Nhắc đến Ngô Đình Diệm, mỗi chúng ta những ai đã đi qua chiến tranh, không thể không liên tưởng đến "Luật 10/59". Đạo luật mà Ngô Đình Diệm áp dụng lê máy chém đi khắp miền Nam để tiêu diệt cộng sản và người dân vô tội. Trước sự dã man của chính quyền Ngô Đình Diệm, một chiến sỹ an ninh đã 3 lần trả thù Diệm bằng ám sát nhưng không thành. Dẫu vậy dư chấn của nó đã được lưu vào sử sách.
Trước sự dã man đó, một chiến sỹ an ninh đã 3 lần trả thù Diệm bằng ám sát nhưng không thành. Dẫu vậy dư chấn của nó đã được lưu vào sử sách.
Đặc biệt, sau khi chuyển thể thành bộ phim “Ván bài lật ngửa”, vụ ám sát hụt Ngô Đình Diệm ở hội chợ xuân Tây Nguyên với tiêu đề: “Phát súng trên cao nguyên” đã trở thành biểu tượng về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Nguyên mẫu và cũng là nhân vật chính của sự kiện “động trời” ấy là đồng chí Hà Minh Trí, một người con của xứ Nghệ anh hùng.
Sinh năm 1935 ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, 10 tuổi cậu bé Phan Văn Điển (tên khai sinh của ông) đã tình nguyện theo đoàn tàu Không số vào Vũng Rô rồi lưu lạc vào tận Bà Rịa – Vũng Tàu khi cha ông bị mất trong cuộc binh biến Đô Lương (1941). Từ đây ông đến với cách mạng, hoạt động trong tổ chức bí mật – “Biệt động quân N2″.
Tháng 8/1948, Phan Văn Điển được tổ chức điều lên Tây Ninh tham gia Đạo Cao Đài và anh đã trong vai một tín đồ mang tên Hà Minh Trí. Sau một thời gian hoạt động, giữa năm 1953 có dấu hiệu bị lộ, ông được công an huyện Châu Thành rút ra khỏi căn cứ.
Cuối năm 1956, ông được giao nhiệm vụ tổ chức diệt Ngô Đình Diệm khi Diệm lên Tây Ninh nhưng do tổ chức không nắm chính xác ngày Diệm lên nên không thực hiện được. Cũng trong năm đó, ông lại chủ động đề xuất cho thực hiện công việc này vào đêm Noel 1956 tại Nhà thờ Đức Bà – Sài Gòn nhưng lại một lần nữa kế hoạch bất thành.
Tháng 2/1957, báo chí ở Sài Gòn đưa tin Ngô Đình Diệm sẽ có mặt đọc diễn văn, cắt băng khai mạc tại “Hội chợ kinh tế Cao Nguyên” ở Ban Mê Thuột vào ngày 22/2/1957. Người chiến sỹ an ninh Hà Minh Trí – khi đó bước vào tuổi 22 một lần nữa xin được thực hiện công việc đầy nguy hiểm là tiêu diệt Ngô Đình Diệm. Sau khi được cấp trên đồng ý, một kế hoạch tỉ mỉ cho việc ám sát Ngô Đình Diệm đã được Hà Minh Trí vạch ra.
Quá trình điều tra, nắm tình hình, ông phát hiện khu vực hàng rào hội chợ giáp với Trung đoàn 60 có 2 lỗ hở có thể chui vào được. Sau khi cân nhắc cẩn thận và xin ý kiến cấp trên, kế hoạch là sẽ nổ súng vào lúc chúng bắt đầu chào cờ, không được dùng lựu đạn vì có thể diệt được Ngô Đình Diệm nhưng sẽ gây thương vong cho nhân dân.
Ngày 22/2/1957, hội chợ Tây Nguyên khai mạc. Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Cộng hoà từ Khách sạn Palát Đà Lạt ra sân bay Plâyku bằng chuyến chuyên cơ đặc biệt. Điện Bảo Đại được trang hoàng lộng lẫy (nay là nhà khách Tỉnh uỷ Đắc Lắc), Nha cảnh sát Sài Gòn được tăng cường cùng quân đội Nguỵ vòng trong vòng ngoài dày đặc. Hà Minh Trí trong bộ trang phục dân tộc Tây Nguyên len vào phía sau hàng danh dự người dân tộc Ê Đê, cách chỗ Diệm ngồi khoảng 20m. Phút giây chờ đợi cũng đến.
Khi “quốc ca” của ngụy Sài Gòn trỗi dậy và lá cờ ba que từ từ kéo lên, ông giương súng lên bóp cò nhưng chỉ một tiếng nổ đanh gọn mà không phải cả băng đạn, chuẩn bị bắn loạt 2 thì ông bị một nhóm an ninh quân đội đè nghiến xuống đất.
Ông hét lên: Cho chúng bay chết chung với tao bằng lựu đạn. Cả bọn hoảng hốt lăn ra, song ông vừa nhổm dậy liền bị chúng ập tới đè xuống, một trận đòn túi bụi giáng xuống người và bắt đầu chuỗi ngày thử thách ý chí và lòng kiên trung của ông trong nhà tù của Mỹ – Diệm.
Tổng thống Ngô Đình Diệm sau một phen hú vía thoát chết lập tức lên máy bay chuồn về Sài Gòn. Hội chợ buộc phải đình hoãn vì lý do an ninh. Hà Minh Trí bị địch đưa đi khai thác tại nhiều nhà tù khác nhau, từ trại giam của Ty cảnh sát Ban Mê Thuột đến Trại P42 trong Sở thú Sài Gòn, rồi Trung tâm thẩm vấn của Tổng nha cảnh sát Sài Gòn, trại giam Chí Hoà.
Tháng 10/1963, ông bị đưa đi “địa ngục trần gian” Côn Đảo, bị địch kết án tử hình. Đầu năm 1964, ông lại được đưa về Trung tâm thẩm vấn của Tổng nha cảnh sát và tiếp tục bị tra tấn dã man. Ngày 2/11/1963, hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị ám sát, trong lúc chính quyền Sài Gòn xảy ra đảo chính. Ngày 10/3/1965, kẻ thù trả tự do cho ông.
Cuối tháng 4/1965, ông được bố trí công tác ở Ban an ninh khu Sài Gòn-Gia Định. Từ đó, ông liên tục công tác trong lực lượng công an, sau làm phó Ban nội chính tỉnh uỷ rồi Trưởng ban Tôn giáo Tây Ninh đến năm 1999 thì nghỉ hưu.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2005) ông đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời gian làm Trưởng Tiểu ban Điệp báo, Ban an ninh tỉnh Tây Ninh.
Thy Ngọc
Đặc biệt, sau khi chuyển thể thành bộ phim “Ván bài lật ngửa”, vụ ám sát hụt Ngô Đình Diệm ở hội chợ xuân Tây Nguyên với tiêu đề: “Phát súng trên cao nguyên” đã trở thành biểu tượng về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Nguyên mẫu và cũng là nhân vật chính của sự kiện “động trời” ấy là đồng chí Hà Minh Trí, một người con của xứ Nghệ anh hùng.
Sinh năm 1935 ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, 10 tuổi cậu bé Phan Văn Điển (tên khai sinh của ông) đã tình nguyện theo đoàn tàu Không số vào Vũng Rô rồi lưu lạc vào tận Bà Rịa – Vũng Tàu khi cha ông bị mất trong cuộc binh biến Đô Lương (1941). Từ đây ông đến với cách mạng, hoạt động trong tổ chức bí mật – “Biệt động quân N2″.
Tháng 8/1948, Phan Văn Điển được tổ chức điều lên Tây Ninh tham gia Đạo Cao Đài và anh đã trong vai một tín đồ mang tên Hà Minh Trí. Sau một thời gian hoạt động, giữa năm 1953 có dấu hiệu bị lộ, ông được công an huyện Châu Thành rút ra khỏi căn cứ.
Cuối năm 1956, ông được giao nhiệm vụ tổ chức diệt Ngô Đình Diệm khi Diệm lên Tây Ninh nhưng do tổ chức không nắm chính xác ngày Diệm lên nên không thực hiện được. Cũng trong năm đó, ông lại chủ động đề xuất cho thực hiện công việc này vào đêm Noel 1956 tại Nhà thờ Đức Bà – Sài Gòn nhưng lại một lần nữa kế hoạch bất thành.
Tháng 2/1957, báo chí ở Sài Gòn đưa tin Ngô Đình Diệm sẽ có mặt đọc diễn văn, cắt băng khai mạc tại “Hội chợ kinh tế Cao Nguyên” ở Ban Mê Thuột vào ngày 22/2/1957. Người chiến sỹ an ninh Hà Minh Trí – khi đó bước vào tuổi 22 một lần nữa xin được thực hiện công việc đầy nguy hiểm là tiêu diệt Ngô Đình Diệm. Sau khi được cấp trên đồng ý, một kế hoạch tỉ mỉ cho việc ám sát Ngô Đình Diệm đã được Hà Minh Trí vạch ra.
Quá trình điều tra, nắm tình hình, ông phát hiện khu vực hàng rào hội chợ giáp với Trung đoàn 60 có 2 lỗ hở có thể chui vào được. Sau khi cân nhắc cẩn thận và xin ý kiến cấp trên, kế hoạch là sẽ nổ súng vào lúc chúng bắt đầu chào cờ, không được dùng lựu đạn vì có thể diệt được Ngô Đình Diệm nhưng sẽ gây thương vong cho nhân dân.
Ngày 22/2/1957, hội chợ Tây Nguyên khai mạc. Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Cộng hoà từ Khách sạn Palát Đà Lạt ra sân bay Plâyku bằng chuyến chuyên cơ đặc biệt. Điện Bảo Đại được trang hoàng lộng lẫy (nay là nhà khách Tỉnh uỷ Đắc Lắc), Nha cảnh sát Sài Gòn được tăng cường cùng quân đội Nguỵ vòng trong vòng ngoài dày đặc. Hà Minh Trí trong bộ trang phục dân tộc Tây Nguyên len vào phía sau hàng danh dự người dân tộc Ê Đê, cách chỗ Diệm ngồi khoảng 20m. Phút giây chờ đợi cũng đến.
Khi “quốc ca” của ngụy Sài Gòn trỗi dậy và lá cờ ba que từ từ kéo lên, ông giương súng lên bóp cò nhưng chỉ một tiếng nổ đanh gọn mà không phải cả băng đạn, chuẩn bị bắn loạt 2 thì ông bị một nhóm an ninh quân đội đè nghiến xuống đất.
Ông hét lên: Cho chúng bay chết chung với tao bằng lựu đạn. Cả bọn hoảng hốt lăn ra, song ông vừa nhổm dậy liền bị chúng ập tới đè xuống, một trận đòn túi bụi giáng xuống người và bắt đầu chuỗi ngày thử thách ý chí và lòng kiên trung của ông trong nhà tù của Mỹ – Diệm.
Tổng thống Ngô Đình Diệm sau một phen hú vía thoát chết lập tức lên máy bay chuồn về Sài Gòn. Hội chợ buộc phải đình hoãn vì lý do an ninh. Hà Minh Trí bị địch đưa đi khai thác tại nhiều nhà tù khác nhau, từ trại giam của Ty cảnh sát Ban Mê Thuột đến Trại P42 trong Sở thú Sài Gòn, rồi Trung tâm thẩm vấn của Tổng nha cảnh sát Sài Gòn, trại giam Chí Hoà.
Tháng 10/1963, ông bị đưa đi “địa ngục trần gian” Côn Đảo, bị địch kết án tử hình. Đầu năm 1964, ông lại được đưa về Trung tâm thẩm vấn của Tổng nha cảnh sát và tiếp tục bị tra tấn dã man. Ngày 2/11/1963, hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị ám sát, trong lúc chính quyền Sài Gòn xảy ra đảo chính. Ngày 10/3/1965, kẻ thù trả tự do cho ông.
Cuối tháng 4/1965, ông được bố trí công tác ở Ban an ninh khu Sài Gòn-Gia Định. Từ đó, ông liên tục công tác trong lực lượng công an, sau làm phó Ban nội chính tỉnh uỷ rồi Trưởng ban Tôn giáo Tây Ninh đến năm 1999 thì nghỉ hưu.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2005) ông đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời gian làm Trưởng Tiểu ban Điệp báo, Ban an ninh tỉnh Tây Ninh.
Thy Ngọc
CANA
No comments:
Post a Comment