Friday, 4 October 2019

Phải làm sao khi ngôn ngữ bất đồng?




Sir Brian (Nam Cali) mới đến xứ Nam Hà. Ông tự tin bước vào một quán cơm bụi, ngoắc người phục vụ. Người phục vụ chạy đến:
-Chú gọi món gì hả chú?

Sir Brian dõng dạc:
-Cho chú một chén cơm đun sôi mộc mạc.
-Là sao hả chú?

Sir Brian tươi cười dẫn giải:
-Là cơm thường đó. Không nói rõ là đun sôi, tiếng Anh là boiled, thì con mang cơm sống ra, ai ăn? Bởi vậy người cõi trên phải nói hơi khác người dưới này.


Người phục vụ hét nhà bếp:
-Một chén cơm không cho người cõi trên

Rồi quay lại ân cần hỏi khách quý: 
-Chú gọi thêm món gì nữa không?
-Lấy thêm cho chú món gạo chan (ngào) nước canh thịt nhé.
-Vậy chú ăn gạo sống hay gạo đun sôi?
-Sao cũng được. Nhưng canh thì phải chín, nghe chưa?
-Vậy chú ăn chan hay ngào?

Sir Brian ngẩn người:
-Khác nhau làm sao?

Người phục vụ giải thích:
-Ngào là mình rim với đường, còn chan thì mình chan thôi, không ngào. Tiếng Anh chú nói là gì?
-Là moistened đó.

Người phục vụ hiểu ra, hớn hở đáp:
-Dạ, để con kêu nhà bếp rưới hay chan hay trộn hay gì gì đó tùy nó miễn sao dọn lên thấy rice của chú nó moistened là được nha chú.

Sir Brian hết sức hài lòng:
-OK luôn.


Cơm dọn lên. Sir Brian nhăn mặt:
-Canh thịt sao lỏng le lỏng lét vậy?
-Dạ, chú kêu canh thịt mà, đúng không?
- Sao không giống bữa Sir Chapman đến ăn?
-Dạ, Sir Chapman kêu broth of meat. Ở làng con ai nấu ăn cho khách sạn năm sao thì gọi là nước broth. Trào Tây gọi là nước xúp bù don. Quán bình dân như quán con thì kêu nước lèo, nước hầm thịt, nước dùng..., tùy... nhưng không kêu là nước canh. Nước canh là phải lỏng lỏng như chú đang ăn đó.
 

No comments:

Post a Comment