Friday 17 August 2012

Giùm hay dùm?

Từ điển xưa nay chỉ có giùm, không có dùm. Nhưng hiện nay trên Internet số trang viết sai đã nhiều gấp đôi số trang viết đúng.





25 comments:

  1. Thế thì thêm "dùm" vào từ điển, cuộc sống là thước đo chứ có phải tự điển là thước đo đâu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quyền lực ở trong tay ai thì thước đo ở trong tay kẻ đó.

      Delete
    2. đúng rồi, nhưng cho dù có thêm dùm vào từ điển thì cũng phải chú giùm một câu: dùm là kiểu viết sai chính tả của giùm, lâu ngày thành nếp vậy.

      Delete
    3. Sao lại đi thêm cái sai vào trong từ điển? Bạn muốn dạy thế hệ sau cái sai sao? 2 từ này thực ra chỉ có 1 cách viết là "giùm", phát âm khác nhau do vùng miền thôi.

      Giống như Hà Nội mình hay nghe chữ R phát âm giống Gi (trong từ "Rõ" phát âm như "Bác này giõ là buồn cười"). Miền Tây thì nói R thành Gh (như chữ Rẻ nghe thành "Cái này có 20 nghìn ghẻ quá")

      Delete
    4. "Người ta đi mãi thì thành đường thôi" (Lỗ Tấn). Biến đổi là một thuộc tính cố hữu của ngôn ngữ (cho nên người ta còn gọi là sinh ngữ). Chuyện sai thành đúng không có gì là lạ trong ngôn ngữ. Ví dụ: thầy, giầy (thay vì thày, giày). Đó là chưa kể sự trượt nghĩa của từ vựng như cứu cánh (nghĩa cũ là mục tiêu, nghĩa hiện tại là hy vọng), lang bạt (nghĩa cũ là bức bách, quẫn trí, nghĩa hiện tại là...rong ruổi khắp nơi).

      Delete
    5. "Từ điển tiếng việt là công trình được xuất bản lần đầu năm 1988, được sửa chữa, bổ sung, tái bản nhiều lần. Công trình được chỉnh lý hai lần:

      Lần thứ nhất, năm 1992: sửa 2.770 định nghĩa, bổ sung 2.090 mục từ, sửa chữa hoặc thay thế 3.510 thí dụ;
      Lần thứ hai, năm 2000: sửa 2.903 định nghĩa, bổ sung 1.670 từ hoặc nghĩa mới, loại bỏ 41 từ hoặc nghĩa cũ, thay hoặc sửa chữa 387 thí dụ." (trích dẫn: https://vi.wikipedia.org)

      Không có gì là hoàn hảo kể cả từ điển. Vì chưa đúng nên mới phải chỉnh sửa, bổ sung, loại bỏ. Nếu ngại thêm cái chưa đúng vào từ điền thì làm sao biết nó sai mà sửa, mà bổ sung?? Chính "cái đúng" mà không chịu sửa, chịu bổ sung là "cái sai" lớn nhất đấy. Đó là trên 1 phương diện còn nếu nói rộng thì tất cả mọi thứ đều phải có sai có sửa thì mới có phát triển, tiến bộ được chẳng lẽ cứ để thế hệ sau này ôm "cái đúng" đó??

      Delete
    6. Các bác ủng hộ việc xáo trộn d và gi hãy ý thức rằng việc zễ zãi của những người như các bác sẽ làm đồng nhất d/gi/r/v, ch/tr, x/s, l/n,... trong tiếng Việt. Jả sử người ta cứ đưa những chữ sai thành đúng, từ "trâu" sau này cũng có thể viết "châu", trân châu có thể thành chân trâu và tệ hơn là chân châu, trân trâu. Và cuối cùng là cần loại bỏ các fụ âm zư thừa không cần thiết. Đồng nhất tr/ch thành ch chẳng hạn.
      Hãy tưởng tượng xem, với một hệ thống chữ ngèo nàn, đồng âm nhiều như vậy, người ta sẽ thể hiện thế nào trong văn bản. Hãy chuẩn bị tâm lí cho cuộc loạn ngữ đi!

      Delete
  2. giùm ! :) ko nên thay đổi

    ReplyDelete
  3. giùm = phát âm bởi đa số ở miền Bắc và Trung Bắc
    dùm = phát âm bởi đa số ở miền Trung Nam và miền Nam

    Chữ nào cũng đúng vì được sử dụng phổ biến, nếu từ điển có chữ này mà không có chữ kia thì đó là từ điển thiếu sót.
    dùm

    ReplyDelete
    Replies
    1. ủa tưởng 2 chữ đấy "phát âm" thì giống nhau, chỉ có cách viết là khác nhau. Mình nghĩ từ điển vẫn là căn gốc. Mình viết sai thì sửa chứ nếu cứ thêm bao nhiêu bản thể trong dân gian vào thì từ điển nặng lắm, mà cũng tội mấy người nước ngoài học tiếng việt :D

      Delete
    2. Bắc Trung chứ không ai nói Trung Bắc. Nghe lộn ngược dễ sợ. Đã sai còn cãi nhây. hahaha...

      Giống như trong tiếng Anh người ta dùng "Mid North": Mid = Middle là tính từ để nhằm mục đích bổ nghĩa cho danh từ North = Nghĩa là miền Trung thuộc/ nằm ở khu vực phía Bắc của Việt Nam.

      Không biết anh/ chị/ cô/ chú nào dung "Trung Bắc" thì nó có nghĩa là: khu vực trung tâm của phía Bắc Việt Nam. Thì khi đó nó không dung để ám chỉ khu vực từ Thừa Thiên Huế trở ra Thanh Hóa nữa.

      Các anh chị/ cô chú nào ủng hộ phiên bản lỗi của Tiếng Việt nghĩa là chưa tốt nghiệp cấp 1. :))))))

      Delete
    3. Vậy hả. :))))

      Dân đại học người ta thích thì ta dùng dùm, Còn bạn ngu, ngu chết mẹ mà bạn đi giảng đạo lý :)))

      Hồi xưa chiến tranh, ở trong Nam người ta ghi dùm không à cháu. Tiếng Việt cũng bắt người từ trong Nam đấy cháu :)))

      Mi muốn biết rõ, răng mi không vào Nam chứ hè.

      Delete
  4. Chúng ta nên giữ những điều hay và đúng cho thế hệ sau. Nên dạy con em chúng ta đúng chính tả vì đây là ngôn ngữ của dân tộc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng ý với bạn! Cái đúng phải giữ, sai thì phải sửa. Ko thể có chuyện theo số đông mà biến sai thành đúng được.

      Delete
    2. Em đồng ý hoàn toàn!

      Delete
  5. cách phát âm giống nhau nhưng cách viết lại khác nhau. cũng là do tiếng Việt của chúng ta quá "phong phú".

    ReplyDelete
  6. Thêm từ thì thêm nghĩa đi, chớ đừng cùng nghĩa mà thêm từ sai. Không tốt cho thế hệ sau học không cần chính tả.

    ReplyDelete
  7. Mình là người miền nam rặt và viết thành "Dùm" hoài đây. Vừa nộp bài dịch cho người ta mà viết "Dùm" đây.
    Mình đồng ý giữ chữ giùm; vì đọc trại đi là do người miền nam. Tuy nhiên cũng có văn viết "Ối giời ơi" mà tạo thành 1 nét đặc trưng. Nên thôi thì .. thêm vào cũng được (chú thích là cách đọc trại đi của miền nam, cũng như giời của miền bắc - không them vào từ điển thì chán lắm)
    Cũng như từ điển tiếng Anh cũng phải có tiếng lóng vậy, mình cũng đồng ý thêm vào các cách đọc trại đi.
    Tiếng Anh đọc trại đi chủ yếu chỉ là những từ chửi thề thôi.
    Shite = shit
    Duck = fuck
    Không học thì chẳng có từ điển tiếng Anh ở VN nào dạy bạn chữ đó đâu.

    ReplyDelete
  8. chỉ có giùm thôi, k có dùm. Nhầm lẫn một phần là do ta ít đọc báo đọc sách, với lại giới trẻ hiện nay trên các trang mạng xã hội thì ưa kiểu viết vắn tắt, viết gọn... thành ra thói quen, ta nhìn thấy lỗi sai này nhiều lần cũng sẽ khiến ta bị sai theo.

    ReplyDelete
  9. Theo tôi 2 từ này viết thế nào cũng được nhwnng giùm sẽ thuận mắt hơn còn dùm thì trông thô thô làm sao

    ReplyDelete
  10. "Giùm" là biến thể của "giúp".
    Có ai dùng từ "dúp" đâu mà!

    ReplyDelete
  11. Buồn (mà phải) cười cho những kẻ viết theo cách phát âm. Vẫn nghe nói "tiếng Việt ta phong phú". Chẳng qua là không có nguồn và cách viết rõ, nói sao viết vậy hiểu nhiều kiểu.

    Chẳng có ngôn ngữ nào mà lung tung cả như tiếng Việt ta. Viết không cần tra từ điển rồi cãi ngang !

    ReplyDelete
  12. Tương tự như chữ LÝ và LÍ, 2 cách viết này thì trong nhiều trường hợp không cách nào sai cả.
    Hoặc "giấu diếm" và "giấu giếm". Nhiều người dùng giếm và cho là đúng nhưng mình thấy diếm đúng hơn, "giấu diếm" cũng khá nhiều người cho là đúng và như vậy mới đúng chính tả.

    ReplyDelete
  13. Còn từ "Cảm ơn" và "Cám ơn" nữa nhỉ? Cách nào cũng đúng.

    ReplyDelete