"Thiến" và "hoạn" giống hay khác nhau?
Bài viết này, Blog người hiếu cổ xin đưa ra mấy suy nghĩ về việc: Liệu 2 từ Thiến và Hoạn có hoàn toàn cùng nghĩa hay không. Tinh thần đưa ra để trao đổi cùng quý vị độc giả.
***
Việc triệt đường sinh sản bằng cách cắt đi phần một phần cơ quan sinh dục của người, cũng như của gia súc, gia cầm thường được diễn tả bằng một trong hai từ là "Thiến" hoặc "Hoạn". Chúng ta vẫn được nghe các cụm từ như: Quan hoạn, hoạn lợn, thiến chó, thiến mèo...
Quan hoạn thời nhà Thanh (Trung Quốc) Nguồn: Wikipedia Việt Nam |
Tuy nhiên, cách sử dụng 2 từ này có phần không được nhất quán, ta quan sát như dưới đây:
Một số hình ảnh về các hoạt động thiến hoạn vật nuôi trong sách "Kỹ thuật người An Nam" của Henry Orger, cùng một cuốn sách nhưng có chỗ ghi là "thiến", chỗ ghi là "hoạn". Ví dụ:
Hoạn gà |
Người hoạn lợn |
Thiến chó |
Thiến trâu |
Qua quan sát hình vẽ, tôi tạm thời có suy nghĩ chủ quan:
- 2 trường hợp "hoạn gà" và "hoạn lợn": có 2 người giữ cho lợn và con gà để cắt.
- 2 trường hợp "thiến chó" và "thiến trâu": có 1 hoặc nhiều người (nhưng không vẽ) cắt, nhưng lại không có người giữ, mà thay vào đó là việc buộc chân con trâu hoặc bó con chó lại để tiện việc cắt.
=> Như vậy phải chăng hoạn là 1 người giữ và 1 người cắt, còn thiến là có sự trợ giúp của công cụ?
Xét trên góc độ chữ viết và ngữ âm:
1. Chữ Nôm 'thiến' lấy chữ 襯 'sấn' để chỉ âm đọc.
2. Từ 'hoạn' trong 'hoạn quan, hoạn lợn' nhiều khả năng là từ gốc Hán 宦. Chữ hoạn 患 (bệnh hoạn) là cách dùng giả tá chữ đồng âm thôi. Thiến trâu được gọi là Hoạn. (宦牛:阉牛。 明 朱权 《臞仙肘后经·蚕丝六畜类》:“騸马、宦牛、羯羊、阉猪、鐓鸡、善狗、浄猫。”) 宦:(8) 阉割 [castrate]。如:宦牛(阉割的牛) zdic.net. Hoạn quan (quan hoạn)chỉ người thiến bộ phận sinh dục vào hầu trong cung.
=> Có khả năng "Hoạn" là từ gốc Hán và "Thiến" là tiếng Việt.
Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes thế kỷ 17 cũng đã ghi nhận từ "Thiến" và "Hoạn"
Thiến: thiến, hoạn. Gà thiến: gà trống bị thiến.
Hoạn lạt: hoạn, thiến. Thiến, cùng 1 nghĩa.Từ những luận điểm trên, về cơ bản chúng ta hiểu rằng Thiến và Hoạn là như nhau. Điểm khác nhau ở chỗ có thể Hoạn là từ gốc Hán, còn Thiến là từ tiếng Việt. Còn có hay không các trường hợp gọi lúc là Thiến lúc là Hoạn thì chưa thể giải thích một cách đầy đủ.
No comments:
Post a Comment