Wednesday, 24 August 2011

Tại sao độ cao (so với mặt chuẩn) được gọi là cốt?

Trên mặt đường, đường xá (sic) có thể nhấp nhô nhưng nền của cái thành phố ngầm này buộc phải đặt theo “cốt” chuẩn, để nước thải khi vơi, khi đầy đều chảy theo hướng xác định chứa đầy các hồ Thiền Quang, Bảy Mẫu… rồi đổ ra sông Lừ, sông Sét, Tô Lịch… (Lê Văn Ba, 2009:60)
Cốt là từ gốc Pháp (cote). Các từ điển Nguyễn Kim Thản (2005:388) và Hoàng Phê (2006:213) ghi chú là từ cũ và cho từ tương đương là cao trình.
Thật ra thì từ cốt này nằm trong số những từ ngoại lai bị các nhà từ điển học tìm cách thanh toán không thương xót để giữ cho tiếng Việt được trong sáng. Nhưng rốt cục nó vẫn không chết. Dân trong nghề xây dựng  tiếp tục dùng nó suốt mấy chục năm qua. Rồi do gần đây nhà cửa đất cát trở thành chuyện thời sự, từ cốt dần dần phủ kín các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng ít người biết nó từ đâu chui ra.

No comments:

Post a Comment