Xu chiêng là phiên âm của từ soutien-gorge tiếng Pháp. Từ này vào tiếng Việt có các biến thể khác như xu chiên, xu cheng, xú cheng, xú chiêng....
Thanh Nghị (1967) không ghi nhận dạng nào cả mặc dù thời đó xu chiêng đã phổ biến lắm rồi. Từ điển Nguyễn Như Ý (1999), Hoàng Phê (2006) chỉ ghi nhận dạng xu chiêng. Nói chung, từ này nghe không được tao nhã bằng áo (nịt) ngực mặc dù không phải loại áo nịt ngực nào cũng là xu chiêng.
Cũng chính vì cái tên gọi mơ hồ này mà xu chiêng còn được gọi là cọc xê (hay coọc xê / coóc xê) trong khi đúng ra cọc xê (tiếng Pháp là corset) là loại trang phục lót nịt cả bụng và ngực:
* Cô thò tay trong yếm (năm 1910, cô Ba mặc yếm cũng như các bạn gái ta đời nay mặc coóc-xê vậy) cô rút ra phong thư bằng giấy Tây, mà cô đã viết đêm qua, và đã gấp lại thật nhỏ. (Nguyễn Vỹ, 2006:18)
* Mùa hè, ở bên đó, thiếu nữ toàn mặc váy ngắn, áo hở cổ, lại không có coóc xê. (Bùi Việt Sỹ, 2009:287)
Xu hướng bây giờ gọi xu chiêng là áo bra, nghe “sang trọng” hơn. Các tiệm thời trang chỉ quảng cáo áo bra thôi, không ai rao bán xu chiêng cả.
Bra là dạng ngắn của brassiere trong tiếng Anh. Như thế, nay khi không dùng tiếng Pháp phiên âm nữa, người ta quay sang dùng tiếng Anh, chẳng lẽ tiếng Anh sang trọng hơn?
ReplyDeleteChắc là vậy.
DeleteNhìn dạng chữ Brassiere thấy ngay không phải tiéng Anh mà là tiếng Pháp Tôi đồ rằng còn có dấu huyền trên âm e nữa (brassière).
ReplyDeleteĐúng là từ tiếng Pháp qua.
Deletedân miền nam gọi dân dã hơn là "áo dú (vú)"
ReplyDeleteDạo này báo chí hay nói tới đèn pha và đèn cốt của xe hơi. Nhờ chủ blog vui lòng giải thích hộ nguồn gốc của hai từ này. Xin cảm ơn.
ReplyDeleteĐèn pha xe hơi do gốc Pháp là "phare".
DeleteĐèn cốt xe hơi chính là "code".