"Nhật ký Hành trình" đánh giá "Thế là Hồ Chủ tịch đã thăm đủ các lãnh tụ ba đảng to nhất nước Pháp".
- Ngày 10/8/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến trụ sở Đảng Cộng sản Pháp ở Paris thăm các nhà lãnh đạo như Maurice Thorez lúc này Phó chủ tịch nước và Jacques Duclos, Phó Chủ tịch Quốc hội. “Nhật ký Hành trình” đánh giá “Thế là Hồ Chủ tịch đã thăm đủ các lãnh tụ ba đảng to nhất nước Pháp”.
[links()]
Trước đó một hôm, Bác đã đến thăm ông Maurice Schumann, Chủ tịch Đảng Cộng hoà Bình dân, tiếng Pháp gọi tắt là MRP. “Thủ tướng đuơng nhiệm Bidault là người thuộc đảng này. Ông Schumann còn trẻ, chừng 40 tuổi, dáng người cao lớn, nói năng trịnh trọng.
Trước đó một hôm, Bác đã đến thăm ông Maurice Schumann, Chủ tịch Đảng Cộng hoà Bình dân, tiếng Pháp gọi tắt là MRP. “Thủ tướng đuơng nhiệm Bidault là người thuộc đảng này. Ông Schumann còn trẻ, chừng 40 tuổi, dáng người cao lớn, nói năng trịnh trọng.
Trong những năm Pháp bị Đức chiếm, tướng De Gaulle ở Luân Đôn lo việc kháng chiến thì ông Schumann phụ trách tuyên truyền. Mỗi ngày ông nói tại đài vô tuyến điện, kêu gọi dân Pháp chống xâm lăng, ủng hộ tướng De Gaulle.
Sau khi Pháp được giải phóng, thì các ông Bidault, Gay, Michelet, Schumann... về tổ chức Đảng MPRR. Đảng này về mặt chủ nghĩa thì theo công giáo, về mặt xã hội thì theo tự do. Ông Schumann chuyện trò rất thân mật và cất chén rượu chúc mừng Cụ Chủ tịch mạnh khoẻ và Việt-Pháp thân thiện".
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bảo tàng Con người ở Pháp (Musée de l’ Homme) năm 1946. |
Có thể nói, trong 4 tháng ở Pháp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không biết mệt mỏi đi gặp, đàm luận, vận động mọi chính khách trong và ngoài chính phủ, của mọi đảng phái, khuynh hướng kể cả các tướng lĩnh, đô đốc Pháp, các cựu chính khách như Cựu Bộ trưởng thuộc địa và Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut hay Justin Godhart... để vận động cho nền độc lập Việt Nam. Bác đã gặp các nhà bác học như vợ chồng Curie, danh họa Picasso, các văn sĩ như Aragon, Ilya Erenbourg.
Ngoài những người đồng chí trong Đảng cộng sản, Bác còn giữ những mối quan hệ với các đồng chí cũ trong Đảng Xã hội mà Marius Moutet, bộ trưởng Hải ngoại của nước Pháp đương thời, người đã cùng Bác ký bản Thoả ước 14/9/1946 chỉ một ngày trước khi kết thúc cuộc đi thăm nước Pháp nhằm cứu vãn hoà bình ở Việt Nam.
Có thể nói đây là mẫu mực của một nỗ lực ngoại giao cho mục tiêu độc lập dân tộc và hoà bình hữu nghị giữa các quốc gia.
X&N
No comments:
Post a Comment