Nguyễn
Thị Hồng Vân (2010:106) có nhắc qua một sự kiện lạ lùng, ít ai biết:
Ngày
26.10.1946
Phái
đoàn quân sự Xô Viết đến Sài Gòn
Mùa thu năm 1946, một
phái đoàn quân sự Xô viết gồm đại tá V. Đubrôvin, sĩ quan tùy tùng A. Kuzmin và
phiên dịch V. Visnhăc được lệnh lên đường đến Đông Dương và đã có mặt tại Sài
Gòn ngày 26.10.1946. Nhiệm vụ chính của phái đoàn là “tiếp nhận các công dân cũ
của Liên Xô và giúp họ trở về Tổ quốc”. Đến cuối năm 1949, có khoảng 15 người đến
xin gặp Đoàn, trong đó có rất ít người Nga, đa số là lính lê dương của Pháp từ
Ucraina, Latvia, Litva... Theo thỏa thuận của Đoàn quân sự với chính quyền
Pháp, các công dân Xô viết được đưa lên tàu thủy đi Macxây, sau đó đến Liên xô.
Trong thời gian ở Đông Dương, các thành viên của phái Đoàn quân sự Xô viết còn
đi Đà Lạt, Nha Trang và Phnômpênh. Những người Xô viết đầu tiên ở Đông Dương
hoàn thành nhiệm vụ và trở về Liên Xô tháng 3.1947.
Tác
giả cho biết là đã dựa theo tài liệu của A. A. Xôcôlôp trong báo cáo đọc tại Hội
thảo quốc tế “Việt Nam trong thế kỷ XX”, Hà Nội, 2000.
Chính
phủ Liên Xô tốt thế, cử người đi xa vạn dặm để đón công dân của mình về nước,
mà chỉ đón được hơn chục người. Sự việc không phải lạ lùng sao? Những người dân
Liên Xô ấy vì cớ gì lại lưu lạc sang tận Đông Dương để chính phủ hai nước phải
nhọc lòng như thế?
Vấn
đề là không ai muốn sống xa Tổ quốc nhưng cũng không ai thích về nước để ngồi
tù.
Nikolaï
Vassenine bị quân Đức bắt cùng 400 ngàn đồng đội vào đầu tháng 7 năm 1941 ở
Minsk. Sau nhiều lần vượt ngục, ông thoát được ra rừng, gia nhập quân kháng chiến
Pháp từ tháng 10 năm 1943, lập nhiều thành tích, trở thành chỉ huy một phân đội
25 người. Tháng 9/1944 Liên Xô tìm được Nikolaï. Thế là ông phải lên đường đi
Paris, trình diện phái bộ quân sự Liên Xô ở đây. Mùa xuân 1945 tàu thủy chở ông
cập cảng Odessa. Nikolaï Vassenine ra tòa án binh, lãnh 15 năm tù. Sau khi
Staline chết, án tù được đổi thành chỉ định cư trú ở Xi-bia. Mãi đến năm 1991,
trước khi Liên Xô sụp đổ ít lâu ông mới được phục hồi danh dự.
Tội
của Nikolaï Vassenine và hàng trăm ngàn quân nhân Liên Xô kém may mắn khác là
đã để cho địch bắt khi Staline đã ban lệnh là người lính phải chiến đấu đến hơi
thở cuối cùng. Đối với Staline, đào ngũ, bị bắt, đầu hàng đều là phạm tội phản
bội.
Quan
điểm cực đoan của Staline khiến những người ngón tay trót đã nhúng chàm đều
không còn đường quay về. Trong số những tù binh quay ra hợp tác với Đức vì sợ
Staline đòi nợ, có thể kể những gương mặt nổi bật như trung tướng Andrei Vlasov
(ông này từng được thưởng huân chương Cờ Đỏ do công trạng trong trận chiến bảo
vệ Mát-xcơ-va, bị bắt tháng 6-1942 khi tập đoàn quân xung kích số 2 do ông chỉ
huy bị quân Đức bao vây, tiêu diệt) và những người đứng đầu Quân Giải Phóng Nga
(ROA) như thiếu tướng Vassily Malyshkin, trung tướng Gregory Zhilenkov, thiếu
tướng Vladimir Trukhin, thiếu tướng Andrey Blagoveshchensky, thiếu tướng Nikolai
Zakutny, đại tá Ivan Maltsev, đại tá Sergei Bunyachenko, đại tá Georgi Zverev,
đại tá Alexei Meandrov, trung tá Viktor Korbukov, trung tá Mikhail Shatov. Tất
cả đều bị Staline cho treo cổ ngày 1/8/1946.
Quân
Giải Phóng Nga (ROA) thật ra chỉ tồn tại trên giấy tờ. Người Đức chỉ nhân danh
ROA để tuyển mộ lính ngụy và lợi dụng tiếng tăm của Vlasov để khuyến khích binh
sĩ Liên Xô đào ngũ. Bằng cách đó người Đức thu hút được hàng trăm ngàn người
(nguyên là) công dân Liên Xô phục vụ trong quân đội Đức, (chỉ phải) đeo (có mỗi)
phù hiệu ROA, không phải chịu quyền chỉ huy của tư lệnh ROA. Mãi đến ngày
11-02-1945 Vlasov mới thật sự được Đức cho phép cầm quân chiến đấu với Hồng
Quân Liên Xô bên bờ sông Oder.
Lính
ngụy gốc Liên Xô thường được sang Tây Âu làm nhiệm vụ chiếm đóng. Tiểu đoàn 5
đóng giữ Périgueux có 1200-1300 quân thì đều là tù binh người Gru-di-a (quê
hương của Staline), chỉ có tiểu đoàn trưởng là một viên đại úy Đức. Phụ tá cho
tiểu đoàn trưởng là một cựu đại tá người Gru-di-a. (Coudry, 1995:8-9). Tháng 6
năm 1943 số người Nga trong lực lượng chiếm đóng trên đất Pháp đã đạt đến tỷ lệ
10%. Nhờ vậy Hitler rút được 72 tiểu đoàn Đức hoán trả lại cho mặt trận phía
đông. (Coudry, 1995:8)
Buồn
một nỗi là mấy chú lính ngụy gốc Nga (và các dân tộc anh em) tinh thần không
cao. Đánh nhau không được nên mới phải đổi từ đông sang tây mà lại hay bỏ trốn.
Đã trốn thì lại rủ nhau trốn tập thể (Coudry, 1995:10).
Tháng
11 năm 1944 sư đoàn SS xung kích số 30
toàn là người Nga và Ucraina không chịu chiến đấu và còn bắn cả vào quân Đức
nên bị tước vũ khí và bị giải thể.
Ngày
27 tháng 8 năm 1944 toàn bộ binh lính người Ucraina thuộc tiểu đoàn 3 trung
đoàn 30 SS ở Nol-dans-le-Ferroux (Haute Saône) làm binh biến, giết 185 cán bộ chỉ
huy người Đức rồi kéo vào rừng theo kháng chiến Pháp (130 cựu sĩ quan + 695 hạ
sĩ quan binh sĩ + 250 con ngựa). Sau khi bỏ hàng ngũ Đức, họ lại trở thành những
chiến sĩ quả cảm, chấp nhận hy sinh (20 tử trận + 43 bị thương). Một đại tá Mỹ
thuộc tập đoàn quân số 7 (Mỹ) đòi tước vũ khí của tiểu đoàn đó. Tướng De Lattre De
Tassigny liền gửi họ đến giải cứu sư đoàn 1 của tướng Brosset lúc đó đang lâm
nguy. Tiểu đoàn lại có thêm 80 tử sĩ. Những người sống sót được giấu vào bán lữ
đoàn lê dương (DBLE) số 13. Mặc dầu vậy, phần lớn vẫn bị phát hiện và bị đưa về
trại tập trung của Liên Xô ở Meaux, trước khi xuống tàu về nước. Chỉ một số ít che
giấu được thân phận và theo đơn vị sang Đông Dương (Coudry, 1995:11). Sự kiện
mà Nguyễn Thị Hồng Vân (2010:106) nhắc đến trên đây cho thấy là sau đó vẫn còn
15 chú lê dương bị Liên Xô sang tận nơi bắt lại.
Một
đơn vị lính ngụy khác là tiểu đoàn 2 thuộc sư đoàn 30 bộ binh làm binh biến ở
Doubs rồi tham gia kháng chiến, anh dũng lập nhiều thành tích vang dội. Ngày
9/9/1944 một đại tá Liên Xô và phóng viên báo Sự Thật đến thăm tiểu đoàn. Tiểu
đoàn bị tước vũ khí ở Epenoy, sau đó xuống tàu Anh ở Marseille, chở về Odessa. Có
230 người may mắn chạy được vào trại lính lê dương và trốn luôn trong đó với
thân phận mới, lý lịch mới, vĩnh biệt tổ quốc. (Coudry, 1995:11)
Vì
sao chính phủ Pháp không thể làm gì để cứu mạng những người đã chiến đấu để giải
phóng nước Pháp? Khi tướng de Gaulle đến thăm Mạc Tư Khoa, Staline đã ra điều
kiện rất rõ ràng: nếu Pháp không giao nộp bọn phản bội đã chạy theo Vlassov (chống
lại Liên Xô hay Staline cũng thế) thì Liên Xô sẽ không trả 33 vạn ngụy Pháp bị Liên
Xô bắt ở mặt trận miền đông! De Gaulle không có cách nào khác là phải... thỏa
thuận.
Liên
Xô yêu cầu cho phép sĩ quan của họ sục sạo trong các đơn vị Pháp. Pháp phải đồng
ý:
Cuối
tháng 12/1944 một phái đoàn Liên Xô tìm đến bán lữ đoàn lê dương số 13. Chỉ huy
trưởng là trung tá Saint-Hillier không cho phép họ vào tìm người. Cán bộ các cấp
cũng tìm cách che giấu cho anh em. Trước thái độ ngang ngạnh đó, phái đoàn Liên
Xô phải rút lui. Nhưng họ về mách lại với cấp trên. Cấp trên của họ làm việc với
cấp trên Pháp. Sau đó lệnh truyền xuống, nhắc nhở chi tiết quyền hạn của các bạn
Liên Xô. Khi đó các sĩ quan Pháp không còn cách nào khác là phục tùng mệnh lệnh.
Những người đã khai quốc tịch Liên Xô đều bị trao trả cho Liên Xô. Các cuộc
tróc nã như vậy cứ tiếp diễn cho đến khi hết chiến tranh vẫn chưa thôi (Comor,
1988:287).
Liên
Xô muốn sang tận Đông Dương để bắt người. Chính phủ Pháp cũng phải đồng ý. Sự
việc này đã được tướng Jacquin, một chuyên viên tình báo, xác nhận từ lâu
(Comor, 1988:287) trong khi Xôcôlôp đến năm 2000 và mười năm sau nữa, Nguyễn Thị
Hồng Vân (2010:106 ) vẫn viết:
Nhiệm vụ chính của
phái đoàn là “tiếp nhận các công dân cũ của Liên Xô và giúp họ trở về Tổ quốc”.
Nhiệm
vụ chẳng có gì là vinh quang nên Xôcôlôp phải nói như thế. Cả người Pháp cũng
biết xấu hổ, không muốn nhắc đến nên bây giờ khó biết đã có bao nhiêu người lọt
lưới, bao nhiêu người bị bắt. Ngay từ thời ấy các văn kiện chính thức đã tỏ ra
phải đạo một cách đáng ngờ. Nhật ký hành quân của tiểu đoàn lê dương số 1 (1er
BLE) chỉ ghi là những người Nga rời tiểu đoàn để trở về với quân đội Liên Xô (les Russes quittent le bataillon pour
rejoindre l’armée soviétique). Năm thì mười họa nhà nghiên cứu mới tìm được
một chứng từ giúp ta hình dung phần nào quy mô của cuộc tróc nã mà chính phủ
Liên Xô đã thực hiện với những đồng bào xấu số của họ: trung tá Gaultier (trung
đoàn lê dương dã chiến – RMLE) trong một báo cáo ngày 10/3/1945 cho biết 85
công dân Liên xô mới gia nhập quân lê dương đã được trao trả cho quân đội quốc
gia của họ ; đại úy Dureau, chỉ huy đại đội 9, cho biết là trong khoảng thời
gian từ tháng 3 đến tháng 5/1945, phần lớn số người Ucraina (20 người) trong đại
đội đã được/bị giao nộp cho phía Liên Xô.
Sau đây chúng ta hãy nghe Tô Hoài kể về một trường hợp khá nổi tiếng trong số những công dân Liên Xô may mắn không phải về nước sớm:
Platôn quê ở
Ukraina vùng Cuốc cách thành phố Kiep sáu mươi cây số. Tốt nghiệp trung học hai
mươi tuổi, Platôn tòng quân. Năm 1942, cả binh đoàn vào trận đánh, bị bao vây
và bị phát xít Đức bắt ở Khacôp.
Tù binh Platôn phải
giải về Đức, học lái xe rồi làm tù binh lái xe tải của quân đội Đức đóng ở Đan
Mạch.
Phát xít Đức thua
trận. Tù binh Nga được giải phóng. Platôn cũng được về nước, nhưng phải nhốt
trong toa tàu những tù binh đã cộng tác với địch. Platôn sẽ phải ra toà án quân
sự.
Đến một ga xe lửa
giữa đường gần biên giới Nga, Platôn nhảy xuống, chạy trở lại. Platôn sang
Pháp. Thấy các nơi dán áp phích lấy lê dương, Platôn vào lính lê dương Pháp.
Năm 1947, đội quân lê dương ấy bị đưa sang mặt trận Đông Dương. Đơn vị của
Platôn đóng ở Phú Nhuận rồi Bến Tre, rồi Vĩnh Long.
(Tô
Hoài – Chiều chiều)
Ông
Platôn này về sau chạy qua hàng ngũ Việt Minh, có nhiều công trạng. Nhưng muốn
quay về quê hương không phải dễ. Ông phải lo
giấy tờ gửi về nước trình bày nông nỗi, toà án quân sự bên Nga xem xét huỷ cho
tù binh Platôn cái án tử hình đã cộng tác với phát xít Đức. Rồi cũng xong. Năm
1956, hai bố con về Matxcova.
(Tô
Hoài – Chiều chiều)
Nghe
đâu là chủ tịch Hồ Chí Minh phải biên thư cho Bộ Chính Trị bên Liên Xô kể công giúp.
Cổng thông tin tỉnh Bến Tre còn ghi bản tóm tắt thành tích của ông như sau:
Cổng thông tin tỉnh Bến Tre còn ghi bản tóm tắt thành tích của ông như sau:
Khi ở Vĩnh Long,
anh đã bắt liên lạc với cơ sở hoạt động bí mật ở thị xã, nhưng rủi thay, chưa kịp
hành động thì cơ sở này bị vỡ, nhiều người bị địch bắt, bị tra tấn rất dã man.
Thế là anh đứt mất liên lạc. Sau đó, anh được điều sang chiến trường Bến Tre. Tại
đây, anh đã tìm cách liên lạc được với cơ sở cách mạng và ngày 17-8-1947, anh
mang vũ khí ra vùng tự do. Tại đây, anh được phân công về công tác ở đội công
tác 1, đơn vị hoạt động ở thị xã Bến Tre và vùng ven, cũng tại đây, anh mang
cái tên Việt Nam là Nguyễn Văn Thành, hay như đồng đội và đồng bào quen gọi anh
là "Thành Nga" hay Hai Thành. Anh đã tham gia chiến đấu hàng chục trận
lớn, nhỏ.
Vốn điềm
đạm, cần cù, tận tụy trong công tác, nên "Thành Nga" không những được
đồng đội tin cậy mà còn được dân thương yêu, quý mến. Một người con gái ở Mỹ Thạnh
An – nay thuộc thị xã Bến Tre – tên là Colette Mai đã đem lòng yêu anh, và hai
người được sự giúp đỡ của toàn thể đơn vị và đoàn thể địa phương, trở thành vợ
chồng. Lễ cưới được tổ chức tại xã Nhơn Thạnh. Trong ngôi nhà cột cây, vách lá
do đồng bào góp công, góp sức xây dựng nên trong hoàn cảnh chiến tranh, họ sống
với nhau khá hạnh phúc. Và cũng tại nơi đây, tháng 8-1949, cô con gái đầu lòng
Janie ra đời. Bến Tre lúc này bị địch tăng cường càn quét, ruồng bố liên miên,
đồn bót mọc lên chi chít khắp nơi. Hoạt động và đi lại của bộ đội và cán bộ ta
ngày một khó khăn. Để đảm bảo sự an toàn cho hai mẹ con, buộc lòng tổ chức phải
tìm cách đưa vợ con anh về sống hợp pháp ở thị xã, còn Hai Thành cũng chuyển
công tác về một đơn vị trợ chiến thuộc trung đoàn Cửu Long, hoạt động ở vùng
Trà Vinh.
Đến đầu
năm 1953, anh tình nguyện xin về tiểu đoàn 307, được phân công làm khẩu đội trưởng
súng cối 60 mm và tham gia chiến đấu ở đơn vị này cho đến ngày đình chiến
(7-1954).
Trong
thời gian chuyển quân tập kết, anh được phân công làm công tác phiên dịch trên
tàu Xtarôpôn của Liên Xô ra Bắc vào Nam nhiều chuyến, sau đó trở về công tác tại
đơn vị cũ lúc bấy giờ đóng tại Thanh Hóa. Cháu Janie cũng được đưa ra thủ đô Hà
Nội, được chăm sóc chu đáo. Bản thân anh Hai Thành, sau đó cũng đã sống cùng với
con gái một thời gian trong một ngôi nhà bên bờ Hồ Tây (Hà Nội).
Ngày
10-5-1955, theo sự thỏa thuận của hai chính phủ Việt Nam và Liên Xô, Nguyễn Văn
Thành được về lại quê hương của mình cùng với cô con gái mang hai dòng máu Việt
– Xô: Janie. Sau khi về nước, anh nhận công tác ở Ban tiếng Việt của Đài phát
thanh Matxcơva cho đến khi về hưu. Anh cũng là người dịch và giới thiệu quyển Vượt
Côn Đảo của Phùng Quán với độc giả Liên Xô.
No comments:
Post a Comment