15/07/2016 06:42
•
•
•
•
Ngọn sóng Bạch Đằng và 'Ván bài lật ngửa'
TP - Nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định Trần Bạch Đằng là một sử gia, nhà nghiên cứu, phê bình có kiến thức uyên thâm; một nhà văn, nhà báo tài hoa, nhạy bén và quyết liệt, “cha đẻ” của hàng loạt tác phẩm văn học đỉnh cao (trong nước), trong đó không thể không nhắc đến “Ván bài lật ngửa”, một trong những tác phẩm kinh điển của Điện ảnh Việt Nam.
•
•
•
•
Ngọn sóng Bạch Đằng và 'Ván bài lật ngửa'
TP - Nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định Trần Bạch Đằng là một sử gia, nhà nghiên cứu, phê bình có kiến thức uyên thâm; một nhà văn, nhà báo tài hoa, nhạy bén và quyết liệt, “cha đẻ” của hàng loạt tác phẩm văn học đỉnh cao (trong nước), trong đó không thể không nhắc đến “Ván bài lật ngửa”, một trong những tác phẩm kinh điển của Điện ảnh Việt Nam.
Gần mười năm sau ngày về cõi vĩnh hằng, ván bài của chính cuộc đời ông với bao thăng trầm, chìm nổi đã được những đồng chí, đồng đội thân thiết tiết lộ có nhiều chi tiết cảm động.
Vết thương không lành (trong lý lịch)
Ông Lê Quang Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo nhớ lại: “Tôi được Tỉnh ủy Mỹ Tho cử làm Trưởng ban Thanh vận, Tỉnh Đoàn trưởng Thanh niên Cứu quốc, nên có nhiều dịp làm việc với anh Trần Bạch Đằng, Xứ đoàn phó. Đầu năm 1949, anh vắng mặt. Cơ quan cho biết anh đi công tác xa nhưng tôi nhận được tin mật là trên đường ra Bắc cùng đoàn cán bộ cao cấp, anh Đằng bị lạc và bị địch bắt tại một tỉnh Nam Trung bộ. Tôi vô cùng đau xót và lo lắng. Hạ tuần tháng 9/1949, mọi người đang thiu thiu ngủ thì có tiếng lao xao ngoài ngõ. Tôi xách đèn pin ra cổng thấy một đoàn khách gồm ba người, đi đầu là một anh mình trần, mặc quần đùi. Vừa thấy tôi, giọng anh lạc đi: “Bạch Đằng đây, Đoàn (bí danh của ông Thành) ơi”!.
Tôi ôm chặt lấy ông Đằng. Ông Đằng nói nhỏ: “Mình vượt ngục. Tối hôm kia ở Gò Công, hôm qua ở cơ quan Huyện ủy Chợ Gạo. Chiều hôm nay hai cán bộ huyện Đoàn Chợ Gạo đưa mình về đây. Thật là may mắn”.
“Tôi đưa anh ra kênh Nguyễn Văn Tiếp tắm và khuyên nên nghỉ ngơi lấy lại sức nhưng anh không nghe. Anh nói sau nhiều tháng bị địch bắt, giam cầm, đày đọa, đây là đêm đầu tiên được nằm giữa chiến khu, hít thở không khí tự do, trong lành. Trời vừa mờ sáng, anh rủ tôi ra kênh tắm “nước mát chiến khu một lần nữa cho đã”. Trên người anh hằn rõ những vết bầm tím, vết sẹo, lằn roi rỉ máu” - ông Thành kể tiếp.
Ông Đằng bị địch bắt giam tại Khánh Hòa, bị đánh đập, tra khảo hết sức dã man. Hết cho đi “tàu lặn”, “máy bay” đến gí điện vào chỗ hiểm,… Dù bị tra khảo dã man, chết đi sống lại nhiều phen nhưng ông Đằng kiên quyết không khai. Lợi dụng địch sơ hở, ông chỉ huy 40 bạn tù vượt ngục…
Nhiều đồng chí, đồng đội của ông nói, dù vẫn được tổ chức tin tưởng, sau này được giao nhiều trọng trách cao hơn nhưng việc ông sa vào tay giặc rồi vượt ngục một cách ngoạn mục trở thành một vết thương không bao giờ lành trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng.
Ông Lê Hồng Quang, bác sỹ chăm sóc sức khỏe cho nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc, khi ấy là Phó Bí thư Trung ương Cục) kể trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Ban Tuyên huấn Trung ương Cục xảy ra vụ Tám Hà, một cán bộ dưới quyền ông Đằng chiêu hồi. Chưa hết, ông Linh đến Ban Tuyên huấn làm việc, gần đến nơi đặt căn cứ thì hay tin một cận vệ của ông Đằng phản bội. Đoàn ông Linh bị “ló lưng”, phải quay về, dọc đường địch pháo kích dữ dội.
Không màng danh lợi
Ông Trần Bạch Đằng tham gia Bộ chỉ huy Tiền phương trong Tết Mậu Thân. Là chính ủy của một cánh quân, ông đã đột nhập vào Chợ Lớn từ hướng Bình Chánh, Phú Lâm, tiến tới chợ Bình Tây và khu vực Tổng đốc Phương. Khi tiến ông luôn đi theo đội tiên phong nhưng khi rút lui thì đi cùng với đơn vị có nhiệm vụ rút sau cùng.
Ông Phạm Công Cảnh, nguyên Phó Văn phòng Khu ủy Sài Gòn - Gia Định kể: “Sau năm 1975, ông rất bức xúc trước công tác cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, cải tạo nông nghiệp và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp và ngăn sông cấm chợ. Ông và các anh trong Ban Tuyên huấn Trung ương Cục trước kia như Tám Định (Long An), Cao Văn Sáu (Tiền Giang), Châu Nguyễn (Bến Tre), Vũ Đình Liệu (Hậu Giang), Năm Vận (Kiên Giang)… cùng nêu quan điểm đổi mới và bãi bỏ các cơ chế trong thời kỳ bao cấp” - ông Cảnh kể.
Nguyên Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Phạm Quang Nghị kể: Khi vào TPHCM dự lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (năm 2002), trước giờ khai mạc, ông nhận được thư của ông Đằng cáo bận không tới dự lễ được. (Thật là lịch sự)
“Tôi gọi điện thoại hỏi thăm và nài nỉ ông. Hôm đó ông đã tới, dù ông không thật hài lòng (không màng danh lợi?) với việc Hội đồng xét thưởng Quốc gia trao cho ông Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật – giải thưởng mà nhiều người (trong đó có ông không?) cho rằng chưa tương xứng với những gì ông đã đóng góp. Sau này, ông không hề khiếu nại hay đề nghị nâng cấp giải thưởng dù việc đó hoàn toàn xứng đáng” – ông Nghị cho biết.
Ông Trần Văn Kỉnh, nguyên thư ký Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam Bộ kháng chiến nhớ lại: Trong lúc công việc biên tập còn dang dở thì Tổng biên tập Trần Bạch Đằng lâm trọng bệnh. Những ngày cuối đời nằm điều trị ở bệnh viện, ông vẫn không ngừng làm việc, tu chỉnh bản thảo, báo cáo xin ý kiến nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Chủ tịch hội đồng để hoàn thành bộ sách này.
TS Phan Xuân Biên, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM cho biết, ngày đưa ông Đằng về cõi vĩnh hằng, trong điếu văn đọc tại lễ truy điệu, chức danh Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định của ông mới chính thức được công nhận. Trước đó, hồ sơ của ông bị gác lại do không có điều kiện xác minh (chờ khi ông chết mới xác minh được).
Trần Bạch Đằng - Người cộng sản kiên trung
Ngày 14/7, Thành ủy TPHCM đã tổ chức hội thảo “Đồng chí Trần Bạch Đằng- Người cộng sản kiên trung” với sự tham dự của lãnh đạo nhiều bộ ban ngành và TPHCM các thời kỳ. Tham luận tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng (giờ đang ở tù) nhấn mạnh, hơn 80 năm tuổi đời, với hơn 60 năm một lòng theo Đảng và Bác Hồ, ông Trần Bạch Đằng đã thể hiện trọn vẹn là một người chiến sĩ cách mạng trung kiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn kiên định, lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
HUY THỊNH
No comments:
Post a Comment