Thursday, 24 October 2013

Sao có quá đông pháo thủ An-giê-ri ở Điện Biên Phủ trong ngày 20 tháng 12 năm 1953?



Trích Jules Roy, Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp (bản dịch của Bùi Trân Phượng, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1994):
Chủ nhật ngày 20 tháng 12 
Tướng Navarre rời Hà Nội.

Việt Minh tiến quân vào sâu hơn với đại đoàn 325 trong khu vực Nà Phao.

LỆNH CHIẾN ĐẤU

Hai tiểu đoàn dù thuộc đội quân của Bigeard đã quay về Hà Nội và, trong khi chờ đợi xây dựng trung tâm đề kháng Hồng Cúm ở phía Nam tạm thời do tiểu đoàn Tabor số 2 chiếm lĩnh, khu căn cứ Điện Biên Phủ gồm có Him Lam ở Đông Bắc, Bản Kéo ở Tây Bắc, do tiểu đoàn 5 lính dù Việt Nam giữ, Claudine ở cạnh đáy phía Tây do tiểu đoàn 1 thuộc bán lữ đoàn 13 lê dương giữ; đồi C ở cạnh đáy phía Đồng, do tiểu đoàn 3 lính Thái giữ; cao điểm 206, ở trung tâm phía Tây, do các đơn vị Thái và lê dương giữ; cuối cùng là đồi D, ở trung tâm phía Đông, do tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 3 pháo thủ Angiêri giữ. Một binh đoàn cơ động gồm tiểu đoàn 8 xung kích và tiểu đoàn 1 lính dù lê dương chuẩn bị đi Sốp Nao. Người ta đợi tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 1 pháo thủ Angiêri và tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 3 lê dương, để hình thành Hồng Cúm.

 Các đơn vị mang danh An-giê-ri tham chiến ở Đông Dương đều là bộ binh nhẹ chính quy. Hồng Cúm (tức Isabelle) do một đơn vị như vậy thiết lập ngày 15/12/1953. Đơn vị đó mang phiên hiệu là 2e BM/1er RTA (2e bataillon de marche du 1er régiment des tirailleurs algériens), tức là tiểu đoàn dã chiến số 2 của trung đoàn bộ binh nhẹ (chính quy) An-giê-ri số 1.

Dịch tirailleur thành pháo thủ dễ gây ngộ nhận. Pháo thủ từ hơn một thế kỷ nay đã được xem là cũng nghĩa như pháo binhpháo binhlính chuyên coi về việc bắn đại bác (Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:431). Génibrel (1898:596) dịch là artilleur. Vì lý do này, tiểu thuyết Les Trois Mousquetares có thời được dịch là Ba chàng ngự lâm pháo thủ, sau phải đổi lại thành Ba người lính ngự lâm vì mút-kê không phải là súng lớn.

No comments:

Post a Comment