Monday, 17 March 2014

Cái tít là cái gì?



Từ điển hiện nay chỉ ghi nhận một nghĩa của tít gốc Pháp (titre) là đầu đề bài báo (Nguyễn Kim Thản, 2005:1617):
Tờ Thời Luận giật tít: “Chợ - một khâu yếu trong quản lí đô thị ở Lâm Du đã bị đột phá”.
 Nguyễn Bắc Sơn (2008:556)
Thời Lê Văn Đức (1970a:1395) tít có nghĩa là tựa, nhan đề. Theo đó thì một cụm từ như tít sách là hoàn toàn chấp nhận được:
Trên một “tít” sách cụ thể, vai trò biên tập có khi thuộc đối tác liên kết, có khi thuộc NXB.
Lại Nguyên Ân, “Biên tập sách - đi tìm chuẩn mực đã mất”, Tia Sáng, ngày 03-06-2008

Hội sách Mùa thu 2013” giới thiệu khoảng 4000 tít sách với hơn 8000 bản sách, thuộc các thể loại: Chính trị, Văn hóa, Lịch sử, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Kinh tế, Tài chính, Ngoại ngữ, Kiến thức bách khoa, Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục giới tính, Chăm sóc sức khỏe, Nữ công gia chánh, Nuôi dạy con, Mang thai và sinh nở, Hôn nhân và Gia đình, Tuổi teen, Thiếu nhi, v.v…
Việt Anh , Mời bạn ghé qua Hội sách Mùa thu 2013, Hoa Học Trò, ngày 07-10-2013


Từ tít gốc Pháp còn một số nghĩa khác, không được ghi nhận trong từ điển:
-cái danh / cái mác:
Cái bằng kỹ sư của chàng nhỏ quá, so với cái "tít" đốc tờ của Cách.
Nguyễn Ngọc Ngạn (1987n:409)
-giấy tờ tùy thân:
Luận tham gia địch vận, bị lộ, thoát ra vùng tự do ít lâu lại quay vào nội thành hoạt động bí mật với cái tít giả.
Lê Văn Ba (2009:109)

No comments:

Post a Comment