Friday, 30 September 2016

GS.TS NGUYỄN ĐỨC TỒN (Viện Ngôn Ngữ Học)

Cập nhật: 20/10/2009 - 4:36:35 PM


Cán bộ cơ hữu của Viện có trình độ tiến sĩ:
                                                                      GS.TS NGUYỄN ĐỨC TỒN
             Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ
                   Công tác tại Viện Ngôn ngữ học năm 1976 đến nay



Bút danh: Nguyễn Đức Tồn, Đức Nguyễn,      Bình Thành, Lan Hương
Năm sinh: 1952, tại Giao Thuỷ, Nam Định
Điện thoại: CQ: (04)37674579              
                    DĐ: 0913236052
Email: ductontbt@vnn.vn

A. Quá trình đào tạo: 
- Cử nhân (1976): tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội
- Tiến sĩ (năm1988): bảo vệ luận án tại Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô
- Phó giáo sư (năm 1996)
- Lí luận chính trị: Tốt nghiệp cao cấp lí luận chính trị, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia  Hồ Chí Minh (năm 2001)
- Nghiên cứu viên cao cấp (năm 2003)
- Được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư năm 2009, được bổ nhiệm chức danh Giáo sư tháng 5 năm 2010
.            Quá trình hoạt động:     Giữ các chức vụ:
- Phó Chủ tịch, Chủ tịch Công đoàn Viện Khoa học xã hội Việt Nam (từ 1996 đến 2006)
- Uỷ viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 11 / 1998 đến 11 / 2008)
- Phó trưởng Phòng Từ điển học(3/1992 đến 1/1997)
- Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ ( 2/1997 đến 8/1999); Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ (từ 9/1999 đến nay)
- Từ1/8/2008 đến 11/2012 kiêm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học và Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng ngôn ngữ 
- Trưởng khoa  Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội. 
    Khen thưởng: 
    Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
    Huy chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ”
    Kỷ niệm chương“Vì sự nghiệp Khoa học xã hội và Nhân văn”, Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp thi đua - Khen thưởng"  và Kỷ niệm chương"Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn" .
    Huân chương Lao động hạng Nhì (7/2010).
 C. Tham gia đào tạo sau đại học    Tham gia giảng dạy tại các cơ sở:
+ Viện Ngôn ngữ học
+ Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội
+ Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội
+ Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Thái Nguyên
+ Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Vinh
+ Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Hải Phòng
+ Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hoá
+ Khoa Ngữ văn, Đại học Khoa học Huế.
    - Đã hướng dẫn thành công nhiều thạc sĩ

    - Đã hướng dẫn thành công 06 tiến sĩ:
1. Nguyễn Thuý Khanh, Đặc điểm trường từ vựng-ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga),1996
2. Nguyễn Thị Thanh Nga, Về những từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ trong tiếng Việt, 2001
3. Phạm Đăng Bình, Hiện tượng giao thoa qua lỗi dùng từ, đặt câu của người Việt học tiếng Anh, 2003
4. Nguyễn Phương Chi, Một số đặc điểm ngôn ngữ-văn hoá ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt(có sự đối chiếu với tiếng  Anh), 2004
5. Vũ Thị Sao Chi, Nhịp điệu trong văn chính luận Hồ Chí Minh trên nền nhịp điệu thơ văn Việt Nam, 2009
6. Vũ Thị Nga, Khảo sát hành vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việt, 2010
- Hiện đang tiếp tục hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh. D. Các công trình khoa học đã công bố 
   * Định hướng khoa học:
   - Ngôn ngữ học tâm lí và lí thuyết giao tiếp
   - Từ vựng-ngữ nghĩa
   * Một số sách, chuyên khảo, giáo trình,...cơ bản: 
1. Ngôn ngữ đài phát thanh : Giáo trình / Nguyễn Đức Tồn, Hà Quang Năng. - H. : Cục phát thanh, 1977. - 38tr.
2. Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường : Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở / Nguyễn Đức Tồn. - H. : ĐHQG Hà Nội, 2001. - 323tr ; 19cm.
3. Tìm hiểu đặc trưng văn hoá-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) / Nguyễn Đức Tồn. - H. : ĐHQG Hà Nội, 2002. - 390tr. ; 21cm.
4.Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy-học từ ngữ tiếng Việt trong nhà trường / Nguyễn Đức Tồn. - H. : ĐHQG Hà Nội, 2003. - 247tr ; 21cm.
5. Từ đồng nghĩa tiếng Việt/ Nguyễn Đức Tồn. – H. : Khoa học Xã hội, 2006, - 338 tr., 21 cm.
6. Đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy / Nguyễn Đức Tồn. – H. : Khoa học Xã hội, 2008, - 588 tr., 21 cm.
7. Từ điển giáo khoa tiếng Việt Tiểu học / Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đào Thản, Nguyễn Đức Tồn. - H. : Giáo dục, 1994. - 300tr ; 21cm; (Tái bản 1995, 1997, 1998, 2000, 2002).
8. Sổ tay từ ngữ Hán-Việt: bậc tiểu học / Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Nguyễn Đức Tồn, Vũ Đức Nghiệu. - H. : Thế giới, 1999. - 312tr ; 21cm. 
9.Đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy(Tái bản có chỉnh lý và bổ sung) / Nguyễn Đức Tồn. – H. : Từ điển Bách khoa, 2010, - 635 tr., 21 cm.*Toàn bộ các công trình khoa học đã công bố: 
1. Ngôn ngữ đài phát thanh : Giáo trình / Nguyễn Đức Tồn, Hà Quang Năng. - H. : Cục phát thanh, 1977. - 38tr.
2. Thủ pháp nhận diện các từ ngữ Hán-Việt : BCKH / Nguyễn Đức Tồn // HNKH cán bộ trẻ lần thứ nhất. - H.: Viện Ngôn ngữ học. - 1979.
3. Những con đường hình thành từ đa nghĩa : BCKH / Nguyễn Đức Tồn // HNKH cán bộ trẻ lần thứ hai. - H.: Viện Ngôn ngữ học. - 1980.
4. Bổ sung căn cứ tách nghĩa từ đa nghĩa : BCKH / Nguyễn Đức Tồn // Kỉ yếu HNKH ‘Những vấn đề ngôn ngữ học’. - H. - 1981. - tr.: 82-84.
5. Vấn đề giải thích ý nghĩa của từ trong tiếng Việt để dạy cho người nước ngoài : BCKH / Nguyễn Đức Tồn // Kỉ yếu HNKH lần thứ 12. - H. : ĐHTH, 1981. - tr.: 47-48.
6. Vấn đề sử dụng từ ngữ trong đài phát thanh : BCKH tại Hội nghị ngôn ngữ học toàn quốc, 1979 / Nguyễn Đức Tồn // Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ. T.1. - H. : KHXH, 1981. - tr.: 237-244.
7. Nhận xét về từ vựng-ngữ nghĩa trong sách giáo khoa Trích giảng văn học cấp II / Nguyễn Đức Tồn // Những vấn đề ngôn ngữ sách giáo khoa. T.2. - H. : Giáo dục, 1983. - tr.: 108-116.
8. Nhận xét về từ vựng trong sách ’Tập đọc’ lớp 4 / Nguyễn Đức Tồn // Những vấn đề ngôn ngữ sách giáo khoa. T.2. - H. : Giáo dục, 1983. - tr.: 7-26.
9. Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi bộ phận cơ thể người (trên tư liệu tiếng Việt và tiếng Nga) : Luận án Phó tiến sĩ khoa học ngữ văn / Nguyễn Đức Tồn. - M. : Viện Ngôn ngữ học-Viện HLKH Liên Xô, 1988. (Bằng tiếng Nga)
10. Đặc điểm văn hoá dân tộc cách biểu thị thế giới tinh thần của con người : BCKH / Nguyễn Đức Tồn, Lý Toàn Thắng // Hội thảo toàn liên bang lần thứ IX về ngôn ngữ học tâm lí và lí thuyết giao tiếp-ý thức ngôn ngữ. - 1988. - tr.: 126-127. (Bằng tiếng Nga).
11. Thực nghiệm liên tưởng có định hướng như một phương tiện nghiên cứu đặc điểm văn hoá dân tộc của tư duy ngôn ngữ người Việt / Nguyễn Đức Tồn, Lý Toàn Thắng // Ngôn ngữ: Các bình diện văn hoá dân tộc và ngữ dụng học (tuyển tập các công trình khoa học). - M. : Dnepropetrovsk, 1988. - tr.: 56-64. (Bằng tiếng Nga).
12. Đặc điểm liên tưởng phụ thuộc vào giới tính của người nói / Nguyễn Đức Tồn // Cái mới trong việc nghiên cứu tiếng Việt và các ngôn ngữ khác của Đông Nam Á. - H. : Khoa học, 1989. - tr.: 156-159. (Bằng tiếng Nga).
13. Ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Nga / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 1989. - số 4. - tr.: 18-25.
14. Chiến lược liên tưởng-so sánh trong giao tiếp của người Việt Nam / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 1990. - số 3. - tr.: 14-18.
15. Nghiên cứu đặc trưng văn hóa-dân tộc qua ngôn ngữ và tư duy ngôn ngữ / Nguyễn Đức Tồn // Việt Nam: Những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá. - H. : Hội Ngôn ngữ học Việt Nam-ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, 1993. - tr.: 17-21.
16. Về ngôn ngữ trong quảng cáo / Trần Đình Vĩnh, Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 1993. - số 1. - tr.: 39-46.
17. Đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện tượng từ đồng nghĩa : (Trên tư liệu tên gọi bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Nga) / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 1993. - số 3. - tr.: 20-24.
18. Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ ’sự kết thúc cuộc đời của con người’ / Nguyễn Đức Tồn, Huỳnh Thanh Trà // Ngôn ngữ. - 1994. - số 3. - tr.: 53-60.
19. Tên gọi bộ phận cơ thể trong tiếng Việt với việc biểu trưng tâm lí-tình cảm / Nguyễn Đức Tồn // Văn hoá dân gian. - 1994. - số 3. - tr.: 60-65.
20. Từ điển giáo khoa tiếng Việt Tiểu học / Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đào Thản, Nguyễn Đức Tồn. - H. : Giáo dục, 1994. - 300tr ; 21cm; (Tái bản 1995, 1997, 1998, 2000, 2002).
21. Phương pháp xác lập và cấu trúc dãy đồng nghĩa trong biên soạn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 1996. - số 4. - tr.: 26-34.
22. Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là dạy cách tư duy ngôn ngữ của người Việt / Nguyễn Đức Tồn // Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. - H. : ĐHQG Hà Nội, 1997. - tr.: 303-309.
23. Phương pháp giải thích và tìm sự khu biệt ngữ nghĩa các từ đồng nghĩa / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 1997. - số 2. - tr.: 56-63.
24. Từ đặc trưng dân tộc của định danh nhìn nhận lại nguyên lý võ đoán của kí hiệu ngôn ngữ / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 1997. - số 4. - tr.: 1-9.
25. Tìm hiểu đặc trưng văn hoá-dân tộc của tên gọi dân gian / Nguyễn Đức Tồn // Văn hoá dân gian. - 1997. - số 4. - tr.: 75-83.
26. Tư duy ngôn ngữ của người Việt / Nguyễn Đức Tồn // Tâm lí học. - 1997. - số 4. - tr.: 29-33.
27. Vấn đề phân tích và cảm thụ tác phẩm văn học trong nhà trường từ cách nhìn của lí thuyết giao tiếp và lí thuyết hoạt động lời nói / Nguyễn Đức Tồn // Tiếng Việt trong trường học. T.3. - H. : KHXH, 1997. - tr.: 279-323.
28. Về phương pháp biên soạn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt / Nguyễn Đức Tồn // Một số vấn đề từ điển học. - H. : KHXH, 1997. - tr.: 228-267.
29. Về các từ đồng nghĩa ’cho’, ’biếu’, ’tặng’ / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 1998. - số 2. - tr.: 53-57.
30. Vấn đề dạy từ đồng nghĩa ở trường trung học cơ sở / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 1998. - số 4. - tr.: 1-12.
31. Suy nghĩ qua một hiện tượng chuyển âm cấu tạo từ trong tiếng Việt: ’lui’ và ’lùi’ / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 1999. - số 3. - tr.: 24-30.
32. Đọc sách: ’Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh’: (Nguyễn Nhã Bản chủ biên) / Đức Nguyễn // Ngôn ngữ. - 1999. - số 8. - tr.: 75-77.
33. Hoạt động ngôn ngữ phát thanh và truyền hình từ cách nhìn của tâm lí ngôn ngữ học / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 1999. - số 9. - tr.: 8-17.
34. Tạp chí ’Ngôn ngữ’: Ba mươi năm phát triển cùng với ngành ngôn ngữ học nước nhà / Nguyễn Đức Tồn, Lê Xuân Thại // Ngôn ngữ. - 1999. - số 9. - tr.: 1-7.
35. Sổ tay từ ngữ Hán-Việt: bậc tiểu học / Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Nguyễn Đức Tồn, Vũ Đức Nghiệu. - H. : Thế giới, 1999. - 312tr ; 21cm.
36. Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở liên bang Nga / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 2000. - số 1. - tr.: 9-18; số 2. - tr.: 6-15.
37. Về hệ phương pháp dạy nghĩa của từ cho học sinh trung học cơ sở / Đức Nguyễn // Ngôn ngữ. - 2000. - số 1. - tr.: 67-76.
38. Về một cách xưng hô của học sinh đối với thầy giáo / Đức Nguyễn // Ngôn ngữ. - 2000. - số 3. - tr.: 72-74.
39. Thủ pháp nhận diện và phân biệt từ láy với từ ghép có hình thức ngữ âm giống từ láy / Nguyễn Thị Thanh Hà, Lan Hương // Ngôn ngữ. - 2000. - số 7. - tr.: 56-61.
40. Vấn đề dạy và học từ ngữ trong sách giáo khoa tiếng Việt trung học cơ sở / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 2000. - số 11. - tr.: 1-13.
41. Để giúp thêm cho việc dạy và học bài: ’Từ nhiều nghĩa’ ở lớp 6 / Đức Nguyễn // Ngôn ngữ. - 2001. - số 1. - tr.: 69-73.
42. Cách nhận diện và phân biệt từ thuần Việt với từ Hán Việt / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 2001. - số 2. - tr.: 45-50.
43. Dạy từ trái nghĩa cho học sinh trung học cơ sở / Nguyễn Thị Kim Dung, Lan Hương // Ngôn ngữ. - 2001. - số 3. - tr.: 57-61.
44. Các tên gọi kiểu ’Bộ trưởng Bộ ngoại giao’ và ’Bộ trưởng ngoại giao’ có gì khác nhau / Đức Nguyễn // Ngôn ngữ. - 2001. - số 6. - tr.: 52-53.
45. Làm thế nào để xác định được thành tố chính, thành tố phụ trong từ ghép chính phụ / Đức Nguyễn // Ngôn ngữ. - 2001. - số 8. - tr.: 77 - 78.
46. Về bản chất của mối liên hệ giữa các ý nghĩa trong một từ đa nghĩa / Đức Nguyễn // Ngôn ngữ. - 2001. - số 15. - tr.: 60-61.
47. Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường : Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở / Nguyễn Đức Tồn. - H. : ĐHQG Hà Nội, 2001. - 323tr ; 19cm.
48. Thủ pháp giúp học sinh phân biệt để nói và viết cho đúng ’nên’ hay ’lên’? / Đức Nguyễn // Ngôn ngữ. - 2002. - số 2. - tr.: 78-80.
49. Thử đề xuất phương pháp xác định mức độ gần gũi về tư duy ngôn ngữ giữa các dân tộc / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 2002. - số 5. - tr.: 1-9.
50. Để giúp thêm cho việc dạy và học về ’từ đồng âm’ ở lớp 6 / Đức Nguyễn // Ngôn ngữ. - 2002. - số 7. - tr.: 75-79.
51. Tìm hiểu đặc trưng văn hoá-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) / Nguyễn Đức Tồn. - H. : ĐHQG Hà Nội, 2002. - 390tr. ; 21cm.
52. Về những hậu quả do nhầm lẫn hai bình diện nhận thức và bản thể trong nghiên cứu ngôn ngữ học (liên hệ với vấn đề chuẩn hoá từ vựng): BCKH / Nguyễn Đức Tồn // Hội thảo khoa học ’Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước’. - Tp.HCM. - 2002. - ngày 28/12. - tr.: 347-351.
53. Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy-học từ ngữ tiếng Việt trong nhà trường / Nguyễn Đức Tồn. - H. : ĐHQG Hà Nội, 2003. - 247tr ; 21cm.
54. Tạp chí Ngôn ngữ với công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ. - 2003. - số 7. - tr.: 1-10.
55. Cần phân biệt hai bình diện nhận thức và bản thể trong nghiên cứu ngôn ngữ học / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2003.- số 11, - tr.: 8-13.
56. Những cuộc đời – Những trang thơ / Nguyễn Đức Tồn (chủ biên), H. : Khoa học Xã hội, - 2003, 614 tr., 21cm.
57. Đọc sách:“Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thương mại Nhật – Việt”, một cuốn sách có giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam / Đức Nguyễn// Ngôn ngữ.-2004.- số 10, - tr.:78-79.
57. Đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy – Một hướng nghiên cứu của tâm lí – ngôn ngữ học tộc người // Việt ngữ học dưới ánh sáng các lý thuyết hiện đại, (đồng tác giả), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005.
58. Đọc sách : Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo) (Tác giả:Trần Trí Dõi,NXB ĐHQG, H., 2005, 267 tr.) / Đức Nguyễn // Ngôn ngữ.-2005. - số 8, tr. :79 – 80.
59. Thủ pháp phân biệt để viết đúng chính tả một số chữ khó thường bị sai / Lan Hương // Ngôn ngữ.-2005.- số 3, tr. :51 - 52.
60. Đọc sách : Lược sử Việt ngữ học (Tập một) ( Chủ biên:GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, NXB GD, H., 2005, 430 tr.) / Lan Hương // Ngôn ngữ.-2005.- số 7, - tr :79 - 80.
61. Vấn đề dạy từ đồng nghĩa trong nhà trường hiện nay/ Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2005.- số 12, - tr.: 43 - 53.
62. Vấn đề dạy và khả năng nhận diện của học sinh về cấu tạo, nguồn gốc và ý nghĩa của từ trong nhà trường hiện nay/ Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2006.- số 3, - tr.:52 - 66.
63. Vấn đề dạy và học từ đa nghĩa và từ đồng âm trong nhà trường hiện nay / Nguyễn Đức Tồn, Hà Quang Năng// Ngôn ngữ.-2006.- số 7, - tr.:73 – 80; số 8, tr.:68 - 76.
64. Từ đồng nghĩa tiếng Việt/ Nguyễn Đức Tồn. – H. : Khoa học Xã hội, 2006, - 338 tr., 21 cm.
65. Hiện tượng biến thể và đồng nghĩa của thành ngữ tiếng Việt / Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thị Minh Phượng // Ngôn ngữ.-2007.- số 3, tr.: 1 – 11.
66. Đọc sách: Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học ( Nguyễn Thiện Giáp, Nxb ĐHQG Hà Nội,2006,300tr.) / Lan Hương // Ngôn ngữ.-2006.- số 5, tr.:75 – 79.
67. Phương pháp tính mức độ gần gũi về tư duy ngôn ngữ (giữa các dân tộc, giữa nam và nữ giới)/ Nguyễn Đức Tồn // Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, - 2007, số 5(24), - tr.: 85 - 92.
68. Vấn đề dạy từ địa phương cho học sinh THCS / Nguyễn Đức Tồn, Văn Tú Anh // Ngôn ngữ.-2007.- số 6, tr.: 51- 57.
69. Để giúp thêm cho việc dạy khái niệm ẩn dụ / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2007.- số 9, - tr.:62- 69.
70. Bản chất của ẩn dụ / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2007.- số 10, - tr.: 1- 9 ; - số 11.- tr.:1 – 9.
71. Bản chất của hoán dụ trong mối quan hệ với ẩn dụ / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ .-2008.- số 3, - tr.: 1 – 6.
72. Về các khái niệm: tiếng Hà Nội, tiếng thủ đô trong mối quan hệ với những khái niệm có liên quan (ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn học, phương ngữ, phương ngữ đô thị, phương ngữ nông thôn) / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2008.- số 5 . –tr.: 18 – 25.
73. Đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy / Nguyễn Đức Tồn. – H. : Khoa học Xã hội, 2008, - 588 tr., 21 cm.
74. Hình tượng Bác Hồ trong thơ Chế Lan Viên dưới ánh sáng lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ / Nguyễn Thu Trang, Lan Hương//Ngôn ngữ .-2008 .- số9.- 23-34 ; số 10 .- tr.: 28-41
75. Hình ảnh Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu (từ cách tiếp cận lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ)/ Đỗ Ngọc Thư, Bình Thành// Ngôn ngữ .- số 10 .- 64-80
76.Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ cảm giác trong tiếng Việt/ Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thị Phương, // Ngôn ngữ .-2008. - số 11 .- tr.: 1-8
77. Đặc trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ// Kỷ yếu Hội nghị quốc tế Việt Nam học lần thứ Ba, 4-7/12/2008,-H : Nxb ĐHQG, 2008// Ngôn ngữ.-2008.- số 12 .- tr.: 20-26 ; .-2009 .- số 1.- tr.: 12 - 23
78. Đặc điểm phong cách của nhà văn Chu Lai qua thủ pháp so sánh/ Trần Thị Thuỳ Linh, Nguyễn Đức Tồn// Ngôn ngữ.-2009 .- số 3 .- tr.: 37 - 44
79.Thử tìm hiểu ý nghĩa địa danh Võ Nhai(Thái Nguyên)/ Nguyễn Đức Tồn, Trương Thị Mỵ, // Ngôn ngữ.-2009 .- số 6.- tr. :1- 4.
80.Đặc điểm định danh của địa danh huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang/Hoàng Thị Phượng, Lan Hương// Ngôn ngữ.-2009.  -số 9.-tr:60-6
 81.Những cơ sở lí luận và thực tiễn khi xây dựng chính sách ngôn ngữ của Việt Nam  trong  thời  kì công  nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2010 .- số 1.- tr. : 6- 18; // Khoa học Xã hội Việt Nam.- 2010,-số1,-tr.:27- 40.
82. Đọc sách "Dẫn luận ngôn ngữ học"(Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp, Nxb ĐHQG HN, 2009) / Nguyễn Đức Tồn // nguồn:vnu .edu.vn  
83. Những vấn đề cơ bản về chính sách ngôn ngữ của Việt Nam đến năm 2020( Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2009-2010) (Chủ nhiệm chương trình), nghiệm thu 12/2010                                                                                                        
84. Chính sách ngôn ngữ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế: Thực trạng, các kiến nghị và giải pháp (Đề tài cấp Bộ(2009-2010) (Chủ nhiệm); Mã số: CT 09- 13- 07, nghiệm thu 12/2010  
85. Huyền thoại về cấu trúc nghĩa của từ / Nguyễn Đức Tồn // Website:www.vienngonnguhoc.gov.vn , ngày 12 tháng 02 năm 2010, // Ngôn ngữ.-2010. -số 4.-tr.:1-9. 
86. Mấy nét về cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên / Dương Thị Thanh Hoa, Lan Hương // Ngôn ngữ.-2010.-số 9.-tr.:18-32.
87.Myths about the Semantics Strucure 0f Words / Nguyen Duc Ton // Vietnam Social Sciences.-2010. - No 3, pp.:57-67.
88. Một số đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên / Nguyễn Thị Thanh Huyền, Bình Thành // Ngôn ngữ.-2010.-số 9.-tr.:52-62.
89. Việt ngữ tinh nghĩa từ điển(tác giả Long Điền Nguyễn Văn Minh, Nxb TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA,H., 2010(TÁI BẢN) / Đức Nguyễn // Ngôn ngữ.-2010.số 9,-tr.:72-80.
90. Một số vấn đề nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hoá thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay( Kì I) / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2010.-số 12.-tr.: 1-9.
91. Đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy(Tái bản có chỉnh lý và bổ sung) / Nguyễn Đức Tồn  .- H. : Từ điển Bách khoa, 2010, 635 tr., 21 cm.
92.Một số vấn đề nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hoá thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay( Kì II) / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2011.-số 1.-tr.: 1-10.
93.Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ kích thước trong tiếng Việt / Nguyễn Đức Tồn & Nguyễn Thanh Ngà //Ngôn ngữ.-2011.Số 3,-tr. 1-14
94.Có hay không trong tiếng Việt cái gọi là "Phương thức từ hoá hình vị" và "Phương thức cấu tạo từ láy"?/ Nguyễn Đức Tồn//Khoa học xã hội Việt Nam.-2011.-số 5, tr.-83-95 
 95. Về các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt từ góc độ nhận thức và bản thể (Phần I) / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2011.-số 8.-tr.: .- 1-10
96. Về các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt từ góc độ nhận thức và bản thể (Phần II) / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2011..-số 9, tr.-1-5
97.Những vấn đề ngôn ngữ học trên Tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 (Phần I)/Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2012.-số 2, tr.-3-14
98.Những vấn đề ngôn ngữ học trên Tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 (Phần II)/Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2012.-số 3, tr.-3-12
99.Mấy vấn đề về cú pháp của ngôn ngữ kí hiệu ở Việt Nam / Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2012.-số 4,tr.-17-31
100.Về đặc điểm mô hình cấu tạo và việc chuẩn hóa thuật ngữ xây dựng là cụm từ trong tiếng Việt / Nguyễn Đức Tồn, Vũ Thị Thu Huyền // Ngôn ngữ.-2012.-số 5,tr.-3-19
101.Truy tìm nguồn gốc của một số thành ngữ thuần Việt có  nhiều cách giải thích / Đỗ Thị Thu Hương, Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2012.-số 9,tr.-3-26
102. Những con đường hình thành thuật ngữ xây dựng trong tiếng Việt / Vũ Thị Thu Huyền, Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2012.-số 11,tr.-70-80
103.Tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững của đất nước //  Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư "Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững", Hà Nội, 26-28 tháng 11 năm2012.                                                                                              
104. Luận cứ khoa học của việc xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam (Chương trình khoa học cấp Bộ 2011-2012) (Chủ nhiệm)
105. Nghiên cứu, khảo sát thuật ngữ tiếng Việt  phục vụ cho việc xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam  (Đề tài cấp Bộ 2011-2012)(Chủ nhiệm); Mã số: CT11-13-2, nghiệm thu tháng 12/2012 
106. Quan điểm mới về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn hoá thuật ngữ/  Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ.-2013.-số 1,tr.-19-26

Tuesday, 6 September 2016

Điều còn lại sau cuộc tranh luận đưa chữ Hán vào trường học (Nguyễn Quốc Vương - Vietnamnet)

Điều còn lại sau cuộc tranh luận đưa chữ Hán vào trường học

Những năm gần đây, các cuộc tranh luận trên mạng Internet của người Việt trở nên sôi nổi khác thường. Dường như sự sôi nổi của các cuộc tranh luận ấy với sự tham gia đông đảo của nhiều người thuộc nhiều nhóm tuổi, nghề nghiệp có gì đó rất khác với cuộc sống phẳng lặng nặng chuyện áo cơm thường ngày. Cuộc tranh luận sổi nổi xung quanh ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang về việc đưa chữ Hán-Nôm vào dạy trong trường phổ thông là một cuộc tranh luận như thế.
Một cuộc tranh luận sôi nổi
Có lẽ bản thân PGS.TS Đoàn Lê Giang và cả những nhà chuyên môn khác tham gia hội thảo cũng không ngờ rằng ý kiến về chuyện đưa chữ Hán-Nôm vào giảng dạy trong trường phổ thông lại được công chúng quan tâm đến thế.
dạy chữ Hán trong trường phổ thông, dạy chữ Hán
PGS. TS Đoàn Lê Giang, tác giả của ý kiến gây "bão" dư luận những ngày qua. Ảnh: Lê Văn.
Thông thường, những cuộc hội thảo chuyên môn thường chỉ có từ vài chục đến trên dưới trăm người tham gia và thảo luận. Kỉ yếu của hội thảo được in và tặng cho những người tham dự với số lượng rất hạn chế. Ngoài những người tham gia hội thảo, sẽ không có nhiều người đọc những bài được đăng trong đó hoặc nếu có thì số lượng cũng rất nhỏ.
Tuy nhiên, khi truyền thông đại chúng đưa tin về Hội thảo và ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang với những tiêu đề đầy… “khiêu khích” và người dùng các trang mạng xã hội chia sẻ lại những bài viết này, cuộc tranh luận đã bùng nổ dữ dội.
Theo quan sát của tôi trong cuộc tranh luận này những người ủng hộ đa phần là những người biết ít nhiều chữ Hán, chữ Nôm hoặc cả hai trong khi ở phía những người phản đối dường như có rất ít người có thể đọc được chữ Hán và chữ Nôm.
Một điểm đáng chú ý nữa là trong cuộc tranh luận ồn ào này, sự xuất hiện công khai của các nhà nghiên cứu Hán-Nôm trên phương tiện truyền thông đại chúng rất thưa thớt. Nhiều nhà nghiên cứu cao niên có tên tuổi và cả những nhà nghiên cứu trẻ có những thành tựu đáng chú ý những năm gần đây dường như đều đứng ngoài cuộc tranh luận.
Thông thường Hán-Nôm vốn là lĩnh vực chuyên môn khá hẹp ở Việt Nam. Vậy thì tại sao lần này, cuộc hội thảo và cụ thể hơn là ý kiến về việc đưa chữ Hán-Nôm vào trường phổ thông lại thu hút sự quan tâm lớn đến như thế?
Có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu nhất nằm ở chỗ ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang đã “động nhân tâm” và gợi đến rất nhiều liên tưởng, trong đó có cả những liên tưởng và suy diễn vượt xa khỏi ý tưởng và câu chữ của người đưa ra ý kiến trong hội thảo.
Sự phản ứng của công chúng với ý kiến đề nghị đưa chữ Hán-Nôm vào trong trường học không chỉ là thuần túy là sự phản đối một ý tưởng giáo dục.
Nhiều người phản đối (tất nhiên không phải là tất cả) đã phản ứng mạnh mẽ trong sự liên tưởng đến những vấn đề đang ngày một trầm trọng của đất nước như: chủ quyền quốc gia vị đe dọa và xâm hại, sự “xâm lăng” tinh vi và toàn diện trong lĩnh vực văn hóa, những yếu kém của nền giáo dục, tình trạng thật giả lẫn lộn trong khoa học…
Chính sự phản ứng mạnh mẽ xuất phát từ tình cảm và sự liên tưởng ấy đã dẫn dắt cuộc tranh luận trên các trang mạng xã hội rời xa khỏi vấn đề mà PGS.TS Đoàn Lê Giang đề ra: đề xuất giảng dạy chữ Hán-Nôm trong trường học.
Trong bản tham luận của mình, tác giả cũng chỉ mới phác ra ý tưởng về việc giảng dạy Hán-Nôm ở trường phổ thông ở mức rất thận trọng nhưng khi tranh luận và phê phán, nhiều người đã mặc định như thể đó đã trở thành một chủ trương-chính sách lớn, sẽ được thực hiện đại trà trên tất cả các trường học và Hán-Nôm rồi đây sẽ trở thành bộ môn bắt buộc dành cho tất cả các học sinh ở phổ thông.
Có người suy diễn xa hơn khi cho rằng đây là chủ trương đưa chữ Hán-Nôm vào thay thế cho tiếng Anh trong nhà trường!? Thậm chí có cả những ý kiến cho rằng rồi đây chữ Hán-Nôm sẽ thay thế cho chữ Quốc ngữ và như thế là “quay lùi bánh xe lịch sử?”….
Chính vì thế mà từ chỗ phản đối, nhiều người tham gia tranh luận trên các trang mạng xã hội đã phê phán và chỉ trích quá đà khi công kích cá nhân người đưa ra đề nghị trên bằng những lời lẽ rất nặng nề.
Đấy là một sự không công bằng đối với người đã phát biểu trong hội thảo. Khi cuộc tranh luận và sự phê bình, chỉ trích diễn ra theo hướng đó, nó giống như một trận đấu võ không có trọng tài mà một bên là “nhà chuyên môn” thi đấu theo thể thức của môn “boxing” trong khi các “đối thủ” thì tấn công bằng các đòn thế của “võ tự do”.
Những gì còn lại sau tranh luận
Cho dẫu có xu hướng đi ngày một xa khỏi ý kiến ban đầu của PGS.TS Đoàn Lê Giang, cuộc tranh luận nói trên cũng đặt ra rất nhiều vấn đề cần tiếp tục suy nghĩ cho cả giới chuyên môn và công chúng.
Thứ nhất là vấn đề làm thế nào để chữ Hán-Nôm và những văn bản cha ông viết bằng thứ chữ đó tiến gần lại hơn với công chúng? Cuộc tranh luận đã làm rõ thêm rằng trên thực tế nhận thức của một bộ phận công chúng về chữ Hán, chữ Nôm và di sản được ghi lại bằng thứ chữ đó rất hạn chế.
dạy chữ Hán trong trường phổ thông, dạy chữ Hán
Hoạt động ngoại khóa của một lớp học chữ Hán ngoài nhà trường. Ảnh: FB Nguyễn Sử.
Rất nhiều người nhầm tưởng chữ Hán và chữ Nôm, thứ chữ cha ông chúng ta đã dùng suốt hơn nghìn năm để viết nên những tác phẩm văn học, lịch sử nổi tiếng và được đưa vào trong chương trình học tập ở trường phổ thông từ trước đến nay đồng thời cũng là tiếng Trung hiện đại, ngôn ngữ mà người Trung Quốc đang sử dụng. Trách nhiệm giải quyết vấn đề này có một phần không nhỏ thuộc về các nhà nghiên cứu và giảng dạy Hán-Nôm.
Thứ hai, người Việt chúng ta cần có thái độ và tư thế như thế nào trong việc tiếp nhận, kế thừa và nghiên cứu những di sản văn hóa mà các thế hệ đi trước để lại cũng như tiếp nhận tinh hoa văn hóa của thế giới để hội nhập vào thế giới văn minh?
Liệu rằng sự tiếp nhận và kế thừa di sản văn hóa của cha ông có mâu thuẫn với việc giao lưu và hội nhập vào thế giới văn minh?
Những ý kiến tranh luận thể hiện sự đối lập gay gắt giữa việc học Hán-Nôm với học các thứ tiếng như Anh, Pháp… phần nào thể hiện trong vô thức sự lúng túng của người Việt khi đứng trước những giá trị của Đông và Tây.
Thứ ba, cuộc tranh luận được đẩy đi rất xa và rộng với nhiều vấn đề khác nhau đã đặt ra cho tất cả người Việt quan tâm đến vận mệnh của dân tộc một câu hỏi: chúng ta là ai và chúng ta sẽ thế nào?
Như một quy luật tất yếu, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào thế giới và chia sẻ các giá trị phổ quát của nhân loại, nhu cầu khám phá, làm rõ quá khứ và tìm lại cội nguồn sẽ ngày một trở nên mạnh mẽ.
Tái xác nhận “Identity” sẽ trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Trong quá trình ấy, quá khứ nói chung và di sản Hán-Nôm sẽ có vai trò lớn.
Khi nhìn ở phạm vi rộng lớn như thế, cả ý kiến đề nghị đưa Hán-Nôm vào giảng dạy trong trường học và những ý kiến phản đối mạnh mẽ thực ra đều thể hiện nhu cầu định vị lại chính bản thân mình và cộng đồng mà mình quy thuộc vào.
Sau một thời gian ồn ào, cuộc tranh luận rồi cũng sẽ lắng xuống. Nhiều người khi bình tĩnh lại sẽ nhận ra nhiều ý kiến chỉ trích đã “đi quá đà”.
Với riêng tôi, ý kiến đề nghị của PGS.TS Đoàn Lê Giang trong tư cách một nhà nghiên cứu là rất bình thường. Chuyện tranh luận hay phản bác lại ý kiến của ông cũng là chuyện bình thường vì không phải mọi dẫn chứng và lập luận ông đưa ra đều hoàn toàn hợp lý.
Chẳng hạn, nếu như ông đưa ra dẫn chứng học sinh Nhật Bản có phân môn tự chọn là Cổ điển trong môn Quốc ngữ ở bậc học Trung học phổ thông để kế thừa và nghiên cứu di sản của cha ông sẽ thuyết phục hơn chuyện học sinh Nhật phải học bắt buộc một số lượng chữ Hán ở từng cấp học bởi vì tiếng Nhật hiện đại vẫn phải dùng đến các chữ Hán đó.
Tất nhiên, cho dù ủng hộ ông về ý tưởng, tôi vẫn không mấy lạc quan về tương lai của ý tưởng đó khi nó được thực hiện trong thực tế khi chữ Hán-Nôm được đưa vào trường học cho dù chỉ là môn tự chọn hay sinh hoạt câu lạc bộ.
Nếu như nền giáo dục hiện tại không được cải cách một cách cơ bản thì cho dù đưa vào bất cứ một nội dung mới nào, nó cũng sẽ thất bại. Chất lượng của các môn học hiện hành, chẳng hạn như môn Văn hay Lịch sử đủ để dự đoán kết quả ấy.
Tất nhiên, tranh luận và phản đối khác với mạt sát và công kích cá nhân. Sẽ rất thiếu công bằng đối với cá nhân PGS.TS Đoàn Lê Giang và không có ích gì thêm cho cộng đồng người Việt nếu như cuộc tranh luận chỉ dựa trên những suy diễn.
Có lẽ trải qua một thời gian dài, người Việt không có nhiều cơ hội và không gian để tranh luận thoải mái vì thế khi mạng internet đột ngột đem lại điều ấy, người Việt chúng ta đã sôi nổi tranh luận mà chưa quen với những nguyên tắc và kĩ năng tranh luận. Để có nó, có lẽ người Việt cần cả đến thời gian và sự tự thân nỗ lực của mỗi người.
Nguyễn Quốc Vương

Sunday, 4 September 2016

PGS Đoàn Lê Giang tạm kết tranh luận dạy chữ Hán trong trường phổ thông (Đoàn Lê Giang - Vietnamnet)

PGS Đoàn Lê Giang tạm kết tranh luận dạy chữ Hán trong trường phổ thông

- “Tôi thuộc những người đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ và văn hóa đối với sự trường tồn của dân tộc mà đề nghị như thế. Tôi tin rằng: Tiếng Việt còn thì văn hóa ta còn, văn hóa ta còn thì nước ta còn” – PGS. TS Đoàn Lê Giang.
Khi phát biểu trong Hội thảo ở Viện Hán Nôm (27/8/2016) tôi có nói: 6 năm trước tôi đã từng có tham luận đề nghị dạy chữ Hán trong nhà trường để giữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, tuy nhiên nếu nói trong tình hình bây giờ thì rất khó.
Sau khi VietNamNet đăng tải bài viết có trích ý kiến của tôi, sợ mọi người không hiểu hết ý nên tôi phải đưa nguyên văn bài tham luận của tôi trình bày trong Hội thảo "Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế" (2010), bài viết có tên "Khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường - một phương pháp quan trọng để giữ gìn tiếng Việt và văn hoá Việt Nam".
dạy chữ Hán, chữ Hán, dạy chữ Hán trong trường phổ thông,

Sau đó 2 bài viết ấy lan truyền rất mạnh trên các mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều, gay gắt. Nay, tôi xin nói rõ suy nghĩ của tôi ở đây với mong muốn những người ngoài chuyên môn cũng hiểu được:
Chữ Hán là gì?
Chữ Hán là chữ được sinh ra từ nền văn hóa Trung Hoa cổ đại, vào nước ta từ đời Hán (đầu CN), được các thế hệ cha ông ta Việt hóa nó, đọc bằng âm Hán Việt (tương tự như Hàn Quốc có âm Hán Hàn, Nhật Bản có âm Hán Hòa (Onyomi).
Chữ Hán đã tạo nên 60-70% vốn từ vựng tiếng Việt. Ví dụ: Hà Nội hoàn thành chỉnh trang đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc, thì có lẽ 100% là từ gốc Hán các thời khác nhau.
Có người nói với tôi nên dùng chữ Nho cho khỏi lầm. Dùng cũng được, nhưng nó không chuẩn, vì chữ ấy không chỉ dùng trong các văn bản Nho, mà cả Phật, Đạo hay những loại văn hóa khác.
Có người nói nên dùng chữ Hán Nôm. Tôi thì không dùng vì trên đời không có chữ đó, mà chỉ có chữ Hán và chữ Nôm.
Vậy chữ Hán là nói tắt của chữ Hán cổ đọc theo âm Việt. Cách nói này rất phổ biến, và được giới nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận.
Vậy chữ Hán không phải là tiếng Hán, càng không phải Trung văn.
Tại sao chúng ta phải học chữ Hán?
Vì 2 lý do chính:
Thứ nhất, chúng ta muốn hiểu sâu được tiếng Việt thì chúng ta cần biết gốc gác nó ra sao, tra cứu nó thế nào.
Ví dụ: từ Minh Tâm, nghĩa là sáng lòng, vì chữ Minh là sáng. Nhưng học trò thắc mắc thế U Minh thì là gì, sáng tối à? Không, “Minh” trong trường hợp này lại là “Tối”. U Minh là mờ mịt. Học trò lại hỏi: Thế Đồng Minh là cùng sáng à? Không, Đồng Minh là cùng phe, vì nó xuất phát từ nghĩa: cùng hội thề. Vì chữ Minh là Thề.
Vậy làm thế nào để cô giáo trả lời học sinh những câu hỏi ấy, làm thế nào cho học sinh không hỏi cô mà cũng biết được.
Có hai cách:
1. Học âm Hán Việt, tự tra từ điển tiếng Việt. Đa số những người giỏi tiếng Việt hiện nay đều hình thành bằng con đường ấy. Nhưng thực ra họ cũng không thật tự tin vì từ ngữ thì vô bờ, sai đúng lẫn lộn, người ta không thể tự tin hoàn toàn được.
2. Học chữ Hán để có ấn tượng là chữ Hán rất nhiều từ đồng âm, nhiều nghĩa khác nhau. Sau đó biết cách tra từ điển. Từ điển chữ Hán có nhiều loại, rất phức tạp, phải học để có một chút vốn liếng mới tra được. Bằng cách này người ta có thể tự tra cứu, tự học tiếng Việt suốt đời.
Lý do thứ 2, học chữ Hán để cho chúng ta hiểu được văn hóa Việt Nam, chúng ta cảm thấy gắn bó với ông cha. Vì từ trước khi bỏ chữ Hán hoàn toàn vào đầu Thế kỷ XX, toàn bộ di sản văn hóa Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (một thứ chữ được hình thành từ chữ Hán). Chúng ta học chữ Hán để chúng ta hiểu sâu tiếng Việt, từ đó có thể hiểu được vốn văn hóa Việt Nam.
Văn hóa cổ dù có được dịch ra tiếng Việt, như các công trình của Lê Quý Đôn chẳng hạn, nếu không có vốn chữ Hán nhất định, đọc vẫn rất khó hiểu.
Đọc Truyện Kiều, nếu có biết chữ Hán, chữ Nôm thì mới hiểu thấu đáo cái hay của nó. Chúng ta nếu có biết chút ít chữ Hán thì đến các di tích văn hóa (đình chùa miếu mạo), nhìn một tập thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, chúng ta không thấy xa lạ, không thấy mình là "những đứa con thất cước của giống nòi" (chữ của Hoài Thanh).
Sâu xa hơn, chúng ta là người VN, trong văn hóa chúng ta có một phần văn hóa Đông Á. Chúng ta coi trọng gia đình, sống cần kiệm, đề cao đức liêm chính, hiếu kính, hiếu học...Tất cả những điều ấy có xấu không, có nên bỏ không, và có bỏ được không? Tôi không nói phương Tây không có điều ấy, đạo đức phương Tây được hình thành từ Thiên chúa giáo và văn hóa truyền thống của họ, còn đạo đức chúng ta thì từ văn hóa bản địa và văn hóa Đông Á (Nho, Đạo thuộc về văn hóa Hán, Phật thì gốc Ấn Độ).
Những điều ấy được các bậc hiền triết phương Đông nói rất hay và từ rất sớm, các sách vỡ lòng chữ Hán ngày xưa vừa dạy chữ, vừa dạy người thông qua các sách đó rất thú vị và dễ nhớ. Vậy chúng ta có nên học một chút tinh hoa từ đó qua sách chữ Hán nhập môn không?
Nếu chúng ta chỉ lo đuổi theo phương Tây và bằng lòng với ngôn ngữ chat, tin nhắn, với loại văn bản lổn nhổn tiếng Anh lẫn tiếng Việt thì rõ ràng đó là nguy cơ cho sự trong sáng của tiếng Việt và mai một văn hóa truyền thống.
Học chữ Hán có dễ không?
Dễ mà khó. Nếu học để trở thành học giả uyên thâm dịch được sách vở cổ thì rất khó, nhưng học để biết một số chữ, để biết tra từ điển Hán Việt, từ đó có thể tự học tiếng Việt suốt đời thì rất dễ. Vì người học chỉ học có 2 kỹ năng: đọc, viết, mà không phải học kỹ năng nghe, nói. Đồng thời học chữ Hán như xem tranh, như học ghép hình rất dễ nhớ và thú vị.
Tôi muốn tổ chức một nhóm biên soạn một cuốn "Vui học chữ Hán" để dạy cho học sinh cấp 2 (như kiểu nhóm Phan Thị làm ở đằng sau bộ truyện tranh (kiểu manga) "Thần đồng đất Việt", mỗi tập vài chữ). Trong thực tế học sinh chuyên văn Phổ thông năng khiếu hàng năm đều có học mấy chục tiết chữ Hán, các em học rất thú vị và tiến bộ rõ rệt khi sử dụng từ Hán Việt và học văn học cổ điển VN.
Ai là người dạy chữ Hán?
Có đấy, các khoa ngữ văn ở HN, TP.HCM, Huế đều có sinh viên Hán Nôm, học viên cao học Hán Nôm, và các sinh viên Văn học cũng được học hơn 100 tiết chữ Hán cơ sở và nâng cao.
Dạy chữ Hán trong nhà trường như thế nào?
Có nhiều cấp độ khác nhau. Học sinh THCS học 1 tiết/ tuần trong môn Ngữ văn theo kiểu "Vui học chữ Hán" - chữ Hán bằng hình ảnh. Dạy thế này rất dễ, thầy cô có một chút vốn Hán Nôm đều dạy được. Nếu trường không có thầy cô biết Hán Nôm thì bài ấy là tự chọn, thích thì tự học, không thì thôi. Lên THPT thì HS chuyên ban KHXH có thể tự chọn học sách chữ Hán cơ sở trong môn Ngữ văn, sách này có thể tự học vì nhìn chung môn chữ Hán đều có thể dễ dàng tự học. Nếu học sinh có hứng thú thì có thể học tiếp lên chuyên ngành ở ĐH. Có thể hình dung môn chữ Hán như môn tiếng Latin ở các trường tinh hoa ở Mỹ và châu Âu.
Ghi chú thêm: học chữ Hán không ảnh hưởng gì đến tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc hay các ngoại ngữ khác: Pháp, Nhật, Trung. Mỗi môn này theo tôi phải học từ 8-12 tiết/ tuần.
Đại khái tôi đề nghị và hình dung việc học chữ Hán trong trường phổ thông như thế. Nhưng ít ai đọc hết tham luận của tôi. Hơn nữa tham luận của tôi được trình bày trong hội thảo chuyên ngành, nhiều kiến thức được coi là đương nhiên, nhiều tiền giả định bị lược bỏ, nhiều kết luận đã lược bỏ lập luận... nên người đọc phải có kiến thức cơ sở một chút mới hiểu đúng. Trên mạng đa số người ta chỉ đọc cái tít báo rồi nhảy dựng lên. Đa số không phân biệt được chữ Hán với tiếng Hán, tiếng Trung. Không phân biệt được từ Hán Việt, ngành Hán Nôm, hay "từ" với "chữ" Hán…
Thế nhưng ai cũng có ý kiến: đọc rồi cũng nói, không đọc cũng nói, biết cũng nói, không biết cũng nói, biết dở dở ương ương cũng nói. Tất nhiên có rất nhiều người hiểu biết, phân tích, trình bày một cách có lý lẽ, người thì nhiệt liệt đồng tình, người thì đồng tình có mức độ, người thì nêu ra những khó khăn hay điều kiện để chủ trương ấy thành khả thi…
Nói cho công bằng, đề nghị đưa chữ Hán giảng dạy trong nhà trường thì tôi không phải là người đầu tiên hay duy nhất. Nếu không kể các thời trước thì chừng hơn 10 năm nay đã có nhiều người đề nghị, như GS Cao Xuân Hạo (nhà ngữ học hàng đầu VN thế kỷ XX) đề nghị học chữ Hán xuất phát từ tính ưu việt của nó; GS Nguyễn Đình Chú (nhà ngữ văn hàng đầu) đề nghị học chữ Hán vì tính quan trọng của nó đối với môn ngữ văn; GS Nguyễn Cảnh Toàn (GS toán học, thứ trưởng Bộ GD trước đây) đề nghị học chữ Hán vì chữ Hán giúp hình thành các thuật ngữ khoa học dễ dàng, chặt chẽ và giúp hiểu rõ văn hóa VN…
Tôi thì đứng từ điểm nhìn các nước văn hóa chữ Hán: Nhật, Hàn, Đài Loan (không phải TQ) - những nước vừa phát triển hiện đại vừa giữ gìn ngôn ngữ và bản sắc dân tộc của họ mà để đề nghị học chữ Hán (Hán Việt), nhằm làm sao giữ gìn, phát triển tiếng Việt và văn hóa VN. Tôi thuộc những người đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ và văn hóa đối với sự trường tồn của dân tộc mà đề nghị như thế. Tôi tin rằng: Tiếng Việt còn thì văn hóa ta còn, văn hóa ta còn thì nước ta còn.
  • PGS. TS Đoàn Lê Giang

Monday, 29 August 2016

"Cần dạy chữ Hán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt" (Lê Văn - Vietnamnet)

"Cần dạy chữ Hán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt"

PGS. TS Đoàn Lê Giang (ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) cho rằng, muốn dùng tiếng Việt trong sáng thì học sinh phải học chữ Hán. Do vậy, cần phải đưa chữ Hán Nôm vào dạy học sớm cho học sinh.
Cần thiết đưa Hán Nôm trở lại trường học
Phát biểu tại Hội thảo Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại diễn ra hôm 27/8, ông Giang cho rằng, trong số các quốc gia thuộc khu vực đồng văn (các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc - PV) chỉ có Việt Nam là từ bỏ chữ Hán hoàn toàn nên thế hệ sau ít hiểu biết về quá khứ dân tộc.
dạy chữ Hán trong trường phổ thông, môn Hán Nôm
PGS. TS Đoàn Lê Giang cho rằng nên đưa chữ Hán Nôm vào dạy trong nhà trường phổ thông. Ảnh: Lê Văn
Từ bỏ chữ Hán cũng là lý do khiến thanh niên Việt Nam đơn giản nhất, học hành hời hợt nhất, các nhà khoa học xã hội của Việt Nam cũng kém nhất so với học giả các nước và nước ta nghèo nhất, lạc hậu nhất so với Nhật, Hàn hay Trung Quốc.
Ông Giang dẫn ví dụ, ở Nhật, người tốt nghiệp phổ thông phải biết ít nhất 1.945 chữ Hán, đến hết ĐH thì phải biết khoảng 3.000 chữ. Trung Quốc cũng yêu cầu số lượng tương tự. Hàn Quốc thì hết phổ thông, học sinh phải biết khoảng 1.000 chữ. Chỉ có Việt Nam là không đặt ra yêu cầu này.
Ông Giang cũng cho biết, nghiên cứu của một trung tâm nơi ông được mời dạy chữ Hán Nôm cho học sinh tiểu học cho thấy, những học sinh được học chữ Hán Nôm hình thành và phát triển nhân cách tốt hơn những học sinh khác không được học.
"Trước đây chúng ta cứ nói rằng không dùng chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhưng hiện nay phải nói ngược lại, phải học chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" - ông Giang nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) khẳng định, việc dạy Hán Nôm trong nhà trường phổ thông dứt khoát là phải đặt ra. Theo ông Mạnh, việc không có tri thức về Hán Nôm khiến hiện nay nhiều từ ngữ tiếng Việt bị nói sai.
Bên cạnh đó, hầu hết các môn học hiện nay đều có tính liên thông, kế thừa từ bậc phổ thông lên đại học, riêng môn Hán Nôm là không có. Việc dạy các văn học cổ hiện nay chỉ dạy thông qua phiên âm chứ không đưa nguyên văn Hán Nôm vào đã dẫn đến nhiều sai sót trong cách dạy cũng như cách hiểu văn học cổ.
TS Nguyễn Tô Lan (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cũng khẳng định cần phải dạy chữ Hán Nôm sớm cho trẻ.
"Kinh nghiệm cho thấy, ngay từ khi còn rất nhỏ, các các em đã đối mặt với việc phải nhận thức chữ nào là chữ Hán, chữ nào là âm Hán - Việt. Vì vậy, nếu đã không hiểu từ cái gốc rồi thì sau này lớn lên học rất là khó" - bà Lan nhận định.
PGS. TS Hà Văn Minh (Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng khẳng định, "cần đưa, nên đưa và thế tất sẽ đưa" Hán Nôm vào dạy trong trong trường phổ thông.
Ông Minh cho hay, "kỳ thi quốc gia của Hàn Quốc từ 40 năm nay đều có môn Hán Văn Hàn Quốc, không có cớ gì chúng ta lại không. Hàn Quốc còn có một bộ giáo trình dạy Hán Nôm cực kỳ bài bản từ phổ thông".
Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng, việc dạy Hán Nôm cũng sẽ tham gia vào việc hình thành ít nhất là 3 nhóm năng lực trên tổng số 8 nhóm năng lực theo định hướng giáo dục mới hiện nay - giáo dục hướng tới năng lực người học thay vì truyền tải tri thức.
"Bảo quý thì quý mà bảo không quý thì cũng chả quý gì"
Làm thế nào để đưa tri thức Hán Nôm vào trong nhà trường là vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm bàn thảo.
PGS. TS Hà Minh cho rằng, sắp tới, ông sẽ có ý kiến trực tiếp với các trường sư phạm, với những người tham gia biên soạn SGK trong đợt biên soạn sách sắp tới về việc đưa tri thức Hán Nôm vào giảng dạy.
dạy chữ Hán trong trường phổ thông, môn Hán Nôm
PGS. TS Hà Minh đề xuất đưa môn Hán Nôm trở thành môn học tự chọn trong trường phổ thông. Ảnh: Lê Văn
"Nếu cần thiết thì tôi đề nghị liên hệ tất cả các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về Hán Nôm để có một bản kiến nghị với tư cách một hội nghề nghiệp để có tiếng nói chính thức với các cơ quan chức năng" - ông Minh đề xuất.
Ông Minh cũng đưa ra 2 phương án mà ông cho là "thiết kế khả thi" để đưa Hán Nôm vào giảng dạy trong nhà trường: Đầu tiên là đưa môn dạy Hán Nôm vào chương trình như một môn tự chọn. Bên cạnh đó, cần phải tăng tỉ trọng bộ phận văn học cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm trong SGK mới sắp tới.
Ngoài ra, ông Minh cũng đề xuất biên soạn một một cuốn sách giáo khoa tham khảo sử dụng trong nhà trường về Hán Nôm được Bộ GD-ĐT giới thiệu sử dụng. "Chúng ta có thể có 2 cuốn một cuốn cho THCS và một cuốn cho THPT bám sát chương trình Tiếng Việt và Ngữ văn của 2 cấp học này".
"Các nhà biên soạn có thể tham khảo những từ có tần số xuất hiện nhiều để làm sao sau khi học hết THCS thì học sinh biết được khoảng 1.500 từ. Hết THPT thì biết thêm khoảng 1.000 từ nữa" - ông Minh nói.
Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng, SGK Ngữ văn nên có bảng tra cứu từ và yếu tố Hán Việt nhưng phải có nguyên văn chữ Hán Nôm và giải thích chữ Hán Nôm đó để học sinh hiểu nghĩa từ nguyên.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chuyên gia cũng cho rằng, hiện tại, việc đưa Hán Nôm vào dạy trong trường phổ thông là rất khó.
PGS. TS Đoàn Lê Giang cho rằng, hiện tại nếu nêu vấn đề đưa chữ Hán trở lại dạy trong trường phổ thông, chắc chắn nhiều người sẽ không đồng tình nhất là trong tâm lý xã hội hiện nay.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Sỹ Toản thì cho rằng bối cảnh hiện nay là rất khó khăn để đưa môn Hán Nôm quay trở lại trường phổ thông. Ông Toản dẫn ví dụ về môn Lịch sử trước đây đã suýt không có tên trong "bản đồ các môn học" chứ đừng nói tới môn Hán Nôm.
"Ngay cả việc đưa môn Hán Nôm vào như một môn tự chọn cũng cần tính toán cách nào đó vì nếu học sinh không chọn học thì sẽ khó khăn trong việc giải quyết công việc cho các giáo viên đã được nhận vào biên chế" - ông Toản nói.
Trong khi đó, PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh thì nói rằng, người ta nói Hán Nôm giống như chiếc bình hoa trong nhà, bảo nó quý thì nó quý còn cho nó không quý thì nó cũng chả quý gì. "Chúng ta là những người trong cuộc, chúng ta thấy quan trọng còn những người ở ngoài thì họ lại cho là không cần thiết" - ông Mạnh chua chát.
Lê Văn

Saturday, 23 July 2016

Nghĩa và từ nguyên của MOONG (An Chi - Năng Lượng Mới số 534 [24-6-2016])

An Chi·Friday, June 24, 2016
Từ ngày 16-6-2016, một số phương tiện truyền thông có đưa tin với hàng tít “Vỡ bờ moong khai thác titan ở Bình Thuận”. Từ “moong” trong cái tít này đã làm cho một số bạn đọc bỡ ngỡ vì vừa không hiểu nghĩa và càng không biết được xuất xứ của nó, thậm chí còn thắc mắc rằng không biết nó có thật sự tồn tại hay không.
“Moong” là một từ có thật và cũng xuất hiện với một tần số đủ để ta có thể tìm thấy nó một cách không khó khăn gì lắm. Sau đây là một số dẫn chứng :
1.–“Theo con đường xoáy ấy, xe xuống chở đất đá lên đưa ra bãi thải và xe chở than lên đưa về khu sàng tuyển. Cái lòng phễu khổng lồ ấy người ta gọi là hố moong.” (Nguyễn Thị Mai, “Trong lòng moong Cao Sơn”, Biên Phòng, 8-11-2011).
2.– “Xóm chúng tôi nằm trong lòng moong nên trong nhiều năm qua phải hứng chịu cảnh tượng chưa từng xảy ra […………] Các anh thấy đấy, mảnh vườn này thành ‘đất chết’ vì không có nước do mạch nước ngầm chảy hết ra lòng moong.” (Duy Tuấn - Thăng Long, “Sống dở chết dở tại mỏ sắt lớn nhất ĐNA – Bài 5: Sóng ngầm nơi moong mỏ”, Vietnamnet, 9-12-2011).
3.–“Moong than Cao Sơn như chiếc chảo khổng lồ, đến nỗi, từ bờ moong nhìn xuống, những chiếc xe trọng tải gần 100 tấn bò lồm ngồm như những chú …cua!” (Nhân Văn, “Chuyện lạ ở moong Cao Sơn”, Vinacomin, 08-10-2012).
4.–“Một ngày cuối năm, lên moong than Hà Tu, tôi vẫn thấy quang cảnh sản xuất quen thuộc như những ngày thường hồi đầu năm.” (Minh Hoa, “Tháng ‘củ mật’ ở moong than Hà Tu”, Vinacomin, 21-1-2014).
5.–“ [….] cả một đời ông lận đận với moong sâu […] Về kỹ thuật, ông là người kỹ tính, người ta gặp ông có khi đi chán dưới lòng moong, tưởng rằng ông sẽ về! Vậy mà [….]” (Phóng sự “Bóng người ở lại giữa moong sâu”, báo Quảng Ninh, 23-1-2010).
6.–“Đây là mô đất lau sậy um tùm, nằm sát con đường nội bộ dẫn từ moong H10 (moong than đang khai thác của Công ty Than Mông Dương) về bãi than giáp ranh với đầu băng tải của Nhà máy nhiệt điện Mông Dương.” (Trọng Phú, “Rút ruột mỏ than Mông Dương - Bài 1: Một đêm, hàng ngàn tấn than bị trộm”, Pháp luật, 31-10-2013).
7.–“[……] nhờ có nghị lực thép, những người thợ mỏ đã vượt qua tất cả để hôm nay trên công trường rộn ràng tiếng xe, tiếng máy, hàng trăm tấn quặng sắt nằm sừng sững giữa lòng moong ...” (Phan Thế Cải, “Từ lòng moong lên mặt đất”, Nhân dân điện tử, 10-7-2011).
8.–“Bên dưới là những lòng moong đang tiếp tục bị khoét sâu vào lòng núi [……]” (Phan A, “Cận cảnh hoang tàn tại một mỏ than lộ thiên”, Đại kỷ nguyên, 9-1-2016).
Cứ như trên thì “moong” hiển nhiên là một từ có thật nên cũng đã được Từ điển tiếng Việt (2007) của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) do Hoàng Phê chủ biên thu nhận và giảng là “khẩu ngữ, ít dùng : đáy mỏ”. Nhưng tiếc rằng điều chú thích của quyển từ điển này thì lại rất sai vì từ “moong” chẳng những không thuộc về khẩu ngữ mà còn là một thuật ngữ của ngành khai khoáng nữa. “Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên” của Bộ Công Thương gồm có 12 chương mà chương 1 là “Quy định chung” với Điều 2 là “Giải thích từ ngữ”; tại điều này, mục 18 được ghi với chú thích bằng tiếng Anh trong ngoặc đơn như sau: “18. Moong (pit) : Là đáy mỏ, phần thấp nhất của đáy mỏ được bao khép kín bởi bờ mỏ xung quanh.” Cứ như trên thì “moong” là một thuật ngữ đã được giải thích rất rõ ràng. Chẳng những thế nó còn được chính thức vận dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày một cách hoàn toàn đúng với nội hàm đã nêu trong bản “Quy định”, như đã thấy với 8 dẫn chứng ở trên. Vậy làm sao có thể nói nó là khẩu ngữ?
Nhưng từ “moong” này do đâu mà ra? Sự tra cứu của chúng tôi cho phép khẳng định rằng nó là một sản phẩm ra đời từ sự khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, trong đó có việc khai thác mỏ, đặc biệt là Mỏ than Hòn Gai, mà Pháp gọi là “Mines de charbon de Hongay”. Nói đến “mine” thì phải nói đến “gisement”. Ta cứ tìm trên mạng thì có thể thấy hai từ này thường “cặp bồ” với nhau. “Gisement” được Le grand Robert định nghĩa là “Disposition des couches de minéraux dans le sous-sol […] Par extension. Masse minérale importante, propre à l’exploitation”, nghĩa là “Cách sắp xếp các lớp khoáng sản trong tầng đất cái […] Nghĩa rộng. Khối khoáng sản quan trọng, thích hợp với việc khai thác.” Chính âm tiết “-ment” của “gisement” đã được phiên âm sang tiếng Việt kiểu bình dân thành “moong”. Hiện tượng này không có gì lạ : nó cũng giống như chuyện người Việt Miền Nam đã phiên âm “ciment” thành “xi-moong”, như có thể thấy trong nhan đề “Vôi đá xanh, vôi chịu nước và xi-moong. Cách làm đá giả” trên tạp chí Khoa Học số 59 (1-12-1933). Ca dao Miền Nam có câu:
“Chợ Sài Gòn cẩn đá, chợ Rạch Giá cẩn xi-moong
Giã em ở lại vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô.
” Trẻ con Miền Nam hồi nửa đầu thế kỷ XX không lạ gì với hai tiếng “xi-moong” này vì những viên bi mà họ chơi thời đó thường làm bằng xi-măng (về sau mới có bi thuỷ tinh ngũ sắc). Đó là những “cục đạn xi-moong”. Vậy “-ment” của “gisement” đi vào tiếng Việt thành “moong” không phải là chuyện không thể xảy ra. Còn chuyện “gise-” bị tỉnh lược thì chỉ là hệ quả của việc rút ngắn khi phiên âm : – adjudant > ách (thượng sĩ, ông quản), – aiguille > ghi (thiết bị dùng để chuyển đường ray tàu hoả), – alcool > cồn, – aluminium > nhôm, – portefeuille > bóp (ban đầu là bóp-phơi), – pourboire > (tiền) boa, – copier > cóp, – correcteur > cò (người sửa mo-rát), – commissaire > cò (cảnh sát trưởng), – essence > xăng, – effet > phê, – [en] arrière > de ( = lùi), v. v..
Tóm lại, “moong” là một từ Việt gốc Pháp, bắt nguồn ở từ “gisement”, có nghĩa là “vỉa [khoáng sản, đất đá, v.v.]”. Ngoài nguyên từ (etymon) này ra, chúng tôi không thấy có bất cứ từ nào khác có thể là ứng viên thích hợp. Dĩ nhiên là nếu có vị thức giả nào chỉ ra một nguyên từ khác có sức thuyết phục mạnh hơn thì chúng tôi sẽ vô cùng cám ơn.

Thursday, 21 July 2016

Gông, cùm, xiềng, xích của ta không có dây mơ rễ má gì với cangue và chaîne của tiếng Tây (An Chi - Năng Lượng Mới số 506 [18-3-2016]).


Mạng Tìm hiểu từ nguyên (Nguồn gốc từ ngữ / Từ ngữ và lịch sử) ngày 30-8-2012 có đăng bài “Cùm lim, xích sắt” của Nguyễn Dư (Lyon, 5-2008), trong đó những ý kiến chính đều sai, rất sai. Đáng nói hơn nữa là tác giả còn dựa vào những cái sai của mình để phủ nhân đôi câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát:
Một chiếc cùm lim chân có đế
Ba vòng xích sắt bước thì vương
Nói về nguồn gốc của hai từ “gông”, “cùm”, Nguyễn Dư viết:
Cangue có liên hệ gì với cái gông, cái cùm?
Sưu tập Oger (1909) có tấm tranh Đốt quăng tra tiền vẽ cái cangue đeo cổ dành cho đàn bà.
“Chữ Quăng của tên tranh nghĩa là gì ? Quăng (chữ Hán, bộ Nhục) nghĩa là cánh tay. Quăng, tiếng Việt, nghĩa là ném mạnh và xa. Quăng bị người đàn ông đốt không phải là cánh tay, cũng không phải là vật gì bị ném ra xa. Quăng bị đốt là cái nia quàng vào cổ người đàn bà. Quăng chính là cái cangue dành cho đàn bà được Huard và Durand nói đến trên kia.
“Chữ Quăng của tên tranh không có nghĩa như chữ Hán, cũng không có nghĩa của tiếng Việt. Chữ Quăng được dùng để ghi âm từ cangue của tiếng Pháp. Tấm tranh Đốt quăng tra tiền cho phép suy ra rằng người Pháp đã đưa từ cangue (hoặc đưa cả cái cangue ?) vào Việt Nam.
“Bộ sưu tập Oger còn có tấm Cùm ngạch (vẽ bàn chân bị trói vào khúc tre của cái ngạch nhà). Hai tấm tranh là bằng chứng cho thấy vào khoảng đầu thế kỉ 20, từ cangue có lúc vẫn còn được phát âm là quăng, có lúc được Việt hoá thành cùm.
Còn cái gông ?
Từ cangue (căng-gơ) có hai âm tiết, được Việt hoá theo hai ngả : căng trở thành cùm trở thành gông.
Tranh Đốt quăng tra tiền
(trong bài của Nguyễn Dư).
Trong quá trình trả lời cho bạn đọc, chúng tôi cũng đã có đôi ba lần phản bác ý kiến của tác giả Nguyễn Dư nhưng lần này thì ông Dư mới làm cho chúng tôi kinh ngạc nhất. Tiếng Tây đâu có vào tiếng ta một cách ba trợn ba trẹo như vậy được. Trước nhất, chúng tôi không biết ông Nguyễn Dư đã căn cứ vào sách, báo nào của Tây mà khẳng định rằng “vào khoảng đầu thế kỉ 20, từ cangue có lúc vẫn còn được phát âm là quăng”, mà lại được phiên âm bằng chữ quốc ngữ Việt Nam. Đây là biểu hiện của một sự tưởng tượng cực kỳ táo tợn mà chắc chắn không một người Pháp nào có thể chấp nhận được. Huống chi, cái chữ [肱] trong hình vẽ mà ông Dư đọc thành “quăng” theo nghĩa của “cangue” trong tiếng Pháp, thì không hề tồn tại trong tiếng Việt, như sẽ phân tích rõ ở một đoạn sau. Riêng gôngcùm thì lại là hai từ đã có mặt trong tiếng Việt trước khi Pháp xâm lược Việt Nam nên tất nhiên không có dây mơ rễ má gì với cangue của tiếng Pháp cả.
Căng (của cangue) không trở thành cùmcùm đã có mặt trong Dictionarium Annamitico Lusitanum et Latinum của A. de Rhodes in tại Roma năm 1651, trong dạng chính tả “cồm”, với hai thí dụ “cầm cồm” và “đóng cồm”. Ở thời điểm này thì cùm còn phát âm thành “cồm”, cũng như hùm thành “hồm”. Đến thời Dictionarium Anamitico Latinum của Pierre Pigneaux de Béhaine (1772-73) thì cồmhồm đã được phát âm và viết thành cùm, hùm. Còn gông thì cũng đã được ghi nhận trong từ điển của A. de Rhodes với hai thí dụ “cầm gông”, “đóng gông”, nghĩa là cũng đã tồn tại trong tiếng Việt ít nhất là 200 năm trước khi Pháp sang cướp nước ta. Thế mà Nguyễn Dư còn viết:
“Mọi người còn nhớ mấy câu ca dao:
– Gái có chồng như gông đeo cổ Gái không chồng như phản gỗ long đanh ...
– Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm.”
Với những câu ca dao trên thì cái “e” (air = dáng vẻ) xa xưa của nó cũng đã buộc nhà nghiên cứu phải thận trọng đặt vấn đề xem có thật là nó chỉ ra đời sau khi dân ta bị Pháp cai trị hay không. Đằng nầy … Đặc biệt Nguyễn Dư rất sai khi đọc cái chữ [肱] trong tranh vẽ của Sưu tập Oger 1909 thành “quăng” để mặc nhiên ghép nó vào từ loại danh từ rồi gán cho nó cái nghĩa của từ “cangue” ( = cùm). Thực ra thì khi chuẩn bị ấn hành bộ Sưu tập 1909 của Henri Oger với tên đề ở bìa ngoài là Technique du peuple Annamite (Edition 2009/ Chủ biên: Olivier Tessier & Philippe Le Failler, EFEO [Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp]), người ta đã tra cứu để đọc một cách chính xác – mặc dù không tuyệt đối – các chữ Hán và chữ Nôm dùng để chú thích cho từng bức tranh. Chữ [肱] đã được đọc một cách chính xác thành “quanh” và bốn chữ Nôm trong hình là “đốt quanh tra tiền”, như đã in rõ ràng tại mục 205D, tr.252, Bảng phân tích của tập 1, cũng như tại dòng chú thích số 4, tờ 205 ( là tờ có in bức tranh) của tập 2 . “Đốt quanh tra tiền” là một bức tranh giản dị phản ánh một trong hàng ngàn cảnh sinh hoạt thực tế của xã hôi Việt Nam đầu thế kỷ XX, trong đó có cảnh đứa bất lương khảo của bằng cách khoét lỗ giữa một cái nia rồi tròng vào cổ của nạn nhân mà đốt dần ở chung quanh để bắt ép người ta xì tiền cho nó. Làm gì có chuyện “căng trở thành cùm trở thành gông”.
Hai chữ xíchxiềng cũng chung số phận với gông và cùm nên cũng được Nguyễn Dư ghép vào cái nguyên từ chaîne của tiếng Pháp. Tác giả này đã dẫn Truyện Kiều mà viết:
“Hoạn Thư sai Khuyển Ưng đến Lâm Chuy bắt Kiều, đem về Vô Tích.
Dọn thuyền lựa mặt gia nhân,
Hãy đem dây xích buộc chân nàng về.”
Thực ra Truyện Kiều là một tác phẩm cuối thế kỷ XVIII, đầu XIX còn tiếng Việt thì chỉ có thể mượn tiếng Pháp từ sau năm 1862 mà thôi. Tác giả đã phỏng đoán rằng “từ xích xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ 19”. Thực ra, nó đã được ghi nhận trong từ điển 1651 của A. de Rhodes – nghĩa là trước niên đại mà Nguyễn Dư phỏng đoán ít nhất cũng là 200 năm – tại mục “xích con chó”, được giảng là “buộc chó bằng dây tre vặn lại, để chó đừng cắn dây”. Còn “xiềng” thì cũng đã được ghi nhận trong từ điển 1772-73 của Pigneaux de Béhaine nên tất nhiên cũng chẳng có dây mơ rễ má gì với chaîne của tiếng Pháp cả.
Cứ như trên thì từ nguyên của bốn từ “gông”, “cùm”, xiềng”, “xích” mà Nguyễn Dư đưa ra đều sai và việc ông dựa vào nó để phủ nhận đôi câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát là một việc làm cực kỳ chủ quan và võ đoán.