Niềm tin của "sát thủ" từng ám sát Ngô Đình Diệm
Dân Việt - Từng được giới truyền thông thế giới chú ý đặc biệt sau sự kiện ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm thời Ngụy quyền, ông Hà Minh Trí khi ấy được coi là một tín đồ cuồng giáo của đạo Cao Đài, bị kết án tử hình...
Nhưng thực chất, ít ai biết rằng ông chính là một chiến sĩ cách mạng “nằm vùng” với nhiệm vụ, phải giết bằng được kẻ bán nước họ Ngô kia.
Dù cuộc ám sát không thành công nhưng cuộc đời của người chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam này cũng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong giai đoạn lịch sử đất nước sau hiệp định Giơ-Ne-Vơ. Và, phát súng của ông tuy không giết được Ngô Đình Diệm, nhưng cũng gây nên những chia rẽ nội bộ, nghi kỵ lẫn nhau trong giới chóp bu của chế độ Ngụy quyền, dẫn đến việc các thuộc cấp đảo chính, giết chết anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu không lâu sau đó.
Tuổi thơ lang bạt
Chúng tôi tìm tới nhà ông Hà Minh Trí vào một ngày cuối năm ngập tràn nắng ở khu phố Thái Ninh (phường 1, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) sau khi vượt quãng đường chừng 100 cây số từ trung tâm TP.HCM. Trong căn nhà cấp 4 nhỏ, có trồng nhiều cây xanh, đón tiếp chúng tôi là một người đàn ông với dáng người mảnh khảnh, thoạt nhìn giống một ông giáo quê về hưu hơn là một “sát thủ” từng gây chấn động khắp thế giới sau phát súng ám sát Ngô Đình Diệm cách đây hơn nửa thế kỷ.
Nhưng, nếu nhìn kỹ vào đôi mắt, vẫn thấy những nét tinh anh của ông.
Vừa mời khách uống nước, ông vừa kể. Tôi sinh năm 1935, tên thật là Phan Văn Điền, quê ở Nghi Thiết (Nghi Lộc, Nghệ An), nhưng từ nhỏ, ba tôi đã tham gia kháng chiến chống Pháp và hy sinh, mẹ đi bước nữa nên phải ở cùng ông bà nội. Khi nạn đói năm 1945 diễn ra, ông bà dắt tôi lên thành phố Vinh (Nghệ An) để ăn xin thì chẳng may bị thất lạc nhau. Còn tôi, trong những lần đi mót bông, đay đã lạc vào một trang trại lính Nhật đang đóng ở đó.
Mặc dù là những kẻ giết người không ghê tay nhưng không hiểu sao, mỗi lần gặp tôi, một cậu bé chưa tới mười tuổi gầy gò, đen nhẻm, một số lính Nhật đã rất có cảm tình. Có lẽ, ở quê nhà phía bên kia đại dương, những người lính ấy cũng có gia đình, có một vài đứa con, như tôi chẳng hạn, nên họ quý mến mình. Ngoài việc được cho ăn cơm và cho đi chơi, những người lính ấy còn đem tôi từ Vinh vào một vùng đất vô cùng xa lạ, là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong những lần di chuyển của họ.
Ở Bà Rịa-Vũng Tàu một thời gian ngắn thì quân Nhật thua quân đồng minh nên tất cả tan rã, phải rút về nước. Sau đó, tôi được một cặp vợ chồng tốt bụng nhận làm con nuôi và đặt tên là Đinh Vạn Phú, vì bố nuôi tôi mang họ Đinh, cũng tham gia cách mạng.
Có thể nói, bước ngoặt cuộc đời tôi chính là việc được tham gia cách mạng theo sự dẫn dắt của người cha nuôi. Lúc ấy, tôi mang bí danh Đinh Dũng, tham gia “Đội biệt động N2” ở Bà Rịa-Vũng Tàu với nhiệm vụ ám sát, bạo động, thủ tiêu những kẻ là tay sai, bè lũ thân Pháp trong vùng.
Đến năm 1948, được sự bố trí của tổ chức, tôi rời Bà Rịa-Vũng Tàu để ngược lên mạn biên giới Tây Ninh, tham gia vào đạo Cao Đài với những kế hoạch lâu dài dưới cái tên Triệu Thiên Hương. Tại đây, tôi đã kết thân được với một viên thiếu úy, là đồn trưởng đồn Cao Đài để thu giữ những bí mật, báo lại cho phía Việt Minh lên kế hoạch tấn công. Tuy nhiên, tôi đã bị bại lộ và bị bắt nhưng lại được anh trai của viên thiếu úy này cứu thoát. Sau đó, do tình hình bất lợi nên phải rút về căn cứ, hoạt động bí mật một thời gian.
Niềm tin của một sát thủ
Cần phải nhắc lại, trong thời gian này, tình hình đất nước đang vô cùng rối ren bởi sau khi Nhật đầu hàng, thực dân Pháp lập tức quay lại Việt Nam, dù trước đó chúng đã bị quân Nhật hất cẳng. Và, mặc dù đã bị thua tan tác ở chiến dịch Điện Biên Phủ và buộc phải ký kết hiệp định Giơ-Ne-Vơ, xóa bỏ chế độ Pháp thuộc ở Việt Nam, duy trì sự tự do, để toàn thể nhân dân Việt Nam được tự do bầu cử, tự mình quyết định lập chính phủ cho riêng dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, với mưu đồ cực kỳ thâm độc, mặc dù rút hết quân khỏi Việt Nam nhưng quân Pháp lại hậu thuẫn lập lên một chính phủ bù nhìn ở miền Nam Việt Nam với quốc trưởng Bảo Đại và phó trưởng là Ngô Đình Diệm.
Nhưng, cũng chỉ ít thời gian sau, chính Diệm, dưới sự hậu thuẫn của người Mỹ đã bất ngờ hất cẳng, đảo chính Bảo Đại để lên nắm quyền, tiến hành tổng tuyển cử ở miền Nam, thành lập chính phủ, tự phong mình là tổng thống.
Với xuất thân là một người theo đạo Thiên Chúa giáo nên chủ trương của họ Ngô là duy trì, phát huy vai trò của đạo Thiên Chúa như một tôn giáo chính dưới thời mình cầm quyền, đồng thời hạn chế các tôn giáo khác như đạo Phật (khiến hòa thượng Thích Quảng Đức phải tự thiêu để phản đối), đạo Cao Đài, … Chính vì vậy, ngoài việc luôn là mục tiêu hàng đầu trong những cuộc ám sát của các chiến sĩ cách mạng, Ngô Đình Diệm cũng là kẻ thù của nhiều tín đồ tôn giáo khác.
Lợi dụng tình hình này, các cán bộ đã quyết định giao nhiệm vụ ám sát Ngô Đình Diệm cho ông Hà Minh Trí, lúc ấy vẫn có nhiều mối quan hệ thân thiết với các tín đồ Cao Đài trong cái tên Mười Thương.
Vừa nhìn ra những giỏ lan màu tím man mác treo lủng liểng trước cửa nhà, vừa nhấp ngụm nước trà, ông lão đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm trầm ngâm nhớ lại. Những ngày ấy, an ninh trật tự ở miền Nam hết sức phức tạp.
Bên cạnh những cuộc chiến tranh giành quyền lực của các phe nhóm, giáo phái khiến chính quyền tổng thống Diệm luôn hết sức đề phòng thì an ninh ở tổng nha cảnh sát cũng luôn đặt ở mức báo động.
Chính vì vậy, để lên kế hoạch ám sát một người đang là đương kim tổng thống là hết sức khó khăn. Nhưng bằng quyết tâm, phải giết bằng được Ngô Đình Diệm mới mong xóa bỏ được chế độ Ngụy quyền, tôi đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu về những kinh nghiệm ám sát của những "sát thủ", cả trong sách lẫn trong cuộc sống hiện thực.
Đầu tiên là việc luyện bắn súng. Có lẽ, để đạt được mục tiêu hạ thủ “con mồi” thì không có gì khác ngoài việc phải nhắm trúng mục tiêu, bắn nhanh và chuẩn xác, có thể chỉ là trong 1 hay 2 viên đạn. Với trình độ khoa học kỹ thuật thời đó, khẩu súng được tôi chọn lựa là khẩu MAT 49 với khả năng sát thương cao, có thể bắn liên tiếp nhiều viên đạn (khoảng 900 viên/phút) để tăng cao khả năng thành công.
Tuy nhiên, do đặc điểm của khẩu súng MAT 49 của Pháp chế tạo là có nòng súng dài, báng súng và hộp đạn khá lớn, nặng nên gây khó khăn trong việc giấu vũ khí và ra tay khi có thời cơ. Thế là, sau một thời gian mày mò nghiên cứu, tôi đã quyết định tự cưa nòng súng ngắn lại theo phương pháp thủ công với mục đích có thể giấu súng vào trong áo khoát cho gọn gàng. Tiếp đến là phải tập bắn với khẩu súng đã cưa nòng này ở những cự ly, góc độ khác nhau.
Thú thực, khi ấy, tôi đã nghĩ rằng, nếu có cơ hội tiếp cận Ngô Đình Diệm để thực hiện cuộc ám sát thì tôi có thể dùng nhiều loại vũ khí khác mà xác suất thành công hơn rất nhiều, như lựu đạn hoặc thuốc nổ, bom tự chế chẳng hạn. Tuy nhiên, lãnh đạo tổ chức đã quyết định không sử dụng các loại vật liệu nổ vì như vậy sẽ gây sát thương cho nhiều người, đó là điều nên tránh bởi mục tiêu chỉ là một mình Ngô Đình Diệm.
Thứ 2, quan trọng không kém là vấn đề tự trấn an… chính bản thân mình bởi ai cũng biết, hậu quả của việc ám sát tổng thống, dù thành công hay thất bại thì kết cục chỉ có một, gần như nắm chắc cái chết chứ khó mà chạy thoát. Khi ấy, tôi cũng như nhiều thanh niên khác, đã có một người con gái để mình “thề non hẹn biển” nên mình cũng ít nhiều đắn đo, nếu chẳng may mình một đi không trở về, cô ấy sẽ sống ra sao.
Tuy nhiên, bằng quyết tâm và ý chí sắt đá, tất cả vì một mục tiêu duy nhất mà cách mạng đã giao phó, tôi đã gạt bỏ tình riêng bởi nếu để Ngô Đình Diệm sống càng lâu thì càng có nhiều những cặp đôi lứa khác phải chia lìa. Có thể, bản thân mình chia lìa nhưng sẽ góp phần cho hàng ngàn những đôi lứa khác được sum họp, thì đó cũng là một điều đáng làm.
Thế nên, sau một thời gian chuẩn bị, thời cơ đã đến khi tình báo của Việt Minh xác định, Ngô Đình Diệm và đám thân tín sẽ xuất hiện tại Ban Mê Thuột vào thời điểm cuối tháng 10.1956 nên ông cùng các cộng sự đã sắp xếp, chuẩn bị bố trí để đón lõng Diệm với nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, giết chết vị tổng thống của chế độ Ngụy quyền miền Nam Việt Nam.
***
Ông Hà Minh Trí, người ám sát hụt Ngô Đình Diệm.
Dù cuộc ám sát không thành công nhưng cuộc đời của người chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam này cũng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong giai đoạn lịch sử đất nước sau hiệp định Giơ-Ne-Vơ. Và, phát súng của ông tuy không giết được Ngô Đình Diệm, nhưng cũng gây nên những chia rẽ nội bộ, nghi kỵ lẫn nhau trong giới chóp bu của chế độ Ngụy quyền, dẫn đến việc các thuộc cấp đảo chính, giết chết anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu không lâu sau đó.
Tuổi thơ lang bạt
Chúng tôi tìm tới nhà ông Hà Minh Trí vào một ngày cuối năm ngập tràn nắng ở khu phố Thái Ninh (phường 1, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) sau khi vượt quãng đường chừng 100 cây số từ trung tâm TP.HCM. Trong căn nhà cấp 4 nhỏ, có trồng nhiều cây xanh, đón tiếp chúng tôi là một người đàn ông với dáng người mảnh khảnh, thoạt nhìn giống một ông giáo quê về hưu hơn là một “sát thủ” từng gây chấn động khắp thế giới sau phát súng ám sát Ngô Đình Diệm cách đây hơn nửa thế kỷ.
Nhưng, nếu nhìn kỹ vào đôi mắt, vẫn thấy những nét tinh anh của ông.
Vừa mời khách uống nước, ông vừa kể. Tôi sinh năm 1935, tên thật là Phan Văn Điền, quê ở Nghi Thiết (Nghi Lộc, Nghệ An), nhưng từ nhỏ, ba tôi đã tham gia kháng chiến chống Pháp và hy sinh, mẹ đi bước nữa nên phải ở cùng ông bà nội. Khi nạn đói năm 1945 diễn ra, ông bà dắt tôi lên thành phố Vinh (Nghệ An) để ăn xin thì chẳng may bị thất lạc nhau. Còn tôi, trong những lần đi mót bông, đay đã lạc vào một trang trại lính Nhật đang đóng ở đó.
Mặc dù là những kẻ giết người không ghê tay nhưng không hiểu sao, mỗi lần gặp tôi, một cậu bé chưa tới mười tuổi gầy gò, đen nhẻm, một số lính Nhật đã rất có cảm tình. Có lẽ, ở quê nhà phía bên kia đại dương, những người lính ấy cũng có gia đình, có một vài đứa con, như tôi chẳng hạn, nên họ quý mến mình. Ngoài việc được cho ăn cơm và cho đi chơi, những người lính ấy còn đem tôi từ Vinh vào một vùng đất vô cùng xa lạ, là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong những lần di chuyển của họ.
Ở Bà Rịa-Vũng Tàu một thời gian ngắn thì quân Nhật thua quân đồng minh nên tất cả tan rã, phải rút về nước. Sau đó, tôi được một cặp vợ chồng tốt bụng nhận làm con nuôi và đặt tên là Đinh Vạn Phú, vì bố nuôi tôi mang họ Đinh, cũng tham gia cách mạng.
Có thể nói, bước ngoặt cuộc đời tôi chính là việc được tham gia cách mạng theo sự dẫn dắt của người cha nuôi. Lúc ấy, tôi mang bí danh Đinh Dũng, tham gia “Đội biệt động N2” ở Bà Rịa-Vũng Tàu với nhiệm vụ ám sát, bạo động, thủ tiêu những kẻ là tay sai, bè lũ thân Pháp trong vùng.
Khẩu súng cùng loại với súng mà ôngTrí đã bắn Ngô Đình Diệm.
Đến năm 1948, được sự bố trí của tổ chức, tôi rời Bà Rịa-Vũng Tàu để ngược lên mạn biên giới Tây Ninh, tham gia vào đạo Cao Đài với những kế hoạch lâu dài dưới cái tên Triệu Thiên Hương. Tại đây, tôi đã kết thân được với một viên thiếu úy, là đồn trưởng đồn Cao Đài để thu giữ những bí mật, báo lại cho phía Việt Minh lên kế hoạch tấn công. Tuy nhiên, tôi đã bị bại lộ và bị bắt nhưng lại được anh trai của viên thiếu úy này cứu thoát. Sau đó, do tình hình bất lợi nên phải rút về căn cứ, hoạt động bí mật một thời gian.
Niềm tin của một sát thủ
Cần phải nhắc lại, trong thời gian này, tình hình đất nước đang vô cùng rối ren bởi sau khi Nhật đầu hàng, thực dân Pháp lập tức quay lại Việt Nam, dù trước đó chúng đã bị quân Nhật hất cẳng. Và, mặc dù đã bị thua tan tác ở chiến dịch Điện Biên Phủ và buộc phải ký kết hiệp định Giơ-Ne-Vơ, xóa bỏ chế độ Pháp thuộc ở Việt Nam, duy trì sự tự do, để toàn thể nhân dân Việt Nam được tự do bầu cử, tự mình quyết định lập chính phủ cho riêng dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, với mưu đồ cực kỳ thâm độc, mặc dù rút hết quân khỏi Việt Nam nhưng quân Pháp lại hậu thuẫn lập lên một chính phủ bù nhìn ở miền Nam Việt Nam với quốc trưởng Bảo Đại và phó trưởng là Ngô Đình Diệm.
Nhưng, cũng chỉ ít thời gian sau, chính Diệm, dưới sự hậu thuẫn của người Mỹ đã bất ngờ hất cẳng, đảo chính Bảo Đại để lên nắm quyền, tiến hành tổng tuyển cử ở miền Nam, thành lập chính phủ, tự phong mình là tổng thống.
Với xuất thân là một người theo đạo Thiên Chúa giáo nên chủ trương của họ Ngô là duy trì, phát huy vai trò của đạo Thiên Chúa như một tôn giáo chính dưới thời mình cầm quyền, đồng thời hạn chế các tôn giáo khác như đạo Phật (khiến hòa thượng Thích Quảng Đức phải tự thiêu để phản đối), đạo Cao Đài, … Chính vì vậy, ngoài việc luôn là mục tiêu hàng đầu trong những cuộc ám sát của các chiến sĩ cách mạng, Ngô Đình Diệm cũng là kẻ thù của nhiều tín đồ tôn giáo khác.
Lợi dụng tình hình này, các cán bộ đã quyết định giao nhiệm vụ ám sát Ngô Đình Diệm cho ông Hà Minh Trí, lúc ấy vẫn có nhiều mối quan hệ thân thiết với các tín đồ Cao Đài trong cái tên Mười Thương.
Vừa nhìn ra những giỏ lan màu tím man mác treo lủng liểng trước cửa nhà, vừa nhấp ngụm nước trà, ông lão đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm trầm ngâm nhớ lại. Những ngày ấy, an ninh trật tự ở miền Nam hết sức phức tạp.
Bên cạnh những cuộc chiến tranh giành quyền lực của các phe nhóm, giáo phái khiến chính quyền tổng thống Diệm luôn hết sức đề phòng thì an ninh ở tổng nha cảnh sát cũng luôn đặt ở mức báo động.
Chính vì vậy, để lên kế hoạch ám sát một người đang là đương kim tổng thống là hết sức khó khăn. Nhưng bằng quyết tâm, phải giết bằng được Ngô Đình Diệm mới mong xóa bỏ được chế độ Ngụy quyền, tôi đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu về những kinh nghiệm ám sát của những "sát thủ", cả trong sách lẫn trong cuộc sống hiện thực.
Đầu tiên là việc luyện bắn súng. Có lẽ, để đạt được mục tiêu hạ thủ “con mồi” thì không có gì khác ngoài việc phải nhắm trúng mục tiêu, bắn nhanh và chuẩn xác, có thể chỉ là trong 1 hay 2 viên đạn. Với trình độ khoa học kỹ thuật thời đó, khẩu súng được tôi chọn lựa là khẩu MAT 49 với khả năng sát thương cao, có thể bắn liên tiếp nhiều viên đạn (khoảng 900 viên/phút) để tăng cao khả năng thành công.
Tuy nhiên, do đặc điểm của khẩu súng MAT 49 của Pháp chế tạo là có nòng súng dài, báng súng và hộp đạn khá lớn, nặng nên gây khó khăn trong việc giấu vũ khí và ra tay khi có thời cơ. Thế là, sau một thời gian mày mò nghiên cứu, tôi đã quyết định tự cưa nòng súng ngắn lại theo phương pháp thủ công với mục đích có thể giấu súng vào trong áo khoát cho gọn gàng. Tiếp đến là phải tập bắn với khẩu súng đã cưa nòng này ở những cự ly, góc độ khác nhau.
Thú thực, khi ấy, tôi đã nghĩ rằng, nếu có cơ hội tiếp cận Ngô Đình Diệm để thực hiện cuộc ám sát thì tôi có thể dùng nhiều loại vũ khí khác mà xác suất thành công hơn rất nhiều, như lựu đạn hoặc thuốc nổ, bom tự chế chẳng hạn. Tuy nhiên, lãnh đạo tổ chức đã quyết định không sử dụng các loại vật liệu nổ vì như vậy sẽ gây sát thương cho nhiều người, đó là điều nên tránh bởi mục tiêu chỉ là một mình Ngô Đình Diệm.
Thứ 2, quan trọng không kém là vấn đề tự trấn an… chính bản thân mình bởi ai cũng biết, hậu quả của việc ám sát tổng thống, dù thành công hay thất bại thì kết cục chỉ có một, gần như nắm chắc cái chết chứ khó mà chạy thoát. Khi ấy, tôi cũng như nhiều thanh niên khác, đã có một người con gái để mình “thề non hẹn biển” nên mình cũng ít nhiều đắn đo, nếu chẳng may mình một đi không trở về, cô ấy sẽ sống ra sao.
Tuy nhiên, bằng quyết tâm và ý chí sắt đá, tất cả vì một mục tiêu duy nhất mà cách mạng đã giao phó, tôi đã gạt bỏ tình riêng bởi nếu để Ngô Đình Diệm sống càng lâu thì càng có nhiều những cặp đôi lứa khác phải chia lìa. Có thể, bản thân mình chia lìa nhưng sẽ góp phần cho hàng ngàn những đôi lứa khác được sum họp, thì đó cũng là một điều đáng làm.
Thế nên, sau một thời gian chuẩn bị, thời cơ đã đến khi tình báo của Việt Minh xác định, Ngô Đình Diệm và đám thân tín sẽ xuất hiện tại Ban Mê Thuột vào thời điểm cuối tháng 10.1956 nên ông cùng các cộng sự đã sắp xếp, chuẩn bị bố trí để đón lõng Diệm với nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, giết chết vị tổng thống của chế độ Ngụy quyền miền Nam Việt Nam.
***
27/12/2013 21:32
Người chấn động Sài Gòn và phát súng định mệnh trên cao nguyên
Dân Việt - Bằng nghị lực, quyết tâm và ý chí sắt đá, Hà Minh Trí dưới vai trò "một giáo sĩ đạo" vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ ám sát Ngô Đình Diệm. Nhưng tiếc rằng, cả 3 lần đều không giết được tổng thống họ Ngô này.
Mặc dù rất tích cực thu thập các tin tức tình báo nhưng những thông tin về hành trình của Ngô Đình Diệm luôn rất bí ẩn. Cụ thể, ông Trí và các cộng sự của mình chỉ biết được chắc chắn Diệm sẽ xuất hiện ở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong tháng 10.1956 mà thôi chứ không thể biết thêm được chính xác ngày giờ cụ thể.
Người “thợ săn” kiên trì
Thế nên, ông và các đồng đội quyết tâm đeo bám, mai phục bằng được để có thể thực hiện thành công dự định của mình. Những ngày tháng cứ nặng nề trôi qua, những chiến sĩ cách mạng được cử đi đón lõng, mai phục đoàn xe chở tổng thống ở dưới vùng Củ Chi, Gò Dầu…những tuyến đường mà bắt buộc Diệm cùng đoàn tùy tùng sẽ phải đi qua nếu muốn từ dưới trung tâm Sài Gòn lên thị xã Tây Ninh. Mặc dù những ngày tháng 10 ấy lực lượng cảnh sát, mật thám liên tục tuần tra ráo riết nhưng bóng dáng Diệm và người em Ngô Đình Nhu vẫn chưa thấy đâu.
Mặt khác, theo sự phán đoán của ông Trí cùng những người đồng đội của mình thì Diệm sẽ xuất hiện ở Tây Ninh trong thời gian này do quân đội của anh em Diệm, Nhu vừa mới chiến thắng các cánh quân của giáo phái Cao Đài trong cuộc càn quét diễn ra nửa tháng trước khiến Giáo chủ Phạm Công Tắc thua trận, phải bỏ chạy sang bên phía Campuchia nên Diệm sẽ xuất hiện để động viên quân sĩ cũng như dằn mặt những kẻ chống đối y.
Mặc dù phán đoán và có niềm tin như vậy nhưng chỉ có 3 ngày nữa là hết tháng 10 mà ông Trí vẫn chưa thấy Diệm xuất hiện. Những phương án ám sát gã tổng thống bán nước này đã được đề ra rất chi tiết và tỉ mỉ nhưng “con mồi” vẫn chưa xuất hiện.
Đang trong lúc chờ đợi thì giữa trưa ngày 28.10.1956, một số anh em ở chợ Hòa Thành (huyện Hòa Thành, Tây Ninh) báo tin về là vừa có một đoàn xe với rất nhiều cảnh sát, mật vụ hộ tống đang chạy theo hướng Tây Ninh về Sài Gòn. Lúc này ông và các đồng chí lãnh đạo mới biết Diệm đã bí mật lên Tây Ninh từ lúc rạng sáng ngày hôm đó, sau khi họp bàn với địa phương rồi đến trưa xong việc là về luôn do hắn đã cảnh giác những nguy hiểm có thể xảy ra trong lúc tình hình đang hỗn loạn như thế này. Biết để “sổng” mất “con mồi” nhưng người thợ săn ấy vẫn không nản chí, kiên quyết đeo bám tới cùng với việc bắt đầu lên lịch cho một kịch bản tiếp theo.
Lúc này, tình hình an ninh xã hội ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là quanh khu vực Sài Gòn đang diễn biến vô cùng phức tạp. Ngoài lực lượng cách mạng đang hoạt động trong lòng nhân dân thì những giáo phái như Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo… cũng liên tục đứng lên gây áp lực trước những chính sách tàn bạo của anh em nhà Diệm, Nhu. Vì thế, một mặt chúng thẳng tay đàn áp những người yêu nước, một mặt chúng tăng cường an ninh, cực kỳ cảnh giác mỗi khi xuất hiện. Thế nên, để thực hiện được mục đích của mình, ông Trí chỉ còn một cách duy nhất, dời Tây Ninh xuống Sài Gòn để tìm cách thực hiện nhiệm vụ khó khăn này.
Lúc ấy là thời gian cuối năm 1956, ông Trí đã nhận định rằng, chắc chắn đến đêm ngày 24.12, tức là ngày Giáng sinh, Ngô Đình Diệm, một con chiên ngoan đạo sẽ đi lễ nhà thờ ở một thánh đường nào đấy. Và, nhiều khả năng địa điểm mà Diệm đến sẽ là Nhà thờ Đức Bà, nơi chỉ cách Dinh tổng thống (nay là Dinh Độc Lập) có vài trăm mét. Nhận định này của ông Trí càng có cơ sở khi 2 năm liên tiếp gần đây, Diệm cùng gia đình luôn được bố trí một dãy ghế trang trọng ở Nhà thờ Đức Bà để cầu nguyện cùng các bà con giáo dân khác. Thế nên, đêm Giáng sinh năm 1956 ấy, sau khi chuẩn bị đạn và khẩu súng MAT 49 cẩn thận, ông Trí khoác chiếc áo ngoài cũng đứng làm lễ cầu nguyện như bao người bình thường khác.
Tại đây, ông được một số đồng đội của mình hỗ trợ để có thể trà trộn, tiến vào sâu trong thánh đường, dù đêm ấy có khá nhiều cảnh sát ở đó. Thời gian chầm chậm qua đi, chuông nhà thờ đã điểm thời khắc Giáng sinh mà vẫn không thấy bóng dáng Diệm đâu mặc dù trong lúc chờ đợi, ông thấy một dãy ghế trước nơi ông đứng khoảng 20m được bỏ trống, có nhiều cảnh sát, mật vụ đứng canh gác.
Sáng sớm hôm sau, xem báo đưa tin tức ông mới vỡ lẽ, Ngô Đình Diệm đã có sẵn kế hoạch cùng gia đình đón lễ Giáng sinh ở Nhà thờ Đức Bà rồi nhưng đúng vào phút cuối cùng, Diệm lại lên xe để đi về vùng biên giới Đức Huệ (tỉnh Hậu Nghĩa, nay là tỉnh Long An) cách trung tâm Sài Gòn hàng trăm cây số để đón Giáng sinh, cũng trong một tòa Thánh đường ở địa phương đó.
Nguyên nhân được xác định cho sự thay đổi lịch trình vào phút cuối cùng là do ở vùng Đức Huệ lúc đó vừa lập được một số “khu trù mật” đặc biệt nên tình hình an ninh trật tự còn phức tạp. Ngô Đình Diệm đã đích thân công du tới đó dự lễ Giáng sinh cùng giáo dân để xoa dịu tình hình, đồng thời khích lệ một số sĩ quan đồn trú tại Đức Huệ. Và, sự việc vô tình ấy lại nằm ngoài tính toán của ông Trí và các đồng đội khiến cuộc ám sát một lần nữa lại thất bại đúng vào phút chót.
Khi gặp gỡ chúng tôi, ông Trí còn cho biết rằng, nếu đêm Giáng sinh năm đó, Diệm không bất ngờ xuống đón Giáng sinh ở Đức Huệ thì đó có thể là đêm định mệnh của y bởi khả năng ông thực hiện thành công vụ ám sát trong Nhà thờ Đức Bà lúc ấy là rất lớn. Khoảng cách ông tiếp cận cũng rất gần, ngay cả nhà thờ cũng đã dành sẵn 1 chỗ cho Diệm để ngồi, mật vụ cũng được lệnh phong tỏa nhà thờ nhưng y lại không đến như lịch trình đã định sẵn.
Phát súng rung chuyển lịch sử
Sau 2 lần thực hiện hụt kế hoạch của mình khiến ông Trí tuy có nôn nóng vì kẻ bán nước hại dân chưa được trừng trị nhưng vẫn không nản chí, kiên quyết theo đuổi mục tiêu tới cùng.
Và, cơ hội cuối cùng cũng đã đến khi báo giới Sài Gòn thời bấy giờ loan tin, khoảng đầu tháng 2.1957 Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu sẽ tới dự lễ cắt băng khánh thành và đọc diễn văn khai mạc “Hội chợ kinh tế cao nguyên” tại thành phố Buôn Ma Thuột. Thế nên, ông Hà Minh Trí đã xin với cấp trên, quyết tâm một lần nữa thực hiện kế hoạch ám sát Ngô Đình Diệm của mình.
Để kế hoạch lần này được hoàn tất, ông Trí đã 3 lần bắt xe đò từ Chợ Lớn đi Buôn Ma Thuột để nắm bắt tình hình cũng như địa hình của nơi diễn ra hội chợ.
Cuối cùng, đúng như dự đoán, Ngô Đình Diệm đã đích thân tuyên bố sẽ tham dự và cắt băng khánh thành Hội chợ kinh tế cao nguyên vào ngày 22.2.1957 tại Buôn Ma Thuột nên từ Sài Gòn, chiều ngày 21.2, ông Trí cùng một đồng chí nữ là Nguyễn Thị Vân, một giao liên trong vai trò một cặp vợ chồng mua vé từ bến xe Chợ Lớn lên Buôn Mê Thuột.
Chiếc xe đò vun vút lao trong màn đêm đưa hai vị hành khách trắng đêm không ngủ xuyên qua núi rừng Tây nguyên âm u. Đến bến xe Buôn Ma Thuột lúc 6g ngày 22.2, nữ giao liên Vân muốn ở lại để hỗ trợ nhưng ông Hà Minh Trí nhất quyết bảo người đồng chí của mình bắt xe về lại Sài Gòn luôn vì sợ bị liên lụy. Còn lại một mình, ông nhanh chóng tiến về phía lễ hội.
Do đã có chuẩn bị từ trước nên mặc dù có đem theo khẩu súng MAT 49 đã cưa nòng cùng 21 viên đạn nhưng ông cũng dễ dàng lọt qua mạng lưới quân cảnh, mật vụ để áp sát lễ đài. Đúng 8 giờ sáng, sau khi đáp chuyến bay từ Tân Sơn Nhất lên, Diệm đã lên thẳng lễ đài đọc diễn văn khai mạc.
Khi tiếng nhạc và nghi thức chào cờ bắt đầu, ông Trí từ từ nâng khẩu súng, nhằm thẳng đầu Ngô Đình Diệm bóp cò. Do súng đã bị cưa nòng nên mặc dù khoảng cách tiếp cận chỉ khoảng 30 mét nhưng viên đầu tiên bị kẹt đạn. Đến viên thứ 2, tiếng súng nổ vang lên thì Bộ trưởng Bộ Canh nông của chế độ Việt Nam cộng hòa khi ấy là Đỗ Quang Công đã nhích người sang, hứng trọn viên đạn thay cho Ngô Đình Diệm.
Tiếng nhạc im bặt, cả ngàn người nhốn nháo, hò hét còn Diệm thì lẫn nhanh vào đám đông cùng những tùy tùng của mình. Ông Trí bị khống chế ngay lập tức và được đưa về Sài Gòn, bắt đầu những năm tháng tù đày trong lòng địch.
Mặc dù không giết được Tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng sự kiện ấy cũng gây chấn động giới truyền thông Sài Gòn và thế giới. Cái tên Hà Minh Trí bắt đầu nổi tiếng và trở thành niềm khích lệ cổ vũ cho nhiều thế hệ người yêu nước muốn trừ khử kẻ bán nước hại dân Ngô Đình Diệm kia.
Người “thợ săn” kiên trì
Thế nên, ông và các đồng đội quyết tâm đeo bám, mai phục bằng được để có thể thực hiện thành công dự định của mình. Những ngày tháng cứ nặng nề trôi qua, những chiến sĩ cách mạng được cử đi đón lõng, mai phục đoàn xe chở tổng thống ở dưới vùng Củ Chi, Gò Dầu…những tuyến đường mà bắt buộc Diệm cùng đoàn tùy tùng sẽ phải đi qua nếu muốn từ dưới trung tâm Sài Gòn lên thị xã Tây Ninh. Mặc dù những ngày tháng 10 ấy lực lượng cảnh sát, mật thám liên tục tuần tra ráo riết nhưng bóng dáng Diệm và người em Ngô Đình Nhu vẫn chưa thấy đâu.
Ông Trí bị khống chế ngay sau khi nổ hai phát súng vào Tổng thống Ngô Đình Diệm
Mặt khác, theo sự phán đoán của ông Trí cùng những người đồng đội của mình thì Diệm sẽ xuất hiện ở Tây Ninh trong thời gian này do quân đội của anh em Diệm, Nhu vừa mới chiến thắng các cánh quân của giáo phái Cao Đài trong cuộc càn quét diễn ra nửa tháng trước khiến Giáo chủ Phạm Công Tắc thua trận, phải bỏ chạy sang bên phía Campuchia nên Diệm sẽ xuất hiện để động viên quân sĩ cũng như dằn mặt những kẻ chống đối y.
Mặc dù phán đoán và có niềm tin như vậy nhưng chỉ có 3 ngày nữa là hết tháng 10 mà ông Trí vẫn chưa thấy Diệm xuất hiện. Những phương án ám sát gã tổng thống bán nước này đã được đề ra rất chi tiết và tỉ mỉ nhưng “con mồi” vẫn chưa xuất hiện.
Đang trong lúc chờ đợi thì giữa trưa ngày 28.10.1956, một số anh em ở chợ Hòa Thành (huyện Hòa Thành, Tây Ninh) báo tin về là vừa có một đoàn xe với rất nhiều cảnh sát, mật vụ hộ tống đang chạy theo hướng Tây Ninh về Sài Gòn. Lúc này ông và các đồng chí lãnh đạo mới biết Diệm đã bí mật lên Tây Ninh từ lúc rạng sáng ngày hôm đó, sau khi họp bàn với địa phương rồi đến trưa xong việc là về luôn do hắn đã cảnh giác những nguy hiểm có thể xảy ra trong lúc tình hình đang hỗn loạn như thế này. Biết để “sổng” mất “con mồi” nhưng người thợ săn ấy vẫn không nản chí, kiên quyết đeo bám tới cùng với việc bắt đầu lên lịch cho một kịch bản tiếp theo.
Lúc này, tình hình an ninh xã hội ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là quanh khu vực Sài Gòn đang diễn biến vô cùng phức tạp. Ngoài lực lượng cách mạng đang hoạt động trong lòng nhân dân thì những giáo phái như Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo… cũng liên tục đứng lên gây áp lực trước những chính sách tàn bạo của anh em nhà Diệm, Nhu. Vì thế, một mặt chúng thẳng tay đàn áp những người yêu nước, một mặt chúng tăng cường an ninh, cực kỳ cảnh giác mỗi khi xuất hiện. Thế nên, để thực hiện được mục đích của mình, ông Trí chỉ còn một cách duy nhất, dời Tây Ninh xuống Sài Gòn để tìm cách thực hiện nhiệm vụ khó khăn này.
Lúc ấy là thời gian cuối năm 1956, ông Trí đã nhận định rằng, chắc chắn đến đêm ngày 24.12, tức là ngày Giáng sinh, Ngô Đình Diệm, một con chiên ngoan đạo sẽ đi lễ nhà thờ ở một thánh đường nào đấy. Và, nhiều khả năng địa điểm mà Diệm đến sẽ là Nhà thờ Đức Bà, nơi chỉ cách Dinh tổng thống (nay là Dinh Độc Lập) có vài trăm mét. Nhận định này của ông Trí càng có cơ sở khi 2 năm liên tiếp gần đây, Diệm cùng gia đình luôn được bố trí một dãy ghế trang trọng ở Nhà thờ Đức Bà để cầu nguyện cùng các bà con giáo dân khác. Thế nên, đêm Giáng sinh năm 1956 ấy, sau khi chuẩn bị đạn và khẩu súng MAT 49 cẩn thận, ông Trí khoác chiếc áo ngoài cũng đứng làm lễ cầu nguyện như bao người bình thường khác.
Tại đây, ông được một số đồng đội của mình hỗ trợ để có thể trà trộn, tiến vào sâu trong thánh đường, dù đêm ấy có khá nhiều cảnh sát ở đó. Thời gian chầm chậm qua đi, chuông nhà thờ đã điểm thời khắc Giáng sinh mà vẫn không thấy bóng dáng Diệm đâu mặc dù trong lúc chờ đợi, ông thấy một dãy ghế trước nơi ông đứng khoảng 20m được bỏ trống, có nhiều cảnh sát, mật vụ đứng canh gác.
Sáng sớm hôm sau, xem báo đưa tin tức ông mới vỡ lẽ, Ngô Đình Diệm đã có sẵn kế hoạch cùng gia đình đón lễ Giáng sinh ở Nhà thờ Đức Bà rồi nhưng đúng vào phút cuối cùng, Diệm lại lên xe để đi về vùng biên giới Đức Huệ (tỉnh Hậu Nghĩa, nay là tỉnh Long An) cách trung tâm Sài Gòn hàng trăm cây số để đón Giáng sinh, cũng trong một tòa Thánh đường ở địa phương đó.
Nguyên nhân được xác định cho sự thay đổi lịch trình vào phút cuối cùng là do ở vùng Đức Huệ lúc đó vừa lập được một số “khu trù mật” đặc biệt nên tình hình an ninh trật tự còn phức tạp. Ngô Đình Diệm đã đích thân công du tới đó dự lễ Giáng sinh cùng giáo dân để xoa dịu tình hình, đồng thời khích lệ một số sĩ quan đồn trú tại Đức Huệ. Và, sự việc vô tình ấy lại nằm ngoài tính toán của ông Trí và các đồng đội khiến cuộc ám sát một lần nữa lại thất bại đúng vào phút chót.
Khi gặp gỡ chúng tôi, ông Trí còn cho biết rằng, nếu đêm Giáng sinh năm đó, Diệm không bất ngờ xuống đón Giáng sinh ở Đức Huệ thì đó có thể là đêm định mệnh của y bởi khả năng ông thực hiện thành công vụ ám sát trong Nhà thờ Đức Bà lúc ấy là rất lớn. Khoảng cách ông tiếp cận cũng rất gần, ngay cả nhà thờ cũng đã dành sẵn 1 chỗ cho Diệm để ngồi, mật vụ cũng được lệnh phong tỏa nhà thờ nhưng y lại không đến như lịch trình đã định sẵn.
Phát súng rung chuyển lịch sử
Sau 2 lần thực hiện hụt kế hoạch của mình khiến ông Trí tuy có nôn nóng vì kẻ bán nước hại dân chưa được trừng trị nhưng vẫn không nản chí, kiên quyết theo đuổi mục tiêu tới cùng.
Và, cơ hội cuối cùng cũng đã đến khi báo giới Sài Gòn thời bấy giờ loan tin, khoảng đầu tháng 2.1957 Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu sẽ tới dự lễ cắt băng khánh thành và đọc diễn văn khai mạc “Hội chợ kinh tế cao nguyên” tại thành phố Buôn Ma Thuột. Thế nên, ông Hà Minh Trí đã xin với cấp trên, quyết tâm một lần nữa thực hiện kế hoạch ám sát Ngô Đình Diệm của mình.
Để kế hoạch lần này được hoàn tất, ông Trí đã 3 lần bắt xe đò từ Chợ Lớn đi Buôn Ma Thuột để nắm bắt tình hình cũng như địa hình của nơi diễn ra hội chợ.
Cuối cùng, đúng như dự đoán, Ngô Đình Diệm đã đích thân tuyên bố sẽ tham dự và cắt băng khánh thành Hội chợ kinh tế cao nguyên vào ngày 22.2.1957 tại Buôn Ma Thuột nên từ Sài Gòn, chiều ngày 21.2, ông Trí cùng một đồng chí nữ là Nguyễn Thị Vân, một giao liên trong vai trò một cặp vợ chồng mua vé từ bến xe Chợ Lớn lên Buôn Mê Thuột.
Chiếc xe đò vun vút lao trong màn đêm đưa hai vị hành khách trắng đêm không ngủ xuyên qua núi rừng Tây nguyên âm u. Đến bến xe Buôn Ma Thuột lúc 6g ngày 22.2, nữ giao liên Vân muốn ở lại để hỗ trợ nhưng ông Hà Minh Trí nhất quyết bảo người đồng chí của mình bắt xe về lại Sài Gòn luôn vì sợ bị liên lụy. Còn lại một mình, ông nhanh chóng tiến về phía lễ hội.
Do đã có chuẩn bị từ trước nên mặc dù có đem theo khẩu súng MAT 49 đã cưa nòng cùng 21 viên đạn nhưng ông cũng dễ dàng lọt qua mạng lưới quân cảnh, mật vụ để áp sát lễ đài. Đúng 8 giờ sáng, sau khi đáp chuyến bay từ Tân Sơn Nhất lên, Diệm đã lên thẳng lễ đài đọc diễn văn khai mạc.
Khi tiếng nhạc và nghi thức chào cờ bắt đầu, ông Trí từ từ nâng khẩu súng, nhằm thẳng đầu Ngô Đình Diệm bóp cò. Do súng đã bị cưa nòng nên mặc dù khoảng cách tiếp cận chỉ khoảng 30 mét nhưng viên đầu tiên bị kẹt đạn. Đến viên thứ 2, tiếng súng nổ vang lên thì Bộ trưởng Bộ Canh nông của chế độ Việt Nam cộng hòa khi ấy là Đỗ Quang Công đã nhích người sang, hứng trọn viên đạn thay cho Ngô Đình Diệm.
Tiếng nhạc im bặt, cả ngàn người nhốn nháo, hò hét còn Diệm thì lẫn nhanh vào đám đông cùng những tùy tùng của mình. Ông Trí bị khống chế ngay lập tức và được đưa về Sài Gòn, bắt đầu những năm tháng tù đày trong lòng địch.
Mặc dù không giết được Tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng sự kiện ấy cũng gây chấn động giới truyền thông Sài Gòn và thế giới. Cái tên Hà Minh Trí bắt đầu nổi tiếng và trở thành niềm khích lệ cổ vũ cho nhiều thế hệ người yêu nước muốn trừ khử kẻ bán nước hại dân Ngô Đình Diệm kia.
31/12/2013 10:01
Người ám sát hụt Ngô Đình Diệm - Người chiến thắng trở về
Dân Việt - Sau phát súng định mệnh ấy, tuy không giết chết Ngô Đình Diệm nhưng ông Trí đã bị bắt và nhanh chóng được đưa về Sài Gòn bằng một chuyến xe đặc biệt, bị biệt giam chờ ngày hành quyết.
Trong khoảng thời gian 3 năm sau đó, ông liên tục bị chuyển trại giam, bị tra tấn xét hỏi với mong muốn ông phải khai ra những người chỉ huy, người ra lệnh hoặc giúp đỡ mình. Lúc này, trong mắt nhà cầm quyền Ngô Đình Diệm, ông Trí vẫn là một tín đồ của đạo Cao Đài cuồng giáo đi giết Ngô tổng thống để trả thù cho giáo chủ Cao Đài chứ không ai biết ông là một chiến sĩ cách mạng.
Người tử tù không chết
Mặc dù phải chịu nhiều cực hình, tra tấn nhưng bằng quyết tâm và nghị lực phi thường, ông Trí nhất quyết không khai ra những người đồng đội của mình. Tuy nhiên, để những tay mật thám ở nha cảnh sát thực sự tin ông chỉ đơn thuần là tín đồ hành động một cách bột phát, ông Trí đã phải vận dụng hết những kiến thức và hiểu biết của mình về đạo Cao Đài để chiếm được lòng tin của chúng.
Thế nên, sau nhiều lần tra khảo không đem lại kết quả gì mới mẻ, chúng quyết định tuyên án tử hình ông bằng… miệng mà không cần xét hỏi, tòa án hay phán quyết gì. Đây là một kết cuộc mà bản thân ông cũng như nhiều người đồng chí đã hình dung ra, đã chuẩn bị sẵn tâm lý bởi đơn giản, đã dám ra tay ám sát tổng thống đương nhiệm thì kết cục khó có thể khác được.
Tuy nhiên Ngô Đình Diệm đã không để ông Trí chết một cách dễ dàng mà tạo ra một kịch bản độc ác có một không ai, ấy là một mặt tuyên bố sẽ đưa ông, cùng với hàng trăm người tù chính trị phản đối mình ra Côn Đảo để giam giữ nhưng lại lén lút đưa một máy bay chở nhiều bom, đạn nhằm nhấn chìm chiếc tàu ấy cùng hàng trăm mạng người kia rồi dựng kịch bản một tai nạn thiên nhiên.
Kể về chuyện này, ông Trí vừa uống thêm ngụm nước, nhìn ra những giỏ lan màu tím trước sân đang đung đưa trong gió, vừa nhớ lại. Đó là những ngày giữa tháng 10.1963, tôi đang bị biệt giam tại khu A1 ở nhà giam Chí Hòa, nơi dành cho những tử tù thì được lệnh chuyển trại, phải di chuyển ra Côn Đảo.
Cũng trong ngày hôm ấy, tôi bị áp giải đến bến cảng Sài Gòn, nơi có con tàu Hàn Giang 401 đã đậu sẵn ở đấy rồi. Lúc này, tôi mới biết đây chính là chuyến tàu sẽ đưa những người tù bị kết án tử hình ra ngoài Côn Đảo hành quyết. Trong bản danh sách những người chịu án tử là 41 người thì có tới 40 người là thuộc phe đối lập với anh em nhà họ Ngô và một tên cướp.
Dù không có tên trong danh sách ấy nhưng tôi vẫn bị đẩy lên chuyến tàu này. Sau đó tôi mới biết rằng, không chỉ riêng tôi mà hơn 300 tù nhân khác, là những chiến sĩ cách mạng và những người từng âm mưu lật đổ Ngô Đình Diệm trước đó mấy năm cũng bị đưa lên đây.
Tổng số tù nhân có mặt trên tàu Hàn Giang 401 này khoảng 400 người. Sau khi khởi hành được nửa ngày, đến đêm hôm đó, khi chiếc chiến hạm đang lênh đênh trên biển khơi mênh mông thì mọi người trên tàu nghe thấy tiếng máy bay vù vù trên đầu.
Chạy lên khoang, tất cả đều nghĩ rằng đó chỉ đơn giản là chiếc máy bay mà chính quyền dùng để áp giải chiếc chiến hạm với rất nhiều phần tử đối lập mà thôi. Tuy nhiên, khi chiếc máy bay bật đèn xanh, hạ thấp độ cao thì mọi người vô cùng hoảng hốt, la hét và định nhảy xuống biển bởi đó là tín hiệu báo chuẩn bị… bỏ bom.
Khi ấy, suy nghĩ duy nhất mà ai cũng có thể hình dung ra là Ngô Đình Diệm đã “gom” tất cả những người tù, mà thực ra là những kẻ chống đối lại y rồi “ra tay” một lúc. Tuy nhiên, đột nhiên chiếc máy bay chao mạnh, lắc lư một hồi rồi vút lên không, bay đi mất dạng mà không ai biết vì sao.
Sau này, khi đã được tự do, tôi mới biết chính xác diễn biến sự việc của đêm hôm đó. Tất cả là do Ngô Đình Nhu, em trai của Diệm đã mật lệnh cho một viên tướng chỉ huy đội bay chở đầy bom xuất phát từ lãnh thổ Campuchia với nhiệm vụ “xóa sổ” chiếc chiến hạm Hàn Giang 401 và mấy trăm con người kia.
Tuy nhiên, tất cả đều nằm ngoài dự tính của Nhu bởi viên sĩ quan này lại thuộc nhóm thân Mỹ, đang có ý định lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm nên anh ta đã bất tuân thượng lệnh vào đúng giây phút cuối cùng.
Nhưng, đến ngay cả bây giờ, sau khi tất cả mọi biến cố đi qua, ông Trí cũng không hiểu tại sao anh em Diệm, Nhu lại phải bày ra một kịch bản với nhiều tình tiết có xác suất không thành công cao như vậy trong khi bọn chúng hoàn toàn có thể thủ tiêu tất cả những người tù này bằng nhiều cách khác đơn giản hơn trong lúc giam giữ, bởi mọi người đều đã bị bắt, sống nhiều ngày trong các nhà tù tối tăm rồi.
Có lẽ, đó là một câu hỏi mà ẩn số của nó vĩnh viễn không ai có thể biết bởi chỉ sau sự kiện ấy ít hôm, 2 người bày ra kịch bản ấy là Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã bị chính những thủ hạ của mình lật đổ, giết chết, đem theo vô vàn bí ẩn của lịch sử xuống lòng đất sâu.
Những năm tháng yên bình
Ở Côn Đảo, cũng như hàng ngàn tù nhân khác, ông Trí cũng bị nhốt vào những chuồng cọp "danh tiếng" với nhiều cuộc tra tấn tàn bạo và khốc liệt. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau khi ông đặt chân lên hòn đảo này, ở đất liền, tin tức được loan đi, anh em Diệm, Nhu đã bị những tướng tá thuộc hạ của mình đảo chính và giết chết, kết thúc quãng thời gian gần mười năm cầm quyền theo kiểu gia đình trị này.
Khi ấy, tướng Dương Văn Minh lên làm Quốc trưởng, thay thế Ngô Đình Diệm và ông Hà Minh Trí cùng với nhiều người thuộc phe đối lập anh em họ Ngô trước kia được đưa trở lại đất liền.
Tuy nhiên, trong khi những tù nhân khác - vì mang tội chống Ngô - đã được thả tự do thì ông Trí vẫn bị giam ở Tổng nha Cảnh sát. Có điều, không như những tháng ngày trước, giờ ông chỉ bị giam lỏng, vẫn có thể đi ra sân mỗi buổi chiều để hít thở khí trời.
Nhiều lần, bản thân ông đã có những thắc mắc với Tổng nha Cảnh sát mình chỉ đơn thuần là một người chống Diệm, bây giờ Diệm đã chết, mình đương nhiên sẽ hết tội. Tuy nhiên, đáp lại nguyện vọng của ông, cảnh sát trưởng chỉ cho biết đang chờ lệnh từ cấp trên mà thôi.
Những tháng ngày sau khi anh em Diệm, Nhu chết, tình hình chính trị ở Sài Gòn hết sức rối ren bởi các phe cánh luôn muốn tranh giành quyền lực, muốn nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Chính vì thế, chỉ một thời gian ngắn sau khi nắm quyền, Dương Văn Minh đã bị tướng Nguyễn Khánh đảo chính.
Rồi cũng chỉ ít tháng sau, Nguyễn Khánh lại bị phe của Phan Khắc Sửu lật đổ, giành lấy chính quyền vào năm 1964. Sau khi lên nắm quyền, Phan Khắc Sửu - một tín đồ của đạo Cao Đài - đã quyết định thả tự do cho Hà Minh Trí dưới áp lực của dư luận báo chí và luật sư Ngô Bá Thành.
Đó là những ngày đầu tháng 3.1963, sau hơn 8 năm bị tù đày vì phát súng ám sát Ngô Đình Diệm trên Tây nguyên, ông đã chính thức trở thành người tự do. Và, cũng rất nhanh, sau khi ra tù có 3 ngày, ông đã liên lạc được với những đồng đội cũ của mình và được đưa về công tác ở Khu ủy Sài Gòn-Gia Định nằm tại địa phận huyện Củ Chi, tiếp tục hoạt động phục vụ cho phong trào cách mạng miền Nam thời bấy giờ.
Tại nơi công tác mới, nhằm đảm bảo tính bí mật của tổ chức, từ đầu năm 1965, ông được đổi tên là Phan Văn Điền, công tác tại Ban an ninh Khu ủy Sài Gòn-Gia Định, chính thức đứng trong hàng ngũ lực lượng Công an nhân dân. Về sau, khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, do đặc thù công tác, ông lại được điều chuyển về Tây Ninh với nhiệm vụ là Phó ban Nội chính tỉnh Tây Ninh.
Đến năm 1992, ông tiếp tục công tác ở vị trí Trưởng ban Tuyên giáo Tây Ninh cho tới năm 1999 thì nghỉ hưu theo chế độ. Từ đó đến nay, ông sống cùng gia đình ở một gian nhà nhỏ nằm trên địa bàn thị xã Tây Ninh với những năm tháng yên bình, bỏ lại đằng sau một quãng đời, cũng là một thời lịch sử hoạt động đầy biến động và bất khuất.
Và vinh dự đã đến với ông vào năm 2005, kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân, ông Phan Văn Điền, tức Hà Minh Trí đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân vì những thành tích, vì đã cống hiến gần như cả cuộc đời mình cho nhân dân.
Ông chia sẻ với chúng tôi, những năm cuối đời này, khi con cháu đều đã trưởng thành và khôn lớn, ông luôn cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống hạnh phúc của mình. Ông cũng vừa trải qua một đợt tai biến khá nguy hiểm nhưng đã được các y, bác sĩ tận tình cứu giúp nên sức khỏe đã hồi phục rất nhiều.
Căn nhà ông Trí ở hiện nay
Người tử tù không chết
Mặc dù phải chịu nhiều cực hình, tra tấn nhưng bằng quyết tâm và nghị lực phi thường, ông Trí nhất quyết không khai ra những người đồng đội của mình. Tuy nhiên, để những tay mật thám ở nha cảnh sát thực sự tin ông chỉ đơn thuần là tín đồ hành động một cách bột phát, ông Trí đã phải vận dụng hết những kiến thức và hiểu biết của mình về đạo Cao Đài để chiếm được lòng tin của chúng.
Thế nên, sau nhiều lần tra khảo không đem lại kết quả gì mới mẻ, chúng quyết định tuyên án tử hình ông bằng… miệng mà không cần xét hỏi, tòa án hay phán quyết gì. Đây là một kết cuộc mà bản thân ông cũng như nhiều người đồng chí đã hình dung ra, đã chuẩn bị sẵn tâm lý bởi đơn giản, đã dám ra tay ám sát tổng thống đương nhiệm thì kết cục khó có thể khác được.
Tuy nhiên Ngô Đình Diệm đã không để ông Trí chết một cách dễ dàng mà tạo ra một kịch bản độc ác có một không ai, ấy là một mặt tuyên bố sẽ đưa ông, cùng với hàng trăm người tù chính trị phản đối mình ra Côn Đảo để giam giữ nhưng lại lén lút đưa một máy bay chở nhiều bom, đạn nhằm nhấn chìm chiếc tàu ấy cùng hàng trăm mạng người kia rồi dựng kịch bản một tai nạn thiên nhiên.
Kể về chuyện này, ông Trí vừa uống thêm ngụm nước, nhìn ra những giỏ lan màu tím trước sân đang đung đưa trong gió, vừa nhớ lại. Đó là những ngày giữa tháng 10.1963, tôi đang bị biệt giam tại khu A1 ở nhà giam Chí Hòa, nơi dành cho những tử tù thì được lệnh chuyển trại, phải di chuyển ra Côn Đảo.
Cũng trong ngày hôm ấy, tôi bị áp giải đến bến cảng Sài Gòn, nơi có con tàu Hàn Giang 401 đã đậu sẵn ở đấy rồi. Lúc này, tôi mới biết đây chính là chuyến tàu sẽ đưa những người tù bị kết án tử hình ra ngoài Côn Đảo hành quyết. Trong bản danh sách những người chịu án tử là 41 người thì có tới 40 người là thuộc phe đối lập với anh em nhà họ Ngô và một tên cướp.
Dù không có tên trong danh sách ấy nhưng tôi vẫn bị đẩy lên chuyến tàu này. Sau đó tôi mới biết rằng, không chỉ riêng tôi mà hơn 300 tù nhân khác, là những chiến sĩ cách mạng và những người từng âm mưu lật đổ Ngô Đình Diệm trước đó mấy năm cũng bị đưa lên đây.
Tổng số tù nhân có mặt trên tàu Hàn Giang 401 này khoảng 400 người. Sau khi khởi hành được nửa ngày, đến đêm hôm đó, khi chiếc chiến hạm đang lênh đênh trên biển khơi mênh mông thì mọi người trên tàu nghe thấy tiếng máy bay vù vù trên đầu.
Chạy lên khoang, tất cả đều nghĩ rằng đó chỉ đơn giản là chiếc máy bay mà chính quyền dùng để áp giải chiếc chiến hạm với rất nhiều phần tử đối lập mà thôi. Tuy nhiên, khi chiếc máy bay bật đèn xanh, hạ thấp độ cao thì mọi người vô cùng hoảng hốt, la hét và định nhảy xuống biển bởi đó là tín hiệu báo chuẩn bị… bỏ bom.
Khi ấy, suy nghĩ duy nhất mà ai cũng có thể hình dung ra là Ngô Đình Diệm đã “gom” tất cả những người tù, mà thực ra là những kẻ chống đối lại y rồi “ra tay” một lúc. Tuy nhiên, đột nhiên chiếc máy bay chao mạnh, lắc lư một hồi rồi vút lên không, bay đi mất dạng mà không ai biết vì sao.
Sau này, khi đã được tự do, tôi mới biết chính xác diễn biến sự việc của đêm hôm đó. Tất cả là do Ngô Đình Nhu, em trai của Diệm đã mật lệnh cho một viên tướng chỉ huy đội bay chở đầy bom xuất phát từ lãnh thổ Campuchia với nhiệm vụ “xóa sổ” chiếc chiến hạm Hàn Giang 401 và mấy trăm con người kia.
Tuy nhiên, tất cả đều nằm ngoài dự tính của Nhu bởi viên sĩ quan này lại thuộc nhóm thân Mỹ, đang có ý định lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm nên anh ta đã bất tuân thượng lệnh vào đúng giây phút cuối cùng.
Nhưng, đến ngay cả bây giờ, sau khi tất cả mọi biến cố đi qua, ông Trí cũng không hiểu tại sao anh em Diệm, Nhu lại phải bày ra một kịch bản với nhiều tình tiết có xác suất không thành công cao như vậy trong khi bọn chúng hoàn toàn có thể thủ tiêu tất cả những người tù này bằng nhiều cách khác đơn giản hơn trong lúc giam giữ, bởi mọi người đều đã bị bắt, sống nhiều ngày trong các nhà tù tối tăm rồi.
Có lẽ, đó là một câu hỏi mà ẩn số của nó vĩnh viễn không ai có thể biết bởi chỉ sau sự kiện ấy ít hôm, 2 người bày ra kịch bản ấy là Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã bị chính những thủ hạ của mình lật đổ, giết chết, đem theo vô vàn bí ẩn của lịch sử xuống lòng đất sâu.
Những năm tháng yên bình
Ở Côn Đảo, cũng như hàng ngàn tù nhân khác, ông Trí cũng bị nhốt vào những chuồng cọp "danh tiếng" với nhiều cuộc tra tấn tàn bạo và khốc liệt. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau khi ông đặt chân lên hòn đảo này, ở đất liền, tin tức được loan đi, anh em Diệm, Nhu đã bị những tướng tá thuộc hạ của mình đảo chính và giết chết, kết thúc quãng thời gian gần mười năm cầm quyền theo kiểu gia đình trị này.
Ông Hà Minh Trí trong một lần gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Khi ấy, tướng Dương Văn Minh lên làm Quốc trưởng, thay thế Ngô Đình Diệm và ông Hà Minh Trí cùng với nhiều người thuộc phe đối lập anh em họ Ngô trước kia được đưa trở lại đất liền.
Tuy nhiên, trong khi những tù nhân khác - vì mang tội chống Ngô - đã được thả tự do thì ông Trí vẫn bị giam ở Tổng nha Cảnh sát. Có điều, không như những tháng ngày trước, giờ ông chỉ bị giam lỏng, vẫn có thể đi ra sân mỗi buổi chiều để hít thở khí trời.
Nhiều lần, bản thân ông đã có những thắc mắc với Tổng nha Cảnh sát mình chỉ đơn thuần là một người chống Diệm, bây giờ Diệm đã chết, mình đương nhiên sẽ hết tội. Tuy nhiên, đáp lại nguyện vọng của ông, cảnh sát trưởng chỉ cho biết đang chờ lệnh từ cấp trên mà thôi.
Những tháng ngày sau khi anh em Diệm, Nhu chết, tình hình chính trị ở Sài Gòn hết sức rối ren bởi các phe cánh luôn muốn tranh giành quyền lực, muốn nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Chính vì thế, chỉ một thời gian ngắn sau khi nắm quyền, Dương Văn Minh đã bị tướng Nguyễn Khánh đảo chính.
Rồi cũng chỉ ít tháng sau, Nguyễn Khánh lại bị phe của Phan Khắc Sửu lật đổ, giành lấy chính quyền vào năm 1964. Sau khi lên nắm quyền, Phan Khắc Sửu - một tín đồ của đạo Cao Đài - đã quyết định thả tự do cho Hà Minh Trí dưới áp lực của dư luận báo chí và luật sư Ngô Bá Thành.
Đó là những ngày đầu tháng 3.1963, sau hơn 8 năm bị tù đày vì phát súng ám sát Ngô Đình Diệm trên Tây nguyên, ông đã chính thức trở thành người tự do. Và, cũng rất nhanh, sau khi ra tù có 3 ngày, ông đã liên lạc được với những đồng đội cũ của mình và được đưa về công tác ở Khu ủy Sài Gòn-Gia Định nằm tại địa phận huyện Củ Chi, tiếp tục hoạt động phục vụ cho phong trào cách mạng miền Nam thời bấy giờ.
Tại nơi công tác mới, nhằm đảm bảo tính bí mật của tổ chức, từ đầu năm 1965, ông được đổi tên là Phan Văn Điền, công tác tại Ban an ninh Khu ủy Sài Gòn-Gia Định, chính thức đứng trong hàng ngũ lực lượng Công an nhân dân. Về sau, khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, do đặc thù công tác, ông lại được điều chuyển về Tây Ninh với nhiệm vụ là Phó ban Nội chính tỉnh Tây Ninh.
Đến năm 1992, ông tiếp tục công tác ở vị trí Trưởng ban Tuyên giáo Tây Ninh cho tới năm 1999 thì nghỉ hưu theo chế độ. Từ đó đến nay, ông sống cùng gia đình ở một gian nhà nhỏ nằm trên địa bàn thị xã Tây Ninh với những năm tháng yên bình, bỏ lại đằng sau một quãng đời, cũng là một thời lịch sử hoạt động đầy biến động và bất khuất.
Và vinh dự đã đến với ông vào năm 2005, kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân, ông Phan Văn Điền, tức Hà Minh Trí đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân vì những thành tích, vì đã cống hiến gần như cả cuộc đời mình cho nhân dân.
Ông chia sẻ với chúng tôi, những năm cuối đời này, khi con cháu đều đã trưởng thành và khôn lớn, ông luôn cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống hạnh phúc của mình. Ông cũng vừa trải qua một đợt tai biến khá nguy hiểm nhưng đã được các y, bác sĩ tận tình cứu giúp nên sức khỏe đã hồi phục rất nhiều.
Đại Dương (Dòng Đời)
Đại Dương (Dòng Đời)
No comments:
Post a Comment