Vang, do tiếng Pháp là vin, nghĩa là rượu nho, khi vào tiếng Việt cũng chỉ có nghĩa là rượu nho. Đó là thứ rượu trong câu văn sau đây:
Rượu vang bị Nguyễn Đình Chiểu (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) chê là rượu lạt:
Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn ; sống làm chi ở lính mã-tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ
Có người gọi rượu nho là rượu chát (Eveillard, 1887:17).
Như người Tây ăn, hằng ngày nào cũng là thịt bò, rượu vang, cà-phê, mà đến cả nước đá cũng là nhiệt-vật, bởi người Tây phì-nộn, hàn-trệ nên hay dùng những đồ nóng cho dễ tiêu-hóa.
Nguyễn Khắc-Hanh, Nam Phong Tạp Chí số 30 (1919:513)
Từ vang với nghĩa như trên được ghi nhận trong từ điển quãng những năm 30 của thế kỷ trước (Đào Duy Anh, 1950:1896). Rượu vang bị Nguyễn Đình Chiểu (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) chê là rượu lạt:
Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn ; sống làm chi ở lính mã-tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ
Có người gọi rượu nho là rượu chát (Eveillard, 1887:17).
Hiện tượng mở rộng nghĩa với rượu vang cũng gặp trong tiếng Anh nữa. Từ "wine" cũng là từ gốc Latin vinum, cùng gốc với "vin" (hoặc có thể xuất phát từ "vin" mà ra), và nghĩa gốc của nó rõ ràng là nói rượu làm từ nho lên men. Nhưng trong tiếng Anh, các loại rượu làm từ những loại quả khác lên men cũng được gọi là wine. Người ta phân loại ra là wine nho (grape wine) và wine trái cây (fruit wine). Ví dụ về wine trái cây có thể nêu ra wine mận, wine táo... So với cách gọi vang dâu ở VN thì apple wine cũng chẳng khác mấy.
ReplyDeleteTiếng Anh thậm chí còn gọi cả những loại rượu làm từ gạo, nếp của châu Á (rượu sakê của Nhật, rượu TQ, VN...) cũng là wine (rice wine - wine gạo).
Nghi là hiện tượng mở rộng nghĩa trong tiếng Việt cò liên quan tới hiện tượng mà Cá quan sát được trong tiếng Anh.
Delete