Albert Clavier đến Sài Gòn đầu năm 1947.
Sau mấy tuần ở trại Galliéni, anh được đưa ra Hải Phòng, từ đây cùng với đơn vị
của mình (trung đoàn 3 pháo binh thuộc địa Ma-rốc – 3e RACM) lên đóng ở Lạng
Sơn. Albert giữ nhiệm vụ văn thư, kế toán cho một pháo đội, không tham gia các
cuộc chém giết cũng không rượu chè, trai gái như nhiều bạn đồng ngũ. Tự nhiên trở
thành một kẻ cô độc giữa đám lính tráng, anh quay ra kết bạn với một số người
Việt trong khu vực đóng quân. Những người này nói được tiếng Pháp lại có chức
có phận nên André không mảy may nghi ngờ điều gì.
Những
người bạn Việt (Minh) và Albert dần dần hiểu rõ về nhau. Theo lời kể của chính
Albert (do Claude Collin, 2004 ghi lại) thì:
Lúc ấy tôi ở Việt
Nam cũng được hơn một năm rồi. Tôi đã chuẩn bị trở về Pháp, gặp lại gia đình, gặp
lại Solange. Lúc tôi nói chuyện với Bat, anh yêu cầu tôi chưa nên đi ngay: “Bọn
mình cần những người như cậu tố cáo những việc mà cậu đã chứng kiến. Khoan rời
Việt Nam, hãy ở lại thêm ít lâu nữa!” Tôi đã cân nhắc rất, rất là lâu vì thật sự
là tôi rất muốn về Pháp, nhưng sau cùng tôi quyết định hoãn ngày hồi hương. Lúc
đó có thể xin gia hạn hai lần, mỗi lần sáu tháng. Để cho Solange khỏi thắc mắc,
tôi bịa ra lý do tiền bạc, bảo rằng bằng cách đó có thể để dành thêm được nhiều
hơn, tôi đang kiếm được tiền, lương lính cũng được kha khá.
Vẫn
theo lời đương sự:
Trong suốt thời
gian ấy, tôi gặp Bat thường xuyên hơn và cung cấp cho anh một số thông tin. Tôi
vẽ lại bản đồ một số cứ điểm phòng thủ ở Lạng Sơn. Tôi đi chơi với anh, chụp ảnh
(gọi là) làm kỷ niệm, nhưng hậu cảnh luôn luôn là một địa điểm mà người của anh
quan tâm.
Đó
là hoạt động gián điệp. Nhưng có vẻ như Albert vẫn không thấy mình đã trở thành
một kẻ phản bội:
Ngoài việc đó ra,
anh ấy chẳng bao giờ hỏi tôi về lịch trình các đoàn công-voa để Việt Minh có thể
tấn công. Mà dù có hỏi, tôi cũng không cung cấp những thông tin như thế. Tôi
không thể làm thế. Cũng như khi chạy sang Việt Minh rồi, chưa bao giờ có chuyện
tôi cầm vũ khí chống lại đồng bào mình. Lúc ấy tôi vẫn nghĩ là mình sắp về Pháp.
Thật
là chữ trinh còn một chút này...
Việt
Minh quyết định ra đòn nghiệp vụ để anh chàng hết lừng khừng.
Cuối năm 1949, quân
Mao Trạch Đông tiến đến sát biên giới Trung – Việt. Bộ chỉ huy Pháp ở Hà Nội
quyết định tái phối trí các đơn vị pháo binh. Pháo đội của
tôi phải rời Lạng Sơn, đi Tiên Yên. Ít hôm trước ngày tôi lên đường, Bat cho
người nhắn tôi có việc gấp. Tôi thuộc hạng có lon có chậu, đi ra ngoài trại không vấn đề gì. Gặp Bat tôi thấy anh có vẻ lo lắng. Anh sợ rằng tôi có thể đã bị lộ.
Không
có tội gì thì sợ lộ cái gì?
Một điệp viên của Bat
bị phòng nhì Pháp bắt cùng với một bức thư có nhắc đến tôi, dĩ nhiên chỉ là tên
giả. Nhưng Bat nghĩ là phòng nhì sẽ lần ra tới tôi. Anh nói thẳng là các bạn của
anh đã sẵn sàng đưa tôi ra vùng Việt Minh.
Albert xin được suy nghĩ, cân nhắc một đêm. Sau cùng viễn cảnh phải ra tòa án binh
lãnh mười hai viên kẹo đồng vượt lên mọi
lẽ thiệt hơn, Albert đồng ý ra đi, chỉ yêu cầu Việt Minh dàn dựng thành một vụ bắt
cóc để người thân ở Pháp không gặp phiền toái.
Nếu
việc đi lại với Việt Minh bị phòng nhì Pháp phát giác thì màn kịch này hóa ra
thừa. Nhưng nếu không sợ phòng nhì tóm thì việc gì phải trốn chạy? Điều đó cho
thấy đến lúc dứt áo ra đi, Albert Clavier vẫn chưa hết lừng khừng. Tuy nhiên Việt
Minh cũng làm theo yêu cầu của anh và suốt một thời gian dài Albert được quân đội
Pháp xem là thất tung. Mãi cho đến cuối năm 1950, khi Albert tham gia quản lý số
tù binh Pháp bị Việt Minh bắt trong chiến dịch Biên Giới, thân phận của anh mới
bị bộc lộ. Trong số tù binh có hai sĩ quan vượt ngục thành công, về tố cáo với
Hà Nội. Ngày 27/12/1950 tòa án quân sự miền Bắc Đông Dương kết án tử hình Albert Clavier vì tội đào ngũ sang phía địch.
No comments:
Post a Comment