Nhiều
người, kể cả những người xưa nay được tiếng là sâu sắc,(Phạm Thị Hoài ) khi xem cái clip của Canal+ về buổi họp báo của hai thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
và Jean-Marc Ayrault (24/9/2013) đã không thể nhịn cười khi nghe câu:
Tôi xin bày tỏ vui mừng được trở lại
thăm nước Pháp ở Châu Âu và trên thế giới.
Câu
này thiệt là ngớ ngẩn. Nói được một câu như vậy thì cũng đáng để thiên hạ cười
chê:
Nhưng xem lại cái clip của Canal+ thì thấy dấu cắt ghép rất rõ giữa thăm nước Pháp và ở châu Âu thành ra không biết phải nghĩ sao.
Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của ông Dũng trong ngày hôm đó (Nguồn: VOV)
Tôi bầy tỏ vui mừng được trở lại thăm nước Pháp ở Âu châu và trên Thế giới” là câu nói SAi bằng tiếng VN,và tiếng Pháp, vì:
*Tiếng VN thông thường nói là:”Tôi rất vui mừng được trở lại thăm nước Pháp”
** Tiếng Pháp thông thường là” J’ai le plaisir de revenir en France”
** Tiếng Pháp thông thường là” J’ai le plaisir de revenir en France”
Như vậy nếu câu này dịch từ tiếng Pháp ra tiếng VN,thì rất ngây ngô,vì”…nước Pháp ở Âu châu,và trên Thế giới!”
Ngược lại, nếu thông dịch viên muốn dịch thật sát từng chữ, từ tiếng VN ra tiếng Pháp,là:”J’ai de la joie de revenir visiter la France en Europe et dans le Monde”,thì còn ngây ngô hơn nữa,vì người Pháp thông thường không nói”dài dòng văn tự”như vậy!!
Còn ai muốn lấy”le”giở tự điển Larousse ra học,để chứng tỏ là 1″Viện sĩ”(hàn lâm IDS?!) của XHCN,thì đóng cửa”hội kín”,mà thông loạn với nhau?!
(Vũ Duy Giang - Đàn Chim Việt)
Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của ông Dũng trong ngày hôm đó (Nguồn: VOV)
Thưa Quý vị và các bạn,
Tôi rất vui mừng trở lại thăm nước Pháp, một đất nước tươi đẹp, mến khách, một đầu tàu kinh tế Châu Âu, một trung tâm khoa học-công nghệ và đào tạo trên thế giới, một trong những cái nôi của lịch sử và văn hóa của nhân loại.
Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò, vị trí của Pháp ở châu Âu và trên thế giới và coi trọng phát triển quan hệ với Pháp. Quan hệ Việt – Pháp mang những tính chất đặc thù và độc đáo, xuất phát từ sự gần gũi về lịch sử và văn hóa, tình cảm hữu nghị truyền thống và gắn bó giữa nhân dân hai nước, nhất là qua hợp tác giữa các địa phương. Mặt khác, nhiều cơ chế hợp tác giữa hai nước đã được định hình và phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân được cồng đồng người Việt tại Pháp chào đón |
Ngài Thủ tướng Jean-Marc Ayrault và tôi vừa có cuộc hội đàm rất thành công. Trên tinh thần tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, với cách tiếp cận thực chất và hiệu quả, chúng tôi đã trao đổi về tình hình mỗi nước, các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thể hiện mạnh mẽ quyết tâm và ý chí chính trị đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước. Trên tinh thần đó, Ngài Thủ tướng Jean-Marc Ayrault và tôi đã ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp. Đây là dấu mốc rất quan trọng và hết sức có ý nghĩa đối với quan hệ giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trong trao đổi, chúng tôi đã nhất trí hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi thường xuyên đoàn cấp cao, kiện toàn những cơ chế đối thoại và hợp tác như Đối thoại chiến lược, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng, Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế và Hội nghị hợp tác phi tập trung nhằm đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phòng, kinh tế- thương mại-đầu tư, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, giao lưu nhân dân.
Chúng tôi khẳng định sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước kết nối đối tác, tăng cường sự hiện diện tại mỗi nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như công nghệ cao, hạ tầng, năng lượng, giao thông, y tế, nông nghiệp, chế biến thực phẩm và môi trường.
Chúng tôi đã chứng kiến lễ ký một loạt các văn kiện hợp tác và thỏa thuận kinh tế quan trọng giữa hai bên.
Trên bình diện đa phương, Ngài Thủ tướng và tôi nhất trí hai nước cần tăng cường hợp tác trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEM, ASEAN – EU, và Cộng đồng Pháp ngữ, khẳng định lại sự gắn bó của hai nước đối với các định chế đa phương, trong đó Liên hiệp quốc có vai trò trung tâm trong việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trên tinh thần đó, tôi đánh giá cao lập trường của Pháp liên quan đến Biển Đông, chia sẻ, ủng hộ lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông của các nước ASEAN, thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trên tinh thần đó, tôi đánh giá cao lập trường của Pháp liên quan đến Biển Đông, chia sẻ, ủng hộ lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông của các nước ASEAN, thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tôi tin tưởng rằng kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm hôm nay cũng như những thỏa thuận hợp tác sẽ được ký kết nhân dịp này sẽ góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam và Pháp đi vào chiều sâu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Nhân dịp này, tôi xin gửi tới nhân dân Pháp và cá nhân Ngài Thủ tướng những lời chúc tốt đẹp nhất.
Xin cảm ơn Quý vị và các bạn./.
No comments:
Post a Comment