TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN

Nguồn gốc từ ngữ / Từ ngữ và lịch sử

Showing posts with label chú thích. Show all posts
Showing posts with label chú thích. Show all posts

Saturday, 1 August 2020

NGUYỄN HÀ PHAN (1933-2019) (Ô-sin - Blog Osin)

NGUYỄN HÀ PHAN (1933-2019)

nhp

Ông Nguyễn Hà Phan mất ngày 1-8-2019. Trên mạng truyền đi “Lời Dặn Dò” này (mà giang hồ đồn  là) của ông. Không rõ thực hư thế nào (dù nét chữ rất giống). Ông Phan là Phó chủ tịch Quốc hội khóa IX, Bí thư TW đảng, Trưởng ban Kinh tế TW khóa VII. Tuy nhiên, sáng 17-4-1996, ông đã bị Trung ương khai trừ; cách hết các chức vụ trong đảng và tháng 10-1996, Quốc hội khóa IX đã bãi miễn cả chức vụ Phó chủ tịch và chức danh đại biểu của ông.
Ông Phan hẳn phải biết, trong hệ thống chính trị mà ông từng là ủy viên “thường trực” này, một khi đã bị “khai trừ” thì sẽ bị ngay chính hệ thống ấy đối xử không bằng thường dân. Làm gì có tổ chức nào tham gia ban lễ tang và báo, đài nào đưa tin nữa.
PS: Ông Nguyễn Hà Phan bị bãi miễn vào ngày 24-10-1996, nhằm vào ngày thứ Năm, trong khi báo Tuổi Trẻ lúc đó chỉ ra Ba – Năm – Bảy, nghĩa là vào sáng hôm sau Thanh Niên và các tờ nhật báo đã đưa. Lê Thọ Bình (Lê Đức Sảo) đã có bài phỏng vấn Phó chủ tịch Phùng Văn Tửu nói chi tiết “vụ án Nguyễn Hà Phan” nhưng báo chí chỉ được phép đưa một dòng theo thông cáo của QH.
Tuổi Trẻ không thể không đưa tin nhưng một tờ như Tuổi Trẻ (= tôi) lại không thể lặp lại tin các báo.
Trước đó, không ai để ý (trừ tôi), trên đoàn chủ tịch Quốc hội có một chiếc ghế trống nhưng tới hôm sau bãi miễn ông Phan thì chiếc ghế này không còn. (Không phải chỉ mình) Tôi lẳng lặng quan sát và vào ngày thứ Bảy, 26-10-1996, (nhưng chỉ mình) tôi mở đầu bản tin trên Tuổi Trẻ, “Hôm qua, một chiếc ghế trên đoàn chủ tịch QH đã được cất đi. Đó là chiếc ghế của Phó chủ tịch Nguyễn Hà Phan, được bỏ trống từ đầu kỳ họp cho tới ngày 24-10-1996, ngày ông bị Quốc hội bãi miễn…”
R.I.P. (=Rest In Pain) ông. (Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn có tôi)
PS2: Vì có rất nhiều thông tin nhiễu, tôi xin bổ sung (và xin chỉ tin tôi mà thôi): Ông Nguyễn Hà Phan bị kỷ luật là do khai báo ra các cơ sở nhóm của ông cắm trong lòng VNCH dẫn đến họ bị thủ tiêu gần hết[nhưng khi ra tù thì ông báo cáo tổ chức là hết sức kiên trung]. Có bị tố cáo nhưng không tìm thấy tài liệu chứng minh ông là “CIA cài lại”. Ông Phan được đưa vào BCT một phần nhờ ủng hộ những nhà lãnh đạo bảo thủ “chống chệch hướng”, tức là chống lại các chính sách cải cách (của bạn tôi). Ông Nguyễn Văn Linh, ông Lê Phước Thọ (6 Hậu) (không phải bạn của bạn tôi) là người chống lưng ông Phan (cũng không phải bạn của bạn tôi) chứ không không phải “phát hiện ra “thẹo” như các câu chuyện li kỳ trên FB.

Posted by Từ Nguyên Học at 02:05 No comments:
Email ThisBlogThis!Share to XShare to FacebookShare to Pinterest
Labels: chân dung, chiến tranh Đông Dương lần 2, chú thích, sưu tầm trên mạng

Saturday, 28 March 2020

GS Phạm Huy Thông - Một người nước Nam kỳ lạ (Hạ Anh - Vietnamnet)

(https://hnue.edu.vn/Tintuc-Sukien/Trangtintonghop/tabid/260/news/405/GSPhamHuyThong-MotnguoinuocNamkyla.aspx)


Lastest update: Thứ sáu Ngày 25 tháng 11, 2011
Chuyên mục: Chân dung Nhà giáo

Ông là "Nam quốc kỳ nhân", thuộc thế hệ vàng "một đi không trở lại" trong lịch sử Việt Nam chạy dài thế kỷ 20. GS Văn học Nguyễn Đình Chú, nay tóc đã bạc, da đã chớm mồi- không khỏi xúc động khi nói về Phạm Huy Thông với những lời trân trọng như vậy.


 Ông là "Nam quốc kỳ nhân", thuộc thế hệ vàng "một đi không trở lại" trong lịch sử Việt Nam chạy dài thế kỷ 20. GS Văn học Nguyễn Đình Chú, nay tóc đã bạc, da đã chớm mồi- không khỏi xúc động khi nói về Phạm Huy Thông với những lời trân trọng như vậy.

Còn GS Sử học Phan Huy Lê thì tóm tắt: Bên cạnh sự thông tuệ của một nhà khoa học với những kiến thức liên ngành thấu đáo, bên cạnh tầm nhìn xa của một nhà quản lý, Phạm Huy Thông còn là hiện thân của chất nhân văn, sự lịch lãm được kết tinh giữa Hà Nội với Paris hoa lệ.
Sáng Thứ Bảy ngày 19/11, khi Hà Nội đang vào những ngày cuối thu nắng đẹp, trong trong không gian ấm cúng ở Viện Khoa học Xã hội, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội đầu ngành của Việt Nam hiện nay, đã ngồi lại với nhau, để cùng nhắc nhớ về “người kỳ lạ của nước Nam”, trong nghĩa cử đón ngày sinh lần thứ 95 của ông (22/11/1916 - 22/11/2011). 



 GS Phạm Huy Thông tiếp khách Mỹ năm 1984 - Ảnh tư liệu của Viện Khảo cổ

  Uyên bác
16 tuổi, Phạm Huy Thông gia nhập vào phong trào Thơ Mới (bài thơ "Tiếng địch sông Ô") với một “tâm hồn kỳ dị” mà nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đặc tả như sau:
“Chưa bao giờ thơ ca Việt Nam có những lời hùng tráng như trong tác phẩm của người thiếu niên hiền lành và xinh trai ấy. Anh hùng ca của Victor Huygo tưởng cũng chỉ thế. Giữa cái ẻo lả, cái ủy mị của những linh hồn chờ sa ngã, thơ Huy Thông đã ồ ạt đến như một luồng gió mới…”.
18 tuổi, “người thiếu niên xinh trai” tham gia tổng hội sinh viên, sáng tác những bài thơ nhiệt huyết khơi dậy tinh thần yêu nước.
21 tuổi, tốt nghiệp cử nhân luật và sang Pháp du học.
26 tuổi, đỗ tiến sĩ luật học và 28 tuổi thì thêm bằng thạc sĩ sử, địa.
31 tuổi, được phong là GS giữ chức ủy viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp.
“Nhắc lại con đường học vấn để thấy sự uyên bác có gốc gác từ hồi trẻ ‘và cả đời mình, ông không ngừng học hỏi để bổ sung kiến thức cho bản thân", PGS Nguyễn Lân Cường, Hội Khảo cổ học Việt Nam, người có hơn 20 năm làm việc với ông cho biết.
Năm 1946, Phạm Huy Thông là thư ký riêng của Hồ Chí Minh tại hội nghị Fontaineblau. Sau 3 năm hoạt động ở Pháp rồi bị quản thúc ở Hải Phòng, ông trở lại Việt Nam và “dấn thân vào cuộc đời rộng rãi” (một câu thơ của ông).

Trước khi làm Viện trưởng Viện Khảo cổ học cho đến khi mất, ông từng có 10 năm làm hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ở vai nào, ông cũng là người luôn đi những bước tìm tòi khai mở trong buổi đầu.

Một trong những chi tiết chứng tỏ sự uyên bác của ông mà đến bây giờ, PGS Lân Cường vẫn còn nhớ như in: Ngày mới về đội khảo cổ với luận án “phương pháp nuôi cá mè ở ruộng nước” nhưng lại được phân công nghiên cứu về nhân chủng học, PGS Cường mới biết tiếng Nga và Trung. Gặp Phạm Huy Thông, cậu nhân viên trẻ lúc bấy giờ được giải thích cặn kẽ từ “nhân chủng học” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp như thế nào, rồi tiếng Latinh, Anh, Pháp, Đức, Hán Việt ra sao, Trang Tử đã giải thích “nhân loại” là gì…
Uy tín
GS Sử học Lương Ninh đem tới hội thảo những câu chuyện bên lề hiếm hoi, mà một trong số đó biểu thị uy tín của Phạm Huy Thông.   

Đó là câu chuyện chữ ký Phạm Huy Thông vào “R” để vời luật sư Nguyễn Hữu Thọ ra Bắc. Không biết cách nào, người của Bộ Nội vụ mang đến một tờ giấy và đề nghị Phạm Huy Thông ghi vào dòng chữ “Nên nghe theo người này” cùng với chữ ký nhìn là biết ngay nét ký phóng khoáng của ông. Sau đó thì Nguyễn Hữu Thọ ra thật.
Uy tín đến từ chính con người ông, kiến thức uyên bác, sự nghiêm cẩn, tinh thần chịu trách nhiệm của người làm khoa học và thao lược của một nhà quản lý.
Trong nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam bây giờ, khảo cổ học có lẽ là lĩnh vực có nhiều thành tựu hơn cả, và GS Phạm Huy Thông là người khởi xướng ngành khoa học này.
Viện trưởng đương nhiệm, PGS Tống Trung Tín nhìn nhận: “GS Thông đã tổ chức và lãnh đạo nghiên cứu thành công in dấu ấn đậm nét trên 3 lĩnh vực lớn của khảo cổ học Việt Nam. Đó là đề xuất khởi xướng nghiên cứu thời kỳ lịch sử Hùng Vương, đưa thời kỳ này từ mây mù huyền thoại, dã sử vào chính sử; đem ánh sáng của khảo cổ học soi rọi vào các thời kỳ lịch sử Việt Nam....
Ở những nơi Phạm Huy Thông từng làm quản lý, cộng sự đều đánh giá cao cách tạo môi trường học thuật cho những người làm nghiên cứu non trẻ.
Khi khoa Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội lập Hội đồng khoa học, giảng viên trẻ Nguyễn Đình Chú nhận được yêu cầu mỗi năm tổ chức 2 hội thảo. Lúc đó, ông đã ngần ngại vì rằng “vốn liếng chưa có là bao, không thể một năm hai lần được.

“Nhưng Hiệu trưởng khi đó, ông Phạm Huy Thông đúng là một thủ trưởng già dặn",
GS Chú nhớ lại và từ áp lực đó, đã bằng mọi cách để thực thi yêu cầu của thủ trưởng. 2 năm sau, khi hoạt động đi vào nề nếp, thì hiệu trưởng Thông nói bây giờ một năm làm một lần thôi, vì đã đến giai đoạn tập trung vào chất lượng.
Các nhà khảo cổ học cũng nhắc đi nhắc lại sự kiên trì của vị viện trưởng trong việc tổ chức hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc hàng năm, để khảo cổ học “đi vào nhân dân, và từ nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ”. Đến nay, hội nghị đã thành thông lệ thường niên và là sự kiện lớn nhất của giới này.
Duy trì tạp chí Khảo cổ học, Phạm Huy Thông nhận đăng cả những bài mà nơi khác không đăng “vì có yếu tố nhạy cảm”. Ông còn đào tạo bồi dưỡng cây viết trẻ bằng cách đưa họ vào làm công tác biên tập tạp chí một thời gian để qua đó mài rũa văn phong, học tập cách cấu trúc, trình bày công trình khoa học….
Viện trưởng đương đại, PGS Tống Trung Tín khái quát một đặc thù tổ chức của lãnh đạo tiền bối:
"GS Phạm Huy Thông không giới hạn ở việc coi khảo cổ học chỉ nghiên cứu những cái gì do con người làm ra hay để lại, mà trước tiên cần nghiên cứu chủ thể sáng tạo ra các thực thể văn hóa đó, tức là nghiên cứu con người – chủ nhân văn hóa đó cả về hình thái lẫn ý thức. Chính vì vậy mà trong cơ cấu tổ chức của viện khảo cổ cũng như trong công trình nghiên cứu về một di tích, Phạm Huy Thông luôn chú ý xây dựng các khía cạnh về con người, môi trường.
Uy tín của ông được thừa nhận với giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1999 – 2000.
Nhưng có câu chuyện ít tai biết, đằng sau đó. Theo lời kể của GS Lương Ninh, khi ông được mời vào thẩm định phản biện giải thưởng, người ta đã đặt vấn đề: Phạm Huy Thông có ít bài nghiên cứu, đứng tên công trình thì không có, như vậy không đủ tiêu chuẩn để xét. Nghe vậy, GS Ninh phải chứng minh rằng ảnh hưởng trong tổ chức và dẫn dắt của Phạm Huy Thông rất lớn. Ví dụ trực tiếp ngay là có một tập sách mà GS Lương Ninh có đứng tên nhưng đằng sau đó là vai trò đề dẫn rất lớn của GS Thông.

Ưu ái

Kể lại câu chuyện cuộc sống của Phạm Huy Thông, các nhà khoa học đều nhắc tới phong thái mà họ gọi là chất nhân văn: lịch thiệp trong xử thế và quan tâm tới con người, đặc biệt là sự chu đáo của ông với các nhân viên vào các ngày hiếu, hỉ hay sự kiện quan trọng trong cuộc sống (như Nhân Văn - Giai Phẩm).

GS Phan Huy Lê đến nay còn giữ đến nay khá nhiều danh thiếp và những mẩu giấy nhỏ của ông cảm ơn khi nhận được sách gửi tặng hoặc trả lời hay trao đổi, hẹn gặp về một việc gì đó.
Trong ấn tượng của những ‘cây đa cây đề của dân sư phạm 1 Hà Nội còn ghi nhớ cách giao tiếp lịch sự "từ trong máu thịt" của vị Hiệu trưởng này. Nhà ở Hồ Xuân Hương thuộc nội thành, hàng ngày sau giờ làm việc, Phạm Huy Thông có ô tô Mốt cô vít đưa về nhà. Trên ô tô của ông chẳng hôm nào không có người đi nhờ. Hôm là vị giảng viên trẻ tuổi, hôm là chị nhân viên hay cấp dưỡng cần về kịp cho con bú.
Một trong những người mang ơn GS Thông nhiều có lẽ là GS Nguyễn Đình Chú.
Sau cải cách ruộng đất, “nhờ khe hở của lịch sử”, ông được giữ lại giảng dạy ở ĐH Sư phạm, làm trợ lý cho GS Trần Đức Thảo, một nhà triết học nổi tiếng tầm cỡ thế giới. Nhưng lúc bấy giờ, nạn Nhân văn giai phẩm ập đến, phong trào “đấu tranh giai cấp” lan tới sâu rộng và GS Thảo đã vướng vào bi kịch. Anh thanh niên Nguyễn Đình Chú, có liên đới tới GS Thảo, bấy giờ như cá nằm trên thớt. Lúc nào đi qua phòng tổ chức cán bộ của trường cũng nơm nớp sợ bị gọi vào nhận quyết định thuyên chuyển lên dạy miền núi hay đâu đó như nhiều người khác. Nhưng một chuyện đã xảy ra khi vào một chiều mùa đông, Phạm Huy Thông đã gọi vào phòng và nói: “Tôi có điều muốn nói với anh. Tôi biết anh có điều buồn. Nhưng tôi đang làm hiệu trưởng thì anh yên tâm đi. Tôi kỳ vọng ở anh”. Vậy là GS Chú ở lại và miệt mài góp sức xây dựng khoa Ngữ văn đến nay thành một nơi làm khoa học có tên tuổi trong nước.
Uẩn khúc
Mang nhiều cảm xúc tới hội thảo, GS Nguyễn Đình Chú tha thiết nói trước giờ kết thúc, rằng: Dù thế nào, thì GS Phạm Huy Thông cũng là một con người; trong cuộc đời không tránh khỏi khoảnh khắc sai lầm vì “cũng phải làm nhiệm vụ chính trị của mình”. Và ông nói lại hai chuyện để “chúng ta hiểu về con người Phạm Huy Thông hơn”. (Và cũng để hiểu ông Chú hơn)


Trong phong trào tố Nhân văn - Giai phẩm, Phạm Huy Thông cũng có bài viết “đập” nhà triết học Trần Đức Thảo. Khi về nhà, bố ông (Hổ phụ không sinh được hổ tử) đã quát thẳng: “Tôi không ngờ anh đối xử với bạn anh như thế”.
Sau đó, một người trong trường tên là Hòa Bình, có nhiệm vụ phải tập hợp hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm gửi lên Trung ương. Trước khi gửi đi, Phạm Huy Thông hỏi đồng sự: "Những điều anh viết và những điều anh từng nghĩ có khác nhau không”. Được chạm đúng vào điều khó nói, người thư ký này trả lời ngay: "Tôi đã nghĩ khác, nhưng viết khác”. Phạm Huy Thông an ủi: "Chúng ta là người (chó) của tổ chức, thì làm theo tổ chức”.
"Tôi biết, sau đó ông trĩu nặng nỗi buồn và đầy day dứt. Một Phạm Huy Thông cũng không thoát khỏi “bi kịch trần gian. (Huống hồ là tôi)” – GS Chú nhớ lại.
Cũng dạo đó liên quan tới chuyện "đấu tranh giai cấp", trường sư phạm có nhận được chỉ đạo lập danh sách đưa một số người ra khỏi trường. Khi hỏi ý kiến, ông Thông nói “nếu thế thì ghi tên tôi vào số 1 danh sách này”. Việc này, sau đó bị bãi bỏ. (Người nào cần đưa ra thì đã đưa rồi)

++++++++++++++++++

GS Phan Huy Lê phác họa tinh thần Phạm Huy Thông: Ông là một nhà trí thức uyên bác và tài hoa trên nhiều lĩnh vực, từ thi ca đến luật học, sử học, khảo cổ học, nhưng hình như niềm đam mê suốt đời của ông là lịch sử và chất sử thấm vào ông trên tất cả các sáng tác, nghiên cứu và hoạt động xã hội.

Trước khi sang Pháp học sử, học địa, học luật…rồi trở về Việt Nam gắn cả cuộc đời với nghiệp nghiên cứu khảo cổ, lịch sử, Phạm Huy Thông ghi dấu vào “thời đại mới trong thi ca Việt Nam” với một đặc trưng lạ, lấy cảm hứng từ những nhân vật lịch sử, mang tới một không khí khác thường trong mơ ước:
“Tôi muốn hóa con chim để cùng gió
Bay lên cao mơn trớn sợi mây hồng”.


Đúng như một nhà phê bình văn học quan sát, “thập niên 30 – đáng kính là những người chiến bại”, thi sĩ Huy Thông không né tránh những thất bại của người anh hùng trong lịch sử.
Mượn hình ảnh Kinh Kha trong lịch sử Trung Hoa, rồi Phan Bội Châu đương thời, ông ca ngợi những người vì chí lớn, dám xông pha trên mọi hiểm nguy để thực hiện nó nhưng cuối cùng chưa chạm đích thành công.
Đây là câu chuyện của thời đại Huy Thông, thời đại của bao người anh hùng đã không chấp nhận thực tế ngang trái, thấp hèn, không chán chường buông trôi bạc nhược mà đi tìm cho mình một con đường (là vui vẻ đi theo thực tế ngang trái, thấp hèn).
Dấn thân vào “cuộc đời rộng rãi”, ông đã để lại nhiều dấu ấn cho cuộc đời, nhưng rồi cũng không thoát khỏi “bi kịch trần gian”.
Cuộc đời của con người độc hành ấy đột ngột dừng lại với cái chết bí ẩn ở tuổi 72 trong sự sửng sốt và tiếc thương vô hạn của bạn bè, đồng nghiệp và học trò. Chỉ của những người này mà thôi.
 (Theo Hạ Anh - Vietnamnet)
Posted by Từ Nguyên Học at 21:34 No comments:
Email ThisBlogThis!Share to XShare to FacebookShare to Pinterest
Labels: Bãi Rác, chú thích, lịch sử hiện đại, Nhân Văn - Giai Phẩm, sưu tầm trên mạng

Tuesday, 29 October 2019

Anh Sáu Thọ trên đường ra trận (Phan Hàm - Báo Bình Định)



ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI
Kỷ niệm 36 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2011):
Anh Sáu Thọ trên đường ra trận
10:15', 22/4/ 2011 (GMT+7)
Ngày 18.3.1975, Bộ Chính trị họp tại thủ đô Hà Nội. Tình hình chiến trường miền Nam dồn dập diễn tiến. Trong ngày 18, trên mặt trận Nam Tây Nguyên, lực lượng trinh sát mặt đất của ta trông thấy có nhiều đám khói cả trên đường 14 và đường 7. Triệu chứng gì đây? Quân địch rút lui chăng? Trung đoàn 16 lập tức cho một bộ phận đón đầu xuống nam Cheo Reo, còn phần lớn thì vòng qua đường 7, từ sau đuôi đồn tới. Mấy vạn quân địch ở Tây Nguyên đang bị kẹt lại trên đường lui quân về đồng bằng.


Đồng chí Lê Đức Thọ, đại diện của Bộ Chính trị gặp gỡ các đồng chí Khu ủy Khu 6. Ảnh tư liệu


Cùng trong ngày 18 này, có tin quân địch ở Đường 9 rút khỏi Quảng Trị.
Cả hai nguồn tin trên đã đưa đến một quyết định mới của Bộ Chính trị. Anh Ba Lê Duẩn kết luận hội nghị "Có phải chăng, đây là sự báo hiệu thời cơ để cho quân ta tổng tiến công giải phóng toàn bộ miền Nam? Các đồng chí hãy suy nghĩ đi". Và ngay tại phiên họp, Bộ Chính trị đã quyết định luôn: Anh Lê Đức Thọ lập tức vào miền Nam.
Thế là chỉ sau vài ngày chuẩn bị, anh Sáu lên đường ngay. Anh đến Huế đúng vào ngày thành phố này được giải phóng. Khi vào tới Quảng Nam, anh mời anh Võ Chí Công lên Kon Tum làm việc. Nhưng chưa đến nơi, anh Võ Chí Công lại phải lo về, vì Quảng Nam được giải phóng vào ngày 29.3.
Bốn ngày sau đó, anh đã đến Buôn Ma Thuột. Địa điểm đón tiếp anh là căn cứ huấn luyện của Trung đoàn 45 ngụy, ở phía đông thị xã. Đây là nơi tương đối an toàn nhất, vừa đảm bảo bí mật và trông bề ngoài có vẻ khang trang hơn các nơi.
Ai dè, trong lúc đang dọn quét phòng đón "ông khách quý", thì một tiếng nổ to đã phát ra gần đấy. Thì ra, trong khi anh em đang đốt rác bên ngoài, không ngờ trong đó có một quả lựu đạn và nhiều viên đạn nhỏ. Thế là lại phải cấp tốc tung người đi tìm chỗ khác. Chỉ còn non một tiếng đồng hồ nữa là "ông khách" sẽ đến.
Cuối cùng phải chọn nhà là cơ quan làm việc của ngụy quyền để lại, nhưng cũng chỉ có một phòng là còn nguyên lành. Cảnh vật xung quanh xơ xác. Khi đoàn vừa đến nơi, đã thấy đồng chí Bùi San và các đồng chí trong Tỉnh ủy Đắc Lắc kéo đến. Lại làm việc, mất cả giấc ngủ trưa. Được gặp cấp trên để xin chỉ thị, trong lúc này còn gì bằng. Cho nên, tuy biết là "ông khách" đi đường xa, mệt, nhưng chúng tôi vẫn cứ phải tranh thủ. Đồng chí bác sĩ đi theo đoàn cho biết sức khỏe của "ông già" chưa tốt lắm. Vì nóng lòng muốn vào sớm, nên luôn luôn phải vượt cung. Đã thế, đến địa phương nào cũng phải làm việc chẳng kể ngày đêm. Căng thẳng vô cùng.
Đường vào Nam Bộ lúc này đi lại khó khăn. Không phải vì đèo cao, dốc đứng, cũng không phải vì có suối sâu. Nhưng đường thì hẹp mà các đơn vị binh khí kỹ thuật, tên lửa, xe tăng choán hết cả mặt đường, cho nên phải đi theo đường 14 đầy bom mìn của hai bên ngụy và ta. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đoàn xe của "ông khách", tôi phải cho hai xe tải chở gạo đi trước (vì xe chở gạo không sợ mìn) và bản thân tôi dẫn đoàn đi, vì tôi cũng vào Nam Bộ (nhưng tôi không chở gạo).  
Trạm đón tiếp của Trung ương Cục nằm dưới một lùm cây rậm. Gọi là trạm, nhưng lèo tèo chỉ có một cái lán nhỏ và một cái lán con. Trông qua dấu vết cũng biết xe qua lại nơi này rất nhiều. Nhác trông cũng thấy kỷ luật chiến trường ở đây rất nghiêm. Tất cả xe cộ đều núp kín, rải rác xung quanh. Từ đây vào Trung ương Cục đi lại chỉ bằng một phương tiện duy nhất là xe Honda ôm, bất cứ khách là cấp gì.
Vừa đưa tay lên vành mũ chào, anh "lái xe ôm" đã ôm chầm lấy "ông khách" trước con mắt ngạc nhiên của mọi người.
- Anh Sáu, anh có khỏe không, anh Sáu. Anh Bảy (đồng chí Phạm Hùng) cho tôi ra đón anh đây! Mấy hôm nay,  anh Bảy trông anh hết nói.
Đồng chí Lê Đức Thọ vỗ nhẹ vào vai "anh giải phóng". Lần thứ hai, mọi người ngạc nhiên.
- Ủa, Tư. Dạo này công tác ở đây à? Đã gặp vợ con chưa?
Vừa nói, anh Sáu Thọ vừa quàng xà cột vào vai, rồi nhanh nhẹn leo lên chiếc Honda, ngồi gọn sau lưng "anh giải phóng" rất tự nhiên.
- Ta đi thôi!
Anh Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng và các cán bộ Trung ương Cục đã đợi sẵn từ ngoài đứng đón. Vừa xuống xe, anh Sáu Thọ chạy đến ôm choàng lấy anh Phạm Hùng và anh Văn Tiến Dũng. Họ hôn nhau lâu hơn mọi lần, nghẹn ngào, chẳng nói nên lời. Mới xa nhau chỉ hơn 100 ngày mà tình hình đổi thay hơn cả một đời người, như những người vừa ra khỏi giấc mơ.
Suốt cả một đời, vào tù, ra tội, biết bao nhiêu lần đứng dưới máy chém nhìn lên, hay trong ngục tối nhìn ra, tính mệnh như nghìn cân treo sợi tóc, có ai trong họ nghĩ rằng có ngày họ cùng đứng bên nhau như thế này để nhìn đời xán lạn như hôm nay và tràn trề hy vọng về những ngày sắp đến. Trong cuộc đời làm cách mạng, mỗi người đều gánh vác nhiều trọng trách, nhưng có nhiệm vụ nào lớn hơn trách nhiệm mà Đảng đặt lên vai họ trong những ngày sắp đến: Chỉ huy một chiến dịch quy mô nhất, quan trọng nhất để kết thúc thắng lợi sau 120 năm cả dân tộc sống trong đêm dài nô lệ. Chiến dịch này còn thai nghén, nhưng thắng lợi gần như nắm chắc trong tay. Trong những cái hôn mặn nồng (đắm đuối?), thắm thiết, còn bộc lộ một ý chí sắt đá, một quyết tâm cao độ và một sự nhất trí cao.
Ngày hôm sau bắt tay vào làm việc. Thượng tá Võ Quang Hồ cùng đi trong đoàn anh Sáu Thọ, có hé cho tôi biết hai điểm:
1. Quyết tâm của Bộ Chính trị đánh Sài Gòn-Gia Định rất cao.
2. Kế hoạch phải vững chắc. Nếu cần, có thể tăng thêm lực lượng phía sau lên và phải kết thúc Chiến dịch sớm.
- Bao giờ?
- Mùa khô.
Hôm thông qua kế hoạch tác chiến, có hai điểm mà cả ba anh Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng đã nhắc đi nhắc lại: Làm thế nào đánh vào một thành phố lớn hơn 3 triệu dân mà tránh cho được cảnh tên bay, đạn lạc cho đồng bào (hồi Mậu Thân không có bàn mấy chuyện này). Quân địch hãy còn quá đông, có thể đếm hơn 300.000 tên. Làm thế nào để tránh bớt máu cho Sài Gòn.
Qua trao đổi, cả ba anh đều nhất trí đánh Sài Gòn không như đánh Buôn Ma Thuột, mà cũng chẳng giống như đánh Điện Biên Phủ. Mặc dù quân địch đông, đóng nhiều nơi, cả cái vỏ cũng rất cứng: Xuân Lộc, Nước Trong, Đồng Dù, Lai Khê, v.v..  và cái ruột không yếu vì địch vừa có Quân khu 5, Khu 6, (ở đâu vậy?) Trị Thiên kéo về. Cho nên không thể đánh bóc vỏ như kiểu Điện Biên Phủ, vì địch sẽ lùi dần vào trung tâm, kịch chiến dứt điểm ở đấy thì thế nào cũng đổ nát nhiều. Cũng không thể thọc thẳng vào trung tâm thành phố, bỏ qua bên ngoài được như ở Buôn Ma Thuột. Phải vừa đánh vòng ngoài, bao vây chúng lại, đồng thời có lực lượng mạnh đột phá vào trung tâm, mà ở đây cũng chỉ đánh mấy mục tiêu chủ chốt thôi: Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu, Dinh Độc Lập, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha Cảnh sát, còn các nơi khác thì quần chúng nổi dậy, dùng chính trị, binh vận làm cho địch tan rã, giành quyền làm chủ. Cho nên lực lượng chính trị, binh vận phải phối hợp chặt chẽ. Đây là nhiệm vụ của anh Nguyễn Văn Linh và các anh trong Trung ương Cục.
Ngoài Sài Gòn ra thì không dùng quân chủ lực để đánh các nơi khác. Chỉ cần đánh các đoàn quân đi tiếp viện, đi tăng cường trên đường hành quân, còn vây chặt các nơi. Sài Gòn rã thì các nơi sẽ rã theo thôi. Bàn về kế hoạch tác chiến cụ thể. Theo yêu cầu của anh Sáu Thọ, các anh Võ Chí Công và Chu Huy Mân trực tiếp xuống các kho hậu cần đôn đốc. Quân đoàn do tướng Nguyễn Hòa chỉ huy, được Bộ Tổng tư lệnh tăng cường cho Chiến dịch thần tốc hành quân bằng ô tô đang vào đến vùng tập kết nhận nhiệm vụ chuẩn bị xuất kích khi có lệnh.
Ngày mở màn Chiến dịch không còn lâu mà mưa sớm đã bắt đầu ảnh hưởng đến vận chuyển đạn dược và hành quân cơ động của bộ đội. Chúng tôi thấy anh Sáu Thọ tỏ ra lo lắng, sốt ruột. Anh đã nói lên tâm trạng của mình trong một bài thơ (con cóc) ngắn, bài Mưa rơi:
Suốt đêm qua không ngủ,/Nằm đếm tiếng mưa rơi,/Lo cho anh bộ đội,/Lầy lội quãng đường dài..../Hết tăng rồi lại pháo,/Mong chẳng thấy tăm hơi,/Chiến trường chờ từng phút,/Đừng mưa nữa, mưa ơi!/Để đường mau khô ráo,/Cho xe vào tới nơi. Mưa lâu thêm chút nữa / Là thơ anh hết hơi
(Lộc Ninh, 9.4.1975)
Khi kết thúc hội nghị xác định những vấn đề lớn để chuẩn bị gấp trước ngày thông qua lần cuối cùng 22.4.1975, anh Phạm Hùng luôn luôn tươi cười, thân ái nhìn mọi người. Trong bài phát biểu, anh đã nói lên tiếng nói của đồng bào Nam Bộ:
- Ở trong này, được tin quân ta thắng lớn ở Tây Nguyên, ai nấy đều vui mừng vì thấy có thể giải phóng cả miền Nam, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong năm nay. Từ khi thành lập Đảng đến nay, đây là giờ phút lịch sử vinh quang nhất, Đảng ta có truyền thống đoàn kết, nhân dân và quân đội ta có truyền thống đoàn kết, Nam Bắc một nhà. Chúng tôi hoan nghênh sự có mặt kịp thời của các đồng chí trên chiến trường miền Nam.
Anh Phạm Hùng vừa ngồi xuống, mở hộp thuốc lá sợi vàng ra, anh Văn Tiến Dũng tiếp lời:
- Làm sao để chậm nhất đến ngày sinh nhật Bác Hồ, chúng ta có mặt ở Sài Gòn.
Anh Sáu Thọ bổ sung ngay:
- Trung ương giao cho Đảng bộ miền Nam, toàn thể các lực lượng vũ trang của ta phải hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam ngay trong tháng 4 này. Lúc ra đi, tôi có gặp riêng anh Ba Lê Duẩn, anh nói đại ý: Chúng ta nhất định thắng, nhưng cũng phải đề phòng có gì trắc trở thì ở luôn trong đó, làm xong nhiệm vụ rồi hãy về. Đó là quyết tâm của Bộ Chính trị.
Cuộc họp như có một luồng gió mới thoảng qua. Bầu không khí khác hẳn, anh Lê Đức Thọ móc từ trong túi áo một mảnh giấy nhỏ, rồi đọc: "Anh dặn: Ra đi thắng mới về,/Phút giây cảm động nói năng chi,/Lời anh là cả lời non nước,/Ngàn dặm Trường Sơn há ngại gì." Và thế là một bài thơ nữa được đưa vào chương trình văn học lớp 12 phổ thông.  
. Theo Thiếu tướng Phan Hàm (Tham mưu phó Chiến dịch Hồ Chí Minh)/QĐNDO
Posted by Từ Nguyên Học at 21:41 No comments:
Email ThisBlogThis!Share to XShare to FacebookShare to Pinterest
Labels: chiến tranh Đông Dương lần 2, chú thích, Lê Đức Thọ, lịch sử hiện đại, sưu tầm trên mạng

Monday, 14 October 2019

Việt Nam Cộng hòa, chỉ là chính quyền ngụy (Nguyễn Đình Quân - Thiềm Thừ)

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017


Việt Nam Cộng hòa, chỉ là chính quyền ngụy

Từ ngày 2/9/1945 đến nay, từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có một chính phủ Việt Nam hợp pháp. (Các chính phủ khác không được Thiềm Thừ công nhận nên không hợp pháp)
Bằng cuộc Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam đã thoát ách cai trị của bọn thực dân, đế quốc, để ngẩng cao đầu (tiếp tục đi làm ô sin) trước toàn thế giới, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
Bằng cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu ngày 6/1/1946, người dân khắp đất nước Việt Nam (hơn 90% mù chữ) đã bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, đất nước mà trước năm 1945 đã bị thực dân Pháp chia làm ba xứ Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ.
Nhưng bọn thực dân Pháp (căn cứ vào các điều ước quốc tế mà ta xem là vô giá trị) không từ bỏ dã tâm đô hộ Việt Nam một lần nữa. Dân tộc Việt Nam (dưới sự lãnh đạo của Đảng) lại phải chống trả cuộc xâm lược lần thứ hai của Pháp. Trong bối cảnh ấy, thực dân Pháp dựng lên cái gọi là “Quốc gia Việt Nam”, do cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng. Do có những kẻ (mà ta gọi là) phản quốc như Bảo Đại – Nguyễn Vĩnh Thụy, cuộc Kháng chiến chống Pháp đã gặp thêm khó khăn, phải kéo dài thêm. Ngay cả khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ và phải ký Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954, rút quân khỏi Việt Nam, đất nước Việt Nam vẫn bị chia cắt làm hai khu vực với giới tuyến quân sự tạm thời là Vĩ tuyến 17, do có “Quốc gia Việt Nam”. Pháp thua, nhưng Mỹ đã nhảy vào. Với cánh cửa là “Quốc gia Việt Nam”, Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam (còn Trung Quốc và Liên Xô thì can thiệp bằng cánh cửa khác). Nếu không có “Quốc gia Việt Nam” (hay nếu không có Việt Minh), nước Việt Nam đã không bị chia cắt lâu thêm tới 21 năm, đã không phải có được sự thống nhất hiện nay bằng sinh mạng của hàng triệu người, bằng di chứng đau thương do chất da cam dioxin gây ra đối với nhiều thế hệ...  (hay các trại học tập cải tạo, các chiến dịch đánh tư sản, các chuyến vượt biển đầy máu và nước mắt)

“Việt Nam Cộng hòa” từ đâu ra? Chính quyền “Việt Nam Cộng hòa” do Mỹ dựng lên, từ chính quyền bù nhìn “Quốc gia Việt Nam”. Bước chuyển từ “Quốc gia Việt Nam” sang “Việt Nam Cộng hòa” là bước chuyển từ làm tay sai cho thực dân Pháp sang làm công cụ cho đế quốc Mỹ (thay vì làm tay sai cho Liên Xô và Trung Quốc).
Posted by Từ Nguyên Học at 19:57 No comments:
Email ThisBlogThis!Share to XShare to FacebookShare to Pinterest
Labels: bại não, chiến tranh Đông Dương lần 2, chú thích, lịch sử hiện đại, sưu tầm trên mạng

Sunday, 13 October 2019

Ngọn sóng Bạch Đằng và 'Ván bài lật ngửa' (Huy Thịnh - Tiền Phong)





15/07/2016 06:42
•   
•   
•   
•   
Ngọn sóng Bạch Đằng và 'Ván bài lật ngửa'

TP - Nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định Trần Bạch Đằng là một sử gia, nhà nghiên cứu, phê bình có kiến thức uyên thâm; một nhà văn, nhà báo tài hoa, nhạy bén và quyết liệt, “cha đẻ” của hàng loạt tác phẩm văn học đỉnh cao (trong nước), trong đó không thể không nhắc đến “Ván bài lật ngửa”, một trong những tác phẩm kinh điển của Điện ảnh Việt Nam.

Gần mười năm sau ngày về cõi vĩnh hằng, ván bài của chính cuộc đời ông với bao thăng trầm, chìm nổi đã được những đồng chí, đồng đội thân thiết tiết lộ có nhiều chi tiết cảm động.

Vết thương không lành (trong lý lịch)
Ông Lê Quang Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo nhớ lại: “Tôi được Tỉnh ủy Mỹ Tho cử làm Trưởng ban Thanh vận, Tỉnh Đoàn trưởng Thanh niên Cứu quốc, nên có nhiều dịp làm việc với anh Trần Bạch Đằng, Xứ đoàn phó. Đầu năm 1949, anh vắng mặt. Cơ quan cho biết anh đi công tác xa nhưng tôi nhận được tin mật là trên đường ra Bắc cùng đoàn cán bộ cao cấp, anh Đằng bị lạc và bị địch bắt tại một tỉnh Nam Trung bộ. Tôi vô cùng đau xót và lo lắng. Hạ tuần tháng 9/1949, mọi người đang thiu thiu ngủ thì có tiếng lao xao ngoài ngõ. Tôi xách đèn pin ra cổng thấy một đoàn khách gồm ba người, đi đầu là một anh mình trần, mặc quần đùi. Vừa thấy tôi, giọng anh lạc đi: “Bạch Đằng đây, Đoàn (bí danh của ông Thành) ơi”!.
Tôi ôm chặt lấy ông Đằng. Ông Đằng nói nhỏ: “Mình vượt ngục. Tối hôm kia ở Gò Công, hôm qua ở cơ quan Huyện ủy Chợ Gạo. Chiều hôm nay hai cán bộ huyện Đoàn Chợ Gạo đưa mình về đây. Thật là may mắn”.
“Tôi đưa anh ra kênh Nguyễn Văn Tiếp tắm và khuyên nên nghỉ ngơi lấy lại sức nhưng anh không nghe. Anh nói sau nhiều tháng bị địch bắt, giam cầm, đày đọa, đây là đêm đầu tiên được nằm giữa chiến khu, hít thở không khí tự do, trong lành. Trời vừa mờ sáng, anh rủ tôi ra kênh tắm “nước mát chiến khu một lần nữa cho đã”. Trên người anh hằn rõ những vết bầm tím, vết sẹo, lằn roi rỉ máu” - ông Thành kể tiếp.
Ông Đằng bị địch bắt giam tại Khánh Hòa, bị đánh đập, tra khảo hết sức dã man. Hết cho đi “tàu lặn”, “máy bay” đến gí điện vào chỗ hiểm,… Dù bị tra khảo dã man, chết đi sống lại nhiều phen nhưng ông Đằng kiên quyết không khai. Lợi dụng địch sơ hở, ông chỉ huy 40 bạn tù vượt ngục…
Nhiều đồng chí, đồng đội của ông nói, dù vẫn được tổ chức tin tưởng, sau này được giao nhiều trọng trách cao hơn nhưng việc ông sa vào tay giặc rồi vượt ngục một cách ngoạn mục trở thành một vết thương không bao giờ lành trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng.
Ông Lê Hồng Quang, bác sỹ chăm sóc sức khỏe cho nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc, khi ấy là Phó Bí thư Trung ương Cục) kể trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Ban Tuyên huấn Trung ương Cục xảy ra vụ Tám Hà, một cán bộ dưới quyền ông Đằng chiêu hồi. Chưa hết, ông Linh đến Ban Tuyên huấn làm việc, gần đến nơi đặt căn cứ thì hay tin một cận vệ của ông Đằng phản bội. Đoàn ông Linh bị “ló lưng”, phải quay về, dọc đường địch pháo kích dữ dội.

Không màng danh lợi
Ông Trần Bạch Đằng tham gia Bộ chỉ huy Tiền phương trong Tết Mậu Thân. Là chính ủy của một cánh quân, ông đã đột nhập vào Chợ Lớn từ hướng Bình Chánh, Phú Lâm, tiến tới chợ Bình Tây và khu vực Tổng đốc Phương. Khi tiến ông luôn đi theo đội tiên phong nhưng khi rút lui thì đi cùng với đơn vị có nhiệm vụ rút sau cùng.
Ông Phạm Công Cảnh, nguyên Phó Văn phòng Khu ủy Sài Gòn - Gia Định kể: “Sau năm 1975, ông rất bức xúc trước công tác cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, cải tạo nông nghiệp và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp và ngăn sông cấm chợ. Ông và các anh trong Ban Tuyên huấn Trung ương Cục trước kia như Tám Định (Long An), Cao Văn Sáu (Tiền Giang), Châu Nguyễn (Bến Tre), Vũ Đình Liệu (Hậu Giang), Năm Vận (Kiên Giang)… cùng nêu quan điểm đổi mới và bãi bỏ các cơ chế trong thời kỳ bao cấp” - ông Cảnh kể.
Nguyên Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Phạm Quang Nghị kể: Khi vào TPHCM dự lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (năm 2002), trước giờ khai mạc, ông nhận được thư của ông Đằng cáo bận không tới dự lễ được. (Thật là lịch sự)
“Tôi gọi điện thoại hỏi thăm và nài nỉ ông. Hôm đó ông đã tới, dù ông không thật hài lòng (không màng danh lợi?) với việc Hội đồng xét thưởng Quốc gia trao cho ông Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật – giải thưởng mà nhiều người  (trong đó có ông không?) cho rằng chưa tương xứng với những gì ông đã đóng góp. Sau này, ông không hề khiếu nại hay đề nghị nâng cấp giải thưởng dù việc đó hoàn toàn xứng đáng” – ông Nghị cho biết.
Ông Trần Văn Kỉnh, nguyên thư ký Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam Bộ kháng chiến nhớ lại: Trong lúc công việc biên tập còn dang dở thì Tổng biên tập Trần Bạch Đằng lâm trọng bệnh. Những ngày cuối đời nằm điều trị ở bệnh viện, ông vẫn không ngừng làm việc, tu chỉnh bản thảo, báo cáo xin ý kiến nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Chủ tịch hội đồng để hoàn thành bộ sách này.
TS Phan Xuân Biên, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM cho biết, ngày đưa ông Đằng về cõi vĩnh hằng, trong điếu văn đọc tại lễ truy điệu, chức danh Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định của ông mới chính thức được công nhận. Trước đó, hồ sơ của ông bị gác lại do không có điều kiện xác minh (chờ khi ông chết mới xác minh được).

Trần Bạch Đằng - Người cộng sản kiên trung
Ngày 14/7, Thành ủy TPHCM đã tổ chức hội thảo “Đồng chí Trần Bạch Đằng- Người cộng sản kiên trung” với sự tham dự của lãnh đạo nhiều bộ ban ngành và TPHCM các thời kỳ. Tham luận tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng (giờ đang ở tù) nhấn mạnh, hơn 80 năm tuổi đời, với hơn 60 năm một lòng theo Đảng và Bác Hồ, ông Trần Bạch Đằng đã thể hiện trọn vẹn là một người chiến sĩ cách mạng trung kiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn kiên định, lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.

HUY THỊNH


Posted by Từ Nguyên Học at 22:53 No comments:
Email ThisBlogThis!Share to XShare to FacebookShare to Pinterest
Labels: chân dung, chiến tranh Đông Dương lần 2, chú thích, sưu tầm trên mạng
Older Posts Home
Subscribe to: Posts (Atom)

Bài được nhiều người đọc trong tuần

  • Nửa và nữa khác nhau thế nào?
    Người miền Nam thường gặp nhiều khó khăn khi phải phân biệt hỏi ngã. Cách giải quyết căn bản là dựa vào nghĩa của từ để nhớ mặt chữ: nửa ,...
  • Pháp có phim cấp 3 không?
    Từ năm 1988 luật pháp Hồng Kông bắt buộc tất cả phim ảnh đều phải được cơ quan quản lý ngành truyền hình và giải trí kiểm tra phân loạ...
  • Mắc chứng gì rủ nhau đánh Huỳnh Công Tín?
    Gần đến ngày nhà báo Việt Nam tự nhiên các nhà ngôn ngữ học xúm lại sỉ vả ông Huỳnh Công Tín chỉ vì mục từ NHÀ BÁO trong quyển từ điển ...
  • Mắt hay mắc?
    Các từ điển trước đây chỉ có mắt (Paulus Huình Tịnh Của, 1896b:22; Génibrel, 1898:443 Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:307, Thanh Nghị, 1967:885...
  • Hồng Công hay Hồng Kông?
    Viết cách nào cũng được. Cả hai cách viết đều xuất hiện trên sách báo từ đầu thế kỷ 20, hoặc sớm hơn nữa, và đến nay vẫn tiếp tục được d...
  • Lục xì là gì?
    Lục xì là một thiên phóng sự nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng viết về nơi chữa bệnh cho gái mại dâm. Từ lục xì , có khi viết là lục xi...
  • Mũ ca nô là mũ gì?
    Từ điển chỉ có ca nô với ý nghĩa là thuyền máy cỡ nhỏ, có mạn cao, khoang có nhiều ngăn chia làm buồng máy, buồng lái,... dùng chạy trê...
  • Giấu giếm hay dấu diếm?
    Có hai từ dấu . Một có nghĩa là yêu (ví dụ: yêu dấu ). Từ kia có nghĩa là vết (ví dụ: dấu vết ). Giấu và giấu giếm đều có nghĩa l...
  • Ba lần Bác cười trước lúc đi xa (Vương Tinh Minh - Quân Đội Nhân Dân)
    Ba lần Bác cười trước lúc đi xa QĐND - Thứ Hai, 25/01/2010, 20:33 (GMT+7) “...Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã rời xa chúng ta, nhưng ...
  • Típ hay tuýp?
      Các từ điển nghiêm chỉnh chỉ công nhận típ (P. type) nghĩa là kiểu và tuýp (P. tube ) nghĩa là ống . Trên thực tế người ta dùng lẫn lộ...

Chủ đề

ẩm thực (46) An Chi Huệ Thiên (11) ẩn dụ (3) Bắc Bộ (1) bại não (22) Bãi Rác (1) bản thảo (3) Biển Đông (5) bò đỏ (11) Brian Wu (20) Bùi Mạnh Hùng (1) bút danh (1) cải cách ruộng đất (2) Cao Tự Thanh (1) Cao Xuân Hạo (3) cây cỏ (37) chân dung (41) chiến tranh Đông Dương lần 1 (52) chiến tranh Đông Dương lần 2 (50) chiến tranh Đông Dương lần 3 (7) chính sách ngôn ngữ (11) chính tả (62) chơi chữ (3) chữ Quốc Ngữ (17) chú thích (5) chuẩn (1) chuyện nghề (4) cờ bạc (4) cổ sử (32) cổ văn (1) Cô-rô-na (2) Công giáo (4) cú pháp (5) đa nghĩa (2) dân ca (1) đạo văn (1) địa danh (59) dịch thuật (87) Điện Biên Phủ (4) điều tra xã hội học (1) định nghĩa (25) Đỗ Mười (1) đồng âm (6) động vật (4) dư luận viên (13) đường bộ (5) đường sắt (3) ebook (1) ghi (1) ghi chú (538) giải hoặc (19) giáo dục (45) giáo dục lịch sử (14) hải ngoại (29) Hải Phòng (1) Hán Nôm (43) Hồ Chí Minh (34) Hoàng Phê (1) Hoàng Tuấn Công (3) Hội Nhà Văn Việt Nam (1) huyền thoại anh hùng (48) huyền thoại tiếng Việt trong sáng và giàu đẹp (45) không còn trang gốc (8) kiêng kỵ (2) lá cải (1) Lê Duẩn (4) Lê Đức Thọ (1) lễ hội (1) Lê Thế Mẫu (5) lịch (1) lịch sử cận đại (120) lịch sử hiện đại (302) lịch sử trung đại (2) lịch sử Việt ngữ học (2) liêm chính học thuật (4) Liên Xô (1) lưỡi gỗ (2) lưu manh giả danh trí thức (4) mặc cảm nhược tiểu (1) mại dâm (1) mạng xã hội (2) Mao Trạch Đông (1) Nam Bộ (5) Nam Úc (16) Ngô Đình Diệm (2) ngữ âm (3) ngư nghiệp (1) ngữ pháp chức năng (4) người Chăm (2) người Hoa (16) người trong nghề (1) Nguyễn Ái Quốc (6) Nguyễn Đức Dân (3) Nguyễn Đức Tồn (2) Nguyễn Hữu Quyền (24) Nguyễn Khuyến (1) Nguyễn Ngọc (1) Nguyễn Ngọc Chính (1) Nguyễn Thành Nam (1) Nguyễn Thế Truyền (1) Nguyễn Trung Tú (6) Nguyễn Vân Phổ (1) Nguyễn Văn Vĩnh (1) Nhã Thuyên (3) nhân danh (2) Nhân Văn - Giai Phẩm (3) Phạm Quỳnh (6) Phạm Thị Anh Nga (1) Phạm Thị Hoài (1) Phan Ngọc (1) phân tích diễn ngôn (1) phê bình văn học (1) phiên âm (17) phim ảnh (8) phong cách văn chương (1) phương ngữ (18) quan chế (1) quan hệ Việt Nga (4) quan hệ Việt Trung (12) Sài Gòn xưa (2) sạn (70) sao phỏng ngữ nghĩa (13) su (1) sử học (4) sưu tầm trên mạng (754) Tây Sơn (1) Tây Úc (2) thành ngữ & tục ngữ (19) thể thao (1) Thích Chân Quang (1) Thiên Lương (3) thống kê cú pháp (1) thuật ngữ báo chí (1) thuật ngữ chính trị (13) thuật ngữ cơ khí (11) thuật ngữ Công giáo (17) thuật ngữ dân tộc học (2) thuật ngữ địa chất (2) thuật ngữ điện ảnh (1) thuật ngữ giao thông vận tải (16) thuật ngữ kinh tế & tài chính & ngân hàng (6) thuật ngữ mỏ (1) thuật ngữ ngôn ngữ học (9) thuật ngữ Phật giáo (5) thuật ngữ quân sự (60) thuật ngữ thể thao (4) thuật ngữ thực vật học (16) thuật ngữ tin học (3) thuật ngữ toán học (1) thuật ngữ triết học (3) thuật ngữ vật lý (1) thuật ngữ xây dựng (12) thuật ngữ y dược (5) tiếng chim hót (4) tiếng lóng (2) tiếng Việt trung đại (3) tiểu thuyết lịch sử (4) tình dục & hôn nhân & gia đình (54) Tố Hữu (1) tòa căng-gu-ru (1) tôn giáo (2) trắc địa (1) Trần Kiều Ngọc (5) Trần Nhật Quang (3) trang phục (21) Trung Cộng (2) Trường Chinh (2) truyền hình (1) truyện Kiều (1) từ điển học (63) từ láy (2) tư liệu (34) từ mượn âm (10) từ ngữ cổ (4) từ ngữ nghề nghiệp (2) từ ngữ tân tạo (1) từ nguyên dân gian (35) từ quốc tế (8) từ trắc học (16) Ukraina (14) văn chương (36) văn dĩ tải đạo (7) văn hóa (12) văn học Pháp (1) văn học Việt Nam (2) văn nghệ (8) vè (1) vệ sinh (1) vẹt (2) vĩ cuồng (2) Việt Nam Cộng Hòa (8) Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1) Việt Nam Quốc Dân Đảng (1) Võ Nguyên Giáp (2) vòng danh lợi (1) Vương Tấn Việt (1) xưng hô (1)

Số lượt khách

Lưu trữ

  • ▼  2024 (11)
    • ▼  December (2)
      • Các từ xà bông / xà phòng từ đâu mà ra?
      • Bi kịch ở đâu?
    • ►  November (2)
    • ►  October (1)
    • ►  August (1)
    • ►  March (1)
    • ►  February (1)
    • ►  January (3)
  • ►  2023 (11)
    • ►  October (1)
    • ►  September (3)
    • ►  July (1)
    • ►  June (2)
    • ►  April (2)
    • ►  February (1)
    • ►  January (1)
  • ►  2022 (46)
    • ►  December (5)
    • ►  October (6)
    • ►  September (7)
    • ►  July (1)
    • ►  June (5)
    • ►  April (11)
    • ►  January (11)
  • ►  2021 (64)
    • ►  December (12)
    • ►  November (23)
    • ►  October (1)
    • ►  August (1)
    • ►  July (11)
    • ►  June (3)
    • ►  May (1)
    • ►  April (1)
    • ►  March (9)
    • ►  February (1)
    • ►  January (1)
  • ►  2020 (28)
    • ►  December (1)
    • ►  August (9)
    • ►  July (3)
    • ►  June (2)
    • ►  May (1)
    • ►  March (5)
    • ►  February (5)
    • ►  January (2)
  • ►  2019 (64)
    • ►  December (4)
    • ►  November (10)
    • ►  October (26)
    • ►  September (8)
    • ►  August (1)
    • ►  July (2)
    • ►  June (3)
    • ►  May (2)
    • ►  April (2)
    • ►  March (2)
    • ►  February (2)
    • ►  January (2)
  • ►  2018 (62)
    • ►  December (3)
    • ►  November (2)
    • ►  October (5)
    • ►  September (2)
    • ►  August (8)
    • ►  July (23)
    • ►  June (10)
    • ►  May (2)
    • ►  April (5)
    • ►  February (1)
    • ►  January (1)
  • ►  2017 (41)
    • ►  October (7)
    • ►  September (4)
    • ►  August (10)
    • ►  July (1)
    • ►  June (7)
    • ►  April (6)
    • ►  February (1)
    • ►  January (5)
  • ►  2016 (33)
    • ►  December (1)
    • ►  October (5)
    • ►  September (3)
    • ►  August (1)
    • ►  July (2)
    • ►  June (8)
    • ►  May (2)
    • ►  April (1)
    • ►  February (7)
    • ►  January (3)
  • ►  2015 (36)
    • ►  December (1)
    • ►  November (14)
    • ►  October (4)
    • ►  August (5)
    • ►  June (2)
    • ►  May (4)
    • ►  April (6)
  • ►  2014 (239)
    • ►  December (3)
    • ►  November (3)
    • ►  October (8)
    • ►  September (4)
    • ►  August (6)
    • ►  July (8)
    • ►  June (12)
    • ►  May (31)
    • ►  April (37)
    • ►  March (60)
    • ►  February (47)
    • ►  January (20)
  • ►  2013 (402)
    • ►  December (8)
    • ►  November (20)
    • ►  October (43)
    • ►  September (79)
    • ►  August (49)
    • ►  July (37)
    • ►  June (35)
    • ►  May (38)
    • ►  April (46)
    • ►  March (21)
    • ►  February (11)
    • ►  January (15)
  • ►  2012 (351)
    • ►  December (30)
    • ►  November (33)
    • ►  October (27)
    • ►  September (24)
    • ►  August (33)
    • ►  July (42)
    • ►  June (35)
    • ►  May (37)
    • ►  April (30)
    • ►  March (24)
    • ►  February (13)
    • ►  January (23)
  • ►  2011 (125)
    • ►  December (22)
    • ►  November (21)
    • ►  October (23)
    • ►  September (14)
    • ►  August (29)
    • ►  July (11)
    • ►  June (5)

Người đọc thường xuyên

Tác giả

  • Dummy French
  • MPT
  • Secret Garden
  • Từ Nguyên Học
  • Từ Trắc Học

Công Đức Vô Lượng

  • Gallica
  • Quán Ven Đường
  • Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
  • Thư Viện Tiếu Lùn
  • Tủ Sách Tiếng Việt

Blog

  • Nghiên Cứu Lịch Sử
    Bài hát Giải Phóng Miền Nam – Một di sản lịch sử (bài 1)
    4 days ago
  • Chính Hồi Ức
    50 năm… “rụng trứng”
    4 days ago
  • Tuấn Công Thư Phòng
    “Có đi có lại” và “Có đi có lại mới toại lòng nhau”
    3 weeks ago
  • Yêu Hán Nôm
    Deutsch lernen durch Hören A2: Redewendungen
    3 weeks ago
  • Khmerologie
    Anne-Laure Porée, Carnet noir d’un Khmer rouge
    2 months ago
  • Trần Đình Sử
    TIỂU THUYẾT TRONG CHIỀU KÍCH VĂN HÓA HỌC THẾ KỶ XX
    6 months ago
  • SEAsian History - Lê Minh Khai
    Here is an Example of the Problem with the Scholarship on “Srivijaya”
    1 year ago
  • Vietnam Corpus Linguistics - Đào Hồng Thu
    3.1. Khái niệm đánh dấu
    4 years ago
  • Tiếng Việt
    "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"
    5 years ago
  • Quách Hiên
    Độc sử nghi vấn (1)
    5 years ago
  • Archaeological*Highlights - Lâm Thị Mỹ Dzung
    Nghiên cứu về vai trò của giới qua tư liệu khảo cổ học
    5 years ago
  • FREEDOM IS NOT FREE (Le Tung Chau Library)
    Chứng Tích bên phía CSBV part 3
    5 years ago
  • Ngôn Ngữ Việt Nam
    Lý thuyết đa thanh trong phân tích diễn ngôn
    6 years ago
  • Chi (Đặng Thị Vân Chi)
    Giới thiệu sách “ Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”.
    6 years ago
  • THỰC TIỄN & CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ
    Hôm nay ngày 10 tháng 01 năm 2019
    6 years ago
  • Trần Trọng Dương
    Từ nguyên của thịt SẤN- thịt THĂN?
    7 years ago
  • Nam Ròm
    Hồi Ức Một Đời Người (tháng 8/2016 tới 2/2018) - Mục lục bài viết của anh Nguyễn Ngọc Chính
    7 years ago
  • Nam Ròm
    Hồi Ức Một Đời Người (tháng 8/2016 tới 2/2018) - Mục lục bài viết của anh Nguyễn Ngọc Chính
    7 years ago
  • sapcham
    Phương án chữ Việt của PGS TS Bùi Hiền là kiểu Akhar Thrah của Champaka
    7 years ago
  • TIẾNG VIỆT: NGẪM NGHĨ...
    CẢ và TẤT CẢ
    7 years ago
  • Bãi Rác
    Từ bảo vệ lên làm chủ tịch hội đồng khoa học thì sao?
    8 years ago
  • Chữ Nôm
    Phật thuyết A Di Ðà Kinh
    8 years ago
  • Cham Studies
    Chế Bồng Nga, Lê Thánh Tông và Hoàng đế nhà Minh
    8 years ago
  • Từ Trắc Học
    Mười cách chứng minh kẻ cắp không phải là kẻ cắp
    9 years ago
  • Ghi Chú Ngữ Âm Tiếng Pháp
    Cách đọc tên của viên cao ủy Pháp ở Đông Dương hồi năm 1947
    11 years ago
  • Thư Viện Trực Tuyến
    БОЛЬШАЯ БЕСПЛАТНАЯ БИБЛИОТЕКА - МЕЧТА ЛЮБОГО КНИГОЛЮБА (TULULU)
    11 years ago
  • Tự học Hán văn
    Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 7
    14 years ago
  • Intermediate Vietnamese
    Huế
    16 years ago
  • Future Ahead - Nguyễn Tiến Hải
Show 5 Show All

Web Chuyên Ngành

  • Bảo Tàng Hồ Chí Minh
  • Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương
  • Khoa Ngôn Ngữ Học - Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Hà Nội
  • Phê Bình Văn Học
  • Trung Tâm Phổ Biến và Giảng Dạy Ngôn Ngữ
  • Trung Tâm Văn Hóa Học Lý Luận và Ứng Dụng
  • Viện Nghiên Cứu Hán Nôm

Tư Liệu

  • Ảnh Xưa
  • Thư Viện Người Việt
  • Thư Viện Quốc Gia Việt Nam - Báo Chí
  • Thư Viện Quốc Gia Việt Nam - Sách Đông Dương
  • University of Florida Digital Collection

Văn khố

  • IREL

Tài liệu tham khảo

  • Chữ Nôm
  • Hán Việt Tự Điển - Thiều Chửu
  • Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn
  • Khang Hi
  • Les mots vietnamiens d'origine française (Đặng Thái Minh & Nguyễn Mỹ Phương)
  • Tra Từ
  • Từ Điển Trực Tuyến Việt Hán Nôm
  • VDict
  • Viet Bible
  • Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức & Hán Việt Dẫn Chứng)

Từ Điển Ngoại Ngữ

Search Dictionary

Các Trang Web Từ Điển

  • Analyse et Traitement Informatique de la Langue Francaise
  • Centre National de Ressources Textuelles et Lexicales
  • Chine Nouvelle
  • Chinese - English Dictionary of Modern Usage - Lin Yutang
  • Chinese Etymology
  • Chữ Nôm
  • DICT
  • Dictionnaire Electronique des Synonymes - CRISCO
  • Dictionnaire Electronique des Synonymes CRISCO
  • Etymology Online
  • EUDICT
  • LEXILOGOS
  • LINGUEE
  • NCIKU
  • OLDICT
  • REVERSO
  • Từ Điển Hán Nôm Trung Tổng Hợp
  • WebDico Japanese - English Dictionary
  • WORD REFERENCE
  • Yabla

Bách Khoa Thư

  • Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam
  • Bách Khoa Tri Thức - Hỏi Đáp Đông Tây
  • Expressio
  • The Historical Dictionary of the Indochina War
  • Wikipedia
  • Đại Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Tiếng Việt

Tạp Chí

  • Tạp Chí Khoa Học Việt Nam Trực Tuyến
  • Văn Hóa Nghệ An

Kiến Thức Ngày Nay

Loading...
Simple theme. Powered by Blogger.