hoang.
Cần nghiên cứu vấn đề quân đội thực hiện khai hoang.
7. Chính sách thu mua nông, lâm, hải sản phải có tác dụng khuyến khích sản xuất, nhưng một mặt khác, phải tǎng cường giáo dục nông dân và có chính sách cụ thể chống sự đầu cơ của tư thương mua tranh nông, lâm sản với mậu dịch quốc doanh.
8. Về khí tượng: Kế hoạch nǎm 1957 dự định xây dựng thêm 9 trạm khí hậu, 4 đài thuỷ vǎn, 5 đài khí tượng, 1 nhà để máy thuỷ triều ký, với một số vốn là 210 triệu đồng, chưa kể những hoạt động tham gia nǎm vật lý địa cầu. Ngành khí tượng dần dần được trang bị thêm để thiết thực phục vụ cho nông nghiệp, ngư nghiệp và việc kiến thiết kinh tế những nǎm sau.
IV- CÔNG NGHIỆP
Nhiệm vụ đặt cho công nghiệp là:
Đối với quốc doanh, ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng, đồng thời chú trọng đúng mức đến các ngành công nghiệp khác. Củng cố và cải tiến cơ sở quốc doanh sẵn có, hoàn thành tốt những đơn vị đang xây dựng, xây dựng một số đơn vị mới về công nghiệp nhẹ trong nǎm 1957, chuẩn bị thiết kế một số đơn vị khác để xây dựng đầu nǎm 1958, rút hoặc hoãn một số đơn vị đã đề ra nǎm 1956 nay xét ra chưa cần thiết.
Hết sức hướng dẫn giúp đỡ thủ công nghiệp, thiết thực khuyến khích, giúp đỡ công nghiệp tư doanh khôi phục và phát triển sản xuất có lợi cho kinh tế quốc dân.
Giá trị tổng sản lượng công nghiệp (công nghiệp quốc doanh, tư doanh và thủ công nghiệp):
- Tổng số nǎm 1957 là 649 tỷ, so với nǎm 1956 tǎng 59%, nhóm A là 184 tỷ tǎng 25%, nhóm B là 465 tỷ tǎng 80%.
- Chia theo thành phần kinh tế: Quốc doanh 239 tỷ, tǎng 59% chiếm 37% tổng số, tư doanh 145 tỷ, tǎng 176%, chiếm 22% tổng số, thủ công nghiệp 265 tỷ, tǎng 31% chiếm 41% tổng số.
- Nhóm A chia theo thành phần kinh tế: Quốc doanh 107 tỷ, tǎng 32%, chiếm 58% tổng số nhóm A, tư doanh 34 tỷ tǎng 5,3% chiếm 18,7%, thủ công nghiệp 42 tỷ tǎng 27% chiếm 23%.
- Nhóm B chia theo thành phần kinh tế: Quốc doanh 132 tỷ, tǎng 88% chiếm 28% tổng số nhóm B , tư doanh 110 tỷ tǎng 455% chiếm 24%, thủ công nghiệp 223 tỷ tǎng 32% chiếm 48% tổng số.
- Tỷ lệ của sản xuất công nghiệp (kể cả thủ công nghiệp) trong toàn bộ giá trị tổng sản lượng công, nông nghiệp sẽ tǎng từ 21% nǎm 1956 lên 29% nǎm 1957.
- Trong sản xuất công nghiệp, tốc độ phát triển của quốc doanh chậm hơn tư doanh: quốc doanh tǎng 59%, tư doanh 176% - lý do vì tư doanh còn nhiều khả nǎng mở rộng sản xuất, nhất là sản xuất hàng tiêu dùng, nǎm ngoái ta chưa sử dụng đúng mức, nǎm nay cần hết sức giúp đỡ để tǎng thêm việc cung cấp hàng cho thị trường.
A. Đối với quốc doanh3)
1. Nhiệm vụ sản xuất của công nghiệp quốc doanh về những sản phẩm chủ yếu dự tính như sau:
Điện: Công suất thiết kế nǎm 1957 sẽ là 81.646 kw so với nǎm 1939: 49.723 kw, nǎm 1956: 73.646 kw. Sản xuất nǎm 1957: 142.300.000 kw/g so với nǎm 1939: 120.850.000 kw/g, nǎm 1956: 94.668.000 kw/g. Lợi dụng công suất nǎm 1957: 29,8% so với nǎm 1939: 38,1%.
Nǎm nay phải hoàn thành nhanh và tốt các nhà máy điện Vinh, Lào Cai và thuỷ điện Tà Xa - Nà Ngần, chuẩn bị tǎng cường các nhà máy điện Hà Nội, Hải Phòng, Hồng Gai, mở rộng lưới điện để kịp thời phục vụ sản xuất và cung cấp thêm điện thắp đèn cho nhân dân.
Than: Nǎm 1939 sản xuất 2.615.000 tấn, nǎm 1956: 1.214.800 tấn, nǎm 1957 dự định 1.230.000 tấn. So với nǎm 1956 chỉ tǎng 1,4%, so với nǎm 1939 mới đạt 47,3%, phẩm chất còn kém, chất bẩn nhiều, than cám nhiều, than cục ít.
Mức tǎng nǎm 1957 so với nǎm 1956 rất chậm là vì: khi rút lui, Pháp phá công trường, chỉ bỏ lại một số ít máy móc cũ, hư hỏng nhiều, nǎm 1956, ta chú trọng củng cố công trường, tǎng thiết bị nhưng còn ít. Việc sử dụng, sửa chữa, bảo quản kém nên máy cũ hư hỏng thêm, máy mới cũng bị hư hỏng nhiều. Nǎm nay phải chú trọng sửa chữa bảo quản và sử dụng tốt máy móc xe cộ, tích cực đào tạo và bổ sung cán bộ, công nhân kỹ thuật cơ khí. Kiên quyết chống lãng phí, củng cố công trường, chuẩn bị thiết bị, công trường và cán bộ cho nǎm 1958.
Phốt phát: Nǎm 1939 có một cơ sở sản xuất 35.698 tấn, nǎm 1956 có 4 cơ sở sản xuất 34.084 tấn, nǎm 1957 còn 3 cơ sở dự định sản xuất 22.261 tấn, bằng 62,3% nǎm 1939. Nǎm nay phải cố gắng tǎng phẩm chất, tích cực giải quyết việc tiêu thụ.
Xi mǎng: nǎm 1939: 305.800 tấn, nǎm 1956: 197.015 tấn, nǎm 1957: 230.000 tấn, so với nǎm 1956 tǎng 16,7%, so với nǎm 1939 bằng 75,26%. Cần hết sức cố gắng sửa chữa và bảo quản máy móc để đảm bảo mức này.
Vải, lụa, chǎn: Vải nǎm 1939: 24.230.000m, nǎm 1956: 18.646.000m, nǎm 1957: 24.500.000m, so với nǎm 1956 tǎng 31,4%, so với nǎm 1939 tǎng 1,1%. Lụa nǎm 1939: 599.000m, nǎm 1956: 368.000m, nǎm 1957: 795.700m, so với nǎm 1956 tǎng 116,3%, so với nǎm 1939 tǎng 32,8%. Chǎn nǎm 1939: 702.000 cái, nǎm 1956: 494.000 cái, nǎm 1957: 377.500 cái (vì thiếu bông), bằng 76,4% nǎm 1956, bằng 53,7% nǎm 1939. Phải lắp nhanh số 600 máy mới, tích cực sửa chữa máy cũ, đào tạo kịp thời công nhân, tǎng cường giáo dục tư tưởng công nhân, đề cao kỷ luật lao động.
Diêm: Nǎm 1939: 161.955.000 bao (tính ra bao 100 que), nǎm 1957: 120.000.000 bao, hơn nǎm 1956: 367%, bằng 74% nǎm 1939. Cần đề cao kỹ thuật, nghiên cứu bổ sung thiết bị để bảo đảm cân đối trong dây chuyền sản xuất, rút bớt số công nhân thừa, giảm phế phẩm.
Giấy: Nǎm 1939: 3.000 tấn, nǎm 1957: 1.265 tấn, so với nǎm 1956 tǎng 22%, bằng 42,2% nǎm 1939. Chú trọng nâng cao phẩm chất, củng cố các xưởng thủ công. Mở rộng xưởng Hoàng Vǎn Thụ, khuyến khích tiêu thụ giấy nội.
Thuốc lá: Dự định sản xuất 13.000.000 bao, chú trọng phẩm chất, nâng cao trình độ sử dụng máy, sử dụng công nhân hợp lý, tránh lãng phí.
Rượu: Chú trọng nâng cao phẩm chất, giải quyết tiêu thụ, nǎm 1957 sản xuất 2.800.000 lít.
Chè: Chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân, giải quyết việc thu mua chè tươi. Kế hoạch nǎm 1957 định 1.000 tấn (nhà máy 500 tấn, làm thủ công 500 tấn).
Thiếc: Chú trọng đào tạo công nhân, hoàn thành tốt lò nấu thiếc, đặt đường dây để dẫn điện Tà Xa - Nà Ngần cho nhà máy để bảo đảm kế hoạch sản xuất (208 tấn). Chú ý đào tạo cán bộ công nhân.
Apatít: Giải quyết tích cực việc vận chuyển quặng qua sông Hồng để bảo đảm kế hoạch 100.000 tấn.
Gỗ: Quốc doanh lâm khẩn sẽ làm 39.894m3. Cần chấn chỉnh tổ chức, thu gọn cơ sở, điều tra nắm vững tài nguyên, tổ chức khai thác hợp lý, hết sức chống lãng phí, hạ giá thành, đẩy mạnh khai thác bằng tay.
Thuốc (của y tế): nǎm 1957 định sản xuất 300.000.000 viên, 40.000.000 ống, 172.000 lít, trị giá 10 tỷ 492, so với nǎm 1956 tǎng 67,7%. Chú trọng khai thác và sử dụng nguyên liệu trong nước, đồng thời mua đủ nguyên liệu cần thiết ngoài nước, hết sức chú trọng phẩm chất, tránh lãng phí.
2. Số tiền dành cho xây dựng cơ bản về công nghiệp là 31.186 triệu, chiếm 22,4% tổng số vốn đầu tư (chỉ kể tiền trong nước).
Các công trình sẽ xây dựng gồm có (kể một số công trình chính):
a) Tiếp tục hoàn thành:
Thuộc Bộ Công nghiệp: chè Phú Thọ, cá hộp Hải Phòng, thuốc lá Hà Đông, điện Vinh, điện Lào Cai, điện Tà Xa - Nà Ngần, đường dây hạ thế Thanh Hoá, Sơn Tây, đường dây cao thế Hà Nội - Sơn Tây, Lâm Thao - Hà Mão, mỏ thiếc Tĩnh Túc, gỗ Cầu Đuống, xưởng Trung quy mô Hà Nội.
Thuộc Bộ Vǎn hoá: Nhà in Tiến Bộ, Xưởng Phim.
Thuộc Bộ Y tế: Xưởng bào chế.
Thuộc Bộ Thương nghiệp: 3 nhà máy xay gạo.
v.v..
b) Mới khởi công nǎm nay:
Thuộc Bộ Công nghiệp quản lý: Nhà máy len, dệt kim, ngũ kim nhỏ, vǎn phòng phẩm, đồ nhựa, fibro ximǎng, các đường dây Hải Dương - Ninh Giang, Hà Nội - Nam Định, Nam Định - Thái Bình, Hà Nội - Việt Trì.
Thuộc Bộ Thương nghiệp: 5 nhà máy gạo.
v.v..
c) Ngoài ra, tǎng cường thiết bị, mở rộng thêm các xí nghiệp hiện có (như thêm nhà dệt cho Nhà máy dệt Nam Định, thêm nồi hơi cho xưởng giấy Hoàng Vǎn Thụ, v.v.).
3. Đại bộ phận sản lượng của quốc doanh là dựa vào các xí nghiệp hiện có. Cho nên việc chủ yếu là phải củng cố và cải tiến những xí nghiệp đang sản xuất:
- Tích cực giáo dục chính trị, tư tưởng, nhất là kỹ thuật cho cán bộ, công nhân để nâng cao dần trình độ sử dụng, sửa chữa và bảo quản máy móc thiết bị.
- Bổ sung thiết bị, mua thêm và tự sản xuất phụ tùng cho máy móc và phương tiện vận tải.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quy định các định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn sử dụng nguyên vật liệu, chế độ sử dụng và bảo quản máy móc, thi hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính, chuẩn bị thực hiện chế độ kinh tế hạch toán.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua, thi hành kỷ luật và khen thưởng kịp thời, nghiên cứu thi hành chế độ lương thưởng cho hợp lý, thi hành rộng rãi chế độ làm khoán để khuyến khích sản xuất.
- Tǎng cường bộ máy quản lý, nhất là tǎng thêm cán bộ kỹ thuật, tǎng cường bộ máy thống kê, kế toán và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho họ, đồng thời hết sức giảm bớt số nhân viên không sản xuất.
Giá trị sản lượng của công nghiệp tư doanh nǎm 1957 là 145 tỷ, so với nǎm 1956, tǎng 175,7%, gồm các ngành: nông cụ, đồ sắt, nhôm, gang, tôn, xe đạp, gạch, ngói, vôi, gỗ, giấy, diêm, đồ thuỷ tinh, đồ sứ, vải, may ô, bít tất, khǎn mặt, màn, áo rét, thuộc da, ép dầu, chế biến sơn, xà phòng, xay gạo, đánh cá, làm nước mắm, chè, đường, thuốc lá, bao tải, giầy vải, khuy trai, vǎn phòng phẩm.
Trị giá sản lượng của thủ công nghiệp cá thể 265 tỷ, so với nǎm 1956 tǎng 31,4%, gồm gần hết các ngành như công nghiệp tư doanh, trừ gạch, ngói, gỗ xẻ, diêm, giấy, xay gạo (nhiều ngành chưa thống kê được, không ghi vào kế hoạch).
Qua tình hình trên, thấy công nghiệp tư doanh và thủ công nghiệp chiếm phần rất lớn trong việc sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói, vôi, gỗ, đồ sắt, chiếm tất cả đồ dùng bằng kim khí, thuỷ tinh, sành, sứ; phần lớn ngành dệt, thực phẩm và các ngành chế biến nông, lâm, hải sản. Chúng ta phải có biện pháp và chính sách đúng đắn để khuyến khích họ sản xuất có lợi cho kinh tế quốc dân, đồng thời phải đấu tranh chống lại thói xấu của họ.
Cần hết sức chú trọng cung cấp nguyên vật liệu đủ và đúng với yêu cầu của sản xuất, Nhà nước phải nắm chắc việc mua và phân phối nguyên liệu quan trọng, khuyến khích khai thác và sử dụng nguyên liệu trong nước, tiết kiệm nguyên liệu.
Chú trọng giúp đỡ mua sắm thiết bị, hướng dẫn cải tiến kỹ thuật, tǎng phẩm chất, hạ giá thành, giải quyết việc tiêu thụ hàng hoá.
Nghiên cứu sửa chữa một số điểm chưa hợp lý trong chính sách giá gia công, thu mua, chính sách thuế, thi hành đúng chính sách lao tư và công tư để khuyến khích sản xuất, đồng thời ngǎn ngừa thủ đoạn xấu như lậu thuế, không thi hành đúng hợp đồng, ǎn cắp nguyên liệu đem bán, v.v..
Củng cố các tập đoàn sản xuất đã có, nghiên cứu tổ chức thêm một số cơ sở khác và các hình thức hợp tác xã sản xuất thấp, trước hết chú trọng các ngành nông cụ, dệt, muối, cá, nước mắm, đường, khai thác gỗ. Cần có chính sách cụ thể giúp đỡ, khuyến khích các tổ chức đó phát triển.
Nghiên cứu làm thí điểm công tư hợp doanh một vài xưởng, thí dụ: dệt kim, vǎn phòng phẩm, v.v. để rút kinh nghiệm.
Cần chú ý củng cố và tǎng cường cơ sở đang sản xuất, nhất là cơ sở quan trọng, khôi phục cơ sở cần thiết chưa được khôi phục nhưng phải cǎn cứ vào tình hình nhu cầu, tránh phát triển một cách mù quáng, như một số trường hợp đã xảy ra nǎm 19564).
V- VẬN TẢI VÀ BƯU ĐIỆN
A. Khối lượng vận tải nǎm 1957 sẽ tǎng lên tới mức sau đây:
1. Vận tải hàng hoá:
 
Tổng số
(1.000T/CS)
:
366.847,
so với 1956 là 139%
Đường sắt
"
:
165.642,
" 154,5
Đường ôtô
"
:
29.108,
" 143
Trong đó:



 
Quốc doanh
"
:
10.000,
" 96
Đường sông
"
:
136.510,
" 120
Trong đó:



 
Quốc doanh
"
:
26.020,
" 473
Đường biển
"
:
35.577,
" 157
Trong đó:



 
Quốc doanh
"
:
25.700,
" 170
2. Vận tải hành khách:
 
Tổng số
(1.000ng./CS)
:
640.190,
" 129,5
Đường sắt
"
:
382.894,
" 150,2
Đường sông
"
:
7.296,
" 120
Đường ôtô
"
:
250.000,
" 107
Khối lượng vận tải nǎm 1957 có tǎng hơn nǎm 1956, nhưng so với lực lượng thiết bị hiện có thì vẫn còn thừa khả nǎng. Nhưng trong thiết bị vận tải còn nhiều vấn đề: máy móc quá cũ, không cân đối và phương tiện vận tải thô sơ thì chưa được tận dụng.
Những biện pháp thực hiện nhiệm vụ vận tải là:
1. Tǎng cường công tác điều tra kinh tế, để nắm vững quy luật về việc vận chuyển hàng hoá và hành khách (khối lượng các loại hàng thay đổi theo từng mùa, từng quý; đường vận chuyển, v.v.) để dần dần bớt bị động, bảo đảm tính chất cân bằng và hợp lý của kế hoạch vận tải.
2. Có kế hoạch điều phối hợp lý để phát huy khả nǎng của các phương tiện vận tải, giảm bớt những hiện tượng chặng đi không hoặc nằm chờ.
3. Củng cố và tǎng cường lực lượng vận tải quốc doanh, nhất là về mặt tổ chức, lãnh đạo.
4. Giúp đỡ vận tải tư doanh để tận dụng khả nǎng của họ.
5. Chú ý phát triển vận tải ở miền núi bằng những phương tiện thích hợp, hướng dẫn khôi phục, phát triển và sử dụng phương tiện thô sơ của các địa phương.
6. Tǎng cường giáo dục nghiệp vụ kỹ thuật cho công nhân, cán bộ, giáo dục tinh thần phục vụ bảo đảm an toàn vận tải.
7. Nghiên cứu xây dựng và điều chỉnh giá cước vận tải của các ngành: đường sắt, đường ôtô, và đường thuỷ cho hợp với hoàn cảnh hiện nay.
B. Khối lượng nghiệp vụ bưu điện nǎm 1957 trị giá 6.456 triệu so với nǎm 1956 tǎng 10,6%. Tuy vậy, đối với thiết bị hiện có vẫn thừa khả nǎng chưa sử dụng hết. Chất lượng công tác thì còn kém quá, nǎm 1957 cần phải củng cố tổ chức và nâng cao nghiệp vụ, kỹ thuật, xây dựng các chế độ nghiệp vụ.
Để hoàn thành nhiệm vụ về bưu điện, cần phải:
- Tǎng cường bảo vệ kỹ thuật và quản lý nghiệp vụ để nâng cao chất lượng thông tin bằng điện.
- Tǎng cường công tác bưu chính, nâng cao chất lượng, giảm bớt chi tiêu. Nghiên cứu tổ chức chuyển bưu kiện, thư từ nhanh.
- Tǎng cường quản lý xí nghiệp, cố thu đủ chi, tiến lên có lãi, tích luỹ vốn cho Nhà nước. Cải tiến kế hoạch tài vụ, thanh toán tiền nợ cho nhanh chóng, sử dụng vốn một cách hợp lý hơn.
C. Vốn đầu tư vào kiến thiết cơ bản của ngành giao thông, bưu điện nǎm 1957 là 23.041 triệu chiếm 16,6% tổng số vốn đầu tư (tiền trong nước), chỉ bằng hơn 1/2 so với nǎm 1956. Việc đầu tư vào ngành vận tải, bưu điện trong nǎm nay, chủ yếu nhằm:
- Củng cố và tu sửa đường bộ, đường sắt hiện có, tiếp tục hoàn thành những đoạn đường đang làm dở, làm mới 58 cây số đường sắt. Đường bộ, chủ yếu là tu sửa, củng cố các đường ôtô trên các trục chính xe cộ đi lại nhiều, lưu lượng vận tải nhiều.
Nạo vét lòng lạch, phà, kè, phá đá trên các dòng sông, tiếp tục nạo vét cửa biển.
Những công trình xây dựng chủ yếu gồm có:
Vốn đầu tư
- Đường Hà Nội - Hàm Rồng 4.098 triệu.
- Đường sắt Hà Nội - Lào Cai 2.351 "
- Đo đạc, khảo sát 300 "
- Sửa chữa đường ôtô Hà Nội - Vinh - Hiền Lương 1.520 "
- Sửa chữa đường ôtô Hoà Bình - Sơn La - Tuần Giáo 1.200 "
- Thu dọn Công trường 111 + 112 500 "
- Xây dựng đài thu, phát T.W. 842 "
- Xây dựng đường dây 534 "
- Xây dựng điện thoại tự động 600 "
- Nạo vét cảng và sông 2.088 "
VI- XÂY DỰNG CƠ BẢN
1. Nhiệm vụ xây dựng cơ bản nǎm 1957 đáng lẽ phải theo phương châm ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, nhưng vì việc xây dựng nǎm 1956 còn bỏ dở lại nhiều công trình phải tiếp tục làm nốt, mặt khác ta không có nhiều tiền và cũng đủ thời gian để chuẩn bị kịp việc phát triển nhiều công nghiệp nhẹ. Cho nên thực tế việc xây dựng lại tập trung vào những công trình cũ, phần lớn thuộc loại công nghiệp điện, công nghiệp vật liệu kiến trúc, công nghiệp mỏ và cơ khí, giao thông và nông nghiệp. Nhiệm vụ nǎm nay phải chấn chỉnh việc xây dựng cho nhanh và gọn hơn nǎm 1956. Phải tập trung vốn vào xây dựng sản xuất, hết sức hạn chế những xây dựng không dùng vào sản xuất.
Số vốn Nhà nước sẽ dành cho sự nghiệp kinh tế và vǎn hoá nǎm 1957 là 737.440 triệu đồng so với nǎm 1956 là 704.938 triệu thì tǎng hơn 32.502 triệu. Số tiền trên đây gồm cả tiền trong nước và tiền thiết bị ngoài nước, nếu chỉ kể tiền trong nước thì nǎm 1957 chỉ có 265.580 triệu so với nǎm 1956 là 248.401 tǎng có 6,9%.
Nhưng số tiền 265.580 triệu lại bao gồm cả chi tiêu về sự nghiệp phí, cho nên thực số tiền trong nước dùng để xây dựng cơ bản nǎm 1957 chỉ có 140.000 triệu so với nǎm 1956 là 134.463 triệu.
2. Số tiền 140.000 triệu đồng phân phối cho các ngành như sau:


Số tiền
(Triệu đồng)
Tỷ lệ so với tổng số (%)
  - Xây dựng về công nghiệp
31.186
22,4
- Nông, lâm, thuỷ lợi
24.074
17,3
- Nghiên cứu khoa học, thǎm dò thiết kế
7.545
5,4
- Mậu dịch, thu mua
14.296
10,3
- Vận tải và bưu điện
23.041
16,6
- Xây dựng nhà ở
9.391
6,7
- Giáo dục và vǎn hoá
12.477
9,0
- Bảo vệ sức khoẻ
5.475
3,9
- Sự nghiệp công cộng ở thành phố
3.400
2,4
  - Xây dựng cơ quan hành chính
8.390
6
Cộng
139.275
100%
Các tỷ lệ phân phối trên đây cho thấy rằng việc đầu tư vào xây dựng cơ bản đã nhằm hướng chính là các ngành có tính chất sản xuất, trọng tâm đầu tư là công nghiệp, nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi và giao thông, bưu điện, trong đó, công nghiệp chiếm địa vị trọng yếu nhất.
Số tiền đầu tư vào các ngành có tính chất sản xuất là 100.141 triệu, tức 72%; vào các ngành không có tính chất sản xuất (5 ngành dưới)5<) là 39.134 triệu, tức 28%. Tỷ lệ này hơi cao, nhưng là do tình hình thực tế đòi hỏi của ta.
Việc phân phối vốn chưa được chính xác, vì các công trình xây dựng phần nhiều chưa có thiết kế, giá cả nguyên vật liệu xây dựng chưa được ổn định, việc tính toán và sử dụng vật liệu chưa có định ngạch, việc tổ chức quản lý thi công còn lộn xộn lãng phí rất lớn. Sau này trong quá trình xây dựng vẫn phải luôn luôn điều chỉnh.
Số vốn dành cho công nghiệp là 31.186 triệu chiếm 22,4% tổng số. So với nhiệm vụ nǎm 1957 là còn thấp, nhưng cũng khó nâng cao hơn nữa, vì những sự hạn chế về thiết kế, thi công.
Trong số vốn đầu tư vào công nghiệp, thì 21.543 triệu, tức 82,7% dành cho khu vực A sản xuất tư liệu sản xuất; 5.372 triệu tức 17,3% dành cho khu vực B sản xuất hàng tiêu dùng. Tỷ lệ này không phù hợp với phương châm "ưu tiên xây dựng công nghiệp nhẹ" vì các lý do: 2/3 số vốn là để tiếp tục hoàn thành những công trình làm dở nǎm 1956; mà những công trình này phần lớn là thuộc khu vực A. Riêng Bộ Công nghiệp, số tiền để hoàn thành những công trình làm dở lên tới 17.032 triệu, trong đó 14.277 triệu là để hoàn thành những công trình thuộc khu A; riêng việc xây dựng các công trình điện lực (công trình đã làm dở từ 1956 và công trình mới) rất cần thiết cũng chiếm một số tiền lớn: 10.710 triệu; khó khǎn lớn nhất trong việc xây dựng mới, dù là xây dựng công nghiệp nhẹ như làm ngũ kim nhỏ, làm đồ nhựa, vǎn phòng phẩm và một số tạp phẩm khác, ta đã dành một phần trong số tiền 4.934 triệu của Bộ Công nghiệp để làm các việc nghiên cứu, thiết kế, v.v..
Số vốn dành cho nông lâm, thuỷ lợi là 24.073 triệu, chiếm 17,3% tổng số, hầu hết là dùng vào các công trình thuỷ lợi, đê điều: các công trình đại thuỷ nông chiếm 11.000 triệu tức 45,7%, nhằm tưới và tháo nước cho 83.200 hécta trong nǎm nay và 40.000 hécta cho vụ chiêm nǎm 1958, công tác đê điều chiếm 10.400 triệu, tức 43,2%.
Số vốn dành cho ngành vận tải, bưu điện là 23.040 triệu, chiếm 16,6% tổng số, chủ yếu là để củng cố và tu bổ đường sắt, đường bộ, sửa chữa một phần các cửa bể để phục vụ xuất nhập khẩu, nạo vét những quãng sông thật cần thiết, ngoài ra chưa làm công trình gì theo quy mô lớn.
Số vốn dành cho các ngành vǎn hoá, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ là 17.952 triệu, chiếm 12,9% tổng số; so với đòi hỏi của nhân dân thì chỉ mới giải quyết được một phần, nhưng trong hoàn cảnh của ta hiện nay và so với số vốn dành cho các ngành sản xuất, thì đã là một tỷ lệ khá quan trọng.
Số vốn dành cho xây dựng nhà ở và cơ quan hành chính chiếm 12,7%, tức 17.781 triệu. Trong lúc thiết kế và thi công còn cần tiếp tục nghiên cứu giảm tới mức tối đa những bộ phận có tính chất phô trương, quy cách xây dựng quá cao, chưa thích hợp với tình hình và khả nǎng của ta,... để cố giảm bớt số chi phí về loại xây dựng này.
3. Cần phải nghiên cứu để áp dụng các phương sách sau đây trong công tác xây dựng cơ bản:
a) Tǎng cường công tác quản lý kế hoạch:
1) Cần nghiên cứu gấp để ban hành những điều lệ quy định phạm vi quản lý kế hoạch giữa Vǎn phòng Thủ tướng phủ, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, các Bộ và các Uỷ ban hành chính địa phương.
2) Cần luôn luôn nắm vững trọng điểm chung của kế hoạch xây dựng cơ bản và trọng tâm của từng ngành để dành phần ưu tiên trong phân phối các phương tiện và vật liệu xây dựng. Do lúc làm kế hoạch các công trình phần lớn chưa có đồ án thiết kế, giá nguyên vật liệu còn mới ước lượng, tiền dự phòng lại hạn chế, nên trong quá trình thực hiện kế hoạch phải nắm vững phương châm đảm bảo các công trình chủ yếu.
3) Cần theo dõi chặt chẽ tiến độ xây dựng luôn luôn quan tâm đến những hiện tượng làm mất cân đối của kế hoạch về các mặt tài chính, nhân vật lực, khả nǎng thiết kế và lực lượng kỹ thuật để kịp thời đề ra những biện pháp hiệu quả nhất, đảm bảo cân đối của kế hoạch.
4) Tǎng cường quản lý kinh phí bằng dần dần thực hiện chế độ kinh tế hoạch toán, và thực hiện dần việc cấp phát theo khối lượng công trình, khắc phục tình trạng cấp phát chậm trễ hoặc để ứ đọng tiền vốn cũng như cần chấm dứt tình trạng sử dụng lẫn lộn giữa tiền sự nghiệp, tiền vốn luân chuyển và vốn xây dựng. Cần lập các đơn vị kiến thiết để giám sát việc xây dựng lớn và các cơ quan phụ trách kiến thiết cơ bản ở các bộ có nhiều công trình xây dựng như Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông...
5) Tǎng cường quản lý công tác xây dựng bằng đặt chế độ duyệt thiết kế, chế độ báo cáo. Kiện toàn cơ quan thống kê các cấp để cung cấp tài liệu chính xác và có hệ thống.
6) Cần xây dựng chế độ kiểm tra, có phân công, phân nhiệm cho mọi cấp, mọi ngành. Kiểm tra cần giữ được thường xuyên liên tục và có trọng tâm trọng điểm, chú trọng kiểm tra chất lượng công trình, tiết kiệm tài sản quốc gia, chống tham ô lãng phí và chế độ lao động.
7) Cần thông qua công tác thực tế xây dựng để bổ sung những tiêu chuẩn, những quy cách xây dựng, như tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại công trình, tiêu chuẩn về nǎng suất lao động, tiêu chuẩn về sử dụng nguyên vật liệu...
b) Kiện toàn tổ chức thiết kế, chú trọng việc xây dựng lực lượng thiết kế phục vụ cho nhu cầu của kế hoạch nǎm nay một phần đồng thời chuẩn bị cho các kế hoạch sau.
Công tác thiết kế chậm trễ sẽ kìm hãm tốc độ xây dựng, dễ gây bị động và lãng phí. Nǎm qua, những công trình xây dựng lớn đều do chuyên gia nước bạn giúp đỡ. Ta cần bố trí đủ cán bộ để tiếp thu sự hướng dẫn, học tập kinh nghiệm về nghiệp vụ tiên tiến của nước bạn, để đào tạo một lớp cán bộ thiết kế trong công tác thực tế. Một mặt khác cần mở trường học đào tạo cán bộ thiết kế theo một kế hoạch có hệ thống, hoặc gửi cán bộ ra ngoài nước học. Ta cần dần dần đảm nhiệm lấy công tác thiết kế kịp với yêu cầu phát triển của công tác xây dựng cơ bản ngày càng phát triển.
c) Nâng cao trình độ tổ chức và quản lý công trường xây dựng:
1) Cần mở rộng dân chủ trong việc quản lý công trường nhằm gây ý thức làm chủ cho tất cả mọi người làm công tác kỹ thuật hay công tác lao động tham gia ý kiến vào việc lãnh đạo công trường, tham gia vào việc thi đua đảm bảo kỹ thuật, thực hiện tiết kiệm chống tham ô lãng phí, bảo đảm thời hạn xây dựng của công trình.
2) Tổ chức và giáo dục ý thức bảo vệ lao động tránh tai nạn, ý thức cảnh giác đề phòng âm mưu phá hoại kỹ thuật, phá hoại vật liệu và gây tâm lý hoang mang, chia rẽ của địch.
3) Cần phổ biến rộng rãi và kịp thời các kinh nghiệm mới. Khuyến khích sáng kiến tǎng nǎng suất và thực hiện thưởng nǎng suất và sáng kiến có tác dụng cải tiến công tác.
4) Trong công tác xây dựng cần chú trọng đào tạo cán bộ chỉ huy công trường, cán bộ chuyên môn và thợ lành nghề cung cấp cho những công trường mới mở.
5) Cần phân phối máy móc xây dựng hợp lý, cố gắng nâng dần việc sử dụng công suất của máy để tránh lãng phí. Cần tǎng cường công tác bảo quản máy. Chống khuynh hướng muốn cơ khí hoá công tác xây dựng một cách nóng vội.
d) Tổ chức cung cấp và phân phối vật tư:
1) Cần có kế hoạch sản xuất vật liệu kiến trúc phù hợp với từng khu vực, chú trọng những vùng tập trung xây dựng nhiều, để tránh phải vận tải xa hoặc có nơi quá thừa, có nơi quá thiếu.
2) Cần quản lý chặt chẽ những vật liệu chủ yếu như: sắt, xi mǎng, gạch, ngói, gỗ để chủ động phân phối hợp lý, dành ưu tiên cho các công trình chính, khắc phục tư tưởng bản vị của các ngành.
3) Cần đảm bảo phẩm chất của vật liệu xây dựng, đúng như tiêu chuẩn đã đề ra. Như vậy mới đảm bảo được chất lượng công trình.
4) Cần có kế hoạch giữ vững và dần dần hạ giá các vật liệu xây dựng để góp phần làm hạ giá thành công trình và đảm bảo được dự toán của công trình.
Nói tóm lại là cần tǎng cường lãnh đạo công tác xây dựng cơ bản về mặt tư tưởng, tổ chức lề lối làm việc, đi sâu vào nghiệp vụ để cải tiến công tác xây dựng, thu thập và đúc kết kinh nghiệm, đào tạo cán bộ để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch xây dựng cơ bản nǎm nay và chuẩn bị phục vụ các kế hoạch ngày một rộng lớn sau này.
VII- Thương nghiệp
1. Về nội thương, trên cơ sở sản xuất nông, công nghiệp phát triển, sức mua của nhân dân ước tính tǎng thêm khoảng 17% (tính giá cố định tǎng 14%). Để cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, thương nghiệp nǎm 1957 sẽ phát triển doanh số từ 822.252 triệu đồng nǎm 1956 lên 966.732 triệu nǎm 1957, tǎng 17% (giá hiện hành), trong đó hàng chủ yếu sẽ tǎng 22% về số lượng, cụ thể mức bán lẻ một số hàng chính tǎng lên như sau:
- Muối
9%
- Vải màn
179%
- Thịt
27%
- Giầy vải
60%
- Đường
22%
- Xà phòng
47%
- Sữa
22%
- Giấy viết
57%
- Vải
27%
- Dầu hoả
28%
Sức mua của nhân dân tǎng, lực lượng hàng hoá phát triển, khả nǎng sản xuất nội địa về hàng tiêu dùng và khả nǎng nhập khẩu có hạn, cho nên công tác thương nghiệp nǎm nay có nhiều khó khǎn và phải đấu tranh gay go để quản lý thị trường chống đầu cơ tích trữ, bình ổn vật giá, bảo đảm cung cấp hàng hoá đến tay người tiêu thụ và cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng và sản xuất.
Cần phải tǎng cường nắm nguồn hàng, mở rộng gia công mặt hàng tiểu thủ công, Nhà nước thu mua một số nông sản phẩm cần thiết cho công nghiệp và thủ công nghiệp, đi đôi với việc giáo dục nông dân nhận rõ lợi ích của mình và lợi ích của Nhà nước. Đồng thời tǎng cường quản lý hàng hoá do tư nhân nhập khẩu và hàng trao đổi tiểu ngạch ở biên giới.
Phải thực hiện việc phân phối một số hàng chính không đủ nhu cầu theo phiếu cung cấp để tránh đầu cơ; việc phân phối phải làm dần, có trọng điểm, sát nhu cầu từng lúc và từng đối tượng. Vận động tiết kiệm, vận động phong trào tiêu dùng nội hoá, nhưng không bài trừ ngoại hoá. Phải điều tra yêu cầu của nhân dân và khả nǎng của ta mà mở rộng diện bình ổn về mặt hàng và địa điểm chính, đồng thời lãnh đạo giá cả các loại hàng khác.
Tǎng cường tổ chức mậu dịch quốc doanh, phân công quản lý thị trường giữa mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã, và kết hợp biện pháp kinh tế, chính trị và hành chính để lãnh đạo thị trường, phải nghiêm khắc trừng trị đầu cơ tích trữ. Tǎng cường chỉ đạo giá, giữ vững cánh kéo hợp lý giữa hàng ngoại, hàng nội, giữa hàng công nghệ và nông sản.
2. Về ngoại thương, do sản xuất phát triển và nhu cầu nội địa tǎng, doanh số xuất khẩu sẽ tǎng từ 90.984 triệu nǎm 1956 lên 218.400 triệu nǎm 1957 (tǎng 138%) và doanh số nhập khẩu tǎng từ 107.827 triệu nǎm 1956 lên 230.400 triệu nǎm 1957 (tǎng 113%). Hàng xuất khẩu chủ yếu là nông, lâm, thổ, hải sản chiếm 61,8% (tǎng 3,9 lần so với nǎm 1956), khoáng sản chiếm 23,8% và sản phẩm công nghệ và tiểu thủ công chiếm 14,4%. Về hàng nhập, hàng tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng sẽ tǎng 19% so với nǎm 1956 và chiếm 82% trong tổng số nhập, hàng thiết bị chiếm 18%. Quan hệ buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa phát triển hơn nǎm 1956. Về xuất từ 62.219 triệu nǎm 1956 lên 140.400 nǎm 1957, tǎng 125% và chiếm 65% tổng số xuất, về nhập tǎng từ 93.823 triệu nǎm 1956 lên 158.400 triệu, nǎm 1957, tǎng 68% và chiếm 69% tổng ngạch. Việc buôn bán với các nước khác cũng mở rộng, về nhập từ 25.765 triệu lên 78.000 triệu, tǎng 3 lần so với nǎm 1956 và về xuất tǎng từ 14.000 triệu lên 72.000 triệu nǎm 1957, chiếm 31% tổng ngạch.
Trong công tác ngoại thương, tư thương sẽ tǎng doanh số từ 4.212 triệu lên 10.000 triệu, chiếm khoảng 4,6% thị trường.
Để hoàn thành kế hoạch ngoại thương, cần đẩy mạnh sản xuất, hướng dẫn khai thác, tiết kiệm tiêu dùng, tích cực thu mua, bảo đảm khối lượng xuất khẩu nhất là thóc, gạo, ngô. Phân loại hàng nhập và bảo đảm ưu tiên nhập nguyên vật liệu chủ yếu cho sản xuất và phụ tùng máy móc hiện đang thiếu. Cần điều chỉnh chính sách giá cả cho sát thị trường quốc tế, điều chỉnh biện pháp và thể lệ quản lý xuất nhập khẩu tư doanh, phối hợp chặt chẽ với ngân hàng ngoại hối, chống đầu cơ lũng đoạn thị trường. Tổ chức ngoại thương phải được củng cố, phối hợp chặt chẽ giữa nội thương, ngoại thương để bảo đảm thi hành đúng hợp đồng đã ký kết với các nước.
3. Để đấu tranh với thị trường tự do, bảo đảm vai trò lãnh đạo thương nghiệp quốc dân, mậu dịch quốc doanh sẽ nắm 68% khối lượng hàng tiêu dùng của toàn bộ thị trường so với 46% nǎm 1956.
Mức bán lẻ của mậu dịch quốc doanh là 294.734 triệu so với 233.442 triệu nǎm 1956, tǎng 26,2%, của hợp tác xã là 105.780 triệu so với 39.343 triệu nǎm 1956, tǎng 168,8%, khu vực nhà nước sẽ bán lẻ 41,4% hàng tiêu dùng so với 33,2% nǎm 1956 và sẽ nắm từ 70% (gạo, đường), 90% (giấy, xà phòng), 95% (vải) đến 100% (muối, dầu hoả, sợi) lực lượng của một số hàng chủ yếu.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã phải tǎng cường nắm hàng hoá về lực lượng và mặt hàng, tǎng cường công tác tổ chức, xây dựng cơ sở và kiện toàn lãnh đạo, tǎng cường chất lượng cán bộ về mặt tư tưởng và nghiệp vụ, chú trọng bảo quản tài sản quốc gia. Hợp tác xã sẽ củng cố và phát triển có kế hoạch, tǎng số xã viên từ 11% lên 17,3% dân số, những tỉnh có tổ chức hợp tác xã để cùng với mậu dịch quốc doanh thu mua nông sản và cung cấp hàng công nghệ cho nông dân, đồng thời phân công quản lý thị trường nông thôn.
4. Về thương nghiệp tư nhân, doanh số bán lẻ của thương nghiệp tư nhân chỉ tǎng từ 549.467 triệu lên 566.218 triệu (tǎng 3%) và chiếm 58,6% toàn bộ thị trường bán lẻ so với 66,8% nǎm 1956, trong đó tư bản nhà nước sẽ phát triển 3,7 lần hơn nǎm 1956, chiếm 8% thị trường.
Cần sử dụng vốn, kho, kinh nghiệm của tư thương phục vụ kế hoạch lưu thông hàng hoá, nhưng đồng thời cương quyết hạn chế phát triển số lượng và mức lãi quá đáng của họ.
Sử dụng đại thương, trung thương làm đại lý kinh tiêu bán lẻ, đại lý phân phối những loại hàng khó bảo quản hoặc đại lý bán buôn những loại ta có lực lượng dồi dào, cùng họ liên hiệp thu mua một số loại hàng chủ yếu. Sử dụng phải đi đôi với giáo dục và kiểm soát chặt chẽ.
Đối với tiểu thương, cần sử dụng họ thu mua nông, lâm, hải sản, phân phối hàng hoá sâu vào nông thôn hoặc vùng dân tộc thiểu số, cho họ một mức hoả hồng phải chǎng, đồng thời giáo dục lãnh đạo họ buôn bán chính đáng.
Sử dụng và hạn chế tư thương phải đi đôi với việc tǎng cường mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã.
VIII- NÂNG CAO HIỆU SUẤT LAO ĐỘNG VÀ HẠ THẤP GIÁ THÀNH
Chính sách của chúng ta trong việc mau chóng hoàn thành khôi phục kinh tế phải biểu hiện cǎn bản ở chỗ không ngừng nâng cao hiệu suất lao động ở mọi địa hạt, vì có như thế mới bảo đảm mở rộng sản xuất và trên cơ sở đó mới có thể nâng cao tiền lương thực tế của công nhân viên, hạ thấp dần dần giá thành sản phẩm và cải thiện dần dần mức sống của toàn dân.
Từ khi hoà bình, trong việc nỗ lực khôi phục kinh tế, công nhân, nông dân của ta đã cố gắng nâng cao ít nhiều hiệu suất lao động, nhờ vậy mà một số hầm mỏ, đường sắt, xí nghiệp cũng như ngành sản xuất lương thực đã hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch.
Nhưng hiện nay, nhất là thời gian gần đây, đi sâu vào chi tiết và xét khả nǎng của từng ngành, ta thấy nǎng suất lao động hãy còn rất thấp, có nơi còn giảm sút nữa.
Do quản lý thấp kém của các xí nghiệp, do máy móc cũ kỹ còn nhiều, kỹ thuật đổi mới rất chậm, do biên chế còn rất nặng nề ở các xí nghiệp, ở các công, nông, lâm trường và các cơ quan các cấp của Nhà nước, nhất là do ý thức lao động rất kém cỏi, kỷ luật lao động lỏng lẻo, tham ô, lãng phí còn nhiều, nên nǎng suất lao động nói chung tǎng rất ít, có nơi không tǎng và còn giảm sút nữa. Giá thành của sản phẩm cũng do đó mà không giảm được mà còn có khuynh hướng mỗi ngày một tǎng.
Lấy ví dụ của Nhà máy Diêm mà nói, đầu nǎm với 250 thợ, sản xuất được 260.000 bao mỗi ngày, nhưng hiện nay, với 750 thợ, đáng lẽ sản xuất được gấp 3 lần hơn, nhưng nay chỉ được 280.000 bao.
Tình hình chung ở trên cần phải được kịp thời sửa đổi. Nǎm 1957 mỗi xí nghiệp, mỗi cơ quan, mỗi công, nông, lâm trường, mỗi ngành, mỗi Bộ phải có kế hoạch cụ thể để đạt được những mức kết quả nhất định về tǎng nǎng suất lao động, ít nhất là tǎng được 10% nǎng suất, có kế hoạch hạ thấp dần dần giá thành.
Muốn tǎng nǎng suất lao động và hạ thấp giá thành, trước hết phải giáo dục ý thức lao động cho tất cả các công nhân viên, áp dụng kỷ luật lao động ở tất cả các ngành sản xuất, hành chính và sự nghiệp. Phải giảm bớt biên chế quá nặng nề hiện nay, nhắm vào các thành phần hành chính, quản trị, sự nghiệp, vào các thành phần phi sản xuất của các xí nghiệp, các công, nông trường. Ngay từ bây giờ phải đình chỉ hẳn việc tuyển thêm người mới vào các ngành hành chính, quản trị, sự nghiệp và phải chuyển dần sang sản xuất. Số người giản chính nên nhắm trước hết vào những người có khả nǎng ra ngoài sản xuất, những người mới đưa vào biên chế không hợp lý. Cần tổ chức đưa đi khai khẩn đất hoang, hoặc làm tiểu thủ công giúp cho phương tiện và vốn lúc đầu hoặc đưa về thôn quê, nếu người nào có cơ sở sản xuất. Cần phải mạnh dạn rút những cán bộ có nǎng lực và tín nhiệm để phụ trách.
Phải cải tiến quản trị của các xí nghiệp, áp dụng dần dần kinh tế hạch toán và phương pháp kinh doanh theo lối xí nghiệp doanh nghiệp, theo lối có vay có trả, có vốn có lãi, hưởng theo tài nǎng, thực hiện dần dần chế độ làm khoán ở các xí nghiệp.
Phải dần dần cải tiến máy móc, kỹ thuật, tận dụng khả nǎng của các máy cũ và mới, thực hiện trao đổi và phổ biến kinh nghiệm về sử dụng máy móc, cải tiến kỹ thuật và kinh nghiệm về sáng chế phát minh. Đồng thời phải thực hiện ráo riết tiết kiệm nguyên vật liệu, máy móc, thì giờ, phải bảo quản tốt những sản phẩm, hàng hoá đã có, nhất là phải nghiên cứu mọi cách để giảm giá thành vận tải.
Đi vào cụ thể mấy ngành quan trọng, cần phải có phương hướng chính để nâng cao hiệu suất lao động và hạ thấp giá thành: Ngành công nghiệp, lấy việc giảm bớt thành phần phi sản xuất, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá công việc và tiết kiệm nguyên vật liệu máy móc làm chính. Ngành kiến trúc, lấy việc lập kế hoạch kiến thiết, thi công cho xác đúng và tiết kiệm vật liệu kiến trúc là chính. Ngành vận tải lấy việc tổ chức bốc vác mau lẹ làm cho tầu xe luân chuyển được nhiều vòng, tiết kiệm xǎng, dầu làm chính. Ngành thương nghiệp lấy việc giảm phí tổn lưu thông hàng hoá, bảo quản hàng hoá tốt làm chính.
Để làm được kế hoạch cụ thể về nâng cao hiệu suất lao động và giảm giá thành, mỗi ngành, mỗi công trường, xí nghiệp tự đảm đương lấy nhiệm vụ của mình và phải vừa làm, vừa xây dựng lấy kế hoạch, nâng cao hiệu suất và giảm giá thành của mình.
Cuối cùng phải mở một cuộc vận động đại sản xuất và tiết kiệm, lấy thành tích nâng cao nǎng suất lao động, giảm giá thành làm mục tiêu. Trong quá trình và dựa trên cơ sở nâng cao hiệu suất lao động mà định lại mức lương cho đúng, tránh việc định lương quá bình quân như hiện nay. Mức lương phải cǎn cứ vào tài nǎng về tǎng hiệu suất lao động làm chính. Một mặt phải đặt tiền thưởng về sáng chế, phát minh, về tǎng hiệu suất, bỏ những phụ cấp không cần thiết. Trong việc phát động thi đua sản xuất, tiết kiệm, giảm giá thành, phải kịp thời khen thưởng, đề cao thành tích, tổng kết phổ biến kinh nghiệm những điển hình của từng ngành.
IX- ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VÀ CÔNG TÁC THĂM DÒ THIẾT KẾ
Nǎm 1957 là nǎm kết thúc giai đoạn khôi phục kinh tế và chuẩn bị cho giai đoạn kiến thiết nước nhà theo kế hoạch dài hạn trong các nǎm sau. Cho nên công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật và công tác thǎm dò thiết kế cần phải tiến hành ngay.
Dưới chế độ đế quốc và phong kiến cũ, thanh niên, học sinh ta bị hạn chế rất nhiều trong việc mở mang kiến thức khoa học kỹ thuật của mình. Họ bị biến thành những cán bộ tập sự kỹ thuật tầm thường để phục vụ cho nền kỹ nghệ thuộc địa lạc hậu. Du học sinh cũng bị nghiêm cấm gắt gao.
Trong mấy nǎm kháng chiến và hai nǎm khôi phục kinh tế vừa qua, ta gấp rút đào tạo cán bộ chuyên nghiệp, cao, trung và sơ cấp, ở trong nước và ở ngoài nước, với những con số ưu thế tuyệt đối so với chế độ cũ.
Nhưng mặt khác, hiện đương có tình trạng mù quáng trong việc đào tạo cán bộ của ta, không biết nhu cầu cán bộ kỹ thuật tới đâu, gửi đi bừa bãi và lựa các ngành khoa học kỹ thuật chưa thích đáng. (Hiện nay còn 2.092 lưu học sinh trung, cao cấp chuyên nghiệp và trên 600 thực tập sinh còn đương học ở các nước bạn).
Nhiệm vụ kế hoạch nǎm 1957 về đào tạo cán bộ kỹ thuật một phần để bảo đảm thực hiện kế hoạch nǎm 1957, nhưng phần chủ yếu là để chuẩn bị cho việc kiến thiết kinh tế và vǎn hoá nước nhà trong những nǎm sau. Dự định củng cố và tǎng cường các trường chuyên nghiệp các cấp: 7 trường đại học với 5.392 sinh viên vượt hẳn trước chiến tranh (sẽ chuyển trường Trung cấp Kinh tế tài chính lên trường đại học và mở thêm trường Cao đẳng Mỹ thuật với quy mô và khả nǎng bước đầu); 13 trường trung học chuyên nghiệp với 11.707 học sinh; ngành chuyên nghiệp sơ cấp sẽ có 17.790 người. Số sinh viên chuyên nghiệp trên đây cũng cần tính toán lại cho kỹ hơn, cần thiết tới đâu đào tạo tới đó. Số trường nào chưa mở thì số học sinh dự định tuyển thêm cần xét lại có nên mở hoặc tuyển nữa không?
Ngoài ra, nǎm 1957 sẽ mở trường dạy ngoại ngữ cho 426 học sinh để gửi đi lưu học ở các nước dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa cho kế hoạch dài hạn sắp tới. Cũng trong nǎm 1957, sẽ tốt nghiệp về nước 84 học sinh. Cần phải chú ý đến số học sinh của ta hiện đương học vǎn hoá ở các nước bạn hiện nay có tới gần 3.000 người. Trình độ vǎn hoá của họ được nâng cao toàn diện và lại sẵn biết ít nhiều tiếng nước bạn. Nên nhắm một phần quan trọng trong số này để chuyển ra học chuyên khoa, bớt phải gửi lưu học sinh từ nước nhà qua, và giảm một phần lớn cho công quỹ.
Về thực tập sinh gửi đi các nước bạn theo yêu cầu của các Bộ lên tới 500 người. Nhưng xét thấy hiện nay trình độ về vǎn hoá của cán bộ đi thực tập còn kém và khả nǎng phiên dịch phục vụ cũng có ít nên cần xét lại xem ngành nào tối cần thiết hãy gửi đi. Hướng đào tạo của ta là ngành nào, cấp nào có thể dạy ở trong nước thì không đi nước ngoài; ngành nào có thể học ở Trung Quốc thì không đưa đi nước khác.
Về đào tạo công nhân, sẽ tǎng cường đào tạo tại chức, vừa làm vừa dạy. Dự định bổ túc nghiệp vụ cho 11.619 công nhân.
Ngoài ra, cần mở rộng phong trào học tập nghiệp vụ, kỹ thuật tại chức. Đồng thời, phải mở rộng việc trao đổi hợp tác khoa học kỹ thuật với các nước bạn, chấn chỉnh lại chế độ làm việc với các nước về hợp tác kỹ thuật. Chuẩn bị cán bộ và hướng nghiên cứu khoa học kỹ thuật để phục vụ kế hoạch dài hạn và kiến thiết kinh tế lâu dài.
Để bảo đảm tốt công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật nǎm nay, cần phải củng cố các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng giảng dạy, tǎng cường tổ chức lãnh đạo của nhà trường, bảo đảm tuyển lựa học sinh đúng tiêu chuẩn và phân phối hợp lý, kịp thời những sinh viên tốt nghiệp.
Vấn đề yêu cầu và sử dụng các chuyên gia bạn cũng phải được chấn chỉnh lại. Vừa qua có hiện tượng yêu cầu quá nhiều chuyên gia cho những công tác chưa thật cấp bách, không chuẩn bị sẵn những điều kiện cho chuyên gia làm việc, kế hoạch kiến thiết thay đổi luôn nên đã lãng phí nhiều cho ngân quỹ và mất thì giờ công sức của các chuyên gia. Cần phải có kế hoạch yêu cầu và sử dụng chuyên gia thật hợp lý.
Kế hoạch nǎm 1957 cũng trù bị mọi mặt về công tác thǎm dò địa chất, chuẩn bị thiết kế để kịp thời phục vụ cho công tác kiến thiết kinh tế dài hạn các nǎm sau. Công tác điều tra tình hình tài nguyên về địa chất, về nông, lâm, về khí tượng, v.v. của ta đều bắt đầu đặt cơ sở và nghiên cứu. Ta đã dành 7 tỷ 545 triệu đồng để xây dựng cơ bản cho công tác thǎm dò địa chất, thiết kế và các viện thí nghiệm của các Bộ Công nghiệp, Giao thông Bưu điện, Y tế... và nhiều đội khảo sát. Ngoài ra còn một số các công trình xí nghiệp đương xây dở cũng sẽ hoàn thành trong các nǎm sau. Đi đôi với công tác trên, ta cũng đương cải tiến lại công tác thống kê từ trung ương tới địa phương, lập các biểu mẫu và phương pháp thống kê có hệ thống để chuẩn bị các số liệu cho việc kiến thiết nước nhà trong những nǎm sau.
Các công tác trên rất mới mẻ đối với chúng ta. Công việc tiến hành còn mò mẫm, nhưng nhờ cố gắng của ta và sự giúp đỡ của các chuyên gia bạn, ta đã thu được một phần kinh nghiệm và kết quả.
X- CẢI THIỆN SINH HOẠT VẬT CHẤT VÀ NÂNG CAO VĂN HÓA
Nǎm 1957 khả nǎng sản xuất có thể cao hơn nǎm 1956, nhưng vẫn còn nhiều khó khǎn, việc cải thiện sinh hoạt cần phải cố gắng. Trước hết là phải nhằm đẩy mạnh sản xuất để có hàng tiêu dùng, phải cố giữ giá hàng, phải giảm bớt biên chế không sản xuất, giảm bớt thất nghiệp. Trên cơ sở chỉnh đốn biên chế, sắp đặt lại chế độ lương cho hợp lý.
1. Việc chỉnh đốn biên chế, giảm bớt biên chế không sản xuất để chuyển sang sản xuất là một vấn đề cấp bách, kể cả các cơ quan hành chính, sự nghiệp và trong các xí nghiệp, công trường, nông trường. Hiện thời số biên chế về hành chính và sự nghiệp chiếm tới gần 40% trong tổng số biên chế của Nhà nước. Tuy giảm biên chế hành chính sự nghiệp, nhưng có thể tǎng thêm biên chế sản xuất ở các xí nghiệp mới bắt đầu sản xuất hoặc mở rộng sản xuất thêm.
2. Mức lương bình quân trong nǎm 1956 của một công nhân viên là 515.244 đồng, trong đó lương bình quân ngành công nghiệp là 572.880 đồng, ngành nông nghiệp là 420.000 đồng. Nǎm 1957, cần nghiên cứu để có một chế độ lương hợp lý khuyến khích sản xuất, không bình quân như hiện nay. Những việc đó phải đi đôi với việc chỉnh đốn biên chế, nâng cao hiệu suất lao động. Chú ý đến việc thưởng tǎng nǎng suất, sáng chế phát minh, tiết kiệm. Nghiên cứu gấp chế độ đối với cán bộ kỹ thuật.
3. Công tác y tế. Nǎm 1957 vẫn theo phương châm lấy phòng bệnh làm chính. Để mở rộng công tác phòng bệnh phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh, vận dụng các tổ chức quần chúng mà tiến hành công tác này.
Để làm công tác phòng dịch, phòng bệnh tại chỗ, nǎm 1957 sẽ phát triển thêm nhiều đội y tế lưu động. Số đội phòng dịch, phòng bệnh sẽ phát triển từ 59 lên 62, tǎng 4%, số đội chữa đau mắt hột sẽ phát triển từ 22 lên 59, tǎng 170%, số đội chữa sốt rét sẽ tǎng từ 18 lên 72, tǎng 300%. Địa bàn hoạt động chính của các đội chữa đau mắt hột là vùng ven biển và đồng bằng, địa bàn chính của các đội chữa sốt rét là vùng núi và dân tộc thiểu số.
Công tác chữa bệnh trong nǎm 1957 lấy củng cố là chính. Chú ý bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ công tác ở bệnh viện, bệnh xá bằng cách trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ chuyên khoa, cho đi học các lớp ngắn hạn, học tập các chuyên gia bạn.
Trong nǎm 1957, chỉ phát triển 3 bệnh viện (tǎng 5%),4 viện điều dưỡng (tǎng 40%), 23 bệnh xá (tǎng 13%), 1.239 giường bệnh viện bệnh xá (tǎng 6%), 550 giường điều dưỡng (tǎng 22%). Trừ bệnh viện Hải Phòng do nước Cộng hoà Tiệp Khắc viện trợ, các cơ sở mới phát triển đều là những cơ sở nhỏ phục vụ cho các xí nghiệp, cho thương binh, cho nhân dân các vùng núi.
Nǎm 1957 có tǎng nhiều cán bộ trung và cao cấp, số bác sĩ sẽ tǎng từ 160 lên 212 (tǎng 32%), số y sĩ sẽ tǎng từ 754 lên 1.114 (tǎng 47%), số dược sĩ trung cao cấp sẽ tǎng từ 126 lên 190 (tǎng 50%).
Để đẩy mạnh hơn nữa công tác y tế, bảo vệ sức khoẻ, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động của ngành y tế nhà nước, phải vận dụng các thầy thuốc tư, các cô đỡ tư, các nhà sản xuất thuốc tư (kể cả Đông y).
4. Công tác giáo dục phổ thông. Đối với thành phần quốc lập củng cố là chính. Dựa vào dân lập mà phát triển cấp I, dựa vào tư thục phát triển cấp II.
Trong nǎm 1957, học sinh mới tuyển vào cấp I, II ít hơn nǎm 1956, tuyển vào cấp III nhiều hơn một ít (tuyển vào cấp I bằng 95%, vào cấp II bằng 84%, vào cấp III bằng 107% nǎm 1956). Trong số học sinh mới tuyển vào cấp I tỷ lệ dân lập, tư thục nhiều hơn phần quốc lập.
Tuy số học sinh mới tuyển vào ít hơn nǎm 1956 (cộng ba cấp số học sinh mới tuyển vào chỉ bằng 95% nǎm 1956) nhưng tổng số học sinh có mặt đầu nǎm học sẽ nhiều hơn (tổng số bằng 117% nǎm 1956, trong đó cấp I bằng 116%, cấp II: 119%, cấp III: 150%. Về trường lớp chủ yếu là điều chỉnh cho hợp lý, xây dựng một ít trường mới và sửa chữa các trường cũ ở cơ sở, chủ yếu là dựa vào dân. Về giáo viên có tǎng thêm (tổng số tǎng thêm so với nǎm 1956 là 25%, trong đó cấp I tǎng 23%, cấp II: 32%, cấp III: 92%). Phải tǎng vì nǎm 1956 nhiều giáo viên đã phải dạy nhiều giờ, quá sức; tǎng để bảo đảm chính sách lao động và chất lượng giảng dạy.
Để củng cố các trường quốc lập, cần phải chấn chỉnh các trường lớp, cung cấp thêm tài liệu giáo khoa và phương tiện giảng dạy; bổ túc vǎn hoá, nghiệp vụ cho giáo viên, thi hành đúng chính sách đối với giáo viên; chỉnh đốn chương trình và tài liệu giảng dạy; củng cố sự lãnh đạo nhà trường và tǎng cường kiểm tra.
Để khuyến khích việc phát triển giáo dục dân lập và tư thục cần ban hành các chính sách cụ thể đối với giáo viên dân lập và việc mở trường tư thục, có chính sách khen thưởng đối với những địa phương có công trong việc vận động xây dựng và lãnh đạo tốt hệ thống này. Nghiên cứu một chế độ thu học phí hợp lý hơn.
Sự đòi hỏi học tập của nhân dân thì nhiều, khả nǎng của Chính phủ có hạn, phải làm cho nhân dân nhận rõ điều đó, để nhân dân vui lòng gánh vác thêm công tác giáo dục ở nông thôn.
5. Công tác bổ túc vǎn hoá và thanh toán nạn mù chữ. Nǎm 1957 tích cực đẩy mạnh công tác bổ túc vǎn hoá, hướng chính là số cán bộ xã, công nhân, cán bộ, nhân viên ở các công trường, xí nghiệp và cơ quan nhà nước, phương thức chính là học tại chỗ, tại chức. Các trường bổ túc công nông và phổ thông lao động tiếp tục hoạt động, tiêu chuẩn lấy học sinh phải chặt chẽ hơn nǎm 1956.
Trong nǎm 1957 thanh toán thêm cho 1.312.000 người thoát nạn mù chữ (tǎng 35% so nǎm 1956).
Cần củng cố các cơ quan lãnh đạo, đặt trách nhiệm lãnh đạo bình dân học vụ cho các đoàn thể trong Mặt trận. Việc tiến hành công tác bổ túc vǎn hoá và thanh toán nạn mù chữ phải dựa trên sự tự nguyện của quần chúng và phải kết hợp với việc sản xuất và học tập chính trị.
6. Công tác xuất bản và phát hành. Số sách xuất bản nǎm 1957 so với nǎm 1956 sẽ tǎng 51% (1956: 7.280.000 bản, 1957: 11.000.000 bản). Trong công tác xuất bản và phát hành sách chú trọng vận dụng lực lượng tư nhân. Các báo phải có kế hoạch kinh doanh tự túc, không ỷ lại vào tiền trợ cấp của Chính phủ. Tổng số báo chí phát hành trong nǎm 1957 là 36 triệu tờ, so với 1956 tǎng 20%.
7. Về công tác phát thanh. Nǎm 1957 không phát triển hệ thống phóng thanh mới, chỉ hoàn thành hệ thống Vĩnh Linh. Củng cố tổ chức để quản lý tốt 11 hệ thống do Liên Xô viện trợ và 31 hệ thống cũ do Trung Quốc viện trợ; củng cố việc lãnh đạo chương trình phát thanh.
8. Về công tác ca kịch, điện ảnh. Đối với các đội quốc doanh củng cố chất lượng là chính, chỉ tǎng một ít diễn viên (6,5%); nghiên cứu phiên chế thành một số đội nhỏ, nhẹ nhàng để đi sâu phục vụ các vùng nông thôn, công trường, xí nghiệp; nghiên cứu chuyển các đội ở Khu thành đội tư nhân.
Phát triển công tác ca kịch chủ yếu là khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ mở rộng những hoạt động vǎn nghệ có tính chất quần chúng và hoạt động của các đội nghiệp dư trong các cơ quan, xí nghiệp và nông thôn.
Về công tác điện ảnh, đối với các rạp chiếu quốc doanh chỉ củng cố; sẽ phát triển thêm 45 đội chiếu bóng lưu động (so với nǎm 1956 tǎng 60%). Các đội chiếu bóng lưu động giữ mức phục vụ đã đạt được trong nǎm 1956 và bảo đảm doanh thu khá.
Việc sản xuất phim thời sự vẫn theo hướng phục vụ kịp thời cho sản xuất, cho đấu tranh chính trị. Chú ý cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành sản xuất phim. Nǎm 1957 sẽ sản xuất 62 bộ.
9. Về thư viện, triển lãm. Nǎm 1957 sẽ củng cố các thư viện là chính (chỉ tǎng 2 cái ở tỉnh chưa có). Phải có kế hoạch tǎng thêm sách, luân chuyển cho mượn sách cho sát nhu cầu các địa phương.
Củng cố các đội triển lãm và đèn chiếu lưu động về tổ chức và nghiệp vụ để nâng cao hiệu suất công tác; phát triển thêm một số đội (1956: 31, 1957: 60 tǎng 60%) để đủ phục vụ vùng hẻo lánh và vùng dân tộc thiểu số.
10. Về công tác vǎn hoá ở vùng dân tộc thiểu số, các Khu tự trị.
Nǎm 1957 phải được chú ý hơn nữa. Số người được thoát nạn mù chữ ở các vùng này là 15 vạn, số học sinh đầu nǎm học ở các trường phổ thông sẽ tǎng 28%. Để phát triển công tác giáo dục phải chú ý đào tạo bồi dưỡng cán bộ địa phương, phải tuyên truyền giải thích để nhân dân tự giác tự nguyện học tập.
Các đội chiếu bóng lưu động, các đội triển lãm lưu động và đèn chiếu sẽ tǎng cường hoạt động hơn nữa ở vùng này. Chú ý không áp dụng một cách máy móc các hình thức hoạt động vǎn hoá miền xuôi cho miền núi.
Việc giáo dục vệ sinh phòng bệnh, giáo dục cách đề phòng và điều trị bệnh sốt rét cũng được chú ý hơn ở vùng dân tộc thiểu số, việc tuyên truyền và áp dụng phương pháp phải làm từ từ theo trình độ của nhân dân.
11. Xây dựng cơ bản về y tế, giáo dục, vǎn hoá. Trong nǎm 1957, vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành vǎn hoá và giáo dục là 12 tỷ 477, chiếm 9% tổng số đầu tư xây dựng cơ bản, vốn xây dựng cơ bản cho ngành y tế là 5 tỷ 475, chiếm 3,9%. Các công trình chủ yếu của Bộ Vǎn hoá là xưởng in, xưởng phim và các trường đào tạo cán bộ trung cấp. Các công trình chủ yếu của Bộ Giáo dục là các trường đại học và trường sư phạm; việc xây dựng các trường phổ thông chủ yếu dựa vào dân. Đối với Bộ Y tế chủ yếu là để tǎng cường các bệnh viện, các cơ sở thí nghiệm, củng cố các trường đào tạo cán bộ cao, trung cấp, mở rộng kho xưởng cho quốc doanh y dược phẩm.
Điều đáng chú ý là, vì công tác vǎn hoá, giáo dục, y tế dựa nhiều vào ngân sách địa phương mà chi tiêu, hiện nay ngân sách địa phương không đạt được mức như dự trù đầu nǎm, nên các chỉ tiêu phát triển như đã nói trên còn phải nghiên cứu để giảm bớt.
Tóm lại, nhu cầu của nhân dân về nâng cao vǎn hoá, nâng cao và bảo vệ sức khoẻ thì nhiều, nhưng khả nǎng của chúng ta hiện nay có hạn. Nǎm 1956 đã phát triển khá mạnh 3 ngành này, do đó củng cố chất lượng không kịp đà phát triển; tốc độ phát triển lại không dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, do đó vượt quá khả nǎng tài chính của Nhà nước, gây khó khǎn cho nǎm sau. Kế hoạch 1957 nhằm nâng cao chất lượng là chính, chỉ phát triển cơ sở ở những nơi nào, những loại nào thật cần thiết. Một số công tác sẽ dựa vào dân mà phát triển.
XI- ĐẤU TRANH ĐỂ THỰC HIỆN TỐT KẾ HOẠCH NĂM 1957
Kế hoạch kinh tế nǎm 1957 đề ra cho chúng ta nhiệm vụ rất nặng nề, một mặt phải cǎn bản hoàn thành khôi phục kinh tế sau 15 nǎm chiến tranh tàn phá, một mặt phải chuẩn bị cho việc kiến thiết kinh tế có kế hoạch dài hạn trong những nǎm sau. Hai nǎm khôi phục kinh tế vừa qua, chúng ta đã thu được một số thành tích, nhưng khó khǎn cũng còn nhiều. Để hoàn thành tốt kế hoạch nǎm 1957, toàn Đảng chúng ta phải nỗ lực đấu tranh, ra sức cố gắng vượt mọi khó khǎn trong quá trình thực hiện.
1. Phải mở một cuộc vận động sản xuất, giáo dục cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân tác phong cần cù, giản dị, ra sức lao động và sản xuất, tôn trọng kỷ luật lao động, không ngừng nâng cao hiệu suất công tác.
Đồng thời phải tiến hành rộng rãi cuộc vận động tiết kiệm. Tình hình lãng phí trong nǎm qua rất phổ biến và nghiêm trọng, đặc biệt là ở ngành xây dựng cơ bản và các ngành kinh tế tài chính khác, lãng phí máy móc, nguyên liệu, lãng phí sức lao động, thì giờ, tiền bạc..., đã gây khó khǎn cho công tác thu chi tài chính, làm giảm mức tích luỹ vốn của Nhà nước, ảnh hưởng không tốt đến việc cải thiện đời sống nhân dân, công nhân viên. Trong nǎm nay, cần phải kiên quyết chống tất cả mọi sự lãng phí lớn, nhỏ, nghiêm khắc thực hiện tiết kiệm để làm giảm bớt khó khǎn về tài chính, để có thể sử dụng vốn của Nhà nước một cách hợp lý và có lợi cho việc phát triển sản xuất.
Cần phải vận động các tầng lớp nhân dân hết sức tiết kiệm trong việc tiêu dùng, để góp phần giải quyết tình trạng sản xuất không kịp nhu cầu, góp phần thực hiện bình ổn vật giá.
2. Phải tǎng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhất là sự lãnh đạo công tác kinh tế tài chính, theo những hướng sau đây:
a) Thực hiện sự lãnh đạo thống nhất và chặt chẽ của Đảng, Chính phủ và các cấp Uỷ ban, nhất là đối với công tác kinh tế tài chính. Cần nhận rõ từ nay về sau, công tác kinh tế tài chính là công tác trung tâm ở miền Bắc, phải kết hợp chặt chẽ với công tác trung tâm đột xuất lúc này là sửa sai trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức.
Cần nắm vững sự lãnh đạo về tư tưởng, chính sách và tổ chức tức là:
- Bảo đảm thống nhất tư tưởng trong cán bộ và nhân dân, bảo đảm đường lối, phương châm được thấm nhuần và thực hiện đúng đắn, uốn nắn kịp thời các tư tưởng lệch lạc.
- Kịp thời định ra những chính sách và biện pháp cụ thể để bảo đảm thực hiện đường lối, phương châm của Chính phủ.
- Nắm vững công tác trọng tâm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của từng ngành hoạt động, đồng thời phải chú ý đúng mức các mặt công tác khác. Kết hợp chặt chẽ công tác kinh tế tài chính với các nhiệm vụ khác của Đảng và Chính phủ.
- Theo dõi sự thực hiện, thường xuyên nghe báo cáo và tổ chức kiểm tra chu đáo, để bổ khuyết kịp thời cho những thiếu sót trong công tác. Lãnh đạo việc tổng kết kinh nghiệm. Định và chấp hành đúng chế độ thỉnh thị và báo cáo.
b) Chấn chỉnh và tǎng cường bộ máy kinh tế tài chính của Nhà nước, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan kinh tế tài chính ở trung ương và địa phương, và quan hệ giữa các ngành, các cấp trong bộ máy kinh tế tài chính, giữa các cấp chính quyền với các ngành chuyên môn. Thực hiện lề lối làm việc tập thể, dân chủ và sát thực tế từ trên xuống dưới. Bảo đảm sự thống nhất và tập trung lãnh đạo về mặt đường lối, chính sách, kế hoạch chung, đi đôi với việc phân cấp quản lý cho thích hợp với hoàn cảnh sản xuất phân tán ở nước ta, mở rộng đúng mức quyền hạn và đề cao trách nhiệm của các ngành, các địa phương, tránh tình trạng tập trung quá độ, dễ đẻ ra bệnh quan liêu, hạn chế sáng kiến của các cấp, làm chậm trễ và hỏng việc.
Khuyến khích thành lập và lãnh đạo các tổ chức kinh tế như Hội Liên hiệp công thương... và dùng mọi hình thức khác để thắt chặt quan hệ giữa quốc doanh, hợp tác xã và tư nhân, thông qua đó mà tập hợp ý kiến, giáo dục và lãnh đạo tư nhân.
c) Tǎng cường công tác điều tra nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh nghiệm. Tổ chức việc giáo dục lý luận, chính sách và nghiệp vụ cho cán bộ kinh tế tài chính. Tổ chức bổ túc cho cán bộ tại chức và có kế hoạch đào tạo cán bộ mới.
3. Tiến hành sâu rộng việc tuyên truyền, giáo dục về tình hình và chính sách kinh tế tài chính trong cán bộ và trong nhân dân, làm cho mọi người nhận rõ khó khǎn, thành tích và khuyết điểm, nhằm thống nhất tư tưởng, nâng cao tin tưởng, đoàn kết mọi lực lượng, phát huy khả nǎng tích cực để giải quyết khó khǎn trước mắt.
Cần chú ý uốn nắn những tư tưởng lệch lạc hiện nay: chống tư tưởng chủ quan tưởng có thể khôi phục và xây dựng kinh tế tài chính nhanh chóng, cải thiện đời sống dễ dàng, thiếu tự lực cánh sinh, ỷ lại viện trợ; không thấy lúc này còn nhiều khó khǎn, còn phải chịu khó, chịu khổ. Chống tư tưởng muốn cơ giới hoá quá nhanh, tư tưởng coi nhẹ việc sử dụng khả nǎng của khu vực kinh tế tư nhân. Mặt khác, cần đấu tranh chống tư tưởng bi quan, thụt lùi, muốn thu hẹp lực lượng kinh tế quốc doanh, muốn cho kinh tế tư bản chủ nghĩa tự do phát triển không thấy việc sử dụng khả nǎng của kinh tế tư nhân phải đi đôi với việc đấu tranh chống mặt tiêu cực của nó, hạn chế nó một cách thích đáng và phải dựa trên cơ sở củng cố và tǎng cường không ngừng sự lãnh đạo của Nhà nước.
Cần giáo dục cho toàn thể cán bộ và nhân dân có quan điểm đúng về lao động sản xuất và tiết kiệm, động viên mọi người ra sức xây dựng đất nước. Ngoài ra, riêng đối vớicán bộ kinh tế tài chính, cần đấu tranh chống tư tưởng nhiệm vụ đơn thuần, kinh doanh đơn thuần, thiếu quan tâm đầy đủ đến đời sống và việc làm của nhân dân.
4. Để thực hiện tốt kế hoạch nǎm 1957, cần phải động viên lực lượng công nhân, nông dân là lực lượng cǎn bản để bảo đảm thực hiện kế hoạch. Các tổ chức Công đoàn, Nông hội, Thanh niên và Mặt trận, các cơ quan chính quyền các cấp, các xí nghiệp, công trường, nông trường đều có trách nhiệm bảo đảm thực hiện kế hoạch. Anh em trí thức, các cán bộ và nhân viên công tác khoa học, kỹ thuật, cần nhận rõ trách nhiệm vinh quang của mình trong việc thực hiện kế hoạch, mà ra sức sáng chế phát minh, phục vụ kiến thiết Tổ quốc.
Kế hoạch nǎm 1957 cũng mở cho thương gia triển vọng phát triển kinh doanh của họ có lợi cho quốc kế dân sinh, cho nên cũng yêu cầu họ phục tùng sự quản lý và pháp luật của Nhà nước mà tích cực kinh doanh theo đúng chính sách, góp phần vào việc khôi phục kinh tế, giao lưu hàng hoá. Như vậy thì nhân dân có lợi mà bản thân họ cũng có lợi.
Kế hoạch nǎm 1957 cũng đưa lại lợi ích nhiều cho các dân tộc lớn nhỏ khác nhau trong nước, cho nên cần phải đoàn kết chặt chẽ dân tộc đa số, thiểu số hoàn thành kế hoạch.
5. Trong khi động viên toàn dân đoàn kết thực hiện kế hoạch, cần phải tǎng cường cảnh giác đối với quân thù, đập tan mọi âm mưu phá hoại nền kinh tế, phá hoại kế hoạch Nhà nước. Phải kịp thời chống đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường. Phải ra sức củng cố lực lượng quốc phòng, lực lượng công an để bảo vệ công cuộc lao động hoà bình của toàn dân.
Ngoài nhiệm vụ đoàn kết trong nước, còn phải đoàn kết chặt chẽ với các nước bạn, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước bạn, đoàn kết chặt chẽ và học tập các chuyên gia và kỹ thuật tiền tiến của các nước bạn. Tǎng cường quan hệ mậu dịch, hợp tác kỹ thuật, khoa học với các nước chặt chẽ và rộng rãi hơn nữa.
Cần giáo dục cho toàn thể nhân dân, bộ đội, công nhân, cán bộ, nhân viên có ý thức đề phòng và chống mọi âm mưu và hành động phá hoại của địch. Tǎng cường công tác bảo vệ kinh tế, quy định chế độ bảo mật nghiêm ngặt ở các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, công trường và nhất là ở các cơ quan lãnh đạo kinh tế tài chính.
*
* *
Nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch nǎm 1957 rất nặng nề, nhưng cũng rất vẻ vang. Mỗi đảng viên, mỗi cán bộ chính quyền, kỹ thuật và đoàn thể cần phải nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo, trong việc động viên mọi lực lượng để hoàn thành kế hoạch, mỗi cán bộ, đảng viên phải tiền phong trong việc nỗ lực tǎng gia sản xuất, thực hiện tiết kiệm, cần lao giản dị và liêm chính, mới tập hợp được mọi người tham gia thực hiện kế hoạch.
Với sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, với tinh thần trách nhiệm cao độ và sự dũng cảm của mỗi đảng viên, Đảng ta nhất định động viên toàn dân đấu tranh hoàn thành tốt kế hoạch nǎm 1957.

No comments:

Post a Comment