Showing posts with label người Hoa. Show all posts
Showing posts with label người Hoa. Show all posts

Tuesday 17 July 2018

Nhà kỹ nghệ và doanh nghiệp Việt nam - Trương Văn Bền (1884-1956) (Nguyễn Đức Hiệp - Văn Chương Việt)


Nhà kỹ nghệ và doanh nghiệp Việt nam - Trương Văn Bền (1884-1956) Nguyễn Đức Hiệp
(http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=12827)
Tôi sinh ra đúng vào năm ông Trương Văn Bền mất. Khi lớn lên trong tuổi học trò ở trung học, tôi vẫn còn được nghe nhiều người nhắc đến ông và sản phẩm xà bông Việt Nam mà công ty ông sản xuất với niềm tự hào kính phục pha lẫn với một sự nuối tiếc. Ký ức sâu xa từ nhỏ đó, tưởng chừng như mất đi theo thời gian đã trở lại cách đây vài năm khi tôi bắt đầu tìm hiểu và viết về lịch sử người Minh hương ở Nam bộ.

Người Anh, Mỹ thường gọi những người đầu đàn trong kỹ nghệ là “captains of industry” (dịch nghĩa  là “chỉ huy trưởng kỹ nghệ”) thể hiện ý tưởng coi những người khai phá, lãnh đạo các công ty, tập đoàn lớn có sức mạnh trong công nghiệp, kinh tế, tài chính, như những chỉ huy trưởng các đơn vị chủ lực trên mặt trận phát triển kinh tế xã hội. Vì thế tôi gọi ông Trương Văn Bền là người “chỉ huy trưởng kỹ nghệ” đầu tiên của Việt Nam ở đầu thế kỷ 20.

Đã có một số bài viết về ông Trương Văn Bền, nhưng hầu hết đều tương tự, có nhiều thông tin được lập lại. Trong lúc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông Trương Văn Bền, tôi đã có may mắn là liên lạc được với một người cháu nội của Trương Văn Bền là anh Phillipe Trương, hiện sống ở Pháp. Qua điện thư, anh Phillippe đã cho tôi biết được nhiều thông tin thêm về ông Trương Văn Bền. Một số thông tin mới về ông, tôi cũng tìm được qua các biên bản chính thức của các buổi họp Hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương (Recueil des procès-verbaux des séances plénières du Grand Conseil des intérêts économiques et financiers de l'Indochine) mà ông Trương Văn Bền là một thành viên trong nhiều năm. Tổng hợp các tư liệu trên, tôi xin trình bày một vài nét phác họa chính về ông.

Theo các tác giả, có thể bắt đầu từ Vương Hồng Sển hay Hứa Hoành, thì Trương Văn Bền là người Minh Hương gốc Triều Châu, nhưng thật ra không đúng vậy. Theo người cháu nội của ông, anh Phillipe Trương hiện nay sống ở Pháp thì gốc ông ở Phước Châu, Phúc Kiến, ngay tại Ngũ Hổ Sơn.

Tổ tiên của Trương Văn Bền là Trương Thuận Tri, một sĩ quan tùy tùng của tướng nhà Minh Dương Ngạn Địch. Dương Ngạn Địch và người tướng khác nhà Minh là Trần Thượng Xuyên dẫn đoàn quân gồm binh sĩ cùng gia đình của họ từ Quảng Đông lánh nạn nhà Thanh đi trên đoàn tàu đến Việt Nam vào thế kỷ 17.

Được phép của chúa Nguyễn, Nguyễn Phúc Tân, Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Dịch xuông vùng đất mới Gia Định tìm chổ trú ẩn và lập nghiệp. Trần Thượng Xuyên đến Cù lao Phố (Biên Hòa) định cư trong khi Dương Ngạn Địch đến vùng nay gọi là Mỹ Tho.

Trương Thuận Chi ở Mỹ Tho một thời gian sau đó đến vùng Chợ Lớn ngày nay. Một người cháu của Trương Thuận Chi là Trương Quốc Thái (sinh vào khoảng đầu thập niên 1800) được nhà Nguyễn bổ chức Huyện Thừa ở Rạch Giá.

Sau ngày Pháp chiếm sáu tỉnh miền Nam, Trương Quốc Thái dời vào Huế và được vua Tự Đức phong làm chức Phủ doãn ở tỉnh  Bình Thuận. Sau khi Trương Quốc Thái mất, người con của ông là Trương Quang Thanh trở về miền Nam ở tại Chợ Lớn. Ông từ chối phục vụ trong chính quyền Pháp và trở thành một người buôn bán bình thường. Trương Quang Thanh cũng là một thi sĩ và họa sĩ. Ông mất vào năm 1905. Anh Philippe Trương hiện nay vẫn còn giữ hai bức tranh do ông vẽ và nhiều bài thơ. Trương Quang Thanh có 8 người con trai và một gái. Người con gái là bà Trương Thị Cưởng, sau này thành hôn với ký giả Nguyễn Văn Sâm. Trương Văn Bền là một trong 8 người con trai. Ông Trương Văn Bền sanh ngày 10 tháng 10 năm Giáp thân thời vua Hàm Nghi, (tháng 12 1884).

Thưở thiếu thời, như nhiều gia đình khá giả và học thức, lúc đầu Trương Văn Bền học chữ Hán. Sau đó năm 1896, ông bắt đầu giáo dục Pháp, học ở các trường Ecole Municipale de Cholon, Collège de My Tho, Lycée Chasseloup-Laubat (Saigon). Năm 1889, chính quyền thuộc địa Pháp tổ chức lần đầu tiên kỳ thi Brevet élémentaire (cao đẳng tiểu học), Trương Văn Bền ghi tên và thi đậu dễ dàng. Ông được bổ nhiệm chức vụ Ký lục thượng thư.

Năm 1901, ông rời bỏ không làm cho chính quyền Pháp nữa và trở lại nghề buôn bán của cha ông. Lúc đầu ông bán đậu phọng, đậu xanh, đường, trong một cửa tiệm nhỏ tọa lạc ở số 40 rue du Cambodge (Chợ Lớn). Sau đó ông  khuếch trương mua các loại hàng sỉ từ các thương gia người Hoa rồi bán lại cho các tiệm bán lẻ ở Chợ Lớn. Năm 1905, ông mở một xưởng sản xuất và tinh luyện dầu ở Thủ Đức. Ông dùng máy ép bằng hơi làm ở Mỹ, mua từ Pháp. Một năm sau, ông mở một nhà máy xay gạo ở Chợ Lớn và một ở Rạch Các. Ông cũng có một khách sạn và một tiệm mỹ phẩm ở Chợ Lớn. Tuy vậy các cơ sở này không thành công bằng cơ sở sản xuất dầu của ông ở Thủ Đức. Năm 1918, ông mở thêm một cơ sở sản xuất dầu nữa ở Chợ Lớn. Xưởng này sản xuất đủ loại dầu từ dấu nấu ăn, dầu salat (salad oil) đến dầu dừa, dầu castor, dầu cao su và các loại dầu dùng trong kỹ nghệ.

Trong ký sự “Một tháng ở Nam Kỳ” (1918), ông Phạm Quỳnh có nhắc đến ông Trương Văn Bền như sau:

“Ông Trương Văn Bền là một nhà công nghiệp to ở Chợ Lớn, năm trước cũng có ra xem hội chợ ở Hà Nội, đem xe hơi ra đón các phái viên Bắc Kỳ về xem nhà máy dầu và nhà máy gạo của ông Chợ Lớn. Xem qua cái công cuộc ông gây dựng lên, đã to tát như thế mà chúng tôi thấy hứng khởi trong lòng, mong mỏi cho đồng bào ta ngày một nhiều người như ông, ngõ hầu chiếm được phần to trong trường kinh tế nước nhà và thoát ly được cái ách người Tàu về đường công nghệ thương nghiệp. “


Từ những thành công ban đầu này, năm 1918, ông bắt đầu tham dự tích cực vào đời sống kinh tế chính trị trong xã hội. Ông được bầu làm một hội viên trong Hội đồng quản hạt Nam kỳ (Conseil Colonial) vào năm 1920, và sau đó năm 1924 là nghị viên Phòng Thương Mại (Chambre de Commerce). Năm 1932, ông là người Việt nam đầu tiên được bầu làm phó chủ tịch Phòng Thương Mại và giữ chức này cho đến năm 1941. Ngoài ra ông còn là nghị viên Phòng Canh Nông (Chambre d’ Agriculture, 1922), thành viên của hội đồng giám đốc quản trị (board of directors) của Thương cảng Saigon (Port Commerce de Saigon) và ứng viên Hội đồng Quản trị Sở Lúa gạo Đông Dương từ năm 1924.

Trong thập niên 1920, ông nhảy vào lãnh vực canh nông. Lúc đầu ông mua 300 mẫu ruộng ở Mỹ Tho. Vài năm sau đó, năm 1925, ông cùng một số người khác thành lập Công ty canh nông Tháp Mười (Société Rizicolte du Tháp Mười). Công ty có hơn 10 000 mẫu và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn nhân sự ở miền Tây Nam bộ. Ông làm Tổng giám đốc và là thành viên của hội đồng quản trị công ty. Ông giữ chức vị Tổng giám đốc cho đến năm 1931.

Vai trò quan trọng của ông trong địa hạt phát triển canh nông, kỹ nghệ, kinh tế tài chính được đánh giá cao trong xã hội. Ông được bầu làm hội viên của Đại hội đồng Kinh tế lý tài Đông Dương (Grand Conseil des Intérêts économiques et financiers de l'Indochine) năm 1929. Đại hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương được thành lập năm 1928 để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề, liên quan đến kinh tế và tài chính ở Đông Dương. Các vùng ở Đông Dương như Lào, Cam Bốt, Trung, Bắc và Nam đều có thành viên. Trong Đại hội đồng, ông đã có nhiều đóng góp sửa đổi nhiều chính sách kinh tế bảo vệ quyền lợi người dân bản xứ và người nghèo khó ở Nam bộ.  Qua các biên bản báo cáo chi tiết các cuộc họp Đại hội đồng được công bố mỗi năm của chính phủ toàn quyền Đông Dương (4) (5) ta có thể thấy một vài sự kiện thể hiện tinh thần bảo vệ phúc lợi người dân của Trương Văn Bền.

Thí dụ trong quyển báo cáo phát hành năm 1939 về các đề tài tranh luận bỏ phiếu ở Đại hội đồng năm 1938, có viết một đoạn như sau (5):
“...
Ông Trương Văn Bền đọc một đề nghị như sau và đặt ra trước Đại Hội đồng để được biểu quyết với sự đa số tuyệt đối
Đại hội đồng
Chiếu rằng trong dự án tổng ngân sách năm 1939, chính phủ có nhiệm vụ thi hành những công trình mới (thủy lợi và vét kinh) từ quỹ trương mục Nam kỳ một số tiền là 724000 đồng;
Chiếu rằng những công trình này cho tới nay được thực hiện mà không lấy ý kiến từ các thành viên của Nam kỳ được bầu vào Hội đồng;
Chiều rằng trong năm 1938, Sở Công chánh chỉ chi tiêu trong các chương trình trên một số tiền 470000 đồng so với ngân sách tiên đoán cho dự án là 745000 đồng;
Chiếu rằng làm các kênh đào ở Nam kỳ thường luôn có kết quả tốt trên phương diện thoát nước, cải tiến đất cũng như làm giảm mực nước sông Cửu Long trong mùa lũ;
Chiếu rằng các công trình này được trả từ các quỷ đã có;
Trên cơ sở tiền thâu được từ thuế (*) trên xuất cảng gạo và dịch vụ liên quan vào khoảng 6000000 đồng;

Đề nghị sau đây được đưa ra biểu quyết
1.- Các điều được xóa bỏ là điều 122, điều thứ nhất (các công trình thoát nước và thủy lợi ở Nam kỳ);
2.- Hoàn lại 0$50 trên mỗi đồng tiền thuế xuất cảng gạo và các dịch vụ liên quan thâu được ở Nam kỳ. Tiền hoàn lại sẽ được ghi vào Chương 9, điều 8

Số tiền hoàn là 1500000 x 0.50 = 750000 đồng

((* ) ở toàn Đông Dương, chú thích của tác giả)

Đại biểu ông Marinetti chú thích là trong số lượng gạo xuất cảng ở cảng Saigon có 200000 tấn là từ Cam Bốt.

Ông Tổng thư ký phủ nhận những phê bình về vấn nạn của Sở thủy lợi mà sự thành lập được đòi hỏi tức thì cách đây không lâu.

Trái với những điều mà ông đại biểu Trương Văn Bền nêu lên, phương thức tín dụng mỗi năm được chi tiêu trong giai đoạn thi hành hợp đồng với Công ty Đào vét (Société des Dragages) nói chung phù hợp với số lượng tiền ghi trong ngân sách. Ông tổng thư ký kêu gọi sự chú ý của Đại hội đồng về tính cách đặc biệt của các công trình thủy lợi cần thời gian dài thực hiện và vì thế cần thiết một sự liên tục dựa trên kỹ thuật chuyên biệt.

Ông Trương Văn Bền đòi hỏi lần nữa là có sự biểu quyết qua lá phiếu đề nghị của ông, và sự đào kênh lại.

Ông Combot ủng hộ đề nghị của ông Trương Văn Bền, và bày tỏ sự ngạc nhiên là các công trình thủy lợi đã được thực hiện mà không có sự đòi hỏi, yêu cầu nào của dân chúng ở các vùng liên hệ.

Ông giám đốc tài chánh cho hội đồng biết là sự bỏ phiếu của đề nghị sẽ không có ảnh hưởng đến tài chánh năm 1939.

Sau khi đọc, đề nghị của ông Trương Văn Bền được chấp thuận với 25 phiếu thuận và 5 phiếu chống.


Một thí dụ khác như trong quyển báo cáo năm 1940 về các đề tài tranh luận bỏ phiếu ở Đại hội đồng năm 1939 có đoạn nói về quản lý tiêu chuẩn dược phẩm. Trong cuộc tranh luận giữa các thành viên về thuốc cổ truyền đông y, ông Trương Văn Bền cũng phát biểu phản đối đạo luật của chính phủ ban hành ngày 24/10/1939 hạn chế và quản lý chặt chẽ sự sử dụng thuốc bắc cổ truyền trong quần chúng. Ông nói lên sự bất bình của đa số quần chúng về đạo luật trên.

Ông phàn nàn là Đại hội đồng, các công dân bảo hộ và nhiều nhân vật người An Nam thuộc nhiều thành phần khác nhau đã không được hỏi ý kiến trước khi có quyết định và đòi hỏi là đạo luật được đình chỉ, chờ sự thành lập một ủy ban để quản lý vấn đề thuốc ta cổ truyền và thuốc tây một cách hợp lý và hài hòa. Đa số người dân không có khả năng mua thuốc tây và do đó họ đều dùng thuốc ta cổ truyền, mặc dầu có sự lạm dụng của một số đông y sĩ. Một số thành viên trong Đại hội đồng như ông Thương Công Thuận, Trần Văn Kha, Tôn Thất Viên Đề ủng hộ ý kiến của ông Trương Văn Bền. Ông Tổng thư ký Đại hội đồng tán thành nhưng cho rằng phải có một sự quản lý nào đó ít nhất để tránh lạm dụng toa thuốc độc hại. Về phương diện thực tiễn thì khó có thể quản lý được vì người chẩn bệnh cũng là người làm và chế thuốc.

Ông Phan Văn Giao ủng hộ đạo luật của chính phủ để quản lý thuốc ta. Ông Tôn Thất Viên Đề còn đặt ra câu hỏi là tại sao thuốc Tây lại rất đắt qua đó ông Giao cho là vì những người trung gian đã lợi dụng kiếm lời quá cao nên mới có sự thể như vậy. Ông Baffeleuf, chủ tịch Đại hội đồng nói rõ cho ông Đề là ông (Baffeleuf) cũng là thành viên trong Ủy ban trung ương kiểm soát nên ông bảo đảm với ông Đề là sự tăng giá thuốc chỉ có được phép sau khi có sự điều nghiên kỹ lưỡng. Ông Baffeleuf đồng ý là luật mới đã gặp nhiều phản ứng bất lợi và đưa ra đề nghị của Đại hội đồng là luật mới ra quá sớm và cần có sự nghiên cứu lại kỹ lưỡng trong quản lý để áp dụng từ từ và đúng mức trong giai đoạn chuyển tiếp (4).

Đáng để ý là trước đó vào năm 1931, bác sĩ Yersin cũng đã trình bày trước Đại hội đồng về sự cần thiết trồng cây quinine làm thuốc chống sốt rét ở Đông Dương và sự liên hệ hợp tác giữa viện Pasteur Saigon và các cơ quan liên hệ của phòng canh nông ở Đông Dương. Từ năm 1923, bác sĩ Yersin cho biết là ông đã nghiên cứu các mẫu vỏ cây quinine từ các cây được thử trồng sao cho thích hợp với khí hậu ở một số đồn điền ở Đà Rằng (Dran) và Di Linh (Djiring) trên Tây Nguyên với độ cao như các cây quinine trồng thành công ở Java khoảng 1500 m. Trước đó năm 1917, Yersin đã thử ở Hòn Bà gần Nha Trang. Bác sĩ Yersin hy vọng là sẽ thành công phát triển cây quinine và kỹ nghệ chế biến thuốc chống sốt rét cho toàn cõi Đông Dương với sự trợ giúp của Đại hội đồng.

Theo quyển « Tự Điển Tác Giả Việt Nam » của ông Nguyễn Q. Thắng (NXB Văn Hóa, 1999) thì ông Trương Văn Bền cũng có viết 3 tác phẩm: Phương pháp chế tạo xà phòng (1918), Phương pháp cải tạo các giống lúa (1932) và Phương pháp lấy dầu thông (1932) (2).

Ở Nam Kỳ, các cơ quan tư vấn tối cao, phụ tá cho Thống đốc như Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, Đại hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương, Hội đồng Canh nông, và Phòng thương mại, đều có ông Bền là hội viên.

Mặc dầu ở địa vị cao và có thế trong xã hội, ông không bao giờ khoe khoang tự mãn, trái lại ông rất khiêm tốn, tập trung vào công việc phát triển kỹ nghệ, kinh tế, kinh doanh mang đến phúc lợi cho quần chúng.

Nói về kinh nghiệm trong thương trường và bí quyết thành công, ông Trương Văn Bền có cho biết một số ý kiến như sau (trích nguồn (3))

“…
Đầu những năm 1930 trong dịp Tết Nguyên đán, các báo Sài Gòn thường đăng phỏng vấn quảng cáo thương mại. Những bài này thường rất ăn khách do người đọc thích tìm hiểu bí quyết thành công của các nhà kinh doanh nổi tiếng. Trong đó có bài phỏng vấn ông Trương Văn Bền đăng trên báo Sài Gòn Xuân 1939 đã thu hút rất nhiều độc giả thời bấy giờ quan tâm. Mặc dù thời đó không có những khái niệm chuyên môn như tiếp thị, đầu tư, thương hiệu... Nhưng nội dung chủ yếu của bài báo lại xoay quanh những vấn đề này. Có thể nói, bài phóng sự đó đã có ý nghĩa cần thiết không những đối với những nhà kinh doanh cùng thời mà còn là con đường sáng cho doanh nhân ngày nay suy ngẫm và so sánh.

Trong bài báo phóng viên hỏi tại sao người Việt thường thất bại trong thương mại và kỹ nghệ. Không cần suy nghĩ lâu, ông Trương Văn Bền trả lời: “ Tại người mình ưa bắt cá hai tay, ưa làm nhiều việc quá. Việc này chưa xong, họ đã xoay qua làm việc khác, thành thử không việc nào vẹn toàn. Rốt cuộc hỏng cả”. ông nói tiếp: “Lý do thứ nhì là do không thông thạo việc nên thất bại. Bất cứ việc gì, trước khi làm mình phải biết rõ việc ấy. Phải học, phải nghiên cứu kỹ càng mới được. Người Tây trước khi làm việc gì họ cũng học trước cả. Cho đến một việc đứng bán hàng, ta cho là tầm thường và tưởng ai ai cũng có thể làm được. Nhưng đối với họ đó là việc quan trọng cũng có sách có trường dạy hẳn hoi, dạy từ cách tiếp khách, khoe hàng làm sao cho người khách mua rồi thì còn trở lại. Người mình có một cái rất bậy là chỉ thấy cái lợi trước mắt, chỉ cốt làm sao bán được món hàng lúc ấy mà thôi, không chịu hiểu rằng người khách thấy mình bị tiếp đãi không được như ý, hoặc bị lừa gạt mua nhầm hàng xấu, về sau không thèm trở lại nữa, vì vậy mà ế ẩm. Như tôi đây cơ sở đã vững vàng rồi mà ngày nào cũng tìm sách, tìm báo đọc thêm”.

Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông Bền nói: “ở xứ mình, trong giới kỹ nghệ còn trống chỗ nhiều, muốn lập kỹ nghệ nào cũng dễ lắm. Không cần phải có vốn nhiều. Vốn ít, càng tốt hơn. Ban đầu không nên làm rình rang, đã vô ích mà còn có hại, cứ khởi sự nho nhỏ, đi lần lần từng bước. Cần nhất phải có chí nhẫn nại. Như tôi đây bị thất bại đã mấy phen, nhưng có thất bại mới có thêm kinh nghiệm. Thứ nhất là bền chí. Thứ hai là phải có sức khỏe, làm gì thì làm mỗi buổi sáng tôi cũng dậy sớm tập nửa giờ thể dục. Không có sức khỏe, hay đau ốm thì dẫu tài giỏi đến bực nào cũng thành vô dụng. Tóm lại sức khỏe, sự học hỏi, sự bền chí là những điều kiện của sự thành công”.

Trương Văn Bền cũng là hội viên của hội đồng quản trị Sở lúa gạo Đông Dương khi sở này được thành lập năm 1924, chủ tịch Liên hiệp canh nông (Union d’Agriculture), chủ tịch nhà băng Tín dụng Canh nông Chợ Lớn (Caisse de Crédit Agricole du Cholon) năm 1932, phó chủ tịch Phòng Canh nông (Chambre d’ Agriculture) trong thời gian 1932-1941 và là thành viên của Hội đồng sản xuất kỹ nghệ Đông Dương (Conseil de production industriel d’ Indochine) khi được thành lập vào năm 1941. Ông thành lập năm 1941 hai nhà máy xay lúa sản xuất hơn 100 tấn gạo mỗi ngày.

Trong bài diễn văn của ông Henri Maspéro (nhà sử học chuyên về Trung Hoa, anh của George Maspero, tác giả sách “Vương quốc Champa”) đọc nhân dịp khai hoạt của Hội đồng quản hạt (Conseil Colonial) ngày 12 tháng 02 năm 1920, nói về ông Trương Văn Bền như sau (2):

«.. Cuối cùng, ông Bền đủ tất cả điều kiện và khả năng đại diện ở Hội đồng này các kỳ vọng mới của đồng bào ông. Trong thời điểm mà người An Nam không còn nghĩ đến việc đóng vai trò tích cực vào sự phát triển kinh tế ở Nam kỳ, ông đã, bằng phương tiện sức của chính mình, tạo ra một kỹ nghệ mà ông biết rõ, bằng sự bền chí, ý chí, thông minh sáng tạo và làm việc, đã đặt ông vào hàng quan trọng bậc nhất. Những đồng bào của ông khi bầu ông vào đây, đã cho thấy từ đây họ chú ý và tham dự vào đời sống kinh tế của thuộc địa, và sự nhận hiểu mà họ có với các đồng bào của họ, đã mở đường và là một gương mẫu tốt cho họ.”

Tuy là trong hội đồng quản hạt Nam Kỳ, ông không hoàn toàn theo Pháp. Ông Ngo Van trong « Vietnam 1920-1940 révolution et contre-révolution sous la domination coloniale » có ghi: « Quelques autres conseillers, dont l’avocat Gallet, défenseur de Nguyên An Ninh, et Truong Van Bên, le (Nguyên Tan Duoc) suivirent dans la voie de la critique » (p.54) (2) (“Những thành viên khác trong hội đồng, trong đó có luật sư Gallet, người bảo vệ Nguyễn An Ninh, và ông Trương Văn Bền đã theo ông Nguyễn Tấn Dược trong đường lối chỉ trích”)

Ngày 21 tháng 03 năm 1926, theo lời kêu gọi của ông Dejean de la Bâtie và Nguyễn An Ninh để chống sự trục xuất nhà báo Trương Cao Dong ra Annam ông Trương Văn Bền đã có mặt tại vườn Xoài. Theo bài báo của ông Dejean de la Bâti trong La Cloche Fêlée (23.03.1926) : « Président : M Le Quang Lien dit Bay, constitutionnaliste, assisté de M. Truong Van Ben, conseil colonial constitutionnaliste, et Phan Van Truong, avocat et directeur de La Cloche Fêlée… » (p. 60) (2).

Ngoài lúa gạo, ông nhận thấy nhiều tiềm năng cho các sản phẩm canh nông khác ở miền Nam như dừa. Từ năm 1928, khi ông thành lập xưởng chế dầu ở Chợ Lớn sản xuất các loại dầu ăn và dầu công nghiệp và bắt đầu từ năm 1932, ông mở thêm nhà máy làm xà bông từ dầu nông sản. Vào thời gian này và trước đó, hầu hết xà bông dùng trong nước và ở Đông Dương là nhập cảng từ Pháp. Chỉ có một số ít xà bông làm từ các xưởng nhỏ thủ công ở Chợ Lớn với chất lượng kém nên có giới hạn rất nhỏ và càng không thể cạnh tranh và so sánh với xà bông nhập từ Marseille, một thành phố Pháp.

Xà bông là sản phẩm mang lại cho ông nhiều tiếng tăm và tiếp cận mọi người nhiều nhất. Tên của Trương Văn Bền gắn liền với xà bông Việt Nam, xà bông “Cô Ba”. Hãng xà bông của ông tọa lạc trên đường Rue de Cambodge (nay là Chợ Kim Biên, quận 5). Công ty của ông gọi là Trương Văn Bền và các con – Dầu và Xà bông Việt Nam (Truong Van Ben & fils – Huilerie et Savonnerie Vietnam). Xưởng dầu của ông ở Chợ Lớn mỗi tháng sản xuất khoảng 1500 tấn dầu dừa và hãng xà bông Trương Văn Bền sản xuất khoảng 600 tấn xà bông và 10 tấn glycerine trong năm 1943, vào thời kỳ khó khăn ở nhiều nước do chiến tranh đệ nhị thế chiến. Công ty Trương Văn Bền và các con là công ty quan trọng nhất sản xuất dầu và xà bông trên toàn cõi Đông Dương.

Xà bông Việt Nam và xà bông thơm “Cô Ba” được nhiều người ưa chuộng vì chất lượng tốt và giá phải chăng cho mọi người tiêu dùng. Trên thị trường, xà bông Việt Nam và xà bông thơm “Cô Ba” đánh bạt xà bông thơm “Mac Xây” (Marseille) của Pháp nhập từ chính quốc. Ngoài Việt Nam, xà bông “cô ba” được dùng rộng rãi ở Lào và Cam Bốt, được xuất khẩu qua Hong Kong, Tân Đảo (Nouvelle Caledonie) và một số các nước châu Phi.

Trương Văn Bền là một doanh nhân luôn tìm hiểu với tầm nhìn xa và nhạy bén đến những áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất thực tiễn và đầu tư khuếch trương tìm những hướng đi mới. Với đầu óc thoáng và rộng rãi, ông đã thiết lập thành công cơ sở sản xuất và kinh doanh của công ty ông rất hữu hiệu và hiện đại. Ông không tự tìm hiểu và học hỏi để trở thành chuyên viên làm xà bông có chất lượng tốt như nhiều người lầm tưởng. Ban đầu ông gởi một kỹ sư giỏi qua Paris để tìm hiểu kỹ thuật làm xà bông với một kỹ sư người Pháp ở nhà máy làm xà bông Mazet. Lúc đó đã có hai nhà máy làm xà bông của Pháp ở Saigon do các ông Mazet và Boris làm chủ.

Trong hồi ký của ông, ông viết về sự chọn lựa tên sản phẩm xà bông của ông như sau (2):

“ Tôi đang tìm kiếm tên nào kêu, dễ gọi, dễ nhớ để đặt tên cho Xà-bông mà chưa kiếm ra. Ngoài Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu nổi lên nhiều chỗ và đã bị thất bại đau đớn, đến lúc Tây xử tử họ ở Yên Bái thì mười người như một, trước khi đút đầu vô máy chém đều bình tĩnh hô to : “Việt Nam vạn tuế” gây một luồng dư luận sôi nổi ở trong nước và thế giới.

Tôi không bỏ lỡ vội chụp lấy vụ này, lấy tên Việt-Nam đặt cho xà-bông, gọi Savon Việt-Nam để nêu lòng ái quốc đang bồng bột ở trong xứ, xà-bông Việt-Nam là của người Việt làm cho người Việt, người Việt yêu nước phải dùng đồ Việt Nam”.

Về sự chọn lựa biểu tượng của xà bông Việt Nam, ông đã dùng hình ảnh của một người con gái đẹp Việt nam rất đậm dân gian Nam bộ là “Cô Ba”. Không biết trong trường hợp nào ông đã dùng hình ảnh của một người phụ nữ “cô Ba” với nét đẹp có duyên Nam bộ, nhưng biểu tượng này của vùng đất miền Nam đánh trúng tâm lý dễ dàng nhận diện và quen thuộc của con người trong vùng đã là một yếu tố quan trọng để sản phẩm của ông được tiếp nhận rộng rãi. Một trong những tin đồn huyền thoại dân gian kể lại thì “Cô Ba “ chính là con gái Thầy Thông Chánh ở Trà Vinh, người đàn bà đẹp nhứt Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20. Theo ông Hứa Hoành (1) thì cái hay của ông Trương Văn Bền là biết áp dụng tâm lý, đưa hình ảnh “Cô Ba”, người đẹp huyền thoại trong dân gian làm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hoá của mình bán chạy. Nhưng các giai thoại và tin đồn như trên về “Cô Ba” đều không đúng. Thật ra người phụ nữ ấy chính là người vợ của ông. Ta có thể thấy hình ảnh trên nhãn hiệu và ảnh của phu nhân ông Trương Văn Bền là một. Vả lại, trước kia trong phong làm việc của ông tại công ty Xà Bông Việt Nam có tương bằng đồng đen hình vợ ông dùng làm mẫu cho hình trên hộp xà bông (2).

Với sự ra đời của hãng xà bông Trương Văn Bền ở Nam Kỳ năm 1932, Việt Nam hãnh diện có được một xưởng công nghệ quy mô, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế trong thời kỳ phôi thai.

Trong sự tiếp thị sản phẩm trên thị trường cạnh tranh lúc đầu và sau này cho đến khi ông mất để khuếch trương thương hiệu, Trương Văn Bền đã khôn khéo sáng tạo không kém những doanh nhân nổi tiếng hiện nay như Bill Gates của Microsoft. Trên báo chí ở Việt Nam từ khi xà bông Việt nam được sản xuất vào năm 1932, trong mục quảng cáo thường đăng “Dùng xà bông xấu, mục quần áo” hoặc “Người Việt Nam nên xài xà bông Việt Nam” của Hãng Xà bông Trương Văn Bền. Trong các cuộc triển lãm được mở cửa hàng năm tại các tỉnh và Sài Gòn, bao giờ gian hàng của ông Bền cũng được thiết kế ấn tượng nhất với mô hình một cục xà bông khổng lồ gây được sự chú ý và tò mò đặc biệt của người xem. Chưa dừng lại ở đó, tại các gian hàng còn có bán xà bông gọi là chào hàng với giá rẻ hơn bên ngoài đến 25%. Trương Văn Bền còn đưa nhãn hiệu xà bông Trương Văn Bền vào những loại hình nghệ thuật dân tộc được người Việt yêu thích như vọng cổ, thơ lục bát đề cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước... khiến cho từ giới bình dân đến trí thức người Việt đều biết đến sản phẩm của ông (3).

Sau đây là là vài đoạn trong nhật ký của ông Trương Văn Bền (2):

« Thấy xà-bông bán chạy tôi làm thêm một chảo nữa. Nay nhiều thêm thì phải làm quảng cáo dữ mới bán được. Một mặt phải kiếm thế ép mấy hàng tạp hóa mua xà-bông Việt Nam về bán, vì tiệm tạp hóa hầu hết của khách trú, chúng xấu bụng không mấy khi chịu mua đồ của người Việt-Nam chế tạo về bán, chi trừ khi nào món đồ ấy đã được thông dụng đem cho chúng một mối lợi hàng ngày thì chúng mới chịu mua. Tôi bèn huy động một tốp người cứ lần lượt hàng ngày đi hết các tiệm tạp hóa hỏi có xà-bông Việt-Nam bán không ? Hễ có thì mua một, hai xu, bằng không thì đi chỗ khác, trước khi bước chân ra khỏi tiệm nói với lại một câu « Sao không buôn xà-bông Việt-Nam về bán ? Thứ đó tốt hơn xà-bông khác nhiều ». Hết người này tới người khác, thét rồi chủ tiệm cũng phải đẻ ý lấy làm lạ, phải hỏi lại chỗ bán xà-bông Việt-Nam, cho người mua thử về bán. Tốp thì ôm đờn ca vọng cổ tán dương tính chất của Xà-bông Việt Nam, tốp thì đi đánh võ rao hàng, rồi đá banh tôi cũng cho mặc áo thêu Xà-bông Việt Nam. Nói tóm lại tôi không bỏ lỡ một dịp nào mà không làm quảng cáo, nên Xà-bông Việt-Nam bán chạy lắm ». (Đoạn này cho biết là năm 1922, ông  đã dùng quảng cáo để bán hàng)

« Nhờ sức mạnh của quảng cáo, xà-bông Việt-Nam tiến phát mau lắm, chỗ nào cũng buôn xà-bông Việt-Nam, ai nấy chỉ dùng xà-bông Việt-Nam thôi. Thấy mối lợi như vậy nhiều người chóa mắt cũng làm xà-bông để tranh dành, như Bà Đốc phủ Mầu ra xà-bông « Con Cọp », Balet ra xà-bông « Nam-Kỳ » cũng đầu người đờn bà như Việt-Nam, Nguyễn Phú Hữu ra xà-bông « 3 sao » ở Cần Thơ, v.v. nhưng tranh đua không lại Xà-bông Việt-Nam, đều bị thất bại, bỏ cả. Số sản xuất của Xà-bông Việt-Nam lần lần lên tới 200 tấn, bán cùng Saigon, lục tỉnh, Trung kỳ, Bắc kỳ, Ai lào, Cao miên. »

« Năm 1941, tôi chịu cho sở binh lương một ít lợi quyền, nên bán được giá cao, chở đi Madagascar, Réunion, v.v. Mấy xứ thuộc địa Pháp này vẫn mua xà-bông Mạc-Sây, nay chiến tranh giao thương bế tắc nên phải mua của tôi, mà chính là mấy hãng ở Mạc-Sây thiệt thọ mua để bán đi các nơi ».

Ông cũng cho biết: « Trong 6 năm thế giới chiến tranh (1939-1945) mấy hãng dầu và xà-bông làm ăn tấn phát lắm, một cơ hội may cho mấy hãng Tây như Borris, Mattrat và Delaunay, vì chiến tranh, việc xuất nhập cảng khó khăn. Trong ủy ban giám đốc hầu hết là người Pháp nhưng tôi là nhân viên Hội đồng quản hạt, hãng xà-bông của tôi lại sản xuất nhiều hơn họ nên họ phải để tôi làm Chủ tịch ».

Vì thế cũng không lạ gì, tên tuổi và sản phẩm của Trương Văn bền nổi tiếng và là niềm tự hào của nhiều người, nhất là ở trong Nam. Mặc dầu ông mất từ năm 1956 nhưng cho đến đầu thập niên 1970, nhiều người vẫn còn nhắc đến ông với sự kính trọng trong tình đồng bào và tình cảm thân cận gần gũi như trong nhà. Ông đã chỉ ra và làm gương cho nhiều người đi sau để khuếch trương tiềm năng tháo vát sáng tạo và tinh thần của người Việt Nam trong kinh tế và thương mại.

Cũng theo ông Hứa Hoành (1) thì trong bảng lượng giá để đánh thuế của Phủ toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội, năm 1941, ông Trương Văn Bền phải đóng cho chính phủ một số tiền lên tới 107.000 đồng (trong khi đó, giá vàng khoảng 60 đồng/lượng). Điều này chứng tỏ công ty Trương Văn Bền và các con là một trong những công ty làm ăn rất phát đạt ở Đông Dương tạo ra của cải công ăn việc làm cho bao người và thúc đẩy kinh tế phát triển trong nhiều lãnh vực.

Sau năm 1948, Trương Văn Bền rời Việt Nam và sống tại Paris. Ông trở thành hội viên của Phòng thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce) và đi chu du khắp nơi trên thế giới. Ông viết hồi ký ở Paris và khi ông mất, anh Phillipe Trương cho đến nay giữ tập hồi ký này của ông. Ông Trương Văn Bền cũng là bạn ông Hui Bồng Hỏa (chú Hỏa), gia đình hai bên thỉnh thoảng thăm viếng ở Saigon và Nước Ngọt nơi hai ông có cư dinh (2).

Ông Bền có nhiều con, trai lẫn gái. Một người con là ông Trương Khắc Trí, từng là chủ tịch ban quản trị Việt nam Công Thương Ngân Hàng (lập năm 1953) tại Sài gòn và là tổng giám đốc công ty xà-bông Việt Nam từ 1959 đến 1965. Ông Trương Khắc Huệ, sau khi tốt nghiệp trường đại học hóa học tại Marseilles, tham gia vào công ty Trương Văn Bền làm giám đốc kỹ thuật từ năm 1945 đến 1965 và tổng giám đốc từ năm 1965-1970. Ông Huệ cũng là hội trưởng nghiệp đoàn kỹ nghệ dầu và xà-bông miền Nam Việt Nam (1965-1975) và là tổng thư ký Tổng Đoàn Công Ty kỹ nghệ Việt Nam (1969-1975). Trong thời gian này, ông Trương Khắc Huệ là nguời tạo ra những sản phẩm mới như xà-bông hương ngài và nhứt là bột giặt (2). Người con trai út, ông Trương Khắc Cần, quản lý công ty từ năm 1970 đến 1975. 

Thời kỳ sau khi Trương Văn Bền mất, từ năm 1959 cũng là thời kỳ nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam. Xà bông Việt Nam của Trương Văn Bền vẫn chiếm lĩnh phần lớn thị trường cho đến khoảng giữa thập niên 1960, khi hàng hóa, xà bông, bột giặt Mỹ bắt đầu tràn ngập miền Nam. Các công ty mới ở Việt Nam cũng thành lập sản xuất bột giặt thay thế phần lớn nhu cầu dùng xà bông để giặt giũ. Công ty Trương Văn Bền và các con, lúc đó đã đổi thành Hãng xà bông Việt Nam, vẫn nỗ lực cạnh tranh, sản xuất thêm sản phẩm bột giặt Việt Nam cạnh tranh với các loại bột giăt Mỹ và bột giặt Viso của ông Trương Văn Khôi.

Sau năm 1975, nhà nước mới trưng thu một phần cơ sở của Hãng Xà bông Việt nam để trở thành Nhà máy hợp doanh Xà bông Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1995, đơn vị này trở thành công ty Phương Đông thuộc Bộ Công nghiệp. Tháng 7/1995, công ty Phương Đông liên doanh với tập đoàn Proter & Gamble lập một nhà máy mới ở Bình Dương (1).

Một thời quá khứ ngang dọc vang danh của nhà kỹ nghệ và doanh nhân nổi tiếng Việt Nam nay chỉ còn là ký ức. Một nghĩa cử tốt đẹp ít nhất chúng ta nên có để nhớ tới một trang lịch sử doanh nghiệp rất đáng tự hào, gương sáng cho tương lai và thế hệ mới ngày nay trong thời đại toàn cầu hóa. Cần ghi lại, phổ biến, khuyến khích học hỏi tinh thần doanh thương, mạo hiểm trên doanh trường nhưng đầy trách nhiệm với xã hội của Trương Văn Bền. Công ty Phương Đông ngày nay cũng nên tự hào ghi vào lịch sử công ty của mình những thành tích đáng khâm phục của người tiên phong mở đường cho công kỹ nghệ doanh thương Việt Nam. 


Tham khảo

(1)            Hứa Hoành, Những nhà phú hộ và người lừng danh ở Nam kỳ, http://namkyluctinh.org/a-lichsu/huahoanh/huahoanh-phuho%5B4-kynghe%5D.htm
(2)            Phillipe Truong, theo thông tin trong các điện thư do Phillipe gởi cho tác giả
(4)            Gouvernement general de l'Indochine, Recueil des procès-verbaux des séances plénières du Grand Conseil des intérêts économiques et financiers de l'Indochine, Session ordinaire de 1939, Imprimerie d'extreme-orient, Hanoi, 1940, http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k56273414.image.f115.
tableDesMatieres
(5)            Gouvernement general de l'Indochine, Recueil des procès-verbaux des séances plénières du Grand Conseil des intérêts économiques et financiers de l'Indochine, Session ordinaire de 1938, Imprimerie d'extreme-orient, Hanoi, 1939, pp. 201-202, http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5453910r.image.f203.
image.f000204.tableDesMatieres


Nguyễn Đức Hiệp
Số lần đọc: 1632
Ngày đăng: 12.05.2010

Monday 16 July 2018

Hynos - thắp lại hào quang một thời của thương hiệu Việt (Ảnh Xưa)

Hynos - thắp lại hào quang một thời của thương hiệu Việt

(http://anhxua.com/album/hynos-thap-lai-hao-quang-mot-thoi-cua-thuong-hieu-viet_20.html)

Hình ảnh anh “chà và” da đen cười tươi với hàm răng trắng đều và đẹp của kem đánh răng hiệu Hynos đã đi vào lòng người dân miền Nam Việt Nam từ những thập niên 60 đến 70. Từng một thời hy hoàng, Hynos đã lùi vào bóng đêm và giờ đây đang trở lại để cùng các thương hiệu Dạ Lan, xà bông Cô Ba để thắp lửa lại thương hiệu Việt, vốn đã bị hàng Trung Hoa lấn chiếm quá lâu rồi!

[NCT]
Nguồn: http://otoxomnhala.com/forums/archive/index.php/t-5492.html?s=d9143b17a84b53c110afd992a1e95227
Hãng kem đánh răng Hynos được thành lập ở Sài gòn bởi một người Mỹ gốc Do Thái, ông này có vợ là người Việt Nam. Sau này khi người vợ mất, vì quá đau buồn nên ông này giao hãng kem Hynos lại cho một người thân tín - ông Vương Đạo Nghĩa.
Hãng kem đánh răng Hynos được thành lập ở Sài gòn bởi một người Mỹ gốc Do Thái, ông này có vợ là người Việt Nam. Sau này khi người vợ mất, vì quá đau buồn nên ông này giao hãng kem Hynos lại cho một người thân tín - ông Vương Đạo Nghĩa.
Đây là một bước ngoặt mang tính lịch sử của hãng kem Hynos, vì chính ông Vương Đạo Nghĩa đã làm rạng danh thương hiệu Hynos không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở ngoại quốc.
Đây là một bước ngoặt mang tính lịch sử của hãng kem Hynos, vì chính ông Vương Đạo Nghĩa đã làm rạng danh thương hiệu Hynos không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở ngoại quốc.
Vương Đạo Nghĩa là người Việt gốc Hoa tiên phong trong lãnh vực tiếp thị làm ăn kiểu Tây Phương. Ông là người biết được giá trị của thương hiệu và sự quan trọng của tiếp thị trong kinh doanh thương mại. Quảng cáo kem Hynos của ông xuất hiện ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn trên mọi phương tiện, ở các cửa hàng ăn uống, loa phóng thanh, dọc đường, chợ búa, báo chí, hệ thống truyền thanh và truyền hình, ngay cả trên các thùng xe vận tải chạy khắp miền Nam. Ông cũng là người đầu tiên biết vận dụng phim võ hiệp và tình báo kiểu Trung Hoa vào quảng cáo.
Vương Đạo Nghĩa là người Việt gốc Hoa tiên phong trong lãnh vực tiếp thị làm ăn kiểu Tây Phương. Ông là người biết được giá trị của thương hiệu và sự quan trọng của tiếp thị trong kinh doanh thương mại. Quảng cáo kem Hynos của ông xuất hiện ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn trên mọi phương tiện, ở các cửa hàng ăn uống, loa phóng thanh, dọc đường, chợ búa, báo chí, hệ thống truyền thanh và truyền hình, ngay cả trên các thùng xe vận tải chạy khắp miền Nam. Ông cũng là người đầu tiên biết vận dụng phim võ hiệp và tình báo kiểu Trung Hoa vào quảng cáo.
Sau khi gặp lại người anh họ (con ông bác) ở Hong Kong là tài tử Vương Vũ , ông mời đến Việt nam nhiều lần trong các dịp nghĩ hè. Người dân miền Nam khó có thể quên hình ảnh tài tử Vương Vũ giải thoát các xe hàng do đoàn bảo tiêu hộ tống thoát khỏi quân cướp nhưng tất cả bảo tiêu đã bị chết, chỉ còn Vương Vũ và khi ông mở xe hàng thì trong đó không phải là vàng bạc châu báo mà là các hộp kem đánh răng Hynos!!!
Sau khi gặp lại người anh họ (con ông bác) ở Hong Kong là tài tử Vương Vũ , ông mời đến Việt nam nhiều lần trong các dịp nghĩ hè. Người dân miền Nam khó có thể quên hình ảnh tài tử Vương Vũ giải thoát các xe hàng do đoàn bảo tiêu hộ tống thoát khỏi quân cướp nhưng tất cả bảo tiêu đã bị chết, chỉ còn Vương Vũ và khi ông mở xe hàng thì trong đó không phải là vàng bạc châu báo mà là các hộp kem đánh răng Hynos!!!
Thương hiệu Hynos gắn liền với kem đánh răng trong tâm trí người dân. Sản phẩm của hãng kem đánh răng Hynos có mặt khắp nơi tại Việt Nam, và sau đó ở thị trường Đông Nam Á và Hong Kong. Khác với các hãng và doanh nghiệp Việt Nam thời bấy giờ, ông đã trích ra nhiều hơn từ lợi nhuận vào quảng cáo thương hiệu, giới thiệu sản phẩm với tầm cở quốc tế, tương đương với quảng cáo của các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như Coca-Cola, Seiko, Adidas...
Thương hiệu Hynos gắn liền với kem đánh răng trong tâm trí người dân. Sản phẩm của hãng kem đánh răng Hynos có mặt khắp nơi tại Việt Nam, và sau đó ở thị trường Đông Nam Á và Hong Kong. Khác với các hãng và doanh nghiệp Việt Nam thời bấy giờ, ông đã trích ra nhiều hơn từ lợi nhuận vào quảng cáo thương hiệu, giới thiệu sản phẩm với tầm cở quốc tế, tương đương với quảng cáo của các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như Coca-Cola, Seiko, Adidas...
Trong vòng 10 năm, kể từ ngày góp mặt trên thị trường, kem đánh răng Hynos đã từ một cơ xưởng sản xuất nhỏ bé vượt lên thành một xí nghiệp với cá thiết bị sản xuất hiện đại. Sản phẩm của Hynos đã qua mặt các sản phẩm cùng ngành nghề khác trong nước về chất lượng và kỹ thuật sản xuất. Số lượng sản phẩm xuất xưởng đã vượt qua các nhà máy có sản phẩm nổi tiếng và lâu đời như Perlon, Leyna. Kem đánh răng Hynos đã độc chiếm thị trường nội địa và tạo được ảnh hưởng khá mạnh mẽ trên thị trường Đông Nam Á. Kem đánh răng Hynos đã được bày bán ở các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và được người tiêu dùng rất hoan nghênh.
Trong vòng 10 năm, kể từ ngày góp mặt trên thị trường, kem đánh răng Hynos đã từ một cơ xưởng sản xuất nhỏ bé vượt lên thành một xí nghiệp với cá thiết bị sản xuất hiện đại. Sản phẩm của Hynos đã qua mặt các sản phẩm cùng ngành nghề khác trong nước về chất lượng và kỹ thuật sản xuất. Số lượng sản phẩm xuất xưởng đã vượt qua các nhà máy có sản phẩm nổi tiếng và lâu đời như Perlon, Leyna. Kem đánh răng Hynos đã độc chiếm thị trường nội địa và tạo được ảnh hưởng khá mạnh mẽ trên thị trường Đông Nam Á. Kem đánh răng Hynos đã được bày bán ở các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và được người tiêu dùng rất hoan nghênh.
Bao bì kem đánh răng Hynos ngày nay... Năm 2012, một hộp kem Hynos có giá bán là 6000 đồng, giá bán quá rẻ so với các hãng kem khác trên thị trường.
Bao bì kem đánh răng Hynos ngày nay... Năm 2012, một hộp kem Hynos có giá bán là 6000 đồng, giá bán quá rẻ so với các hãng kem khác trên thị trường.
Saigon 1969 - Xin chào anh Bảy Chà! 

Bảy Chà là một hình ảnh được Vương Đạo Nghĩa chọn làm biểu tượng quảng cáo cho sản phẩm của mình cũng chính bởi vì nước da ngâm đen sẽ làm nổi bật lên hàm răng trắng, và mục đích của Vương Đạo Nghĩa cho hình ảnh quảng cáo này là: chỉ có dùng kem đánh răng Hynos mới có được hàm răng trắng khỏe như thế.

[NCT]
Nguồn hình: manhhai.
Saigon 1969 - Xin chào anh Bảy Chà!

Bảy Chà là một hình ảnh được Vương Đạo Nghĩa chọn làm biểu tượng quảng cáo cho sản phẩm của mình cũng chính bởi vì nước da ngâm đen sẽ làm nổi bật lên hàm răng trắng, và mục đích của Vương Đạo Nghĩa cho hình ảnh quảng cáo này là: chỉ có dùng kem đánh răng Hynos mới có được hàm răng trắng khỏe như thế.

[NCT]
Nguồn hình: manhhai.

Monday 9 July 2018

VƯƠNG ĐẠI (WANG-TAI) VÀ ĐỜI SỐNG SÀI GÒN CUỐI TK. XIX (Nguyễn Đức Hiệp - Văn Hóa Học)


TS. Nguyễn Đức Hiệp

Gần đây năm 2004, tin tức báo chí Việt Nam cho biết khi một số ngói bị hư tháo xuống ở Nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh), thì thấy có chữ đề xuất xứ “Wang-Tai Saigon” trên mặt các viên ngói [Trần Nhật Vy 2004]. Tác giả các bài báo cho rằng có thể các viên ngói này được sản xuất sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Sài Gòn để thay thế các viên ngói đưa từ Pháp sang đã bị hư hại. Thật ra không phải như vậy, mà là các viên ngói này đã được sản xuất ở Sài Gòn trong khi xây dựng nhà thờ từ năm 1877 đến 1880. Kí hiệu Wang-Tai nghĩa là gì? Để hiểu được điều này, ta hãy đi về quá khứ để tìm hiểu một phần của lịch sử Sài Gòn.
Bài khảo cứu này (với tiêu đề “Wang-Tai (Vương Đại), ông là ai?”) do TS. Nguyễn Đức Hiệp thực hiện trích từ một bài khá dài về Lịch sử Sài Gòn mà anh đang viết. Tác giả đã ưu ái gửi trước phần thú vị này cho vanhoahoc.edu.vn.

 
Pháp chiếm thành Sài Gòn 1859

Qua các tài liệu cuối thế kỷ 19 có ở Thư viện quốc gia Pháp (Bibliotheque national) thì ta biết được Wang-Tai là một nhân vật người Hoa kiều sống ở Sài Gòn trong những năm đầu Pháp chiếm các tỉnh miền Nam sau khi đánh thành Sài Gòn vào năm 1859. Wang-Tai (Vương Đại) nổi tiếng trong các tác phẩm viết về Sài Gòn trong các thập niên 1880-1890 của các tác giả người Pháp qua ngôi nhà lớn và đẹp nhất Sài Gòn nằm ngay tại bờ sông ở cảng Sài Gòn (nay là bến Bạch Đằng). Maison Wang-Tai đồ sộ xây bằng gạch lớn hơn cả dinh thống đốc lúc bấy giờ vốn chỉ là một ngôi nhà gỗ (cây) mua ở Singapore chở sang Sài Gòn rồi ráp lại.
Từ nhà của ông Vương Đại về hướng cảng thương mại Sài Gòn, dọc theo rạch Bến Nghé (Arroyo chinois) là các xưởng làm gạch và ngói do ông Vương Đại quản lý. Trong các viên ngói đỏ hơn trăm năm trên nóc Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn, một số viên làm từ các xưởng gạch này của ông, số còn lại là nhập từ Pháp.
Vậy ông Vương Đại là ai?
Chi tiết về cuộc đời của ông Vương Đại không để lại trong sử sách hay tư liệu nào của người Việt, chỉ có một số sự kiện rải rác được ghi trong các tài liệu tiếng Pháp. Điều này cũng dễ hiểu vì ông Vương Đại là người Hoa sống trong thời kỳ từ năm 1827 đến cuối thế kỷ 19 ở miền Nam, một thời kỳ có nhiều thay đổi lớn khi Pháp đánh chiếm 6 tỉnh Nam kỳ. Trí thức, sĩ phu, triều đình người Việt lúc ấy không để ý đến những vấn đề doanh nghiệp, kinh tế, thương mại... và v lại không nhiều người biết chữ Hán-Nôm, còn chữ quốc ngữ thì chưa được phổ biến trong quần chúng nên không ai viết và biết về con người ông Vương Đại.
Ông Vương Đại là thương gia người Hoa, bang trưởng Bang Quảng Đông, rất giàu có và có thế lực trong thời kỳ đầu khi Pháp chiếm Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Chỉ trong vòng hơn 10 năm khi Pháp thiết lập chính quyền và mở cửa tự do kinh doanh cảng, khuyến khích thương mại, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các doanh nhân người Hoa ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn đã phát tài vượt bực nhờ truyền thống kinh doanh nhạy bén và mạo hiểm trên thương trường. Họ đã trở nên giàu có nhanh chóng, tạo sự khâm phục và ấn tượng đối với người Pháp. Trong số hội viên của Phòng Thương mại (chambre de commerce) vào lúc sơ khai, năm 1886,  ở Sài Gòn, bên cạnh đa số người Pháp, hai hội viên người Hoa giàu có ông Vương Đại và ông Ban-Hap, và một hội viên người Việt duy nhất là ông Nguyễn Trọng Tạo [Annuaire 1888]. Ông Vương Đại có các xưởng làm ngói, làm đồ gốm, ruộng lúa và nhiều nhà cửa, văn phòng ở Sài Gòn - Chợ Lớn đến ni chính quyền Pháp phải mướn nhiều nhà của ông để làm trụ sở hành chính.
Qua sự vận động của ông Vương Đại, năm 1880 Toàn quyền Pháp đã đề nghị với giám đốc trường Chasseloup-Laubat (tức Trường PTTH Lê Quí Đôn ngày nay) mở khóa dạy tiếng Quảng ở trường này. Ông đòi hỏi Hội đồng Quản hạt trong phiên họp năm 1883 phải bãi bỏ thuế đất 5 chùa người Hoa trong Chợ Lớn vì đó những cơ sở tôn giáo, phải được đối xử như các đền thờ tôn giáo khác như Ấn, Hồi, Công Giáo là không phải trả thuế [E. Laffont, J.-B. Fonssagrives 1890].
Năm 1880, ông muốn bán ngôi nhà ông đang tại bến Sài Gòn cho chính quyền với giá 45.000 piastres (đồng) tương đương với 225.000 francs. Sau khi xem xét kinh phí mà chính quyền lúc đó đang mướn và tiền quản lý bảo trì căn nhà đó, cùng với số tiền còn đang nợ chưa trả, Hội đồng Quản hạt đã đồng ý bỏ ra 254.000 francs để mua lại căn nhà của ông Vương Đại [X. Gaultier de Claubry 1882]. Các xưởng gạch của ông Vương Đại sản xuất ra những viên gạch tốt được dùng ở Sài Gòn và ở nhiều nơi trong Nam kỳ. Trong cuộc trin lãm công nghiệp và nông nghiệp năm 1880, các sản phẩm gạch của ông giành được huy chương bạc [Excursions 1880]. Ông có đưa các sản phẩm đồ gốm sản xuất ở Chợ Lớn đi tham dự Trin lãm Quốc tế năm 1878 ở Paris [Catalogue 1878].
Ngoài các cơ sở làm gạch đồ gốm, ông Vương Đại còn có những khu ruộng lúa lớn ở Phước Lộc mới khai hoang để trồng lúa gạo [Hte-. Frédéric-Thomas Caraman 1871]. Theo tư liệu ngân sách do chính phủ Pháp ở Sài Gòn in năm 1876 [Budget 1876] thì ông có 3 nhà cho chính quyền Pháp ở Sài Gòn mướn: 1 nhà 3 tầng ngay cảng thương mại (quai de commerce) Sài Gòn (tiền mướn: 6.866 franc/1 năm), 1 nhà ở rue de Canton (đường Triệu Quang Phục) Chợ Lớn làm văn phòng điện tín (1.694 francs), 1 nhà ở Bình Tây (Chợ Lớn) làm trạm cảnh sát (2471.75 francs). 
Tờ tuần báo “Les tablettes colonials” xuất bản tại Paris ngày 19/12/1888 có đăng một mu tin nhỏ về ngày lễ sinh nhật của ông Vương Đại như sau [Les Tablettes 1888]:
“Một ngày lễ rất thành công với ấn tượng rất lý thú vừa xảy ra ở Sài Gòn, để mừng sinh nhật thứ 61 và kỷ niệm 30 năm ngày ông thương gia người Hoa tên là Vương Đại đến Sài Gòn. Những người con trai của ông Vương Đại và gia đình của họ, những đồng hương và bạn bè của ông trong dịp lễ này đã mời “quí bà, quí ông người Pháp và người Âu ở Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh”. Cộng đồng người Âu đã đáp lại lời mời ân cần này. Đèn đuốc, pháo bông, trình diễn kịch, hát tuồng, không thiếu cái gì trong ngày lễ vui này. Ông Vương Đại là một trong những chức sắc người Hoa được kính trọng nhất ở Sài Gòn; ông không những đã có những dịch vụ cống hiến lớn lao cho đồng bào ông mà còn cho chính quyền Pháp. Vì thế đương nhiên đúng khi người ta đáp lại tương ứng thông qua việc tham dự hoạt động hòa bình này mà ông là đối tượng.
Qua mu tin này thì ta biết là ông Vương Đại sinh vào tháng 12 năm 1827 ở Trung Quốc, ông đến Sài Gòn - Chợ Lớn lập nghiệp vào năm 1858, một năm trước khi Pháp đánh thành Sài Gòn.
Tư liệu, bút ký của các tác giả Pháp cuối thế kỷ 19 cho thấy trên khu phố chính Sài Gòn như đường Catinat (Đồng Khởi), người Hoa đã có nhiều cơ sở doanh thương hơn người Việt. Chung quanh ngôi biệt thự của ông Vương Đại, trước khi Pháp đến đã có các ca tiệm vi, tiệm may đồ, hàng thủ công, tiệm sửa giày, sa đồng hồ, hàng nước ngoài mà ngay cả người Pháp cũng đến mua, chưa kể ban đêm các nhà trên đường sau biệt thự ông Vương Đại là các sòng đánh bạc.
Ngoài ông Vương Đại, còn có các doanh nhân người Hoa giàu khác như Apan, Atho, Ban-Hap, v.v. [Anatole Petiton 1883]. Cửa hàng của người Hoa ở đường Catinat, đường Rigault de Genouilly dọc kinh chợ Vi, nối đến đường rue d’Adran, đều mở cửa đến 9 giờ đêm. Đường rue d'Adrian (đường Hồ Tùng Mậu ngày nay) là khu buôn bán tấp nập có nhiều cửa hàng người Hoa, Ấn nằm kế khu vực Chợ Sài Gòn cũ. Chợ này nằm dọc kênh Charner (kinh chợ Vi), nay gọi là chợ Cũ.
 
Sài Gòn - Khách sạn Cosmopolitan Hotel, nhà ông Vantai (Vương Đại) 1872 (nguồn: Bs Albert Morice – La revue Tour du Monde 1875 [Belleindochine 1882, Albert Morice1876]).
 
Toàn cảnh Sài Gòn – 1881. Sông Sài Gòn, rạch Bến nghé. Để ý nhà ông Vương Đại ở ngay góc sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé (arroyo chinois) 2 tầng (không kể tầng trệt) giống như hình trong sách của bác sĩ Albert Morice [Belleindochine 1882, Albert Morice1876].

Ông Anatole Petiton đến thăm Sài Gòn, đã viết về đời sống, sinh hoạt của thành phố trong sách “La Cochinchine française: la vie à Saïgon, notes de voyage” xuất bản năm 1883 như sau [Anatole Petiton 1883]:
“Khi đi tàu đến cảng Sài Gòn, du khách có thể thấy hai nhà nổi bật là nhà Rồng (messageries maritime) và nhà của ông Vương Đại, xây hầu như ở giữa góc điểm của rạch Bến Nghé và sông Sài Gòn.
Tất cả Sài Gòn đều biết ông Vương Đại. Nhà của ông rất lớn với cột cửa vòng cong và mái hiên (portique), có thể nói nhà ông được coi như là trung tâm Sài Gòn.
Nhà có ba tầng với sân mái hiên. Đây cũng là tòa đô chánh thành phố Sài Gòn và là nơi ở của ông thị trưởng. Ông thị trưởng quả là người công chức được chu cấp ch ở tốt nhất.”
 
Sài Gòn 1872– Bên kia sông Sài Gòn là nhà Rồng (messageries maritime) – nguồn: Bs Albert Morice – La revue Tour du Monde 1875 [Belleindochine 1882, Albert Morice1876]

Cũng theo mô tả của ông Petiton thì kênh Chợ Vải dài khoảng vài trăm thước (gọi là kênh Rigault de Genouilly, sau đổi thành kênh Charner), bắt đầu từ sông đi vào thì ở phía bên phải là các ngôi nhà của người Âu và một vài nhà người Hoa và Ấn (người Pháp gọi người Ấn là malabar), bên trái là các ngôi nhà, chợ và những cửa hàng khác của người Hoa.
Kênh chấm dứt ở khoảng nhà thờ. Ở phía trên phần kéo dài của kênh, hai bên có ch chơi trò chơi Bowling (một thứ trò chơi của người Anh) rất hợp với việc giải trí lúc chiều tối. Nhà thờ lúc bấy giờ do đô đốc Bonard cho dựng dọc kênh chợ Vi năm 1863 sau khi vừa chiếm xong hoàn toàn Sài Gòn - Gia Định, được làm bằng gỗ hoàn thành năm 1865 chỉ là một nhà thờ tạm thời. Người Pháp đang xây một thánh đường lớn gần dinh thống đốc mới xây. Trong nhà thờ, ở gần điện thờ là các ghế ngồi dành cho người Âu, ngoài ra là các bục bằng gỗ. Người Ấn có ba đền thờ ở Sài Gòn: hai đền thờ Hồi giáo và một đền thờ Ấn giáo (Hindou).
Người Mã Lai, ít phát tán phân phối rộng nhiều ở Sài Gòn như các dân khác, họ đa số làm nghề coi sóc ngựa. Ở Singapore thông thường thì những người chăm sóc ngựa và lái xe ngựa tư nhân hay công cộng đều là người Mã Lai. Ở Sài Gòn, họ thường lái xe ngựa cho chủ mướn họ.

Cảnh chợ Sài Gòn 1872, để ý có 2 người Ấn (malabar) và một người Hoa trong chợ - nguồn: Bs Albert Morice – La revue Tour du Monde 1875 [Belleindochine 1882, Albert Morice1876].

Còn các xe ngựa công cộng thì được điều khiển bởi những người Ấn từ vùng bờ biển Malabar, Pondichéry (một nhượng địa của Pháp ở Ấn Độ) hay từ Singapore. Vì người ta thường thấy họ đánh xe ngựa công cộng ở Sài Gòn nên họ gọi loại xe ngựa này là xe Malabar. Những người malabar chăm sóc ngựa rất tốt và tài tình, họ có phương pháp độc đáo rất hay để dỗ ngựa. Họ thường dùng bàn tay vỗ nhẹ vào ngựa, làm như cho ngựa tin rằng họ rất ganh tị là ngựa có bộ da mà họ muốn lấy. Người Malabar cũng làm nghề chăn nuôi bò, để lấy và bán sữa (có người xấu miệng nói là sa bò thật sự là nước từ dừa cái dập nát pha với nước). Ở Sài Gòn ngay cả vào những thập niên đầu thế kỷ 20, vẫn còn thấy nhiều con bò ăn cỏ ở một số lề đường công viên gần trung tâm thành phố do người Ấn nuôi.
 
Vùng Malabar - nhượng địa của Pháp ở Ấn Độ (Nguồn: http://historicalrama.org/historicalrecords.html)
Người malabar còn có một nghề đặc biệt nữa là đổi tiền. Một đồng (piastre) theo giá chính phủ đổi là 5 franc 55, nhưng họ đổi được giá cao hơn là 5 fr 65 và đôi khi đổi lên đến khoảng 6 francs. Họ làm dịch vụ thương mại này với người Hoa ở Chợ Lớn, vì người Hoa thường cần một số lượng tiền đồng (piastre) lớn để có thể mua nhiều gạo từ các tỉnh. Người malabar còn một nghề thứ tư ở Sài Gòn - đó là nghề gác-dan và họ cũng được tuyển dụng làm cảnh sát. Cộng đồng người malabar là cộng đồng công nhân làm lụng và rất cần kiệm: tiền họ kiếm được thường được cất dấu và không xuất ra nữa. Họ có thể lực tốt: cao, khỏe và thon. Họ thường đeo đồ trang trí ở cổ tay, trên cổ, cổ chân, tất cả đều bằng vàng thật; đối với họ đồ trang trí giả bị cấm dùng.


 
Thương gia người Hoa 1872 - nguồn: Bs Albert Morice – La revue Tour du Monde 1875 [Belleindochine 1882, Albert Morice1876].

Lời kết:
Sài Gòn là một thành phố của nhiều lưu dân đến để tạo ra một sắc thái riêng. Ngay từ đầu, Sài Gòn đã là một thành phố đa chủng tộc, đa văn hóa. Người bản xứ Mạ, Stieng, người Khmer, người Chăm, người Hoa từ các tỉnh Quảng Đông, Triều Châu, người Việt từ các tỉnh miền Trung, và sau này người Pháp, Ấn độ (Malabar), Phi (Tagal) đến, tất cả đã để lại những sắc thái văn hóa, kiến trúc, ngôn ngữ, giai thoại… để tạo thành người Sài Gòn với đặc tính thực dụng, hòa hợp, trọng lẽ phải, tôn trọng sự khác biệt và mang tính chất “trọng nghĩa khinh tài” của vùng đất Nam Bộ. Sài Gòn từ cuối thế kỷ 19 đã là thành phố toàn cầu (global city) không phải đợi đến thế kỷ 21 của thời đại toàn cầu hóa hiện nay.

Tài liệu tham khảo
Albert Morice1876: Voyage en Cochinchine pendant les années 1872-73-74, par M. le Dr Morice, H. Georg (Lyon).
Anatole Petiton 1883: La Cochinchine française: la vie à Saïgon, notes de voyage, Éditeur : Impr. de L. Danel (Lille).
Annuaire 1888: Annuaire de la Cochinchine pour l’annee 1886, Saigon imprimerie colonial, Date d'édition: 1865-1888.
Belleindochine 1882: Hình ảnh, tư liệu, http://belleindochine.free.fr/Saigon1882.htm
Budget 1876: Budget local: exercice / Gouvernement général de l'Indochine, Cochinchine, Impr. du Gouvernement (Saigon). http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5448883k.image.r=Wang-Tai.f97.langEN.hl
Catalogue 1878: Catalogue officiel. Tome 5 / Exposition universelle internationale de 1878 à Paris; publié par le commissariat general, Imprimerie nationale (Paris), http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k90427z.hl.r=Wang-Tai.f175.langEN
Claudine Salmon, Tạ Trọng Hiệp 1994: De Batavia à Saigon: notes de voyage d’ un marchand chinois (1890), Archipel, Vol. 47, pp. 155-191.
E. Laffont, J.-B. Fonssagrives 1890: Répertoire alphabétique de législation et de réglementation de la Cochinchine: arrêté au 1er janvier 1889. T4 (G-J), A. Rousseau (Paris).
Eugène Bonhoure 1900: Indo-Chine, Challamel (Paris).
Excursions 1880: Excursions et reconnaissances, No. 4, Imprimerie du gouvernement, Saïgon,. http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5747850m.image.hl.r=Wang-Tai.f5.langEN.pagination
Honoré Aurillac, Cochinchine. Annamites, Moïs, Cambodgiens, Challamel aîné (Paris), 1870
Hte-. Frédéric-Thomas Caraman 1871: Sept cents millions de revenus en Cochinchine, mémoire-rapport à M. le Président de la République et à l'Assemblée nationale, suivi d'une note sur l'Algérie, A. Le Chevalier (Paris).
John Barrow 1806: A voyage to Cochinchina in the years 1792 and 1793: containing a general view of the valuable productions and the political importance of this flourishing kingdom, T. Cadell and W. Davies in the Strand, London. online : http://purl.pt/126
John Crawfurd 1830: Journal of an embassy from the governor of India to the courts of Siam and Cochinchina; exhibiting a view of the actual state of those kingdom by John Crawfurd. London. Henri Colburn and Richard Bentley, New Burlingtong Street.
John White 1824: A Voyage To Cochin China; by John White, Lieutenant in The United State Navy, London. http://www.archive.org/stream/voyagetocochinch00whitrich#page/n15/mode/2up
Jules Blancsubé 1879: Notes sur les réformes les plus urgentes à apporter dans l'organisation des pouvoirs publics en Cochinchine (Signé : Jules Blancsube [31 Décembre 1878]), Impr. de Ve Remondet-Aubin (Aix).
L. I. 1906: Saïgon-Souvenir, petit guide saigonnais à l'usage des passagers des débutants dans la colonie, Editeur Coudurier et Montégout (Saïgon).
Les Tablettes 1888: Les Tablettes coloniales. Organe des possessions françaises d'outre-mer, No. 45, 19/12/1888, http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5512296p.image.r=Wang-Tai.f1.langEN
Marcel Monnier, Le Tour d'Asie: Cochinchine, Annam, Tonkin, E. Plon, Nourrit et Cie (Paris), 1899.
Nguyễn Công Tánh 2009: Thay đổi tên đường của Thành Phố Sài Gòn từ năm 1928 đến năm 1993, http://motgocpho.com/forums/showthread.php?1895-L%E1%BB%8Bch-S%E1%BB%AD-Saigon
P. Cultru 1910: Histoire de la Cochinchine française, des origines à 1883. A. Challamel (Paris),.
P. Midan 1934: La Pagode des clochetons et la pagode Barbé, contribution à l'histoire de Saïgon-Cholon , Impr. de l'Union Nguyên-van-Cua (Saïgon).
Paulin Francosi Alexandre Vial 2009: Les premieres années de la Cochinchine, colonie francaise, BiblioBazaar, LLC.
Réveillère, Paul-Émile-Marie (dit Paul Branda) 1887: Ça et là. Cochinchine et Cambodge. L'âme khmère. Ang-Kor. Troisième edition, Fischbacher (Paris).
Trần Nhật Vy 2004: “Bí mật” nhà thờ Đức Bà, Tuổi Trẻ, 30/12/2004, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/61715/Bi-mat-nha-tho-Duc-Ba.html ; http://vietbao.vn/Phong-su/Bi-mat-nha-tho-Duc-Ba/40061715/263/
Truong Vinh Ky 1885: Jean Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Souvenirs historiques sur Saïgon et ses environs, conférence faite au collège des interprètes par M. P. Truong Vinh Ky, Éditeur : Impr. coloniale (Saïgon).
Vương Hồng Sển 1992: Sài gòn năm xưa, , Nxb Trẻ.
X. Gaultier de Claubry 1882: Un Casse-cou, ou le Budget de la Cochinchine en 1882, Impr. de J. Le Clere (Paris).

(http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/1688-nguyen-duc-hiep-vuong-dai-wang-tai-va-doi-song-sai-gon-cuoi-tk-xix.html)