Saturday, 20 August 2011

Tại sao nước tương được gọi là xì dầu?

Xì dầu là một loại nước chấm của người Trung Quốc được làm từ đậu nành (đỗ tương) rang chín, lên men. Xì dầu là âm Quảng Đông của  豉油 . Âm Hán Việt là thị du: du nghĩa là dầu, thị đậu thị, thường gọi là đậu xị (hàm đậu xị hay hàm thị là đậu xị muối; đạm đậu xị hay đạm thị là đậu xị nhạt).
Xì dầu trước đây không được xem là tiếng Việt mặc dù đã xuất hiện trên sách báo tiếng Việt từ rất sớm:
Những yếu-hạng về sự tăng thuế như sau này:
1.      Thuế sở-đắc,
2.      Thuế rượu,
3.      Thuế nước chấm (xì-dầu),
4.      Thuế tiêu-phí về đồ dệt,
5.      ..... (Nam Phong Tạp Chí số 7, 1918:56-57) Từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) và Gustave Hue (1937) không ghi từ xì dầu. Đến Thanh Nghị (1967:1516), Lê Văn Đức (1970b:1835) mới thấy có mục từ xì dầu.

No comments:

Post a Comment