Showing posts with label tôn giáo. Show all posts
Showing posts with label tôn giáo. Show all posts

Tuesday 7 July 2020

Có phải người Việt tự nghĩ ra câu Gieo gió gặt bão?



Nguyễn Lân bảo người Việt dịch tục ngữ tiếng Pháp. Người học tiếng Pháp tự nhiên nghĩ ngay tới câu Qui sème le vent récolte la tempête.

Hoàng Tuấn Công bảo không phải thế.

Không có căn cứ nào để nói rằng, “Gieo gió gặt bão” là “dịch một tục ngữ Pháp”. Nếu có giống với tục ngữ Pháp cũng nên cẩn trọng xem xét, bởi trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ của nhân loại, nhiều câu có nghĩa đen và nghĩa bóng giống nhau, nhưng chưa hẳn là vay mượn trực tiếp của nhau. Đây là một câu tục ngữ về luật nhân quả rất phổ biến, với nhiều dị bản đồng nghĩa: Gieo gì gặt nấy; Cấy gió, chịu bão; Cấy gió, gặt bão; Gieo vạ nhỏ rước vạ lớn…

(http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/tu-dien-tieng-viet-cua-gs-nguyen-ln-ph-bnh-v-khao-cuu-ky-20/)

Nhưng không có văn bản nào làm căn cứ để nói rằng người Việt tự nghĩ ra câu Gieo gió gặt bão.

Tôi lục từ điển của Génibrel (1898), Hội Khai Trí Tiến Đức (1931), Gustave Hue (1937), không thấy từ điển nào dẫn câu ấy. Có khi nào các nhà soạn từ điển lại bỏ sót một câu rất phổ biến trong tiếng Việt?

Chỉ tìm thấy một đoạn như sau trong Kinh Thánh tiếng Việt in năm 1934:

Vì chúng nó đã gieo gió và sẽ gặt bão lốc. Chúng nó không có lúa đứng; cây lúa sẽ không sanh ra bột; mà dầu có sanh ra nữa, thì dân ngoại sẽ nuốt lấy.


Người Pháp chắc chắn không nghĩ ra câu Qui sème le vent récolte la tempête. Các từ điển tiếng Pháp đều nói rõ nguồn gốc của câu tục ngữ ấy là Kinh Thánh (origine biblique). Và câu ấy cũng xuất hiện trong nhiều thứ tiếng khác (xem ảnh). Có đụng đến Kinh Thánh ắt phải dịch ra tiếng nước mình thành thế ấy. Tôi rất muốn tin người Việt tự nghĩ ra câu Gieo gió gặt bão chứ không dịch của tiếng nào hết. Nhưng họ nghĩ ra câu ấy từ khi nào?

Thursday 20 November 2014

Tại sao nhà chùa lại gọi công an là đồng chí?

Trích báo Công An Nhân Dân Online
22:45:00 03/11/2013
Đại biểu Quốc hội - Thượng tọa Thích Thanh Quyết:
Vật chất tuy còn những khó khăn, nhưng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo


- Báo cáo cũng đã điểm một số vụ án tham nhũng lớn đang được điều tra, làm rõ, trong đó một số vụ tính chất, mức độ rất nghiêm trọng, từng làm “nóng” nghị trường Quốc hội. Đại biểu đánh giá như thế nào về việc điều tra, khám phá các vụ án tham nhũng đó?
Những vụ án như vậy chỉ lực lượng Công an mới khám phá được. Vụ án tham nhũng càng lớn, tính chất tinh vi, phức tạp càng cao, lại được “bao bọc” bởi nhiều yếu tố. Các đồng chí khám phá được bởi có chuyên môn nghiệp vụ, có nhân lực được đào tạo, tôi luyện tốt, có kinh nghiệm đấu tranh, khám phá án và có phẩm chất cao. Cho nên khi tung vào làm những vụ án đó, các đồng chí đã khám phá rất nhanh, phát hiện nhanh nhạy, điều tra, làm rõ được hành vi phạm pháp của từng đối tượng. Đó là thành quả rất lớn của ngành Công an.



Công an không gọi nhà chùa là đồng chí. Nhà chùa sao có thể gọi công an là đồng chí?

Trừ phi nhà báo nhét chữ vào mồm nhà sư, không ai đi tu rồi lại còn đồng chí.