Suýt nữa sặc cả nước trà vì cái lưu ý long trọng này:
Xin lưu ý: mặc dù Việt Nam có lịch sử cả mấy ngàn năm, nhưng khái niệm quốc gia, và đặc biệt, chủ nghĩa quốc gia chỉ ra đời từ đầu thế kỷ 20 khi người Việt thoát khỏi ý thức trung quân, ở đó, khái niệm nước bị đồng nhất với khái niệm vua, và khi người Việt chớm có ý thức công dân, tự xem mình như một chủ thể của đất nước, ở đó, họ có trách nhiệm trực tiếp đối với vận mệnh của đất nước.
Vậy ra khi cụ Nguyễn Du bắt Hồ Tôn Hiến trăn trở Nghĩ mình phương diện quốc gia, cụ biết dùng từ quốc gia nhưng không có khái niệm quốc gia. Gần như cùng thời với Nguyễn Du có một ông Tây là giám mục Bá Đa Lộc lại đưa từ quốc gia vào từ điển và dịch sang tiếng La Tinh là regnum (Pigneaux de Béhaine, 1772:495). Vậy ông Tây cuối thế kỷ 18 đã có khái niệm quốc gia và tìm được từ ngữ tương đương trong hai ngôn ngữ khác nhau còn người Việt thì phải đợi cả trăm năm nữa mới có khái niệm đó. Có lẽ nên viết rằng nhận thức của người Việt về quốc gia có sự thay đổi quan trọng vào đầu thế kỷ 20. Đúng sai thế nào khoan bàn nhưng diễn đạt như vậy còn có thể hiểu được chứ bảo người Việt phải đợi mấy nghìn năm lịch sử mới có thể hình thành khái niệm quốc gia trong khi vẫn sử dụng từ quốc gia như cơm bữa thì ngớ ngẩn hết sức.
No comments:
Post a Comment