2.6.2006
Lý Đương Nhiên
Xin góp ý dịch chữ “soldat“
Trong bài viết “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau” của Giáo sư Chương Thâu đăng trong tạp chí Công giáo và Dân tộc số ngày 15-3-1996 có đoạn như sau:
Trong cuốn sách Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo) của linh mục Alexandre de Rhodes do Cramoisy xuất bản tại Paris năm 1653 ở đoạn cuối chương 19 của phần thứ 3, có một câu nguyên văn: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout L’orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos pères et nos maitres en ces Églises. Je suis sorti de Rome à ce dessein Le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape.”
Và câu này được Hồng Nhuệ dịch ra Việt ngữ trong cuốn Hành trình và truyền giáo do Ủy ban đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994, ở trang 263 như sau:“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Đông Dương đưa về quy phục chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và Thày chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Roma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tôi hôn chân Đức Giáo hoàng.”(Người dịch chú thích từ chiến sĩ ở đây: nói chiến sĩ Phúc Âm tức là nhà truyền giáo, chứ không phải binh sĩ đi chiếm xứ xăm lăng – trang 289)
(plusieurs soldats là "nhiều chiến sĩ", Hồng Nhuệ lại dịch là "mấy chiến sĩ"?)
Trong bài tham luận đọc tại Hội nghị Quốc tế về Nghiên cứu Lịch sử và Văn hoá Việt Nam ngày 3, 4, và 5 tháng 12 năm 1992, ông Nguyễn Đình Đầu đã dịch plusieurs soldats trong câu văn của Alexandre de Rhodes và cho rằng chữ chiến sĩ có nghĩa bóng là thừa sai.
Đến ngày tưởng niệm 400 năm ngày sinh của A. de Rhodes, Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm đã dịch thẳng câu chữ plusieurs soldats là “chiến sĩ truyền giáo” không phải e dè gì nữa vì ý kiến của ông là ý kiến quyết định. A. de Rhodes là tên gián điệp đội lốt tôn giáo đã trở thành danh nhân Việt Nam được đặt bia ở Thư viện Quốc gia Hà Nội và tên đường ở Sài Gòn.
Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc ngữ?” đăng trong báo Tuổi Trẻ ngày 31-1-1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch plusieurs soldats là binh lính như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”. Giáo sư Nguyễn Khắc Xuyên đã viết bài “Gửi GS Hoàng Tuệ bàn về chữ Quốc ngữ trên tờ Tuổi Trẻ” đăng trên báo Ngày Nay số 277 ngày 1-7-1992 ở Houston, Texas. GS Xuyên đã mạt sát GS Tuệ là "ngu xuẩn", "ngu dốt", "thật là dốt lại thích nói chữ"... GS Xuyên đã chất vấn GS Tuệ như sau: “Từ điển Pháp Việt của Trương Vĩnh Ký dịch soldat là ‘lính, binh lính, lính tráng’. Từ điển Pháp Việt của Đào Duy Anh dịch soldat là ‘lính, bộ đội, chiến sĩ...’” Như vậy GS Tuệ lùi lại hơn nửa thế kỷ khi chỉ dịch theo Trương Vĩnh Ký mà không theo từ điển mới nhất 1981. GS chủ ý chụp mũ cho Đắc Lộ về Âu châu mộ lính”. Theo thời gian, có chữ thêm nghĩa hoặc thay đổi nghĩa, ví dụ như chữ Jésuite thời linh mục A. de Rhodes có một nghĩa là giáo sĩ Dòng Tên. Sau này giở từ điển ra có thêm nghĩa là “người giả nhân nghĩa, đạo đức giả, xảo trá, tráo trở”. Nước ta trước đây có đạo Gia tô sau đổi là đạo Thiên chúa, đạo Kitô, rồi sau cùng là Công giáo. Khi Gs Ngô Đức Thọ dịch quyển sách Hán văn ở thế kỷ 18 là quyển Tây dương Gia tô bí lục thì ông không dịch là Tây dương Công giáo bí lục được. Cuối thế kỷ 19, tức vào thời ông Trương Vĩnh Ký, chữ soldat chưa có thêm nghĩa là chiến sĩ. Như vậy thời của A. de Rhodes chữsoldat chỉ có nghĩa là “lính, binh lính, lính tráng” mà thôi. Cho nên khi dịch chữ soldat do linh mục A. de Rhodes viết ra chỉ có nghĩa là binh lính, lính tráng mà thôi. Đọc cả đoạn văn bằng Pháp văn ở trên chẳng có chỗ nào là nghĩa bóng cả. GS Hoàng Tuệ dịch là “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ” là dịch đúng vào thời điểm A. de Rhodes viết ra chữ soldat. Tôi đã lớn tuổi, có đọc sách hiểu rằng chữ “chiến sĩ” đứng một mình có nghĩa chỉ về quân đội. Chữ “chiến sĩ” muốn có thêm nghĩa bóng hoặc văn vẻ thì phải thêm chữ chỉ nghĩa vào đằng sau, như: chiến sĩ văn hoá, chiến sĩ tự do, chiến sĩ Phúc Âm... Thời của A. de Rhodes muốn chỉ các nhà truyền giáo thì có chữ missionnaire, mà A. de Rhodes muốn xin các nhà truyền giáo thì ông đương nhiên hiểu thẩm quyền nào có quyền cấp cho ông, như:
Chứng minh tham vọng của các nhà truyền giáo như sau:
Còn về chữ Quốc ngữ, các nhà truyền giáo thuộc Dòng Tên người Bồ sang Việt Nam có nhu cầu truyền đạo nên họ phải phiên âm học tiếng Việt để giảng đạo, đó là do nhu cầu của họ. Họ sáng chế ra chữ Quốc ngữ mục đích không phải cho dân tộc Việt Nam. Ông Charlie Nguyễn đã viết: “Tên cướp xông vào nhà mình bị chủ nhà phản công phải bỏ chạy để quên con dao. Chủ nhà nhặt lên thấy dao sắc thì dùng để thái thịt, đâu có chạy theo tên cướp để cám ơn.” Người Nhật, người Tàu, người Đại Hàn họ vẫn dùng chữ của họ mà nước Nhật là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, nước Tàu đứng thứ tư thế giới, và Đại Hàn cũng đang trở thành cường quốc về kinh tế. Cách đây gần năm, tờ Newsweek có bài viết cho biết trước đây sinh viên Mỹ học thêm ngoại ngữ như Nga, Tây Ban Nha, Đức và Pháp ngữ. Nhưng nay sinh viên Mỹ một số đã chuyển sang học chữ Tàu. Nếu Việt Nam vẫn sử dụng chữ Hán như ông cha trước đây biết đâu lại có lợi cho ngày hôm nay?
Trong bài viết “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau” của Giáo sư Chương Thâu đăng trong tạp chí Công giáo và Dân tộc số ngày 15-3-1996 có đoạn như sau:
Trong cuốn sách Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo) của linh mục Alexandre de Rhodes do Cramoisy xuất bản tại Paris năm 1653 ở đoạn cuối chương 19 của phần thứ 3, có một câu nguyên văn: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout L’orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos pères et nos maitres en ces Églises. Je suis sorti de Rome à ce dessein Le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape.”
Và câu này được Hồng Nhuệ dịch ra Việt ngữ trong cuốn Hành trình và truyền giáo do Ủy ban đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994, ở trang 263 như sau:“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Đông Dương đưa về quy phục chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và Thày chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Roma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tôi hôn chân Đức Giáo hoàng.”(Người dịch chú thích từ chiến sĩ ở đây: nói chiến sĩ Phúc Âm tức là nhà truyền giáo, chứ không phải binh sĩ đi chiếm xứ xăm lăng – trang 289)
(plusieurs soldats là "nhiều chiến sĩ", Hồng Nhuệ lại dịch là "mấy chiến sĩ"?)
Trong bài tham luận đọc tại Hội nghị Quốc tế về Nghiên cứu Lịch sử và Văn hoá Việt Nam ngày 3, 4, và 5 tháng 12 năm 1992, ông Nguyễn Đình Đầu đã dịch plusieurs soldats trong câu văn của Alexandre de Rhodes và cho rằng chữ chiến sĩ có nghĩa bóng là thừa sai.
Đến ngày tưởng niệm 400 năm ngày sinh của A. de Rhodes, Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm đã dịch thẳng câu chữ plusieurs soldats là “chiến sĩ truyền giáo” không phải e dè gì nữa vì ý kiến của ông là ý kiến quyết định. A. de Rhodes là tên gián điệp đội lốt tôn giáo đã trở thành danh nhân Việt Nam được đặt bia ở Thư viện Quốc gia Hà Nội và tên đường ở Sài Gòn.
Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc ngữ?” đăng trong báo Tuổi Trẻ ngày 31-1-1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch plusieurs soldats là binh lính như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”. Giáo sư Nguyễn Khắc Xuyên đã viết bài “Gửi GS Hoàng Tuệ bàn về chữ Quốc ngữ trên tờ Tuổi Trẻ” đăng trên báo Ngày Nay số 277 ngày 1-7-1992 ở Houston, Texas. GS Xuyên đã mạt sát GS Tuệ là "ngu xuẩn", "ngu dốt", "thật là dốt lại thích nói chữ"... GS Xuyên đã chất vấn GS Tuệ như sau: “Từ điển Pháp Việt của Trương Vĩnh Ký dịch soldat là ‘lính, binh lính, lính tráng’. Từ điển Pháp Việt của Đào Duy Anh dịch soldat là ‘lính, bộ đội, chiến sĩ...’” Như vậy GS Tuệ lùi lại hơn nửa thế kỷ khi chỉ dịch theo Trương Vĩnh Ký mà không theo từ điển mới nhất 1981. GS chủ ý chụp mũ cho Đắc Lộ về Âu châu mộ lính”. Theo thời gian, có chữ thêm nghĩa hoặc thay đổi nghĩa, ví dụ như chữ Jésuite thời linh mục A. de Rhodes có một nghĩa là giáo sĩ Dòng Tên. Sau này giở từ điển ra có thêm nghĩa là “người giả nhân nghĩa, đạo đức giả, xảo trá, tráo trở”. Nước ta trước đây có đạo Gia tô sau đổi là đạo Thiên chúa, đạo Kitô, rồi sau cùng là Công giáo. Khi Gs Ngô Đức Thọ dịch quyển sách Hán văn ở thế kỷ 18 là quyển Tây dương Gia tô bí lục thì ông không dịch là Tây dương Công giáo bí lục được. Cuối thế kỷ 19, tức vào thời ông Trương Vĩnh Ký, chữ soldat chưa có thêm nghĩa là chiến sĩ. Như vậy thời của A. de Rhodes chữsoldat chỉ có nghĩa là “lính, binh lính, lính tráng” mà thôi. Cho nên khi dịch chữ soldat do linh mục A. de Rhodes viết ra chỉ có nghĩa là binh lính, lính tráng mà thôi. Đọc cả đoạn văn bằng Pháp văn ở trên chẳng có chỗ nào là nghĩa bóng cả. GS Hoàng Tuệ dịch là “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ” là dịch đúng vào thời điểm A. de Rhodes viết ra chữ soldat. Tôi đã lớn tuổi, có đọc sách hiểu rằng chữ “chiến sĩ” đứng một mình có nghĩa chỉ về quân đội. Chữ “chiến sĩ” muốn có thêm nghĩa bóng hoặc văn vẻ thì phải thêm chữ chỉ nghĩa vào đằng sau, như: chiến sĩ văn hoá, chiến sĩ tự do, chiến sĩ Phúc Âm... Thời của A. de Rhodes muốn chỉ các nhà truyền giáo thì có chữ missionnaire, mà A. de Rhodes muốn xin các nhà truyền giáo thì ông đương nhiên hiểu thẩm quyền nào có quyền cấp cho ông, như:
- Toà thánh Vatican;
- Ngày 4-5-1493, Giáo hoàng Alexandre 6 chia đôi thế giới, một nửa cho Bồ Đào Nha, một nửa cho Tây Ban Nha được phép đi chinh phục thế giới và truyền đạo. Linh mục A. de Rhodes đi sang Á châu qua ngả Bồ Đào Nha. Khi A. de Rhodes về Pháp sang Vatican vận động với Giáo hoàng cho Giáo hội Pháp được thành lập Giáo đoàn Pháp quốc Hải ngoại, Giáo hội Bồ Đào Nha phản đối và không cho A. de Rhodes sang Á châu. Giáo hoàng phải cử ông sang Ba Tư, sau đó phong ông lên làm Giám mục. Sau khi ông chết, Toà thánh mới cho phép Giáo hội Pháp thành lập Giáo đoàn Pháp quốc Hải ngoại.
Chứng minh tham vọng của các nhà truyền giáo như sau:
- Không phải chỉ người Việt Nam mà cả người Pháp cũng ngạc nhiên và lo sợ lối hành binh của Tây Sơn. Ngày 11-8-1788, trong một lá thư gửi cho ông Letoudal, giáo sĩ (Giám mục) La Bertete có viết: "Tôi không rõ cuộc viễn chinh của người Pháp khi nào sẽ xảy ra, nhưng tôi sợ rằng quân Pháp của chúng ta vì khinh thường bọn này (Tây Sơn) và không am hiểu tường tận về cách hành binh của họ và sẽ không đủ sức mạnh thì có thể trở thành nạn nhân bi thảm” (tài liệu Hội Truyền giáo Hải ngoại ở Paris. Cochinchin, tập 102 trang 176).
- Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) dẫn Hoàng tử Cảnh sang Pháp xin với vua Louis 16 (1754-1789) đem quân sang giúp Nguyễn Ánh.
- Năm 1857, Giám mục Pellerin, Hồng y Bonnechose, Linh mục Legrand de Liraye, Linh mục Huc vận động Pháp hoàng Napoléon đệ Tam qua ngả Hoàng hậu Eugenie Marie Montijo, được Pháp hoàng chấp thuận. Năm 1858 Génouri de Génouilly đem quân qua đánh chiếm nước ta.
Còn về chữ Quốc ngữ, các nhà truyền giáo thuộc Dòng Tên người Bồ sang Việt Nam có nhu cầu truyền đạo nên họ phải phiên âm học tiếng Việt để giảng đạo, đó là do nhu cầu của họ. Họ sáng chế ra chữ Quốc ngữ mục đích không phải cho dân tộc Việt Nam. Ông Charlie Nguyễn đã viết: “Tên cướp xông vào nhà mình bị chủ nhà phản công phải bỏ chạy để quên con dao. Chủ nhà nhặt lên thấy dao sắc thì dùng để thái thịt, đâu có chạy theo tên cướp để cám ơn.” Người Nhật, người Tàu, người Đại Hàn họ vẫn dùng chữ của họ mà nước Nhật là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, nước Tàu đứng thứ tư thế giới, và Đại Hàn cũng đang trở thành cường quốc về kinh tế. Cách đây gần năm, tờ Newsweek có bài viết cho biết trước đây sinh viên Mỹ học thêm ngoại ngữ như Nga, Tây Ban Nha, Đức và Pháp ngữ. Nhưng nay sinh viên Mỹ một số đã chuyển sang học chữ Tàu. Nếu Việt Nam vẫn sử dụng chữ Hán như ông cha trước đây biết đâu lại có lợi cho ngày hôm nay?
No comments:
Post a Comment