Thursday, 20 March 2014

CÓ GIẢI THIÊNG LỊCH SỬ ĐƯỢC KHÔNG ? (Chu Giang Nguyễn Văn Lưu - Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh)



(KỲ 1) - BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “CÓ GIẢI THIÊNG LỊCH SỬ ĐƯỢC KHÔNG?”


Sáng tạo cái gì nhỉ ? Nhã Thuyên rất tung hô thơ tục, ngôn ngũ tục, từ ngữ tục, cực tục của Nguyễn Quốc Chánh. Nhã Thuyên trích dẫn rất nhiều nhưng tôi không muấn dẫn lại làm rác tai bạn đọc. Chỉ nói gọn: tất cả các từ chỉ các bộ phận sinh dục Nam và Nữ, chỉ quan hệ sinh dục Nam-Nữ đều được Nguyễn Quốc Chánh đưa vào thơ. Khi lên bục giảng, Nhã Thuyên sẽ bình giảng như thế nào nhỉ. Có đọc lại cho cha mẹ chồng con anh em họ hàng thưởng thức không nhỉ ?Nguyễn Tuân rất quý trọng tiếng Việt, ông gọi là của hương hoả ông bà để lại ,  Phải biết giữ gìn và làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn lên. Nói tục, viết tục, làm thơ tục như Nguyễn Quốc Chánh là làm nghèo làm xấu tiếng Việt đi.

GIẢI THIÊNG LỊCH SỬ ĐƯỢC KHÔNG?
(Gửi Khoa văn Đại học Sư phạm Hà Nội)
CHU GIANG – NGUYỄN VĂN LƯU
Nhã Thuyên đang giảng dạy tại khoa Văn Đại học Sư Phạm Hà Nội, nên cần thiết phải có sự bình luận về tiểu luận Những Tiếng Nói Ngầm, cô đã đăng tải trên Da Mau và nhiều trang mạng phi chính thống ở trong và ngoài nước.
            Nếu trung thực cô phải đem quan niệm và tri thức Văn học trong tiểu luận trên giảng dạy cho sinh viên. Thì vấn đề đặt ra là: Bộ Giáo dục - Đào tạo, trường Đại học Sư phạm Hà Nội mà trực tiếp là Khoa Ngữ văn đã thay đổi quan điểm và nội dung về môn Ngữ Văn rồi sao? Bởi vì quan điểm và nội dung trong Những Tiếng Nói Ngầm là công khai tán dương ủng hộ mạnh mẽ dòng thơ ngầm chủ trương phê phán, phản kháng, lật đổ chế độ cộng sản. Xuyên tạc lịch sử văn hoá dân tộc, chống lại “sự thống trị dai dẳng của tư tưởng Hồ Chí Minh…” Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội định mượn gậy ông đập lưng ông chăng?
            Nếu Nhã Thuyên nghĩ, viết một đằng giảng dạy một nẻo, như một bậc Thầy của Thầy cô, lên bục giảng thì ca ngợi Hồ Chí Minh “Bác sống như trời đất của ta”, nhưng lên trang mạng, trang Hồi ký thì xuyên tạc, tầm thường hoá Hồ Chí Minh, gọi là ông Hồ, bảo ông Hồ cũng nhảy son lá son với thuỷ thủ Pháp (!), ông Hồ về Vinh nói hớ phải cải chính, ông Hồ chủ động chết…nghĩa là chửi nhà Chu cứ chửi gạo nhà Chu cứ ăn… thì không đáng làm nhà giáo. Nhà giáo phải mô phạm. Kẻ sĩ phải trung thực, Ngô đạo nhất dĩ quán chi. Nếu lại Ngô đạo bất quán thì trước sau cũng lộ hình Phạm Nhan, thì ai còn đọc, còn học theo nữa.
            Tiểu luận Những Tiếng Nói Ngầm nói gì? Nhã Thuyên nói thẳng ngay trong Lời ngỏ: Tôi muốn làm nổi bật lên qua các tiểu luận hình ảnh của một không gian văn học năng động với những tác giả tỏ ra cam kết với lựa chọn phản biện và đổi mới văn chương, những người dường như đang giữ chặt lấy vị trí bên lề của mình để nuôi dưỡng một kinh nghiệm chống đối, nuôi dưỡng tiềm năng một năng lực chống đối, sáng tạo một thế giới thay thế.
            Không gian Văn học năng động ở đây là những sáng tác và phổ biến ấn phẩm phi chính thống, bên lề, bất chấp luật pháp nhà nước, dưới đủ các hình thức: sách in, bản phô tô, tờ rơi, đăng tải trên các trang mạng cũng phi chính thống ở trong và ngoài nước. Các tác giả được quan tâm trở đi trở lại chỉ có Lý Đợi, Bùi Chát, Nguyễn Quốc Chánh…Các nhóm Mở Miệng, Ngựa Trời, Nhóm thơ trẻ Sài Gòn, Văn chương phản kháng…
            Nhã Thuyên cũng bộc lộ sự lựa chọn không đứng về phía trấn áp và ra sức đề cao thứ thi ca mà Nhã Thuyên gọi là Những Tiếng Nói Ngầm…Đặc biệt đề cao Nguyễn Quốc Chánh. Cô có riêng một tiểu luận về Nguyễn Quốc Chánh mà chúng tôi sẽ phân tích sau.
            Đặc trưng bản chất của không gian văn học phi chính thống, với những tác giả “bên lề” này là gì ? Đó là “Dòng thơ ngầm với hoạt động đa dạng của nó, từ sáng tạo, suất bản tới diễn giải được hiểu với nghĩa đối trọng với dòng thơ chính như nỗ lực phản biện văn hoá của các nghệ sĩ ngoại biên, sự phản biện này dẫn tới những đối lập, thậm chí phản kháng với những gì đuợc cổ vũ bởi Nhà nước về mặt ý thức hệ…”, “…Là sự chuyển đổi từ ý thức phản tư để xây dựng sang ý thức phê phán để lật đổ…” “Chủ yếu mảng thơ bất đồng chính kiến này là những tiếng nói chống lại sự đàn áp tự do và kêu gọi cho Dân chủ, đặc biệt tấn công vào những (niềm tin) giá trị của quan điểm chính thống, gắn với quyền lực của nhà nước và cùng với nó, những quan điểm và những tác giả, tác phẩm văn chương được vinh danh, được bảo lưu thông qua giáo dục trong trường học và cơ chế ứng xử văn hoá ở Việt Nam. Chủ đề giải thiêng hình tượng Hồ Chí Minh, chống lại sự thống trị dai dẳng của tư tưởng Hồ Chí Minh, phê phán chế độ cộng sản, bình luận và giễu nhại về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa…Thơ bất đồng chính kiến đã tỏ thái độ trực diện trong quan hệ với quyền lực của thể chế, với nhu cầu phá huỷ quyền lực đó…Cộng sản được hiểu như một biểu tượng của sự khống chế tư tưởng và do đó, trở thành một đích nhắm của thơ ca trong cuộc tấn công vào ý thức hệ chính thống này…
            Trên đây là tinh thần và lời văn của chính Nhã Thuyên trong các tiểu luận của cô. Nhã Thuyên còn nói đi nói lại, nói rất nhiều đến mối quan hệ chính trị-văn nghệ, tự do của nghệ sĩ , và rất nhiều vấn đề lớn khác. Nhưng cô mới chỉ là cái loa cho những phần tử chống Cộng thiển cận và cực đoan nhất. Cô tỏ ra chưa hiểu chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tuởng Hồ Chí Minh, lịch sử văn hoá dân tộc, lịch sử chính trị ở Việt Nam và Thế giới. Khi đưa ra một luận điểm khoa học phải có luận cứ, phải chứng minh được, phải có tính thuyết phục, phải có cái nhìn toàn diện và biện chứng. Cô rất tâm đắc với câu “…thơ cho tôi tình yêu và tình yêu tôi dành cho thơ là để thoả mãn cơn đói tình yêu tự do và quyền con người” (Mây bay là bay rồi. Trần Tiến Dũng. Thơ phôtôcoppy. Sài Gòn 2010).
            Nhưng cô ơi, tự do và quyền con người không phải là danh từ rỗng tuếch đặt vào đâu cũng được. Tự do nào, ở đâu? Quyền con người theo quan điểm nào? Có Uỷ ban nhân quyền của Quốc hội một nước muốn làm chúa tể thiên hạ, hễ ai, ở đâu, không theo quan điểm của họ là “Vi phạm quyền con người” trong khi họ là nước xuất khẩu vũ khí giết người đứng hang đầu thế giới. Họ rải chất độc dioxin xuống Việt Nam mà hậu quả thế nào, chắc cô biết chứ ? Còn bom mìn mà họ rải xuống Việt Nam thì phải ba trăm năm nữa mới thão gỡ hết được. Cũng tự do đấy chứ ! Cô bảo rằng mô hình xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lê nin đã tự tan rã. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ thì rõ rồi. Những nó tự tan rã hay bị làm cho tan rã  thì cần nghiên cứu lại. Năm 2003, trong chuyến thăm Thuỵ Điển của mấy nhà văn Việt Nam, Nguyễn Huy Thiệp nói với tôi: Liên Xô nó sụp rồi, Trung Quốc nó cũng đổi màu rồi, còn các ông cũng nên liệu đi. Hôm đó tôi chưa trả lời. Năm ngoái tôi có nhắc lại trên VNTp. HCM. Hôm nay tôi xin trả lời chung: Nếu muốn giải phóng con người khỏi sự tha hoá một cách thật sự. Nếu muốn xây dựng xã hội thật sự tự do-bình đẳng-bắc ái mà sự phát triển của người này là điều kiện cho sự phát triển của người kia. Nếu muốn thoát khỏi một xã hội mà trong đó tất cả mọi người đều chống lại nhau…thì trước sau, sớm muộn người ta phải trở lại chủ nghĩa Mác-Lê nin dĩ nhiên với sự sáng tạo cao hơn chứ không phải máy móc. Liên Xô sụp đổ trước hết là do sự phản bội của Goocbachev. Và sâu rộng hơn, những người cộng sản Liên Xô đã không thực hiện được lời nói của Lê nin: Những người cộng sản chỉ có thể xây dựng được xã hội mới bằng chính những vật liệu cũ, những con nguời cũ của xã hôi tư bản để lại. Không có những người cộng sản từ trên trời rơi xuống. Đó là cảnh báo đầy sâu sắc. Ở Việt Nam hôm nay càng phải ý thức sâu sắc hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đặc điểm lớn nhất của Việt Nam khi lên chủ nghĩa xã hội là một nước nông nghiệp lạc hậu. Nông nghiệp lạc hậu cũng có nghĩa là người chủ của nó là người nông dân, cũng vậy. Họ cũng là những con nguời do xã hội phong kiến thực dân để lại. Sức mạnh của họ là vô địch. Gần trăm triệu người đâu phải thường. Ho làm nên những kỳ tích trong đấu tranh giải phóng dẫn tộc. Nhưng trong hoà bình, trong xây dựng xã hội mới thì những hạn chế của người nông dân lại bùng dậy. Bạn cứ xem tình hình vệ sinh công cộng và giao thông ở Hà Nội thì sẽ hình dung ra sự khó khăn gian khổ thật sự khổng lồ trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Lại hội nhập, mở cửa, chấp nhận cơ chế thị trường, chủ nghĩa tư bản hiện đại, các đại gia tài chính…thì khó khăn lại càng gấp bội. Quốc nạn tham nhũng, thói quan liêu cửa quyền, mất dân chủ, lãng phí hoang phí…chẳng phải là do những con người là hậu duệ của xã hội cũ làm nên đó sao. Nếu tất cả đều theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ cách mạng tiền bối, hy sinh tất cả cho dân tộc và cách mạng, việc gì có lợi cho dân cho nước dù nhỏ cũng cố gắng làm. việc gì có hại cho dân cho nước dù nhỏ cũng phải cố tránh (Hồ Chí Minh), tghì tình hình sẽ tốt đẹp hơn nhiều và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhất định thắng lợi. Bác nói: muốn xây dựng CNXH thì phải có con người XHCN là sâu sắc lắm!.
            Nếu bạn tán đồng, tán dương quan điểm giải thiêng hình tượng Hồ Chí Minh, chống lại tư tưởng Hồ Chí Minh…thì bạn sẽ đi theo đường hướng nào ? Nếu phản kháng và lật đổ được thể chế chính trị của chế độ cộng sản thì bạn sẽ xây dựng xã hội theo đường hướng nào ? Các bạn không có lý tưởng, không có lý luận, không có nhân tài vật lực, chỉ có mấy trang mạng, mấy tập thơ phôtôcoppy, mấy quyển sách từ xuất bản Giấy Vụn… thì tổ chức, quản lý một xã hội có gần trăm triệu dân như thế nào được nhỉ ? Đành phải nhờ các chuyên gia đa nguyên chính trị, các đại gia tài chính ngân hàng…giúp cho. Đương nhiên là bạn và tầng lớp của bạn được tự do được hưởng lợi do sự cộng tác với ngoại bang cũng như nguỵ quyền ở Việt Nam qua các thời đại cho đến 1975. Nhưng còn cả dân tộc, còn hàng chục triẹu người nông dân, hàng chục triệu người công nhân làm thuê thì quyền tự do và quyền con người của họ sẽ như thế nào nhỉ ? Vụ Vêdan xả trộm nước thải ra sông Thị Vải chẳng làm bạn sáng mắt ra ư ? Các ông chủ mới được tự do hưởng lợi nhuận. Còn hàng ngàn hàng vạn người nông dân được hưởng quyền sống với nước thải.
            Bạn tỏ ra rất tâm đắc với Nguyễn Quốc Chánh: “Thơ tôi chắc chắn thuộc truyền thống rác. Vì Việt Nam là một cái sọt của cả đông và tây. Hơn một ngàn năm chống chọi chung chạ với các đế quốc Tàu, Tây, Nhật, Mỹ, Nga  nên Việt Nam có cái số phận văn hoá bi đát kỳ lạ, nghĩa là vừa đĩ thoã vừa chính chuyên, y trang cuộc đời của Kiều…Những cuộc cãi vã giữ cũ và mới, giữ truyền thống và cách tân chẳng qua chỉ là những cuộc nội (chiến, mông, thất, trợ, bài) giữ hai cọng rác đông và tây. Trong cái môi trường văn hoá giả cầy như vậy, giải pháp của tôi là: xài và vứt thật nhanh những cọng rác vừa lượm, cả đông (tà) lẫn tây (độc)”.
            Hay thế! Xin nhường lời cho Trưởng khoa Ngữ văn đại học Sư phạm Hà Nội lên lớp bình giảng cho học trò, hướng dẫn các luận văn cao học…Còn tôi thấy cũng hay theo cách hiểu của tôi: Hay chứ ! các đế quốc hàng đầu trong lịch sử nhân loại từ Thành Cát Tư Hãn…Đến hiện đại như Hoa Kỳ, lại phải ngồi vào bàn đàm phán, ký hiệp định Paris 1973 với cái sọt rác ấy, rồi rút quân khỏi Việt Nam, làm cho chú Thiệu rớt cái đùng ! Qua Nhã Thuyên xin nhắn với Nguyễn Quốc Chánh và Những Tiếng Nói Ngầm rằng chả ai ngăn cấm các bạn tự rác hoá mình. Quyền con người mà ! Nhưng đem rác hoá lịch sử văn hoá dân tộc rác hoá những anh hùng và vĩ nhân của dân tộc thì không dễ như viết một câu thơ rác đâu ! Sự thể thế nào hẳn các bạn phải biết chứ.
            Xin nói một chút về Nguyễn Quốc Chánh để Nhã Thuyên và bạn đọc hiểu rõ hơn. Đành dẫn lại một đoạn tiẻu sử tự thuật của Nguyễn Quốc Chánh mà Nhã Thuyên đã dẫn: Tôi bị gọi nhập ngũ năm 1979, và có hai năm đứng trong hàng ngũ đi dép râu đội nón cối và bắn vài loạt A.K, nhưng cũng may là chưa ra trận. Tôi nghĩ, nếu đánh nhau tôi dễ trở  thành một tũ binh, hoặc một hàng binh, hoặc là người bị bắn đầu tiên. Không lâm trận nhưng vẫn bị hai vết thẹo: một vết loét trong da dày vì đói ăn và ăn bậy, một vết thẹo trong tâm lý do bị dồn nén từ áp lực của một tập thể luôn được bơm căng. Trong hai năm đó, tôi nhận ra tính hiếu chiến gần như bản năng, tiền ẩn trong phần đông con người Việt Nam và điều đó làm tôi haỏng sợ hơnnhững cuộc đọ súng tưởng tượng với Pôn Pốt. Nhưng cũng may, nhớ loét dạ dày tôi được giải ngũ sớm.
            Rõ ràng Nguyễn Quốc Chánh đã sai lầm từ cái nhìn đầu tiên, suy nghĩ đầu tiên, việc làm đầu tiên. Thơ ca của Nguyễn Quốc Chánh chỉ là biểu hiện của tâm thế sai làm đó mà thôi. Sai lầm như thế nào ? Xin được nói rõ:
            1-Ăn bậy để bị loét dạ dày để được giải ngũ. Nếu bị đói mà loét dạ dày thì sẽ không có ngày 30/4/1975. Nên tìm đọcNhật ký chiến tranh của người anh hùng Chu Cẩm Phong thì sẽ được tự giải toả.
            2-Không hiểu về kỷ luật quân đội nói chung và quân đội cách mạng Việt Nam nói riêng. Đó là kỷ luật sắt. Thế nào là kỷ luật sắt ? Khi mới nhập ngũ, tôi được thủ trưởng đơn vị giải thích về kỷ luật sắt là: Muấn ăn cũng không được ăn. Không muốn ăn cũng phải ăn . Muốn ngủ cũng không được ngủ. Không muốn ngủ cũng phải ngủ. Muốn chơi cũng không được chơi. Không muốn chơi cũng phải chơi.v.v…Sao lại thế nhỉ ? Chưa đến giờ ăn muốn cũng không được. Đến giờ ăn không muốn cũng không được, nếu không ăn được do đau ốm phải đưa đi quân y ngay. Nếu cố tình không ăn để ốm yếu, để được giải ngũ…Thì đơn vị có nhiều cách chữa trị rất hữu hiệu. Sự ngủ sự chơi cũng suy ra như thế. Sắt đá như thế nhưng vẫn có không gian thời gian cho sinh hoạt cá nhân rất phong phú, nếu không, làm sao quân đội chúng ta tồn tại được. Quân đội nếu không có kỷ luật Sắt thì không thể có sức mạnh chiến đấu. Bài tập đầu tiên của người lính là tập đi, tập đứng, tập hợp. Tôi nhớ mãi câu này: Toàn đại đội chú ý! Trung đội hàng ngang! Tiểu đội hàng dọc! Đi đều…Bước! Và dầm dập bước quân hành. Còi báo thức phải dậy, thể dục, nội vụ cá nhân, ăn sáng, ra bãi tập (nếu trong huấn luyện chưa ra trận). Trưa, Chiều, Tối đếu phải theo hiệu lệnh. 9 giờ tối (21h) còi báo ngủ. Tắt đèn, im lặng tuyệt đối. Kỷ luật và điều độ nen tân binh sau sáu tháng huấn luyện đếu tăng cân tăng sức rõ rệt. Nếu Nguyễn Quốc Chánh xem đó là áp lực bị bơm căng đến nỗi thành vết thẹo tâm lý là chưa hiểu hay cố tình không hiểu. Quân đội nói chung, ở đâu và thời nào cũng thế.
            Nhưng quan trọng hơn, Nguyễn Quốc Chánh không hiểu hay cố tình không hiểu bản chất quân đội cách mạng Việt Nam. Đó là ý thức tự nguyện do được giáo dục giác ngộ rất cao. Cho Nguyễn Quốc Chánh giải ngũ là rất đúng. Một người lính khi lâm trận với tâm trạng như Nguyễn Quốc Chánh thì thất bại là cầm chắc. Ra trận nếu không tuân lệnh chỉ huy sẽ bị xử lý, có thể phải ra toà án binh. Còn nếu đầu hàng như Chánh tự nhận thì còn nguy hiểm hơn. Quân đội ta có tinh thần tự nguyện hy sinh là chính. Tiểu đội cần bốn người cảm tử trong trận công đồn. Cả tiểu đội (mười hai người) đều xin đi. Phải bộc thăm mới được. Đêm ấy thắng trận. Nhưng ba trong bốn chiến sỹ cảm tử đã hy sinh. Chế Lan Viên chứng kiến sự kiện ấy và sau đó ông đã xin vào Đảng. Trong thế chiến Hai, quân Nhật xích chân pháo thủ vào súng cao xạ để giữ cầu Hàm Rồng. Kết quả thế nào nhỉ ? Trong chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Viết Xuân hô: Nhằm thẳng quân thù mà bắn ! kết quả thế nào nhỉ…
            3-Xuyên tạc bản chất người Việt. “Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng” (Bình Ngô đại cáo) hay Lê Lợi và hội thề Lũng Nhai động binh trước. Có phải người Việt dùng bè nứa thuyền nan vượt biển sang xâm lược nước Pháp hay không ? Ai hiếu chiến đây.
            4-Nếu quân PônPốt không xâm lẫn bờ cõi Việt Nam tàn sát hàng ngàn đồng bào ta ở vùng biên giới Tây Nam…Và tàn sát ngay cả hàng triệu đồng bào của họ một cách man rợ thì quân đội Việt Nam có phải ra quân không nhỉ ?
            Nói sơ sơ như thế để thấy Nguyễn Quốc Chánh không hiểu hoặc cố tình không hiểu để xuyên tạc. Trách nhiệm tối thiểu của một công dân, một quân nhân đối với đất nước còn trốn tránh thì thơ phú nỗi gì ! Thế mà cô giáo Nhã Thuyên cho rằng có sự thống nhất là lùng giữ con người riêng tư và con nguời cộng đồng trong Nguyễn Quốc Chánh. Rằng cái mặt cá nhân của Nguyễn Quốc Chánh là một cái mặt biểu tượng, một cái mặt cộng đồng, một cái mặt quốc giaLà người viết ra những câu thơ không kêu gọi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ Rằng là một nghệ sỹ sáng tạo đã gắn bó số phận mình với những ưu tư về số phận của lịch sử Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua
            Sáng tạo cái gì nhỉ ? Nhã Thuyên rất tung hô thơ tục, ngôn ngũ tục, từ ngữ tục, cực tục của Nguyễn Quốc Chánh. Nhã Thuyên trích dẫn rất nhiều nhưng tôi không muấn dẫn lại làm rác tai bạn đọc. Chỉ nói gọn: tất cả các từ chỉ các bộ phận sinh dục Nam và Nữ, chỉ quan hệ sinh dục Nam-Nữ đều được Nguyễn Quốc Chánh đưa vào thơ. Khi lên bục giảng, Nhã Thuyên sẽ bình giảng như thế nào nhỉ. Có đọc lại cho cha mẹ chồng con anh em họ hàng thưởng thức không nhỉ ?
            Nguyễn Tuân rất quý trọng tiếng Việt, ông gọi là của hương hoả ông bà để lại ,  Phải biết giữ gìn và làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn lên. Nói tục, viết tục, làm thơ tục như Nguyễn Quốc Chánh là làm nghèo làm xấu tiếng Việt đi.
            Lịch sử là kinh nghiệm, tri thức nhận thức cuộc sống được kiểm nghiệm và khẳng định qua thời gian ở cả phạm vi dân tộc và nhân loại. Phải kế thừa phát huy lịch sử theo phương pháp biện chứng, không thể tuỳ tiện giải thiêng xuyên tạc.
            Hình tuợng Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân cách Hồ Chí Minh là chung đúc tinh hoa dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, cổ, kim, đông, tây. Là “Văn hoá của tương lai” (Men đen xtan-Nhà thơ Nga. 1924). Là cuộc đấu tranh “cho Tổ quốc tôi được độc lập, đồng bào tôi được tự do”. Ham muốn tột bậc của Người là: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành. (1946).
            Nếu tất cả Đảng viên của Đảng tất cả cán bộ của Nhà nước đều thực hiện được lời dạy của Bác: Cần-Kiệm-Liêm-Chính-Chí công-Vô tư. Thì sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển dân tộc nhất định thắng lợi.
            Nhân chuyện này cũng nên xem lại việc dạy văn đại học và đào tạo trên đại học về nghành văn nói riêng và khoa học xã hội nói chung xem có được “tiên phong” như Khoa ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội hay không.
Ngày 19 tháng 5 năm 2013

CHU GIANG NGUYỄN VĂN LƯU
Nguồn: Báo Văn nghệ TP HCM số 256

***

(KỲ 2) - BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “KHÔNG CÓ THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN”


Đề tài Quan niệm nghệ thuật về con ngư­ời trong văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám do Giáo s­ư Nguyễn Hải Hà và Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình thực hiện trong khuôn khổ Chư­ơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà nư­ớc, mã số KX-07-01 là một công trình không nghiêm túc, sai lệch nghiêm trọng về tư­ tư­ởng và non kém về học thuật.  
Các tác giả đã sai lầm ngay từ những thao tác sơ đẳng của nghiên cứu văn học. Câu nói của Hoài Thanh:“Chúng tôi thấy rằng đời sống riêng của cá nhân không có nghĩa gì trong đời sống bao la của đoàn thể”sao lại có thể chứng minh cho nhận định rằng Đặc điểm quan trọng nhất đối với loại nhân vật này (nhân vật cán bộ, lãnh tụ...) là lấy phẩm chất của quần chúng làm chuẩn mực... là biết hoàn thiện mình theo khuôn mẫu quần chúng (tr.27-28). Ý của Hoài Thanh khác hẳn với ý định của các tác giả.
KHÔNG CÓ THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN
(Gửi khoa Ngữ văn Đại học S­ư phạm Hà Nội)
QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA VỊ THẦY ĐÃ ĐÀO TẠO HƯ­ỚNG DẪN VÀ Đ­Ã NHÃ THUYÊN VỀ GIẢNG DẠY TẠI KHOA NGỮ VĂN ĐẠI HỌC S­Ư PHẠM HÀ NỘI LÀ NHƯ­ THẾ NÀO? XIN ĐỌC BÀI BÌNH LUẬN SAU ĐÂY SẼ RÕ.

KHOA HỌC VÀ TRÁCH NHIỆM

Đề tài Quan niệm nghệ thuật về con ngư­ời trong văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám do Giáo s­ư Nguyễn Hải Hà và Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình thực hiện trong khuôn khổ Chư­ơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà nư­ớc, mã số KX-07-01 là một công trình không nghiêm túc, sai lệch nghiêm trọng về tư­ tư­ởng và non kém về học thuật.

Các tác giả đã sai lầm ngay từ những thao tác sơ đẳng của nghiên cứu văn học. Câu nói của Hoài Thanh: “Chúng tôi thấy rằng đời sống riêng của cá nhân không có nghĩa gì trong đời sống bao la của đoàn thể” sao lại có thể chứng minh cho nhận định rằng Đặc điểm quan trọng nhất đối với loại nhân vật này (nhân vật cán bộ, lãnh tụ...) làlấy phẩm chất của quần chúng làm chuẩn mực... là biết hoàn thiện mình theo khuôn mẫu quần chúng (tr.27-28). Ý của Hoài Thanh khác hẳn với ý định của các tác giả.

Đời sống cá nhân hạn hẹp không có nghĩa gì trong đời sống bao la của đoàn thể là hoàn toàn đúng, thiết nghĩ không cần phải phân tích.

Còn lấy phẩm chất của quần chúng làm chuẩn mực, hoàn thiện mình theo khuôn mẫu quần chúng lại là vấn đề khác. Phẩm chất của quần chúng thì còn khả dĩ. Như­ng khuôn mẫu quần chúng là như­ thế nào để cán bộ, lãnh tụ phải khuôn theo. Nh­ư vậy là cán bộ theo đuôi quần chúng, đâu còn là lãnh đạo quần chúng. Các tác giả hoặc cảm thụ văn học một cách sơ lư­ợc, hoặc chư­a đọc kỹ tác phẩm, hoặc do cố tình lẩn tránh sự thật để biện hộ cho t­ư tư­ởng của mình. Thí dụ, cho rằng ở Phẩm tiết, Nguyễn Huy Thiệp chỉ cực đoan về ngôn ngữ hoặc ở Nổi loạn, Đào Hiếu chỉ thái quá về mô tả tình dục! Trong khảo sát, mô tả các cuộc tranh luận văn học, chỉ nêu lên ý kiến một chiều, những ý kiến ít tính thuyết phục nhằm biện hộ cho quan điểm của mình.

Có khi nêu những cứ liệu không tiêu biểu, không xác thực, ch­ưa kiểm chứng. Nói rằng chỉ duy nhất có Tiến sĩ mỹ học Đỗ Văn Khang phủ nhận hoàn toàn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là không đúng, là bóp méo sự thật trong d­ư luận về Bảo Ninh kéo dài từ năm 1995 trở về tr­ước,... Công trình này (theo thời điểm lư­u chiểu) là có đủ thời gian để các tác giả bổ sung d­ư luận về Bảo Ninh.
Những điều nêu trên đủ thấy các tác giả không nghiêm túc, sòng phẳng khi đề cập những vấn đề lớn của văn học. Khi nói đến quan niệm về con ngư­ời, dù trong khoa học, chính trị, tôn giáo hay nghệ thuật, không thể bỏ qua vấn đề cơ bản có tính quyết định, là quan niệm triết học về con ng­ười. Mỗi nền văn học quan niệm và h­ướng tới một kiểu ngư­ời. Trong mệnh đề quan niệm nghệ thuật về con ng­ười là đã bao hàm tính lý tư­ởng của nó. Từ điểm khởi đầu này, mới nhận rõ bản chất của quan niệm về con ngư­ời trong nền văn học Việt Nam hiện đại, những quy luật phát triển, thành tựu và hạn chế của nó, mới thấy rõ ph­ương hư­ớng đổi mới văn học.

Cũng về con ngư­ời nhưng quan niệm của triết học Mác - Lênin khác với triết học của Căng, của Bécxông, của Xáctơrơ... Lẩn tránh hay không thấy ra điều cơ bản đó, các tác giả dù mô tả dài dòng và vay m­ượn quá nhiều ý kiến của ngư­ời khác, vẫn chỉ là lặp lại những thuật ngữ nhân vật quần chúng, nhân vật đám đông, hình tượng tập thể, con ngư­ời tập thể... Chỉ nhìn thấy những phẩm chất bên ngoài, từ đó đi đến những luận điểm, những khái quát cực kỳ sai lầm về lý luận mỹ học và lịch sử văn học. Cho rằng đóng góp đáng kể nhất của văn học giai đoạn 1945-1954 là phát hiện nhân vật quần chúng, xem quần chúng là nhân vật lý t­ưởng... các tác giả đã suy luận sai lầm một cách nghiêm trọng về ba nguyên tắc cơ bản của Đề cư­ơng văn hóa Việt Nam. Hãy đọc đoạn văn sau: Cũng chính cảm quan này(cảm quan bắt nguồn từ quan niệm về cái đẹp của văn ch­ương: khoa học, dân tộc, đại chúng - N.V.L) đã h­ướng văn học đi theo một lý tư­ởng thẩm mỹ thuần khiết và khá ngây thơ: cái giống nhau, cái giống với số đông (mà ngày nay có ngư­ời đã gọi một cách chế giễu là “mỹ học đồng phục”. Nhân vật của thời đại từ ăn mặc, nói năng, đi đứng, nghỉ ngơi phải như­ dân chúng không đ­ược phô bày cá tính... (tr.25).
Con ngư­ời trong văn học trư­ớc 1945 cũng nhiều khát vọng như­ng không có lý t­ưởng, không vư­ơn tới, họ chỉ biết than vãn trong nỗi buồn, trong cô đơn vô vọng. Nh­ưng sau 1945, đã xuất hiện một kiểu ngư­ời mới hẳn, kiểu ngư­ời ý thức, giác ngộ, kiểu ng­ười từ nô lệ sang tự do, từ bùn lầy máu lửa đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa!”. Con ngư­ời đó lúc đầu còn đơn giản, giản dị như­ng tràn đầy sức sống mạnh mẽ. Từ những anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo... đến những ng­ười nông dân trong Làng, Th­ư nhà, Đôi mắt, Núi Cứu quốc, Đất nước đứng lên, Vợ chồng A Phủ... là một bư­ớc nhảy vọt về chất, một bư­ớc ngoặt lịch sử của con ng­ười Việt Nam. Đáng lẽ phải nhìn vào bên trong để tìm ra những phẩm chất phong phú của con ngư­ời Việt Nam mới thì các tác giả lại chỉ nhìn ở bề ngoài, ở quần áo, ăn mặc, đi đứng, nói năng, nghỉ ngơi... rồi khái quát thành lý t­ưởng mỹ học cái giống nhau! 

Ở phần 2 là phần trọng tâm của công trình, những sai lầm càng trầm trọng hơn. Do không xác định đư­ợc quan niệm triết học về con ngư­ời, nên ở văn học thời kỳ 1945-1954, các tác giả chỉ thấy con ngư­ời máy móc, sơ lư­ợc, giản đơn, nghèo nàn... Đến thời kỳ 1954-1975, vẫn là trên toàn cảnh thì văn học thời kỳ này vẫn chư­a đạt tới một quan niệm toàn diện về con người (tr.74), chỉ đến sau 1975, chỉ đến các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, D­ương Thu H­ương, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh... mới có đư­ợc con ngư­ời phong phú, đa dạng, toàn diện. Các tác giả đã bộc lộ quan niệm khi hết lời ca ngợi Bảo Ninh: Tiểu thuyết của Bảo Ninh là một cái mốc quan trọng không thể chối cãi. Về mặt t­ư tư­ởng nó là kết quả tất yếu của quá trình nhận thức dư­ới ánh sáng của sự nghiệp đổi mới, dân chủ. Nó thừa h­ưởng những thành quả của những cây bút đi trư­ớc nhiều trăn trở kiếm tìm để đi tới một chủ nghĩa nhân văn mới mà cốt lõi là con ngư­ời với từng số phận cụ thể, với quyền sống và những khát vọng cụ thể, với vấn đề nhân cách và điều kiện cho sự phát triển nhân cách (tr.99). Đây là một luận điểm đầy hỏa mù và ngụy biện. Thoạt nghe qua có vẻ cao siêu, uyên bác, như­ng những ngư­ời am hiểu lý luận và đời sống văn học không khó gì không nhận ra sự trống rỗng, sai lầm. Phải chăng tr­ước Bảo Ninh là một chủ nghĩa nhân văn cũ?

Nền văn học ở nư­ớc Việt Nam hôm nay đổi mới và phát triển trên nền tảng của chủ nghĩa nhân văn cộng sản hay đã chuyển sang một chủ nghĩa nhân văn khác? Cốt lõi của chủ nghĩa nhân văn mới nh­ư tác giả nói, thì ai cũng có thể nói đư­ợc, nói ở đâu và lúc nào cũng đ­ược, thậm chí có thể vận dụng vào văn học hiện thực thế giới thế kỷ XVIII hay hiện thực phê phán ở Việt Nam trư­ớc 1945. Khi nói con ng­ười giản đơn, sơ lư­ợc hay toàn diện, phong phú... mới chỉ là kiểu nói chung chung. Đơn giản sơ lư­ợc theo quan niệm nào, phong phú đa dạng theo quan niệm nào? Có phải cứ đầy bi kịch trắc trở tràn ngập nỗi buồn mới là toàn diện phong phú hay không? Nhân cách, nhân quyền hay khát vọng cũng không cùng một nội dung nếu đặt vào những quan niệm triết học khác nhau về con ng­ười. Lạ lùng hơn là các tác giả xem Bảo Ninh như­ là thành quả nhận thức của sự nghiệp đổi mới, dân chủ. 

Xin nói ngay rằng t­ư tư­ởng của Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh là đi ng­ược lại tinh thần đổi mới, dân chủ. Đổi mới, dân chủ là phải nhìn đúng sự thật, nói đúng sự thật. Càng nhìn đúng, thấy đúng sự thật bao nhiêu càng phải làm sáng hơn niềm tin vào lý tư­ởng vào tư­ơng lai, niềm tin đó phải hiện lên qua cuộc sống cụ thể từng ngày, từng giờ. Như­ng Bảo Ninh ng­ược lại, đã xuyên tạc, phủ nhận bản chất cuộc chiến tranh ái quốc, cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do cho từng cá nhân và cả cộng đồng. Bảo Ninh đã xóa nhòa “thiện - ác”, “chính - tà”, đặt ngang hàng nạn nhân với thủ phạm, gieo niềm thất vọng và nhìn cuộc sống hậu chiến một cách tăm tối, đen bạc, một cuộc sống, một môi tr­ường phi nhân, phi lý. Đó là t­ư tư­ởng toát lên từ văn bản tiểu thuyết, chứ không phải là những lời phủ nhận kiểu “quy kết chết ngư­ời” mà các tác giả ngụy biện cho rằng chỉ ở dạng “xì xào” hoặc “ám chỉ bóng gió” (tr.197). Có lẽ đó là lý do để những kẻ thù địch với Việt Nam, những kẻ muốn làm sạch cuộc chiến tranh xâm l­ược bẩn thỉu ở Việt Nam trong ký ức của nhân loại tiến bộ, những kẻ muốn chạy tội thủ phạm chiến tranh... ầm ĩ đón chào Nỗi buồn chiến tranh, hết lời tán tụng và ban tặng. Lịch sử cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng không chấp nhận tư­ tư­ởng của Nỗi buồn chiến tranh!
Các tác giả nói nhiều đến cá nhân, cá thể, số phận, thân phận... Điều này không có gì mới. Cần phải thấy đư­ợc các mối quan hệ cá nhân - cộng đồng, số phận cá nhân và số phận cộng đồng. Ngày nay, không phải đẩy con ngư­ời giản đơn sơ l­ược sang phía rối rắm, phức tạp, éo le, ba chìm bảy nổi... mà phải khám phá, sáng tạo, hư­ớng tới con người hài hòa, con ngư­ời đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách và xã hội. Con ng­ười, số phận, thân phận đối lập với hoàn cảnh, đấu tranh đơn độc để hoàn thiện, vư­ơn tới là con ngư­ời trong quan niệm thẩm mỹ của những thời đại tr­ước. Thời đại chúng ta, xã hội ta, lý t­ưởng xã hội của chúng ta đòi hỏi và có điều kiện, tạo điều kiện để cá nhân tự hoàn thiện trong quan hệ hài hòa, thúc đẩy hoàn cảnh cùng đi tới hoàn thiện. Không nên lầm cá nhân, cá thể, những con ngư­ời này như­ là phương thức biểu hiện của văn học với hình tư­ợng cá nhân, điển hình mang tính khái quát cao nh­ư là đặc trư­ng bản chất của văn học. “Các tác giả đã ra một quan niệm mỹ học rất sai lầm rằng khát vọng muôn đời của nghệ thuật là đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu muôn vẻ của đời sống” (tr.200).

Ôi, nghệ thuật đâu phải từ chợ quê lên chợ huyện, chợ tỉnh ra chợ Đồng Xuân rồi đến các siêu thị. Những khát vọng Chân - Thiện - Mỹ đã nhạt nhẽo, nhàm chán rồi sao? Có lẽ quan niệm nh­ư thế, cho nên hễ tác phẩm, tác giả nào nói tung tóe những gì tr­ước đây ch­a ai nói, ch­a nói đư­ợc vì một lẽ nào đó... đều là đổi mới, hay ho, tuyệt hảo! D­ường nh­ư đó chính là nguồn gốc của nhiệt tình biện hộ cho Nguyễn Huy Thiệp, D­ương Thu H­ương, Đào Hiếu và nhất là Bảo Ninh. Các tác giả đã thể hiện những tình cảm và quan niệm sai lầm, bất chấp sự thật hiển nhiên của đời sống văn học. Dư­ luận văn học nghiêm túc, dù nhiều chiều hư­ớng khác nhau, đã đánh giá đúng những giá trị văn học, những đóng góp vào công cuộc đổi mới văn học của các nhà văn Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Lê Lựu..., đánh giá đúng tài năng, cái hay, cái dở, cái mới thật sự và cái ra vẻ mới. Không thể nhân danh đổi mới, dân chủ để biện hộ cho Nguyễn Huy Thiệp khi vẽ ra hình ảnh méo mó, sai lạc về ng­ười anh hùng dân tộc Quang Trung.

Ở Phẩm tiết đâu chỉ là cực đoan về ngôn ngữ! Cũng không thể nhân danh đặc trư­ng nghệ thuật, tính đa thanh, đa nghĩa và quyền lực cuối cùng dành cho ngư­ời đọc để nói gì cũng đ­ược hoan nghênh, chửi bới gì cũng đư­ợc đón nhận.Những thiên đư­ờng mù và các sáng tác về sau này của Dư­ơng Thu Hư­ơng nhằm mục đích gì đã rõ m­ười mư­ơi, những biện bạch thật khó lọt tai. Ngư­ời ta lấy làm ngạc nhiên khi các tác giả viết: “D­ư luận ầm ĩ chung quanh cuốn tiểu thuyếtNổi loạn của Đào Hiếu cuối năm 1993 nguyên do chính cũng là tác giả đã thái quá trong việc mô tả tình dục” (tr.214). Sao lại cố tình biện hộ một cách trơ trẽn đến nh­ư thế? Nổi loạn là cuốn sách kém về văn chư­ơng, nội dung xuyên tạc, bôi nhọ cuộc sống xã hội miền Bắc tr­ước 1975, những ng­ười cộng sản, cách mạng bị hạ nhục một cách tởm lợm, đâu phải chỉ là chuyện tình dục! Càng lạ, khi đã ra lập luận bảo vệ cho cái nhìn phiến diện, bi lụy của Bảo Ninh là “làm sao lại đòi hỏi một tác phẩm, một nhà văn phải viết đ­ược đầy đủ về mọi phư­ơng diện của một cuộc chiến tranh”(tr.353). 

Sẽ là khiếm nhã nếu phải dẫn giải lại cho một giáo sư­ văn chư­ơng rằng, không ai đòi hỏi nhà văn phải viết cho nhiều, cho đủ hết mọi ph­ương diện của cuộc sống mà chỉ nên viết ít thôi, một vài ph­ương diện thôi, như­ng phải đúng, phải sâu sắc, phải điển hình... mới có ý nghĩa cho mọi ng­ười, mọi số phận và cảnh ngộ. Văn học dù chỉ miêu tả một bên vạt áo cũng phải làm cho ng­ười đọc hiểu cái vạt áo ấy là của cái áo ấy ở cái áo ấy chứ không phải một miếng bất kỳ v­ương vãi nào. Sai lầm của Bảo Ninh là nhìn cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh ái quốc, chính nghĩa như­ một cuộc chiến mù quáng tàn bạo, vô nghĩa, huynh đệ t­ương tàn, phi nhân, phi lý, làm lẫn lộn trắng đen. Cái triết lý của Bảo Ninh “Chính nghĩa đã thắng, lòng nhân đã thắng, như­ng cái ác, sự chết chóc và bạo lực phi nhân cũng thắng...”. Một cuộc chiến tranh nh­ư thế, đến trẻ em “chơi ô ăn quan” cũng không chấp nhận đư­ợc!

Nếu có một âm h­ưởng gì còn đọng lại ở công trình này, thì đó là nhiệt tình biện hộ cho những quan niệm văn học sai lầm, những tác phẩm, những quyển sách xấu, độc hại một phần hay toàn bộ như­ Nổi loạnNhững thiên đ­ường mù...đi ngư­ợc hẳn lại tinh thần đổi mới trong văn học, nghệ thuật hiện nay. Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng trongChư­ơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà n­ước, lẽ ra cần phải đư­ợc quản lý chặt chẽ. Chúng tôi kính trọng Giáo sư­ Nguyễn Hải Hà với tư­ cách là chuyên gia hàng đầu về văn học Nga - Xô Viết. Nh­ưng với văn học Việt Nam hiện đại và đư­ơng đại, không phải là thế mạnh của ông.

Vậy ai là ngư­ời có thế mạnh ở đây? Đó là Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Bình - Tổ trư­ởng tổ Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn - Đại học Sư­ phạm Hà Nội.

CHU GIANG NGUYỄN VĂN LƯU

Nguồn: Báo Văn nghệ TP HCM số 257

***

(KỲ 3) - BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VẤN ĐỀ Ở KHOA VĂN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI - MỘT LUẬN VĂN KÍCH ĐỘNG SỰ PHẢN KHÁNG VÀ CHỐNG ĐỐI”



LTS: Tiểu luận của Nhã Thuyên về thơ "dơ", thơ "rác"... thì không đáng nói đến.
 Nhưng vấn đề rất nghiêm trọng là quan điểm đào tạo sai lầm. 
Kỳ này nói về luận văn của Nhã Thuyên.
Các kỳ tới nói rõ sai lầm có hệ thống ở bộ môn
Văn học Hiện đại Việt Nam, khoa Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội
 

VẤN ĐỀ Ở KHOA VĂN ĐHSP HÀ NỘI
MỘT LUẬN VĂN KÍCH ĐỘNG SỰ PHẢN KHÁNG VÀ CHỐNG ĐỐI
(Xem từ số 256)
 Thế là gần hai mươi năm qua Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình vẫn giữ quan niệm văn học sai lầm mà vẫn trở thành PGS-TS-Nhà giáo ưu tú - Tổ trưởng tổ văn học hiện đại Việt Nam để hướng dẫn nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thoan (tức Nhã Thuyên) hoàn thành luận văn Thạc sĩ “VỊ TRÍ CỦA KẺ BÊN LỀ: THỰC HÀNH THƠ CỦA NHÓM MỞ MIỆNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA” đạt kết quả xuất sắc với điểm 10 tuyệt đối. Đây là một chương hài hước đặc sắc nhất trong lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội. 
Lời cảm ơn của tác giả Luận văn (từ đây xin viết tắt LV) nói lên phần nào tinh thần Umour ấy.
Tôi muốn bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn luôn sẵn lòng cởi mở đón nhận những ý kiến đa dạng về các hiện tượng đương đại.
Cảm ơn Tiến sĩ Võ Văn Nhơn, Tiến sĩ Đỗ Lai Thúy, những người không ngần ngại chia sẻ tư liệu và trao đổi. Cảm ơn Thạc sĩ Trần Ngọc Hiếu vì sự sâu sắc đa dạng trong các bài viết về thơ ca và lý thuyết chứa đựng nhiều tiềm năng kích thích và gợi mở quý báu... (và nhiều người khác).
Nội dung của Luận văn đãđược đưa vào tiểu luận Những tiếng nói ngầm, có đôi chút khác nhau chỉ là sự trau chuốt, thêm Lời ngỏ và cắt tỉa những chỗ quá khiêu khích trắng trợn mà chúng tôi sẽ phân tích sau.
Vấn đề rất quan trọng ở đây là sự khác nhau giữa Luận văn và tiểu luận. Một tác giả tự do đăng tải trên mạng. Các cư dân mạng có thể tiếp nhận ở những mức độ khác nhau, có thể người ta không đọc, có thể được tán thưởng, có thể bị phản đối một cách quyết liệt, như hồi ký của một vị giáo sư cách đây mấy năm.
Nhưng một Luận văn cao học trong một cơ sở đào tạo của Nhà nước thì có tính pháp quy. Đại học Sư phạm Hà Nội là trường đại học trọng điểm của quốc gia, tính pháp quy của Luận văn càng phải chặt chẽ. Luận văn phải lưu ở thư viện quốc gia, là tài liệu chính thức cho người nghiên cứu, tham khảo. Tác giả Luận văn lại là người giảng dạy, trực tiếp đứng lớp thì học trò phải học theo. Vì thế cần phải vạch rõ tính chất nguy hại của Luận văn này.
Ngay trong tên của Luận văn, thì góc nhìn văn hóa ở đây là góc nhìn nào? Thuộc về một thứ văn hóa nào? Nó vừa mập mờ che mắt người đọc, vừa ngầm chứa một ý tưởng xấu. Thông thường người ta hiểu từ Văn hóa là hay là tốt, là đúng... nhưng đọc vào nội dung mới thấy góc nhìn của Luận văn là góc nhìn phản văn hóa. Hãy xem Lý do chọn đề tài của tác giả Luận văn:
Nếu coi văn hóa là một chỉnh thể, thì cái chỉnh thể này, bất kể không gian hay thời gian, luôn bao gồm cái hiện diện và cái vắng mặt, dòng chính (mainstream) và dòng ngầm (underground). Theo đó, dòng chính thường được coi như là trung tâm, là hệ quy chuẩn cho những định giá trong tiếp nhận, cũng có nghĩa nó mang quyền năng chi phối và tác động, quyền năng hình thành quy phạm, hình thành thiết chế. Tuy nhiên, luôn luôn xảy ra quá trình giải quy phạm và phá hủy thiết chế, nhất là khi thiết chế đó bộc lộ sự xơ cứng và bảo thủ, diễn ra ngay trong dòng chính như một quy luật của vận động. Và không khó hiểu, ở những thời điểm khủng hoảng, những cuộc cách mạng/khởi loạn thường xảy ra. (Luận văn - trang 3) Vâng! Nhưng không phải hầm bà lằng, tạp pí lù đâu!
Và đây nữa, là “văn hóa” khi nhận xét, bình luận các hiện tượng văn học:
Việc Nguyễn Huy Thiệp nhét cứt vào miệng kẻ sĩ Bắc Hà để hạ bệ thần tượng hoàn toàn khác việc Mở Miệng đưa chuyện cứt đái ra nói công khai như những kẻ mua vui nhàn rỗi cho quần chúng bằng thơ tiếu lâm. Nguyễn kết thúc thời kỳ anh hùng bằng việc trộn lẫn hư cấu và lịch sử, nhưng vẫn kỳ vọng vào sự thay đổi và “quyền được nói sự thật”, và cuộc chiến đấu của Nguyễn vẫn là cuộc chiến đấu với một ý thức hệ bao trùm. Các nhà thơ “phản kháng” trong bối cảnh hậu đổi mới như Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng, Phan Bá Thọ, Mở Miệng, hay nhiều nhà thơ khác xuất bản trên Tiền Vệ hay Damau, thể hiện sự phản kháng bằng nhận thức rộng rãi hơn về bối cảnh. Họ văng tục và nói về cứt đái nhưng muốn lật đổ hơn là xây dựng. Họ không thể gây hấn chỉ bằng cách nỗ lực nói sự thật, vì niềm tin vào sự thật cũng không còn. (Luận văn - trang 31)
Và đây có thể xem là mục tiêu “văn hóa” của Luận văn, khi định giá trị của cái ngoại vi, cái khác (other), cái bên lề:
Cái bên lề xuất hiện đòi làm cách mạnh khi cái trung tâm trở nên cỗi già. Quá trình kết tụ sức mạnh thành dòng ngầm của những cái bên lề và “gây hấn” ở những thời điểm cách mạng không phải là một thuộc tính văn chương, mà là một hiện tượng phổ biến và nằm trong bản chất của vận động, do đó, cũng là một hiện tượng vận động có tính quy luật của lịch sử văn học, ở bất kỳ thời gian, không gian, trong bất kỳ thể chế nào, mọi thời đại, mọi quốc gia, lãnh thổ. Nó luôn là biểu hiện của một nỗ lực tìm kiếm ý thức văn hóa mới có tính chất thay thế, làm đối tượng với cái đang trở nên già cỗi, mòn sáo và chuyên chế. (Luận văn - trang 25)
Mặc dù Luận văn trưng bày nhiều lý thuyết của nước ngoài làm cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu như khái niệmLỀ (margin) hay SAMIZDAT (tự xuất bản), tựu trung chỉ để khẳng định, đề cao thực hành thơ của nhóm MỞ MIỆNG. Và đây là sự đánh giá của Luận văn về sự giải phóng ngôn ngữ, về “hai thứ taboo vào loại lớn nhất, nguy hiểm nhất trong các xã hội Việt Nam là Nói Tục và Chính Trị thì đều được các nhà thơ MỞ MIỆNG và những người đồng ý hướng xuyên thủng” (Luận văn - trang 66). Và được tác giả hết lời ca ngợi:
Hiếm có bài thơ nào sử dụng những chữ vốn bị cho là cấm kỵ tài tình và hấp dẫn đến thế, thẳng băng ngang hàng, không kêu gọi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ. Xin đọc một đoạn:
“nếu Jesus không hỏi: trong các người ai chưa từng Đụ thì hãy ném vào chị ta?! (Sự hổ thẹn của họ đã cứu Magdalena khỏi trận mưa đá). Sao không có sự hổ thẹn nào để trả lại công bằng cho Lồn, Cặc, & Đụ? Khi nhắm mắt lại (đưa tâm về với thân), tôi thấy chúng là tinh tú, những vật linh, có năng lượng của xúc cảm hùng vĩ & hoạt tính thần bí. Lồn là vọng âm của trống, của chuông & của ký ức nguyên thủy [...] Và khi tôi phát âm “Lồn”, tôi nghe rõ tiếng vọng của nó rền vang từ mộ chí lịch sử, từ trong cái từ bi bát ngát của Bụt & từ trong cái bất an kỳ cùng của ký ức. Mười năm qua, tôi bị 3 lần bồ đá, bị một lần vợ sang ngang & tôi buộc phải trở thành một kẻ chỉ Đụ cát. Không biết bao nhiêu lần tôi nằm sấp trên cát, mắt lim dim dịu dàng nhìn mặt trời mọc. Nhìn một hồi tôi thấy có sự chuyển dịch từ đỏ sang đen. Nó không còn là một quầng sáng đỏ lấp lánh, nó biến thành một lỗ đen lung linh & ám ảnh. Máu trong người tôi bắt đầu tăng tốc & lượng hồng cầu ưu tú nhất hối hả dồn xuống đan điền. Cặc tôi ấm và cứng. Cặc tôi rưng rưng. Cặc tôi mừng húm. Tay tôi bấu xuống cát, bụng tôi áp xuống cát, miệng tôi há hốc vì cát & mông tôi xoay” (Luận văn - trang 67).

Xin lỗi bạn đọc, nhưng cần phải tiếp cận đúng nội dung văn bản để hiểu được tư tưởng của Luận văn, cũng như góc nhìn văn hóa của người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận án. Thà nói thẳng ra một lần rồi thôi để không phải tranh đi cãi lại. Đây lại là Luận văn có tính pháp quy, không được trích dẫn sai lệch và lại cũng phải dân chủ, để đông đảo bạn đọc, các bậc phụ huynh của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội biết được các thầy giáo, cô giáo, những người tham gia giảng dạy và đào tạo cho nhà trường, đang giảng dạy, đào tạo con em họ như thế nào.

Nhã Thuyên cũng tán thưởng thi pháp giễu nhại, chế tác - xem là “Thái độ hủy diệt mọi thành tựu quá khứ này tiếp tục cái gọi là tính chất lật đổ, đầy nhạo báng, một cách có ý thức” (Luận văn - trang 91). Xin dẫn ba trường hợp:

1. Hỏi đáp có thưởng
Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào?
- chúng tôi tôi cao nhau [heo]
Tôi hỏi nước...
Tôi hỏi thỉnh:
- thỉnh sống với thỉnh như thế nào?
[ôi dào!]
Tôi hỏi người:
- thỉnh sống với người như thế nào?
[ôi dào!]
Tôi hỏi người:
- thỉnh sống với người như thế nào?
[ôi dào!]
Nguyên liệu: Hỏi của Hữu Thỉnh
(Luận văn - trang 93)

2. Chọn lựa của Văn Cao
Giữa sự sống và sự chết
Ông chọn sự sống
Để bảo vệ sự sống
Ông chọn sự chết
Thế là hết [the end)
Nguyên liệu: Chọn của Văn Cao

Bài thơ của Văn Cao, thường được đọc như một bi kịch của lựa chọn. Cái tâm trạng và sự lựa chọn bi kịch đó, một cách nghiêm túc, có thể coi như một khát vọng hướng thượng, mọi thứ mĩ học sự sống. Tuy nhiên, cái bi khi bị đẩy vào tình trạng nghiêm trang cũng có thể làm nảy ra cái hài, và Bùi Chát phát hiện ra nghịch lý hài hước đó. Không phải Bùi Chát muốn tấn công một nhà thơ lớn, mà anh muốn nhạo báng lý tưởng, cái lý tưởng hướng thượng vốn chẳng dễ dàng gì được thực hiện trong cuộc đời trần tục, cũng chẳng dễ dàng có được trong thời đại mất lý tưởng - lý tưởng trở thành một thứ “từ ngữ” nghiêm trọng mà thơ ca có lẽ cần giải bỏ. Kết tinh trong từ “lý tưởng” đó, là cả một quá khứ đau thương, hào hùng, đầy bi kịch của dân tộc, mà cái kết cục vừa bi thảm vừa hài hước: thế là hết. Như một bộ phim, một vở kịch phi lý. Mấy chữ “thế là hết” (the end) cũng có thể được đọc như một bình luận tương tác của người xem với vở kịch nghiêm trang này (Luận văn - trang 92).

3. Giễu nhại Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tập bài thơ một vần của Bùi Chát, mặc dù là thơ tự do, nhưng tính chất một vần nằm ở từ khóa cộng sản. Bùi Chát lật đổ các slogan xã hội, các ảo tưởng được đóng đinh trong ngôn ngữ ý thức hệ. Chẳng hạn:

Đường Kách Mệnh
Đi một ngày đàng, học [& hành] một giường khôn
Con đường nối những con đường
Dẫn tới các nhà thương
Ngồi một mình
Em nói như mưa
Thì tại sao chúng ta không lên giường
Để đào những cái mương
Giữ mãi lời thề xưa

Đường Kách Mệnh
: một tác phẩm của cố Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh, tập hợp các bài giảng tại lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, được xuất bản 1927.
Chú thích của tác giả (Luận văn - trang 71)

Chế tác, giễu nhại nơi vỉa hè quán xá là chuyện thông thường. Bịt miệng vò miệng chĩnh không bịt được miệng thế gian. Người hiểu biết họ tránh xa. Người vô minh xúm lại. Nhưng chế tác, giễu nhại chính thức trên sách báo, thành văn bản, xã hội hóa lại là chuyện khác, quan hệ đến luật pháp. Chân dung nhà văn của Xuân Sách là một ví dụ mà chúng tôi đã đề cập trong Luận chiến văn chương - Q.2, NXB Văn Học 2012. Nay không nhắc lại.

Nhưng giễu nhại Chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người: Tôi không nhà cửa, không vợ, không con, nước Việt Nam là Đại gia đình của tôi. Phụ lão Việt Nam là thân thích của tôi. Phụ nữ Việt Nam là chị em của tôi. Tôi chỉ có một ham muốn là làm cho Tổ quốc tôi được Độc lập, thống nhất, dân chủ.
Bao giờ đạt được mục đích đó tôi s trở về làm một ngưi công dân du sơn ngạo thủy, đọc sách làm vườn. (Trả lời một nhà báo nước ngoài - Paris 1946)
(Xem VN TP. Hồ Chí Minh, số 196, ngày 5-4-2012, trang 2)

Giễu nhại một con người như thế là một việc làm vô đạo, thất đức, bất nhân, bất nghĩa. Người dân thường ít chữ nghĩa cũng không bao giờ làm thế. Nếu đồng thanh tán thưởng một Luận văn như thế, tôi không hiểu văn hóa của ngưi hướng dẫn khoa học, của Hội đng chấm luận án, của những người đọc, trao đổi, giúp đỡ tài liệu, khích lệ việc làm này là văn hóa gì, thuộc về một thứ văn hóa nào? Và tại sao nó lại có thể tồn tại và ngang nhiên hoạt động trong trung tâm sư phạm trọng điểm của quốc gia như vậy?

Chỉ riêng sự giễu nhại này cũng đủ lý do để hủy bỏ Luận văn của nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thoan. Luận văn này vi phạm nhiều điều của Luật xuất bản. Vì vậy chúng tôi cấp thời đề nghị phải lập tức đình chỉ việc giảng dạy của cô giáo Nhã Thuyên - dù là giảng dạy hợp đồng. Đồng thời hủy bỏ Luận văn, hủy bỏ học vị Thạc sĩ của tác giả Luận văn, xem xét lại tư cách của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Nguyễn Thị Bình và trách nhiệm của Hội đồng chấm Luận văn này. Không thể để tiêm nhiễm vào các nhà giáo tương lai một thứ văn hóa phản nhân văn, bất nhân bất nghĩa như thế.

Chúng tôi muốn góp ý với các bạn đồng nghiệp là nhà văn Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học và nhà văn Văn Giá - Trưởng khoa Lý luận - phê bình văn học Trường Đại học Văn hóa (Bộ Văn hóa), hai thành viên Hội đồng chấm luận án và Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên - người đã đọc bản thảo Những tiếng nói ngầmcho Nhã Thuyên - rằng các bạn nên giữ sự trung thực cho ngòi bút của mình, nên tự trọng về nhân cách. Các bạn có thể xin ra khỏi Đảng, tự nguyện trả lại các chức danh và học vị mà thể chế này - do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập – đã phong tặng cho các bạn rồi làm một nhà văn tự do thì hay hơn là lập lờ hai mặt như vị thầy của các bạn: Vẫn ca ngợi, kính phục Dương Thu Hương: người phụ nữ một mình chống lại cả một Nhà nước - nhưng mà giải thưởng, chức danh Nhà nước ấy trao cho vẫn vui vẻ nhận, lại còn thắp hương khấn vái xin cho được nữa. Cũng mong Ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đừng để ĐHSP Hà Nội thành ra một Trung tâm Hài hước như thế.

CHU GIANG NGUYỄN VĂN LƯU
Nguồn: Báo Văn nghệ TP HCM số 258
***

(KỲ 4) - BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN SƯ TỬ VÀ VĂN CẦY CÁO”


Không có thầy Bình thì không có Luận văn của trò Thoan. Nhưng PGS.TS, Nhà giáo ưu tú, Trưởng bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam Nguyễn Thị Bình không phải dưới đất chui lên, trên trời rơi xuống, mà nên thợ nên thầy nhờ có học. Nhớ chương trình tôn vinh Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, trò Bình hết lời ca ngợi thầy. Thầy cảm động lắm, chỉ nhắc đi nhắc lại: Cô Bình là người rất hiểu tôi. Cô ấy rất hiểu tôi. Cô ấy hiểu tôi lắm… Hẳn trò Bình đã nhận được Y Bát mà sư phụ tin cậy trao cho. Ta xem bộ Y Bát ấy như thế nào.
 
VẤN ĐỀ Ở KHOA VĂN ĐHSP HÀ NỘI:
VĂN SƯ TỬ VÀ VĂN CẦY CÁO”
(Tiếp theo)
Không có thầy Bình thì không có Luận văn của trò Thoan. Nhưng PGS.TS, Nhà giáo ưu tú, Trưởng bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam Nguyễn Thị Bình không phải dưới đất chui lên, trên trời rơi xuống, mà nên thợ nên thầy nhờ có học. Nhớ chương trình tôn vinh Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, trò Bình hết lời ca ngợi thầy. Thầy cảm động lắm, chỉ nhắc đi nhắc lại: Cô Bình là người rất hiểu tôi. Cô ấy rất hiểu tôi. Cô ấy hiểu tôi lắm…

Hẳn trò Bình đã nhận được Y Bát mà sư phụ tin cậy trao cho. Ta xem bộ Y Bát ấy như thế nào. Ngẫu nhiên giở cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, thấy có lời Tự bạch của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh - nguyên Tổ trưởng Tổ Văn học hiện đại Việt Nam, khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội. Tiên sinh viết (Từ đây xin được gọi Giáo sư là Tiên sinh để tỏ lòng kính trọng): Có một khoái thú riêng mà nghề văn đem lại cho người cầm bút: Những giây phút được sống thực với bản thân mình (thường con người ta rất ít khi sống thực với bản thân mình).

Đã gọi là văn thì phải hay, văn không hay thì chả là gì cả. Tài cũng không mà tình cũng chẳng có.
Trong cuốn Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc có dẫn ra một câu ngạn ngữ Trung Quốc: “Sư tử bắt thỏ cũng dùng hết sức”. Bắt thỏ thì cần gì đến sức sư tử! Cầy cáo cũng bắt được. Nhưng bắt thỏ sư tử vẫn trổ hết tài, hết sức tỏ rõ tư thế sư tử: Oai phong sang và đẹp. Tôi nghĩ văn cũng có hai loại: Văn sư tử và văn cầy cáo. Văn sư tử là văn có vẻ đẹp rất sang về văn hóa, tư tưởng và nhân cách của người viết. Còn văn cầy cáo là văn của kẻ tiểu nhân, tư tưởng tầm thường, tư cách hèn kém, dù có tô son trát phấn vẫn lòi cái đuôi cầy cáo nhếch nhác”.
(Nhà văn Việt Nam hiện đại. NXB Hội Nhà văn. In lần thứ IV. Hà Nội, 2010. trang 599)
Giọng văn rất tự tin, triết luận triết lý nhưng thiển nghĩ, lại là sai lắm.

1. KHÁI QUÁT SAI

Thường con người ta rất ít khi sống thực với bản thân mình là một khái quát rất sai. Đời như thế thì loạn. Với nhà văn càng không thể chấp nhận. Nếu nghệ thuật là CHÂN - THIỆN - MĨ thì người sáng tạo ra nó - nhà văn - không thể sống thực rất ít mà sống không thực lại rất nhiều. Nếu như thế, khi cầm bút nhà văn viết ra được cái gì? Nhà văn dẫu thiên tài cũng là con người, đâu phải ma quỉ thần thánh mà chỉ khi cầm bút được sống thực với mình, lại viết ra được những điều hay ho làm xúc động người đọc. Xuân Diệu nói: Tôi cùng máu thịt với đồng bào tôi, cùng đổ mồ hôi cùng sôi nước mắt… Là nước mắt thực mới thành Xuân Diệu như một “niềm khát khao giao cảm với đời. Nếu là nước mắt cá sấu hay phần nhiều là nước mắt cá sấu thì đâu còn Xuân Diệu nữa.

Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nhật ký Anna Fran… bao nhiêu là sống thực, bao nhiêu là sống không thực? 
Trong cuộc sống cũng có những người “rất ít khi sống thực với mình”. Người đời gọi là “Khẩu Phật tâm xà”. “Chưa khỏi vòng đã cong đuôi” trước sau bất nhất, xu thời vụ lợi, mượn gió bẻ măng… Nhưng số này không nhiều và bị người đời khinh bỉ.

Tỉ như có người ăn cơm uống nước của Liên Xô từ năm 13 tuổi, giỏi tiếng Nga hơn tiếng Việt, thành tài thành danh nhờ Liên Xô. Khi còn Liên Xô thì hết lời ca ngợi. Khi Liên Xô sụp đổ thì quay lại bỉ báng mạt sát hận thù y như giọng của một người Nga Bạch vệ có thù oán với chính quyền Xô viết, bảo chủ nghĩa HTXHCH là ngọn cờ giả, của giả. Đến nỗi nhà Việt Nam học, người bạn thân của giới văn nghệ Việt Nam là giáo sư Nikulin cũng phải phản bác lại rằng ở nước Nga, dù một kẻ say rượu cũng không dám xúc phạm đến A.Tonxtoi như Giáo sư Phạm ở Việt Nam đâu. Tôi nghĩ người Việt Nam có lương tri phải biết đau xót cho những người Xô viết. Và phải biết tri ân Liên Xô cũ. Không có A.K47, không có tăng T.72, không có Zin 3 cầu (Zin 150) thì làm sao tiến quân thần tốc vào dinh Độc Lập. Không có tên lửa SAM, không MIG.21… làm gì có Điện Biên Phủ trên không. Bát cơm Phiếu Mẫu Hàn Tín trả đến ngàn vàng. Kẻ sĩ Việt Nam chỉ biết ăn cháo thôi ư! Người xưa nói: có thực với mình rồi mới thực với người, với đời. Ngược lại thì dễ hiểu. Tiên sinh có hàng ngàn học trò mà triết lý như thế, sự tai hại thật khôn lường.

2. VĂN VÀ VĂN HAY

Đã là văn, thì phải hay, là hàm hồ lắm Tiên sinh ạ! Đều là người mà đâu phải đã tốt đẹp vẹn toàn tất cả. Văn hay tùy thuộc vào nhiều yếu tố lắm, mà yếu tố quan trọng bậc nhất là điểm nhìn nghệ thuật (Thuật ngữ các nhà LLPB gần đây hay dùng, ý muốn thay cho quan điểm quan niệm…).Với người này, cảnh ngộ này, tâm thế tâm trạng này, thời buổi thời thế này là hay và ngược lại.

Có người khen câu “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” là tuyệt vời nên khắc bằng vàng treo trong Đền Độc Lập hay Đài Tổ Quốc ghi công. 

Câu đó nói ra năm 1924, khi nước ta đã mất vào tay người Pháp hơn 60 năm. Năm 1930 người Pháp dìm các cuộc khởi nghĩa Yên Bái và Xô Viết Nghệ Tĩnh trong biển máu, Truyện Kiều vẫn còn. Năm 1940 khởi nghĩa Nam Kỳ lại bị dìm trong biển máu, hàng ngàn chiến sĩ bị xâu dây thép qua gan bàn tay, đưa lên tầu chở ra khơi xa hất xuống biển. Truyện Kiều vẫn còn. Cũng năm 1940, phát xít Nhật vào Đông Dương “Nhà nước bảo hộ” lại chịu cho người Nhật bảo hộ. Từ đây quân Nhật thu gom thóc gạo, bắt dân ta nhổ lúa trồng đay dẫn đến cảnh hai triệu đồng bào ta chết đói. Truyện Kiều vẫn còn. Ngày 9-3-1945 Nhật hất cẳng Pháp, Pháp chịu đầu hàng. Truyện Kiều vẫn còn. Than ôi, trong bấy nhiêu năm, trải qua biết bao sự kiện đau thương mà Truyện Kiều và những người tung hô Truyện Kiều lại im hơi lặng tiếng, không đứng ra cứu lấy nước, bảo vệ lấy đồng bào mình! Tung hô Truyện Kiều như thế là tạo nghiệp thiện hay tạo nghiệp ác? Lôgic của lịch sử là: Nước ta còn thì tiếng ta mới còn, thì Truyện Kiều mới còn. Nếu không có Lê Lợi Nguyễn Trãi và cuộc kháng chiến chống quân Minh thì người Việt Nam đã thành thần dân của Minh Thành Tổ, thì nửa chữ của người Việt cũng không còn, làm gì còn tiếng ta, còn Truyện Kiều.

Tuyên ngôn độc lập là một áng hùng văn. Người Việt Nam yêu nước ai cũng tự hào. Nhưng ở một điểm nhìn nghệ thuật khác người ta bảo đó là văn tuyên truyền chính trị không phải văn xuôi nghệ thuật, không theo quy luật sáng tạo nghệ thuật, không cần đưa vào phần Giảng văn, mà chỉ đưa vào mục Tập làm văn kẻo lại bảo đưa Tuyên ngôn độc lập ra khỏi sách giáo khoa.

Văn hay, nhiên hậu là như thế. 

3. TÀI VÀ TÌNH

Tiên sinh lại bảo rằng: Văn không hay thì chả là gì cả. Tài cũng không mà tình cũng chẳng có. Mời Tiên sinh làm Đặc sứ văn hóa, sang bảo người Trung Hoa chỉ để lại Lý - Đỗ - Tô - Bạch. Còn thì đốt hết đi cho nó gọn. Lại bảo với ông Bộ trưởng Văn hóa ở Việt Nam rằng chỉ để lại văn Nguyễn Huy Thiệp thôi, còn thì đem nghiền bột giấy đi cho nó gọn mà đỡ lãng phí. Tiên sinh có nhận lời không? 
Nguyễn Du viết: Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài. Là chí lý lắm, phải không thưa Tiên sinh?

4. VĂN SƯ TỬ VÀ VĂN CẦY CÁO
 

Người xưa chia ra văn của thánh nhân và văn của văn nhân (Nguyễn Tư Giản. 77 chân dung văn hóa trong lịch sử Việt Nam. Tạ Ngọc Liễn, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2012, trang 374). Văn của thánh nhân là văn để chở đạo. Như Khổng Tử. Văn của văn nhân là để luận đạo, làm sáng rõ đạo.
Nguyễn Siêu chia ra văn đáng thờ và văn không đáng thờ. Văn đáng thờ là văn chuyên chú vào con người. Văn không đáng thờ là văn chỉ chuyên chú vào văn chương câu chữ.
Hồ Chí Minh xem văn hóa nghệ thuật phải khuyến thiện trừng ác, phò chính trừ tà. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. 

Xem thế, văn được đề cao, nhà văn được coi trọng. 

Nay Tiên sinh chia ra văn sư tử và văn cầy cáo, chắc phải có tâm sự gì lắm. Tôi hỏi thầy tôi, nhà văn Ông Văn Tùng. Cụ bảo thế là ngạo mạn khinh bạc. Người thực tài thường rất khiêm nhường. 

Xưa nay, văn tài cao thấp khác nhau là chuyện thường. Nhà văn có chính kiến khác nhau, cũng là chuyện thường. Thế mới có học phái, văn đoàn, trường phái, khuynh hướng, chủ nghĩa này lý thuyết kia, trường thơ này, câu lạc bộ nọ… Nhưng kẻ tiểu nhân tư tưởng tầm thường tư cách hèn kém… thì làm sao gọi là nhà văn được. Nếu có đọc thông viết thạo, khéo tay chữ đẹp thì chỉ làm được kẻ chép thuê. Nhà văn là người vì thương yêu con người, căm phẫn sự bất công bất nhân bất nghĩa, căm thù cái ác, hết lòng vì con người mà suy ngẫm, như Nguyễn Du nhìn thấu tám cõi lo đến ngàn đời… mới gọi là nhà văn. Tài họ khác nhau tầm họ khác nhau, phong cách khác nhau nhưng cái tâm, lòng thương đời thương người thì hợp nhau gặp nhau hướng ngòi bút vào việc khuyến thiện trừng ác, nâng đỡ con người, soi sáng cuộc đời. Kẻ tiểu nhân làm gì có tâm ấy tình ấy mà gọi là nhà văn. 

Tuy thế, không phải có văn tài thì đều biết chọn đúng đường, đi đúng hướng, làm đúng việc cả đâu. Bi kịch nhiều lắm. Cổ cũng nhiều. Kim cũng lắm. Tiên sinh chẳng thấy trong lịch sử nước ta có vị quan đầu triều rất văn tài, sống liêm khiết. Nhưng khi nước gặp nạn, được giao đi đàm phán, chưa đàm phán đã đầu hàng. Được giao giữ thành, giặc chưa đánh đã dâng thành cho giặc, lại khuyên đồng bào mình nên quẳng gươm bẻ giáo quy thuận người Tây vì họ có nhiều tàu to súng lớn. Thế là sợ giặc quá. Tài văn thơ thì có, mà cái tình với dân với nước thì không. Nếu cái tình với dân với nước được như Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Phan Đình Phùng… thì tiếng thơm còn mãi ai dám chiêu tuyết cho những bậc tiên liệt ấy. 

Lại có người cực thông minh, nhờ một bài luận Pháp văn mà nên sự nghiệp. Nhưng lại đem cái tài đó phụng sự đắc lực cho cuộc trị an của Nhà nước Bảo hộ. Lại hô hào đồng bào mình đi bảo vệ cho nước mẹ Đại Pháp bên tận trời Tây: Rồng Nam phun bạc đánh đổ Đức tặc… Tây đổ, lại hăng hái bắt tay với nước Đại Nhật Bản. May mà người Nhật họ chọn Trần sử gia. Nếu không thì bây giờ còn gì để nói. Lại thêm một chút hài hước. Nhà làm sử mà lại ra làm chính trị ở ngôi Tể tướng thì còn đâu là học trò của Tư Mã Thiên! Thế mà bây giờ cũng lắm người khen.

Người Việt Nam vốn khoan dung đại lượng. Đại cuộc đại nghĩa Quốc gia xong rồi, nước nhà độc lập thống nhất, cởi bỏ hận thù, gia đình con cháu muốn in lại văn tập của cha ông, Nhà nước cũng rộng đường. Không ai nỡ gọi là văn cầy văn cáo. Nhưng tôn vinh như người có công lớn với văn hóa dân tộc thì lại là lộn trắng thay đen.

Câu ngạn ngữ mà Nguyễn Ái Quốc dẫn ra là có ý khuyên các đồng chí của mình phải cố gắng gấp bội, phải cẩn trọng, không chủ quan. Bắt thỏ sư tử còn dùng hết sức huống chi làm cuộc cách mạng đánh đuổi thực dân đế quốc là công việc to lớn khó khăn, vô cùng gian khổ càng phải cố gắng, kiên gan, bền chí. Sự vận dụng câu ngạn ngữ đó là rất đúng thiết thực. Sao lại từ đó mà suy ra văn sư tử và văn cầy cáo, giễu cợt Nguyễn Ái Quốc như thế cũng là thâm sâu lắm. Không biết Bùi Chát có được thụ giáo với Tiên sinh không?
Trong tự nhiên, giữa hàng vạn hàng triệu cầy cáo mới có một sư tử. Hội Nhà văn Việt Nam hôm nay có non nghìn hội viên, hỏi xem sư tử được mấy người? Vậy có thơ rằng: 

Kìa văn sư tử cao sang thế
Văn cáo cầy sao nó hạ hèn
THỎ CHẾT đời thương cho KẺ YẾU
Cáo - cầy - sư tử… chúng như nhau
Văn chương tự cổ vô bằng cớ
Đắc thất tâm ti một thốn mà
NGỌC THỎ từ nay ngoan ngoãn nhé
Cáo - cầy - sư tử… chúng reo vui.

Tiên sinh thấy có được không?

Ngoài quan niệm về văn chương như thế, Tiên sinh còn có những sai lầm nghiêm trọng mà kẻ bỉ nhân này đã nói đến trong bài “Về cuốn Hồi ký…” đã đăng trên Hồn Việt số tháng 12-2008, in lại trong Luận chiến văn chương quyển 2, NXB Văn học 2012, nên không nhắc lại.Có lẽ quan niệm tách văn nghệ ra khỏi chính trị, đòi độc lập với chính trị, chia thơ của Cụ Hồ ra thơ tuyên truyền và thơ nghệ thuật, nhìn văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 chỉ là tuyên truyền minh họa, không có mấy giá trị… đã thấm sâu vào các đệ tử của Tiên sinh. Không chỉ ở trò Bình, mà còn ở nhiều trò khác như trò Thống, trò Giá, trò Sơn… Rồi nó mới ra cái luận văn của trò Thoan. Một luận văn công khai tán dương tư tưởng và hành động phản kháng, chống đối, lật đổ.

Đổi mới thì ai chẳng muốn nhưng đổi mới đến mức giải thiêng lịch sử, chống lại tư tưởng Hồ Chí Minh thì đâm loạn mất rồi. Đời loạn, đục nước béo cò, các bạn “tiên phong đổi mới” chỉ là những con tốt thôi. Thư của cố nhà văn Nguyễn Khải gửi lại Ban chấp hành Hội Nhà văn, từ bỏ chức phó tổng thư ký Hội, trở lại Sài Gòn… đã là rõ lắm. Trước đây tôi có tranh luận với Cố Tiên sinh Văn Tâm. Mà ông đối với tôi lại rất thân tình. Có rượu ngon, nhắn đến. Có sách hay, chỉ bảo cho mà đọc. Đau ốm bệnh tật dẫn đến thầy thuốc quen biết tin cậy… Tiên sinh đã quy tiên nhưng tôi hằng kính trọng, biết ơn, thương tiếc. 

Nay dù có khác nhau trong học thuật, cũng mong Tiên sinh coi tôi như học trò, bậc đàn em. Khôn chi khôn trẻ. Khỏe chi khỏe già. Nếu có gì không được vừa ý đẹp lòng, mong Tiên sinh lượng thứ cho. Tiên sinh cũng không phải hối quá. Cuộc đời vô thường, sự gì rồi cũng qua đi. Tuổi tác như Tiên sinh tháng ngày vui với cháu con ngắm hoa vọng nguyệt, phẩy quạt thưởng trà chẳng là hơn ư. Xin kính dâng lên Tiên sinh đoạn văn năm trước viết về Vong bướm: 

“Dạo trước có người bảo mình là lưu manh đầu gấu thợ đánh thợ đấu hàng tôm hàng cá… Buồn lắm. Phải khiếu kiện thôi. Đêm nằm nghĩ viết cái đơn, bỗng nghe trong xa xăm tiếng ông cụ thân sinh vọng về: Con ơi đừng làm thế. Thất thập cổ lai hy, Luật hình cũng ân giảm. Bát tuần đại thọ, mọi sự như không. Kiện vào đấy như thổi gió vào nhà trống. Mình bừng tỉnh toát mồ hôi, lại thiếp đi, lại mơ về chuyến bay suốt từ Thái Lan sang Thụy Điển, qua vùng Trung Á, nhìn xuống tầng mây bông, bỗng thấy Giáo sư đầu tóc bạc phơ, nhẹ nhàng thanh thoát, đang thưởng trà. Tả hữu có các Tấn sĩ khoanh tay kính cẩn đứng hầu… 
- Bẩm thầy họ khen Tuyển Hồi.
- Họ khen Tuyển Hồi à!
- Bẩm thầy, nó đánh Tuyển Hồi.
- Nó đánh Tuyển Hồi à!
- Bẩm thầy, không thấy nói gì nữa.
- Không nói gì nữa à! 

Hôm nay Thanh Minh Hàn Thực, cho thầy thêm tuần nữa, rồi sắm ít trôi chay hoa quả… Thầy chẳng bằng được người xưa, lụy vào cái hư danh, nhục lắm! May Trời Phật còn cho đến hôm nay. Các con phải nhớ lời ta: Đừng bao giờ lụy vào cái hư danh, nhục lắm. Hoát nhiên thầy đại ngộ. Từ đây trong suốt, vắng lặng…

Nếu thế thầy cho em theo với. Mình vùng dậy chạy theo nhưng dây bảo hiểm giật lại, bừng tỉnh. Máy bay hạ cánh an toàn. May mà còn đến hôm nay để kính dâng Tiên sinh mấy dòng tâm sự. 

Cổ nhân có dạy: Không biết mà nói là ngu. Biết mà không nói là hiểm «Chiến quốc sách ». Luận văn của Nhã Thuyên là một cái quá ở chỗ trung tâm đầu não. Nếu không nói ra để cùng chạy chữa, cứ để cho nó di căn đi khắp mọi nơi thì Chu Giang thành ra kẻ hiểm ác. Nếu có năm ba ngàn Nhã Thuyên rồi lại nhân lên theo cấp số nhân… Nếu người hướng dẫn nào cũng như cô Bình, nếu Hội đồng chấm luận văn nào cũng như thế cả thì sự thể sẽ ra sao, có gì là khó hiểu.

Mong Tiên sinh không quản tuổi cao, thấp kém xót thương cho lũ học trò non dại mà khai tâm lại để cho họ còn được dựng lều(*) về sau thì quý hóa vô cùng. 

Kính sợ mà bái bút! 

Kỳ cuối: 
VĂN - SỬ BẤT...YÊN.
----------------------------
Chú thích :
* Xưa học trò có hiếu, thầy quy tiên phải dựng lều bên mộ thờ đủ ba năm.

CHU GIANG NGUYỄN VĂN LƯU
Nguồn: Báo Văn nghệ TP HCM số 259

**

(KỲ CUỐI) – BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN – SỬ BẤT… YÊN”


(VC +Đây là kỳ cuối đăng trên báo Văn nghệ TP HCM (sau khi đã đi được 4 kỳ liên tiếp), nhưng phút chót đã phải bóc bài do có 1 cú điện thoại từ trển xuống. Và sự việc đã lên đến cao trào khi một liên quân đã nhóm họp và liên tiếp những cú ra đòn từ các báo lớn, khiến cho sự việc trở nên nghiêm trọng hơn như lúc ban đầu.
VC + sẽ bàn sâu hơn về cú điện thoại không đúng lúc này… mà vụ việc dường như đã rơi vào vô tăm tích khi đăng ròng rã cả tháng trên Văn nghệ TPHCM mà chẳng ma nào quan tâm. Một dự cảm không hay cho Nhã Thuyên, suốt thời gian đó VC+ đã không điểm bài.
Có mùi nội bộ đấu đá nhau, và tranh thủ tối đa Nguyễn Văn Lưu cũng đầy ma quái khi tập trung vào “Vấn đề ở Khoa Văn ĐH Sư phạm Hà Nội”.
Nhã Thuyên dường như chỉ là cái cớ cho những con sói học hàm đầy trí khôn và móng vuốt cấu xé.
“Tôi không bao giờ hiểu được, một đất nước mà mọi người bình thường có thể yêu thơ ca, nhưng các nhà thơ lại gây sợ hãi???”, và với tư/nhân cách một người thơ, có lẽ chẳng bao giờ Nhã Thuyên có thể lý giải được. Hãy để thời gian sẽ lên tiếng…Trân trọng giới thiệu với bạn đọc kỳ cuối (hụt) trên báo Văn nghệ TPHCM của Chu Giang Nguyễn Văn Lưu. (Văn chương +)
Báo chí và vụ Nhã Thuyên
VẤN ĐỀ Ở KHOA VĂN ĐHSP HÀ NỘI : VĂN - SỬ BẤT... YÊN
(Xem VNTP HCM từ số256)
Luận văn của Nhã Thuyên không phải là sự ngẫu nhiên. Đó là hậu quả của quan điểm đổi mới văn học và xã hội rất sai lầm của những người tự phong mình là "Tiên phong đổi mới". Qua Hồi ký của Mạnh tiên sinh, qua Thư của cố nhà văn Nguyễn Khải thì quí vị "Tiên phong đổi mới" muốn mượn văn học làm ngọn cờ để thay đổi thể chế: Thánh Gióng ngày xưa đánh giặc xong thì bay lên Trời. Bây giờ các ông đánh giặc xong lẽ ra cũng phải biến đi để người khác quản lí đất nước" (Dẫn lại theo Luận chiến văn chương Q.2 trang 18. Nxb Văn học. 2012). Đổi mới theo kiểu "cốc mò cò xơi" thế là khôn lắm. Xin dẫn đoạn thư sau:
"Tôi không thích một lần nữa Hội nhà văn và lãnh vực văn nghệ lại trở thành một trận địa quyết chiến của mấy ông tranh bá đồ vương. Tôi không nói vu đâu, cái sự chửi bới, bôi nhọ, vu khống tất cả những ai dám nói ngược, viết ngược, đe doạ ra mặt hoặc bắn tin đe doạ bất cứ ai tỏ vẻ lạnh nhạt, hoài nghi, cái sự tàn ác tận diệt, gây ra một không khí căng thẳng hung bạo ấy sặc mùi chính trị. Cứ bảo văn nghệ và chính trị phải chia ra, không được nhập làm một, chúng ta chỉ làm có văn nghệ thôi, nói thế tức là chính trị lắm đấy, chính trị từ gót chân đến đỉnh đầu, vì những người hò hét xua đuổi chính trị ra khỏi văn nghệ lại rất thích quyền lực, nói ra miệng chứ không phải nghĩ thầm, mà quyền lực là mục tiêu cao nhất của chính trị rồi..." (trích thư đề ngày 1-9-1988 gửi Ban chấp hành Hội Nhà văn). Đang là Phó tổng thư ký Hội nhà văn nhưng thấy không khí đổi mới như vậy, Nguyễn Khải đã để lại Thư rồi trở về Tp HCM với cây bút và bàn viết trong căn nhà quen thuộc của ông. Tôi quí trọng Nguyễn Khải ở sự thành thật ấy.
Luận văn này cho thấy căn bệnh của ngành giáo dục nói chung và giáo dục Đại học, trên Đại học... đã nhập lí rồi. Bệnh đã nhập lí, cháo hành tía tô, xông hơi đấm bóp thì không được. Học trò sai, thầy sửa cho được. Thày sai, mà lại Thầy ở bậc cao nhất, thì sửa sao đây? Tôi nghĩ vẫn chữa được. Toàn ngành giáo dục, toàn xã hội, các cơ quan Nhà nước xúm tay vào, thống nhất lại quan điểm, đồng tâm nhất trí, thì sửa được.
Cần bình tĩnh nhưng kiên quyết. Nếu lấy sự nghiệp chung, lấy việc nước, lấy tương lai của dân tộc, của con em làm mục đích chung thì đoàn kết thống nhất được. Tôi rất tâm đắc với phát biểu của Giáo sư Phong Lê tại Hội nghị LLPB lần thứ 3 ở Tam Đảo vừa qua: Ở Việt Nam Nguyễn Trãi Nguyễn Du Hồ Chí Minh là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm là không thể giải thiêng được.
Tôi nghĩ, bảo vệ tư tưởng HCM, thực hiện được tư tưởng HCM thì đoàn kết được cả dân tộc, cả giới văn nghệ... Nếu cùng hành động vì dân giầu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh thì việc gì phải chia ra bảo thủ và đổi mới. Thì ở trung tâm hay ngoài lề, từ Thủ đô đến biên giới, hải đảo... ai ai cũng làm được. Tuỳ sức tuỳ tài, cùng nhau hành động, chẳng vui vẻ hơn ư!
Nhưng nguyên tắc, phải bảo vệ. Những tư tưởng như trong Luận văn của Nhã Thuyên dứt khoát phải loại ra khỏi bục giảng của nhà trường. Không thể chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm rồi đâu lại vào đấy.
Nếu những kiến nghị của Lê Tuấn Anh[1] và nhiều người khác về chất lượng học thuật, quan điểm học thuật trong công trình của Đăng Mạnh tiên sinh, của Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình (Quan niệm nghệ thuật về con người...) được xử lý đúng mức kịp thời ngay từ năm 1995-1996 thì làm gì còn có Luận văn như của  Nhã Thuyên hôm nay.
Đó là sự rất quan liêu của các cơ quan hữu quan. Đó là hậu quả của bệnh dĩ hoà vi quí. Chớ nghĩ rằng ngươi không đụng đến ta thì ta không đụng đến ngươi. Nó đụng đến cái Tất cả mà xong thì anh phải theo nó hoặc nó sẽ cho anh biết thế nào là lễ độ, nhé!
Không chỉ riêng trong lĩnh vực giáo dục và văn nghệ. Trong khoa học lịch sử cũng có vấn đề. Mới mở cửa thị trường mấy năm mà các giáo sư đầu ngành ở đây đã chao đảo, bấn loạn. Giáo sư Phan Huy Lê muốn chiêu tuyết cho Vương triều Nguyễn, khoả lấp cái tội đầu hàng, bán nước, làm tay sai cho kẻ thù dân tộc, từ Tự Đức về sau. Giáo sư Đinh Xuân Lâm - Thầy học của tôi trong mấy buổi giảng dạy ở Trường Tuyên giáo Trung ương năm 1970 - lạichiêu tuyết cho Phạm Quỳnh, bảo rằng Hồ Chủ tịch có nói: "Cụ Phạm là người của lịch sử sẽ được lịch sử đánh giá lại..." Hai năm nay Giáo sư không trả lời được Tạp chí Hồn Việt về xuất xứ của câu nói. Vì tên tuổi của Giáo sư mà người ta cứ truyền nhau câu nói đó. Lại cũng hài nước nữa. Chính trong những bài giảng năm 1970, Giáo sư phê phán Phạm Quỳnh rất mạnh. Chính câu "Rồng Nam phun bạc đánh đổ Đức tặc... là câu Giáo sư nhấn mạnh, tôi ấn tượng đến bây giờ. Xem cuốn "Phạm Quỳnh..."  của Khúc Hà Linh (Nxb Thanh Niên. 2010) thì hoá ra câu ấy là nghe người này nói nghe người kia nói.... Sử liệu mà như thế thì đảo điên là phải.
Giáo sư Văn Tạo cũng chiêu tuyết khá vụng về: Phạm Quỳnh với danh nghĩa "văn phòng" thì tránh sao khỏi phải thực thi mệnh lệnh của triều đình. Còn xét về hành động Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn, không ra lệnh bắt bớ tù đầy các nhà yêu nước..." (Sách đd trên. Trang 153). Thế thì Giáo sư đã rất kém người Pháp ở môn cờ tướng: Xe có việc của xe. Tốt có việc của tốt. Dại gì mà bắt xe làm việc của tốt. Tôi lại rất bất ngờ khi Giáo sư Nguyễn Đình Chú viết: Phạm Quỳnh là người mở đầu cho văn hoá Việt hiện đại... (Sách trên trang 121). Xin Giáo sư phân kỳ cho, văn hoá Việt hiện đại bất đầu từ năm nào? Yêu sách  gửi tới Hội nghị Véc- xai năm 1919 và Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1921) của Nguyễn Ái Quốc có phải là Văn hoá Việt không? Có lẽ Giáo sư cho đó không phải là văn hoá Việt do Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp chăng? Nếu đất nước không độc lập tự do thì Giáo sư hội nhập với thế giới nào ngoài các chef Tây, các me Tây bà đầm? À có đấy. Có cái Triển lãm thuộc địa ở Macxây năm 1922. Đích thân Hoàng đế An Nam cùng các ngài Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh... sang dự. Năm đó Giáo sư còn nhỏ nên không được tháp tùng. Nếu không thì đã biết mùi rượu của người Tây sao nó thơm thế, hơn cả nước hoa, An Nam mình làm sao có được! (Ấy là nước nhúng tay trước khi vào ăn tiệc, Hoàng đế mới ngồi vào, tưởng ngự thiện uống luôn. Làm cho các quan Tây hôm đó phải uống theo cho lịch sự. Uống rồi nó chửi cho cái đồ Hoàng đế An Nam sao mà ngu thế. Chi tiết này Giáo sư Đinh Xuân Lâm đã kể trong lớp học của tôi hồi ấy!)
Thượng Chi Tiên sinh rất nổi danh về đường Tây học lại thông thạo Hán học, chắc ở nơi suối vàng Tiên sinh bực mình với lớp hậu sinh này lắm. Được thời, nó đánh mình tơi tả. Được thời nữa, nó lại bốc mình lên tận mây xanh. Sao chẳng nhớ câu "Danh dự quá sự thật người quân tử lấy làm xấu hổ" (Mạnh Tử). Sao chẳng nhớ hai chữ TRUNG CHÍNH là cái ĐẠO của người sĩ quân tử!  Buồn thay! Buồn thay!

Cứ theo phép công minh lịch sử - công bằng xã hội của Văn Tạo Tiên sinh, tôi trộm nghĩ thế này: Cụ Phạm Thượng Chi có công rất lớn với đất nước là đã sinh thành, dưỡng dục, kén chọn được những người con tài danh, thực sự trung với nước, hiếu với mẹ cha như như Giáo sư Phạm Khuê, Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Giáo sư Đặng Vũ Hỷ (con rể). Trong các ca khúc ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam, ai bằng được nhạc sĩ Phạm Tuyên. Chỉ riêng bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" đã được thưởng Huân chương lao động...  nhưng cái cách yêu nước của Cụ lại làm hại cho dân cho nước nhiều lắm. Còn văn hoá của cụ là được đào tạo, là nằm trong mưu lược của thực dân Pháp. Năm 1917, Pháp đưa cụ Phạm ra làm báo Nam Phong. Năm 1919, bỏ thi chữ Hán, để cho "Ông Nghè ông cống cũng năm co/ chi bằng đi học làm thầy phán/ Tối rượu sâm banh sáng sữa bò (Tú Xương). Người Pháp muốn Pháp hoá văn hoá Việt, muốn người Việt Nam tóc đen, da vàng, mũi tẹt nhưng có văn hoá, có tâm hồn và tính cách Gô-loa. Phạm Tiên sinh là người tiên phong trong công cuộc đó. Nhưng vì sao không được. Quí vị nên thỉnh đến Đào Duy Anh tiên sinh, không nhiều, chỉ qua hồi ký Suy nghĩ chiều hôm cũng đủ hiểu được phần căn bản.

Sự xâm lăng về văn hoá - mà nhà văn Vũ Hạnh đã nói lên ở Hội nghị LLPB lần thứ II tại Đồ Sơn - 2006, ngày càng rõ rệt. Không chỉ bên ngoài mà còn có tay trong. Nó đã và đang len lách vào các vị trí quan trọng của nền văn hoá - văn nghệ- giáo dục, nơi chi phối đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của toàn xã hội: Trường học, báo chí - xuất bản, các ngành vui chơi giải trí v.v.... mà Luận văn của Nhã Thuyên có thể là một động thái thử phản ứng. Hướng dẫn và bảo vệ năm 2010, xã hội không biết. Năm 2012 đưa vào tiểu luận Những tiếng nói ngầm tung lên mạng phi chính thống, một số người biết. Đến 2013, đưa lên bục giảng Đại học. Nếu sinh viên không phản ứng mạnh mẽ, sự việc đã không vỡ ra. Tôi phàn nàn về sự quan liêu của Đảng uỷ nhà trường nhưng mừng, tin tưởng các em sinh viên đã có nhận thức đúng và hành động dũng cảm, kịp thời. Cần khuyến khích, chăm sóc, bồi dưỡng những sinh viên như thế.
Xin nêu lên hai bài học nhỡn tiền: "Bài học sụp đổ của Liên Xô có rất nhiều nhưng theo hồi ký của Ligatrôp thì thấy rõ Đảng Cộng sản Liên Xô đã mất quyền lãnh đạo vì đã để cho "quyền lực thứ tư" thao túng và kiềm chế, nó đã trở nên một thứ bạo lực chính trị số đông mà nó điều khiển được và bạo lực này đã "đánh vào lòng người" "không đánh mà thắng" (bất chiến tự nhiên thành). (Phê bình và tranh luận văn học Mai Quốc Liên. Nxb Văn học. 1998. Trang 10)
Năm 2004, đi dự Hội thảo văn học ở Rumani  - cùng chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh và các anh chị Lê Thành Nghị, Phạm Viết Đào, Vĩnh Quang Lê, Lê Thị Kim), nhân đi qua ngôi nhà là nơi làm việc của Cheo-chet-xcu, Phạm Viết Đào cho biết: Chỉ một cuộc biểu tình nhỏ bên ngoài hàng rào. Cheo-chet-xcu thiếu bản lĩnh lên trực thăng đi về khu nghỉ mát, phe đối lập khép vào tội chạy trốn phản bội tổ quốc. Bị bắn ngay sau đó. Chỉ xin được chôn cùng với vợ. Thảm thương thế. Không phải vì Liên Xô sụp đổ mà Rumani sụp đổ theo. Mà là các chủ nợ của Thế giới tự doquyết không cho trả nợ, bắt phải làm con nợ để họ sai sử. không nghe, họ lật đổ. Cũng là bài học: Bắt dân thắt lưng buộc bụng để trả nợ nước ngoài. Nước nhỏ dân ít và nghèo lại xây cái Nhà Quốc hội hoành tráng khủng khiếp, cho con gái làm kiến trúc sư thiết kế. Dân họ oán. Thế là tự chuốc lấy thù trong giặc ngoài. Bản lĩnh, bình tĩnh mà làm, đâu đến nỗi. Dục tốc bất đạt là thế. Tham vặt, tham bát bỏ mâm là thế. Thiếu thốn nỗi gì mà phải giành cho con cái Hợp đồng thiết kế. Để rồi chỉ xin được chôn chung với vợ. Con cái thất tán!
Nên cứ mỗi lần nghe nói Ghi nét Việt Nam ghi nhận: chỗ này nhất Đông Nam Á, chỗ kia nhất Đông Nam Á mà lo cho con cháu. Hoa Kỳ họ không vô địch Worl cup còn mấy anh vô địch Worl như Hy Lạp, mới thật thảm hại. Trông người lại ngẫm đến mình, mà lo.
Sai lầm ở Khoa văn ĐHSP Hà Nội là có hệ thống, từ Nguyễn Đăng Mạnh đến Nguyễn Thị Bình và bây giờ là Nhã Thuyên.
Nguyên nhân sai lầm đó, là dao động, hữu khuynh, mất phương hướng. Họ nghĩ rằng Liên Xô Đông Âu sụp đổ tức là Mác-Lênin, là CNXH sụp đổ. Khi mở cửa thị trường, chấp nhận đầu tư của tư bản nước ngoài cũng như sự xuất hiện của tư bản trong nước - gọi cho đẹp đẽ là các nhà đầu tư - thì họ nghĩ chế độ này nhất định sụp đổ. TrongHồi ký, Nguyễn Đăng Mạnh nhắc lại lời Nguyên Ngọc: Chế độ này thể nào cũng sụp đổ. Nhưng không   biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào.
Một vị Giáo sư nói: Giữ giáo dục đi đôi với giữ chế độ và giữ nước, mất giáo dục, mất văn hoá thì chúng ta còn gì? là xác đáng lắm!
Dù trải qua muôn vàn hi sinh gian khổ, cuối cùng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã thắng lợi. Đất nước độc lập thống nhất là nền tảng cho thời kỳ tiếp theo: xây dựng đất nước. Mọi việc làm góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đều phải ghi nhận, trân trọng. Văn học thời đó cần phải tuyên tuyền cổ động, là rất đúng. Tố Hữu đã viết: Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ/ Hơn nghìn trang giấy luận văn chương. Thời nào việc ấy. Đó là qui luật.
Đất nước hoà bình, văn học phải chuyển sang nhiệm vụ mới. Có điều kiện rộng rãi hơn để người nghệ sĩ sáng tạo. Thì hãy tìm cách mà viết cho hay hơn. Sao lại cứ hò hét về mâu thuẫn thế hệ, bàn giao thế hệ, đổi gác thay phiên... Sao lại cứ phải chê bai bỉ báng văn học cách mạng và kháng chiến là tuyên truyền minh hoạ, mĩ học đồng phục, không có mấy giá trị mới là đổi mới. Không làm hay hơn đời trước lại cứ đòi có giá trị hơn đời trước. Nghĩ thật nực cười.
Vấn đề giáo dục nói chung và Đại học nói riêng, phải bàn rộng rãi hơn, thấu đáo hơn. Về sử học cũng phải trao đổi cho rõ ràng. Về văn học, càng phải tình tĩnh, thân ái, thẳng thắn trao đổi, thuyết phục mà không áp đặt.
Vùng đất chúng tôi có hai người anh hùng làm rạng rỡ cho quê hương đất nước là Lê Hoàn (Lê Đại Hành) và Lê Lợi. Nhưng cũng có hai người làm ô nhục cho quê hương đất nước là Lê Ngoạ Triều và Lê Chiêu Thống.
Ông cha như thế, con cháu như thế, buồn xiết bao.
Đời trước không lo cho đời sau thì như thế.
Đời sau quên đời trước thì như thế. Huống chi chống lại.
Làm sao để không phải như thế, có gì khó hiểu. Nghĩ càng thương Bác, Bác đã nhìn thấy trước, đã viết trongDi chúc: Đào tạo các thế hệ cách mạng cho đời sau... Dạy văn học văn làm văn ai chẳng biết câu Miếng cao lương phong lưu như lợm/ Mùi hoắc lê thanh đạm mà nogn. (Ôn Như hầu)
Nhóm Mở Miệng
Muốn gì được nấy. Quyền con người mà. Cát bụi cùng một thể nhưng mùi vị có chỗ khác nhau.
Chúng tôi kính trọng Trường ĐHSP Hà Nội với truyền thống tốt đẹp mà vị Hiệu trưởng đầu tiên là cố giáo sư Đặng Thai Mai. Và bao nhiêu thế hệ thầy giáo cô giáo đều là những nhân tài của đất nước đã đào tạo biết bao thế hệ giáo viên, gây dựng nên nền giáo dục Việt Nam. Các thầy các bậc đàn anh của tôi như GS Hà Minh Đức, cố GS Phan Cự Đệ, nhà thơ Nguyễn Bao... là sinh viên khoá đầu của Trường.
Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan tuy chỉ ở trong Tổ văn học Việt Nam hiện đại, nhưng cái dây mơ dễ má trên dưới trong ngoài thì không đơn giản. Cho nên chúng tôi không dám biết mà không nói. Mong quí Thầy Cô và bạn đọc hiểu cho. Xin trân trọng cảm ơn!
CHU GIANG NGUYỄN VĂN LƯU

BÌA BÁO VĂN NGHỆ TPHCM  4 KỲ  LIÊN TIẾP CỦA NGUYỄN VĂN LƯU (từ số 256 - 259)


Wednesday, 19 March 2014

Hàng phếch là gì?


Hàng phếch là hàng nhái, hàng giả. Gốc của phếchfake của tiếng Anh.
Các cô nàng đều có một búi tóc cao vút giữa đỉnh đầu, lông mi giả dày cộp, váy ngắn, áo lệch vai, tay nhất định là phải xách thêm chiếc túi hàng "phếch", guốc cao mười mấy phân, đi đứng giống hệt các cô ca sĩ, người mẫu cỡ Hoàng Thùy Linh, thỉnh thoảng lại bắt gặp một hình xăm 3D quả sơ ri đậu trễ nải ngay trên bầu ngực.
“Choáng với trà chanh “chém gió, khoe hàng””, Dân Trí, 16/08/2011

Tuesday, 18 March 2014

Xin góp ý dịch chữ “soldat“ (Lý Đương Nhiên - Talawas)


2.6.2006
Lý Đương Nhiên
Xin góp ý dịch chữ soldat“ 

Trong bài viết “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau” của Giáo sư Chương Thâu đăng trong tạp chí Công giáo và Dân tộc số ngày 15-3-1996 có đoạn như sau: 


Trong cuốn sách Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo) của linh mục Alexandre de Rhodes do Cramoisy xuất bản tại Paris năm 1653 ở đoạn cuối chương 19 của phần thứ 3, có một câu nguyên văn: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout L’orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos pères et nos maitres en ces Églises. Je suis sorti de Rome à ce dessein Le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape.” 

Và câu này được Hồng Nhuệ dịch ra Việt ngữ trong cuốn Hành trình và truyền giáo do Ủy ban đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994, ở trang 263 như sau:“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Đông Dương đưa về quy phục chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và Thày chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Roma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tôi hôn chân Đức Giáo hoàng.”(Người dịch chú thích từ chiến sĩ ở đây: nói chiến sĩ Phúc Âm tức là nhà truyền giáo, chứ không phải binh sĩ đi chiếm xứ xăm lăng – trang 289) 

(plusieurs soldats là "nhiều chiến sĩ", Hồng Nhuệ lại dịch là "mấy chiến sĩ"?)

Trong bài tham luận đọc tại Hội nghị Quốc tế về Nghiên cứu Lịch sử và Văn hoá Việt Nam ngày 3, 4, và 5 tháng 12 năm 1992, ông Nguyễn Đình Đầu đã dịch plusieurs soldats trong câu văn của Alexandre de Rhodes và cho rằng chữ chiến sĩ có nghĩa bóng là thừa sai.

Đến ngày tưởng niệm 400 năm ngày sinh của A. de Rhodes, Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm đã dịch thẳng câu chữ plusieurs soldats là “chiến sĩ truyền giáo” không phải e dè gì nữa vì ý kiến của ông là ý kiến quyết định. A. de Rhodes là tên gián điệp đội lốt tôn giáo đã trở thành danh nhân Việt Nam được đặt bia ở Thư viện Quốc gia Hà Nội và tên đường ở Sài Gòn.

Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc ngữ?” đăng trong báo Tuổi Trẻ ngày 31-1-1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch plusieurs soldats là binh lính như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”. Giáo sư Nguyễn Khắc Xuyên đã viết bài “Gửi GS Hoàng Tuệ bàn về chữ Quốc ngữ trên tờ Tuổi Trẻ” đăng trên báo Ngày Nay số 277 ngày 1-7-1992 ở Houston, Texas. GS Xuyên đã mạt sát GS Tuệ là "ngu xuẩn", "ngu dốt", "thật là dốt lại thích nói chữ"... GS Xuyên đã chất vấn GS Tuệ như sau: “Từ điển Pháp Việt của Trương Vĩnh Ký dịch soldat là ‘lính, binh lính, lính tráng’. Từ điển Pháp Việt của Đào Duy Anh dịch soldat là ‘lính, bộ đội, chiến sĩ...’” Như vậy GS Tuệ lùi lại hơn nửa thế kỷ khi chỉ dịch theo Trương Vĩnh Ký mà không theo từ điển mới nhất 1981. GS chủ ý chụp mũ cho Đắc Lộ về Âu châu mộ lính”. Theo thời gian, có chữ thêm nghĩa hoặc thay đổi nghĩa, ví dụ như chữ Jésuite thời linh mục A. de Rhodes có một nghĩa là giáo sĩ Dòng Tên. Sau này giở từ điển ra có thêm nghĩa là “người giả nhân nghĩa, đạo đức giả, xảo trá, tráo trở”. Nước ta trước đây có đạo Gia tô sau đổi là đạo Thiên chúa, đạo Kitô, rồi sau cùng là Công giáo. Khi Gs Ngô Đức Thọ dịch quyển sách Hán văn ở thế kỷ 18 là quyển Tây dương Gia tô bí lục thì ông không dịch là Tây dương Công giáo bí lục được. Cuối thế kỷ 19, tức vào thời ông Trương Vĩnh Ký, chữ soldat chưa có thêm nghĩa là chiến sĩ. Như vậy thời của A. de Rhodes chữsoldat chỉ có nghĩa là “lính, binh lính, lính tráng” mà thôi. Cho nên khi dịch chữ soldat do linh mục A. de Rhodes viết ra chỉ có nghĩa là binh lính, lính tráng mà thôi. Đọc cả đoạn văn bằng Pháp văn ở trên chẳng có chỗ nào là nghĩa bóng cả. GS Hoàng Tuệ dịch là “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ” là dịch đúng vào thời điểm A. de Rhodes viết ra chữ soldat. Tôi đã lớn tuổi, có đọc sách hiểu rằng chữ “chiến sĩ” đứng một mình có nghĩa chỉ về quân đội. Chữ “chiến sĩ” muốn có thêm nghĩa bóng hoặc văn vẻ thì phải thêm chữ chỉ nghĩa vào đằng sau, như: chiến sĩ văn hoá, chiến sĩ tự do, chiến sĩ Phúc Âm... Thời của A. de Rhodes muốn chỉ các nhà truyền giáo thì có chữ missionnaire, mà A. de Rhodes muốn xin các nhà truyền giáo thì ông đương nhiên hiểu thẩm quyền nào có quyền cấp cho ông, như:

  1. Toà thánh Vatican;
  2. Ngày 4-5-1493, Giáo hoàng Alexandre 6 chia đôi thế giới, một nửa cho Bồ Đào Nha, một nửa cho Tây Ban Nha được phép đi chinh phục thế giới và truyền đạo. Linh mục A. de Rhodes đi sang Á châu qua ngả Bồ Đào Nha. Khi A. de Rhodes về Pháp sang Vatican vận động với Giáo hoàng cho Giáo hội Pháp được thành lập Giáo đoàn Pháp quốc Hải ngoại, Giáo hội Bồ Đào Nha phản đối và không cho A. de Rhodes sang Á châu. Giáo hoàng phải cử ông sang Ba Tư, sau đó phong ông lên làm Giám mục. Sau khi ông chết, Toà thánh mới cho phép Giáo hội Pháp thành lập Giáo đoàn Pháp quốc Hải ngoại. 
Như vậy, A. de Rhodes muốn xin các giáo sĩ thì chỉ được phép xin với Vatican hay Giáo hội Bồ Đào Nha mà thôi. Thời đó cả Á châu chưa có súng, chỉ một ít quân có súng đã chiếm được Macao để lập căn cứ truyền đạo. A. de Rhodes sang Việt Nam phải trốn, lẩn và bị trục xuất. Ông đã vẽ bản đồ Việt Nam và viết báo cáo về việc truyền giáo của ông ở Việt Nam. Vì chưa có đường hàng không mà chỉ có đường biển, nên các nhà truyền giáo hiểu rằng muốn xâm nhập vào Đông Nam Á thì Việt Nam là cửa ngõ cần phải chiếm để lập căn cứ. Nước Bồ quá nhỏ, ít quân, không đủ khả năng nên A. de Rhodes đã xin với chính phủ Pháp soldats là xin quân lính sang chiếm nước ta.

Chứng minh tham vọng của các nhà truyền giáo như sau:

  1. Không phải chỉ người Việt Nam mà cả người Pháp cũng ngạc nhiên và lo sợ lối hành binh của Tây Sơn. Ngày 11-8-1788, trong một lá thư gửi cho ông Letoudal, giáo sĩ (Giám mục) La Bertete có viết: "Tôi không rõ cuộc viễn chinh của người Pháp khi nào sẽ xảy ra, nhưng tôi sợ rằng quân Pháp của chúng ta vì khinh thường bọn này (Tây Sơn) và không am hiểu tường tận về cách hành binh của họ và sẽ không đủ sức mạnh thì có thể trở thành nạn nhân bi thảm” (tài liệu Hội Truyền giáo Hải ngoại ở Paris. Cochinchin, tập 102 trang 176).
  2. Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) dẫn Hoàng tử Cảnh sang Pháp xin với vua Louis 16 (1754-1789) đem quân sang giúp Nguyễn Ánh.
  3. Năm 1857, Giám mục Pellerin, Hồng y Bonnechose, Linh mục Legrand de Liraye, Linh mục Huc vận động Pháp hoàng Napoléon đệ Tam qua ngả Hoàng hậu Eugenie Marie Montijo, được Pháp hoàng chấp thuận. Năm 1858 Génouri de Génouilly đem quân qua đánh chiếm nước ta. 
Như vậy, A. de Rhodes xin các nhà truyền giáo với Giáo hội Pháp không được và xin với chính phủ Pháp cũng không được luôn vì không phải thẩm quyền của họ. A. de Rhodes xin chính quyền Pháp soldat là xin binh lính. Giáo sĩ đi trước binh lính theo sau, đó là sách lược của các nước Âu châu đi chiếm thuộc địa vào các thế kỷ trước đây. Thời của linh mục A. de Rhodes, chữsoldat chưa có thêm nghĩa “chiến sĩ” mà dịch plusieurs soldats là “chiến sĩ truyền giáo” chỉ là ngụy biện. Mà ngụy biện thường đi với ngoan cố rất là khắng khít.

Còn về chữ Quốc ngữ, các nhà truyền giáo thuộc Dòng Tên người Bồ sang Việt Nam có nhu cầu truyền đạo nên họ phải phiên âm học tiếng Việt để giảng đạo, đó là do nhu cầu của họ. Họ sáng chế ra chữ Quốc ngữ mục đích không phải cho dân tộc Việt Nam. Ông Charlie Nguyễn đã viết: “Tên cướp xông vào nhà mình bị chủ nhà phản công phải bỏ chạy để quên con dao. Chủ nhà nhặt lên thấy dao sắc thì dùng để thái thịt, đâu có chạy theo tên cướp để cám ơn.” Người Nhật, người Tàu, người Đại Hàn họ vẫn dùng chữ của họ mà nước Nhật là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, nước Tàu đứng thứ tư thế giới, và Đại Hàn cũng đang trở thành cường quốc về kinh tế. Cách đây gần năm, tờ Newsweek có bài viết cho biết trước đây sinh viên Mỹ học thêm ngoại ngữ như Nga, Tây Ban Nha, Đức và Pháp ngữ. Nhưng nay sinh viên Mỹ một số đã chuyển sang học chữ Tàu. Nếu Việt Nam vẫn sử dụng chữ Hán như ông cha trước đây biết đâu lại có lợi cho ngày hôm nay?

Monday, 17 March 2014

Cái tít là cái gì?



Từ điển hiện nay chỉ ghi nhận một nghĩa của tít gốc Pháp (titre) là đầu đề bài báo (Nguyễn Kim Thản, 2005:1617):
Tờ Thời Luận giật tít: “Chợ - một khâu yếu trong quản lí đô thị ở Lâm Du đã bị đột phá”.
 Nguyễn Bắc Sơn (2008:556)
Thời Lê Văn Đức (1970a:1395) tít có nghĩa là tựa, nhan đề. Theo đó thì một cụm từ như tít sách là hoàn toàn chấp nhận được:
Trên một “tít” sách cụ thể, vai trò biên tập có khi thuộc đối tác liên kết, có khi thuộc NXB.
Lại Nguyên Ân, “Biên tập sách - đi tìm chuẩn mực đã mất”, Tia Sáng, ngày 03-06-2008

Hội sách Mùa thu 2013” giới thiệu khoảng 4000 tít sách với hơn 8000 bản sách, thuộc các thể loại: Chính trị, Văn hóa, Lịch sử, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Kinh tế, Tài chính, Ngoại ngữ, Kiến thức bách khoa, Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục giới tính, Chăm sóc sức khỏe, Nữ công gia chánh, Nuôi dạy con, Mang thai và sinh nở, Hôn nhân và Gia đình, Tuổi teen, Thiếu nhi, v.v…
Việt Anh , Mời bạn ghé qua Hội sách Mùa thu 2013, Hoa Học Trò, ngày 07-10-2013


Từ tít gốc Pháp còn một số nghĩa khác, không được ghi nhận trong từ điển:
-cái danh / cái mác:
Cái bằng kỹ sư của chàng nhỏ quá, so với cái "tít" đốc tờ của Cách.
Nguyễn Ngọc Ngạn (1987n:409)
-giấy tờ tùy thân:
Luận tham gia địch vận, bị lộ, thoát ra vùng tự do ít lâu lại quay vào nội thành hoạt động bí mật với cái tít giả.
Lê Văn Ba (2009:109)

Saturday, 15 March 2014

Là lính hay là nhà truyền giáo?



Các nhà nghiên cứu không nhất trí với nhau về nghĩa của từ soldats trong câu sau đây của Alexandre de Rhodes:
J’ay creu que la France, estant le plus pieux Royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conqueste de tout l’Orient, pour l’assujettir à Jésus Christ, & particulierement que j’y trouverois moyen d’avoir des Evesques, qui fussent nos pères, &t nos Maistres en ces Églises, je suis sorti de Rome à ce dessein le unzielme Septembre de l’année mil six cens cinquante deux apres avoir baisé les pieds au Pape.
Alexandre de Rhodes (1653, Troisième Partie:78-79)

Với Hoàng Tuệ, An Chi, Bùi Kha, Lý Đương Nhiên, soldats đó dứt khoát là lính (nhà binh).

Đinh Xuân Lâm, Chương Thâu, Hồng Nhuệ, Nguyễn Đình Đầu cho là Alexandre de Rhodes chỉ đề cập đến các chiến sĩ (truyền giáo).
Không ai cãi nhau chuyện soldat nguyên là lính có lương (soldelương lính). Từ soldat với nghĩa này (từ đây sẽ gọi là nghĩa A) đã xuất hiện trong tiếng Pháp từ năm 1475. Cả trăm năm sau đó soldat vẫn là lính có lương, nhưng không có cấp bậc, tức lính trơn (năm 1560 J. GRÉVIN, L'Olimpe ds Théâtre, éd. L. Pinvert, p. 300: Ainsi l'on voit tousjours [...] un brave soldat devenir capitaine), nhưng cũng có thể dùng để chỉ ai đó có những phẩm chất của người lính  (năm 1587 « homme qui manifeste les qualités propres au militaire » (LA NOUE, Discours politiques, p. 231 ds LA CURNE);).

Soldat với nghĩa là chiến sĩ tranh đấu vì một lý tưởng hay vì một ai đó (nghĩa B) được ghi nhận xuất hiện lần đầu năm 1604 trong tổ hợp soldat d’amour (MONTCHRESTIEN, David, II, éd. Petit de Julleville, p. 211: soldat d'amour). Chiến sĩ đức tin là soldat de la foi ([Louis Veuillot] revint de là [de Rome] en soldat de la foi et en missionnaire, décidé à propager et à enfoncer la vérité, coûte que coûte, parmi les infidèles (SAINTE-BEUVE, Nouv. lundis, t. 1, 1861, p. 49). Chiến sĩ đấu tranh cho giáo hội phải là soldat de l’Eglise (Si vous voulez m'apporter un litre de vin sous votre soutane, demain matin, eh bien, c'est entendu. Vous m'administrerez ce soir. L'Abbé réfléchit. Il est honnête homme, mais dur soldat de l'Église militante (AYMÉ, Brûlebois, 1926, p. 209).) Từ điển xưa nay chỉ ghi nhận nghĩa B chỉ trong tổ hợp soldat de cái gì đó. Không ai trích dẫn Alexandre de Rhodes để minh họa cách dùng soldat khơi khơi mà vẫn nói lên được nghĩa B.

Chính Alexandre de Rhodes cũng dùng cụm từ soldats de Jésus-Christ để nói về các chiến sĩ của Giê-su:
Toute la nuict se passa à instruire, & à baptizer deux cents nouveaux soldats de Jésus-Christ, dont la plupart estoient soldats de profession qui furent baptizez avec leurs femmes, & enfants, & emtre autres ce brave Capitaine, avec la femme, qui estoient les Maistres du logis.
Alexandre de Rhodes (1653:169)

Il croyoit que cela espouventeroit les soldats de Jésus-Christ, & qu’aun n’oseroit se declarer, craint d’estre puny, mais il se trouva bien estonné quand il vid que les Chrestiens venoient à foule, pour faire escrire leurs noms, dans moins d’un jour il y eust sept cents, & à tous les moments il en paroissoit de nouveaux.
Alexandre de Rhodes (1653:206)

A peine fus je sorty de la Cochinchine que mes neuf glorieux soldats de Jésus-Christ qua j’avois laissez dans le Camp Clos pour combattre contre les ennemis de leur Maistre, furent bientost attaquez, & ils se comporterent avec tant de resolution, qu’ils emporterent tous une glorieuse Couronne.
Alexandre de Rhodes (1653:271-272)


Khi nói chuyện lính tráng phá nhà, Alexandre de Rhodes (1653:196) dùng soldat (nghĩa A):
Cependant les soldats faisaient bien du dégast en nostre maison.

Lính triều đình Việt đương nhiên là soldat (nghĩa A):
Cette mesme compagnie de soldats, qui estoient venus deux jours auparavant, ne manqua pas de revenir croyant que la prise seroit infaillible.
Alexandre de Rhodes (1653:219)

Nhìn chung Alexandre de Rhodes sử dụng cả nghĩa A và nghĩa B của từ soldat theo đúng theo cách từ điển xưa nay vẫn ghi nhận. Bởi vậy cái từ soldat ở đoạn trích đầu bài này (la France, estant le plus pieux Royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conqueste de tout l’Orient) khiến ta phải nghĩ tới người lính chiến (nghĩa A). Tuy nhiên nghĩa B lại trở nên rõ ràng nếu ta xem lại các đoạn văn trước đó kể lại việc Alexandre de Rhodes nhiều năm vận động xin gửi giám mục và nhà truyền giáo sang phương đông (Alexandre de Rhodes (1653, Troisième Partie:78)). Phần tiếp theo đoạn văn có từ soldat gây tranh cãi cho thấy Alexandre de Rhodes trước cũng như sau, không hề nghĩ tới chuyện dùng binh đao:
Je n’eus pas plutost publié cette belle Croisade, contre tous les ennemis de la Foy, qui font dans le Japon, dans la Chine, dans le Tunkin, la Cochinchine, & la perse, qu’aussitost un grand nombre d’enfans de Saint Ignace, animez du mesme esprit, qui a porté Saint François Xavier en trois cens royaumesse sót embrazés de desir, pour prendre la Croix de leur maistre, l’aller arborer à ces extremitez de la terre.
J’ai receu un nombre infiny de lettres de nos Peres, qui me demandoient d’estre enrollez en cette glorieuse milice, toutes nos cinq Provinces de France ont esté remplies de ces genereus pretendants, ils ont escrits à Rome, prié Dieu, solicité nos Superieurs, ils ent ont choisi vingt entre plusieurs qui vont partir dans peu de jours, pour aller traverser le monde, ils sont tous dignes, de ce bel employ, qu’ils ont obtenu apres de longues prieres animez de l’esprit de Dieu qui les invite à ces beaux Royaumes, allons mes Peres, Jesus nous appelle pour estre les instruments de sa gloire, dans le salut de tant de peuples que le Demon luy a ravis.
Đạo quân (milice) gì chỉ có hai mươi người, được chọn trong số các linh mục (Peres) của năm tỉnh dòng trong nước Pháp?

TÀI XẾ và TÀI CÔNG (Năng Lượng Mới số 304 ,14-3-2014).

March 14, 2014 at 3:59am
   Bạn đọc : Xin ông An Chi cho biết chữ “tài” trong “tài xế” và “tài” trong “tài công” có phải là một hay không và do đâu mà ra. Xin cám ơn.
Nguyễn Văn Kính, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
An Chi : Tunguyenhoc.blogspot có đăng bài “Cầm tài là cầm cái gì?” (22-11-2011), theo đó thì Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức cho rằng “tài” là bánh lái và bắt nguồn ở một từ tiếng Hán ghi bằng chữ [舵] mà âm Hán Việt là “đà” còn âm Quảng Đông là “tài”. Vẫn theo bài đó thì trong từ điển của Lê Văn Đức, ta còn tìm thấy từ “tài” này trong “tài công” (“đà công” 舵工), nghĩa là người lái thuyền, và “tài xế” (“đà xa” 舵車), nghĩa là lái xe. Rồi cũng theo bài này, ta còn biết được rằng  trước đó “tài công” đã được Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của ghi chú là “đà công”, nghĩa là lái phụ, kẻ coi chèo bánh. Cuối cùng, bài đó có nhận xét rằng với trường hợp “tài xế” thì ngoài từ điển của  Lê Văn Đức, không thấy sách nào khác quy “tài” về “đà” còn Nguyễn Ngọc San thì cho rằng “tài xế” tương đương với từ Hán Việt “tải xa”.
Kể ra, ngoài từ điển của Lê Văn Đức, không thấy sách nào khác quy “tài” về “đà” [舵] cũng là chuyện dễ hiểu vì hai hình vị này tuyệt nhiên không hề có quan hệ gì với nhau về mặt từ nguyên, nhất là vì âm của chữ “đà”[舵] trong tiếng Quảng Đông không phải là “tài” như Lê Văn Đức đã nêu.Quảng Châu âm tự điển do Nhiêu Bỉnh Tài chủ biên (Quảng Đông Nhân dân xuất bản xã, 1997, tr. 438) ghi cho nó âm “to4”, mà nếu ghi theo chữ quốc ngữ của tiếng Việt thì sẽ là “thò”. Đồng thời nó cũng chỉ được dùng với tính cách danh từ (chứ không phải động từ) nên dân Tàu cũng không bao giờ nói “đà xa” để chỉ thao tác lái xe! Riêng “đà công” [舵工] thì quả nhiên là một danh ngữ có nghĩa là người lái tàu (thủy), là “kẻ coi chèo bánh”, như Huình-Tịnh Paulus Của đã giảng, nhưng “đà” thì không bao giờ cho ra “tài” được!
Còn nói rằng “tài xế” tương đương với hai tiếng Hán Việt “tải xa”, như Nguyễn Ngọc San đã nêu thì đó chẳng qua cũng chỉ là chuyện ráp chữ cho ra nghĩa mà thôi chứ Tàu không bao giờ nói “tải xa” để chỉ “tài xế”. Mà “tải xa” cũng không hề là một từ tổ cố định trong tiếng Hán. Vậy thì Tàu gọi tài xế là gì? Thưa rằng “tài xế”, tiếng Tàu là “tư cơ” [司機], âm Bắc Kinh (ghi theo pinyin) là sījī, còn âm Quảng Đông thì được Quảng Châu âm tự điển ghi là xi1 géi1.
Nhưng có lẽ nào “tài xế” lại là hai tiếng đã thật sự mất gia phả? Thưa không, “tài xế” chẳng qua chỉ do hai tiếng “đại xa” [大車] đọc theo âm Quảng Đông mà ra. Quảng Châu âm tự điển ghi âm của hai chữ này là dai6 cé1, đọc theo tiếng Việt thì gần như là “tài sé”. Có điều là ở đây, “đại xa” (“tài sé”) không có nghĩa là xe to. Nghĩa của danh ngữ này đã được Mathews’ Chinese English Dictionary đối dịch là “chief engineer”, nghĩa là trưởng máy. Đương đại Hán ngữ từ điển của nhóm Lý Quốc Viêm (Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 2001) giảng (phiên theo âm Hán Việt) là “đối hỏa xa tư cơ hoặc luân thuyền thượng phụ trách quản lý cơ khí đích nhân đích tôn xưng”, nghĩa là “tiếng tôn xưng đối với người lái tàu hỏa hoặc người phụ trách việc quản lý máy móc trên tàu chạy bằng hơi nước”. Hiện đại Hán ngữ từ điển của Phòng biên tập từ điển , Sở nghiên cứu ngôn ngữ thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 1992) thì cũng giảng với 20 chữ y chang. Cứ như trên thì, chỉ với một sự “nhích nghĩa” không lớn lắm, “đại xa”, đọc theo âm Quảng Đông “tài sé”, hiển nhiên là nguồn gốc của hai tiếng “tài xế” trong tiếng Việt. Ngoài nó ra, chắc sẽ không thể có nguyên từ (etymon) nào khác.
Còn “tài công” thì sao?  Huình-Tịnh Paulus Của có ghi chú hai tiếng “tài công” bằng hai tiếng “đà công” trong ngoặc đơn, nghĩa là đã ghi chú một danh ngữ bằng một danh ngữ. Nhưng Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức thì còn tách riêng chữ “tài” thành một mục từ mà giảng là “Bánh lái (tức Đà, đọc theo giọng Quảng-đông)”. Ở trên, chúng tôi đã chứng minh rằng âm Quảng Đông của chữ “đà” không phải là “tài”. Nhưng dù có được đọc theo âm nào thì, trong tiếng Việt, “tài” cũng tuyệt đối không phải là một từ độc lập, có nghĩa là “bánh lái”, để có thể đứng thành một mục từ, như Lê Văn Đức đã làm. Chẳng những thế, nó cũng không hề là một hình vị phụ thuộc mang nghĩa đó.       
Chúng tôi thì cho rằng thực ra, “tài công” chỉ là một cách nói méo mó, bắt nguồn từ “đà công” [舵工] nhưng không phải do “đà” chuyển biến thành “tài” về mật âm lý. Ở đây đã xảy ra hiện tượng đan xen hình thức mà chúng tôi đã có nói đến vài lần trước đây. “Đà công” là một danh ngữ có nội dung liên quan đến việc điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà “tài xế” thì cũng nằm trong cùng một trường nghĩa đó, nhưng ở trên bộ. Có thể là do “tài xế” có tần số cao hơn, do đó quen thuộc hơn nên người sử dụng ngôn ngữ mới lấy “tài” của “tài xế” thay cho “đà” của “đà công” mà biến danh ngữ này thành “tài công” chăng? Và ta có “tài xế” là người lái ô tô, phương tiên giao thông đường bộ và “tài công”, người lái tàu chạy bằng hơi nước, phương tiện giao thông đường thủy. Có lẽ như thế chăng?