Saturday 24 May 2014

Trung đội thứ sáu làm gì ở Điện Biên Phủ?





Ngoài việc tăng cường cho Điện Biên Phủ về sinh lực, vật lực, thực dân Pháp còn xây dựng ở đây một trung tâm tổ chức và chỉ huy hoạt động tình báo, gián điệp, do thám, biệt kích và chiến tranh tâm lý. Pháp đã tăng cường một số sĩ quan, nhân viên tình báo để xây dựng một bộ phận do thám tình báo khá mạnh ở khu vực này. Trong đó gồm ba hệ thống: một hệ thống phòng nhì (2B), hai trung đội thứ sáu và lực lượng biệt kích GCMA, do các sĩ quan tình báo có kinh nghiệm chỉ huy. Đây là một trong những vấn đề tác động lớn đến công tác giữ bí mật, phòng gian của các đơn vị tham gia chiến dịch, đồng thời cũng là một khó khăn, thách thức lớn đối với cơ quan bảo vệ chiến dịch.
Đỗ Thanh Dũng , “Công tác bảo vệ-an ninh trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ghi theo lời kể của đồng chí Thiếu tướng Trần Kinh Chi, Đại tá Lưu Công Tiền, Thiếu tá Nguyễn Bảo Đối, Đại tá Vũ Ước-nguyên cán bộ bảo vệ, trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, 10:55 | 31/03/2004


Trung đội thứ sáu là cách các cán bộ bảo vệ - an ninh quân đội của ta thời 1953-1954 dịch section 6 của tiếng Pháp, sau đó được các nhà sử học quân sự lưu truyền qua sách vở (Lịch sử cục bảo vệ - an ninh quân đội nhân dân Việt Nam 1950-2000).

Từ section có nhiều nghĩa. Trong quân sự là trung đội bộ binh. Trong hình học đó là mặt cắt / thiết diện. Trong một tổ chức nào đó nó có thể là một ban hay một tiểu ban. Trong trường hợp đang xét, đó là ban 6 của SDECE (cơ quan tình báo đối ngoại và phản gián của Pháp). Ban này chiêu mộ người Mèo làm công việc do thám cho Pháp. Ở Điện Biên Phủ có một toán như vậy:
The French used Hmong extensively for intelligence gathering. There was a detachment of Hmong at Dien Bien Phu who worked for the French equivalent of the CIA – called section 6.
(Gary Cook, 1980, Thesis, Dissertations, Professional Papers, Paper 3626, p.20)

Đoạn văn của Đỗ Thanh Dũng (chép lại từ sách Lịch sử cục bảo vệ - an ninh quân đội nhân dân Việt Nam 1950-2000) phải diễn đạt lại như sau cho chính xác:
Trong đó gồm hai hệ thống: một hệ thống phòng nhì (2B), hai là ban 6 và lực lượng biệt kích GCMA, do các sĩ quan tình báo có kinh nghiệm chỉ huy.

Ban 2 / phòng nhì nằm trong cơ quan tham mưu quân đội ; ban 6 và GCMA thuộc quyền cơ quan tình báo đối ngoại và phản gián. Đó là hai hệ thống khác nhau.

No comments:

Post a Comment