Tuesday 7 January 2020

Pen Sovann - former revolutionary and Prime Minister (Bou Saroeun & Patrick Falby - The Phnompenh Post)

Pen Sovann - former revolutionary and Prime Minister

pensovan.jpg
pensovan.jpg
Pen Sovann - now leader of the Cambodia National Sustaining Party and author of Pen Sovann and the Fundamental Reason of Cambodia's History.
By Bou Saroeun and Patrick Falby talk to Pen Sovann, prime minister in
the Vietnamese-installed Cambodian government for six months in 1981 until his arrest
and incarceration for ten years.
Tell us about your life leading up to involvement with Ta Mok and the Khmer Issarak.
I was born April 15, 1936 in Chantep village, Saroung commune, Tram Kok district,
Takeo province. I quit school when I was 15 years old and joined the Issarak movement.
When I joined this movement I was under Ta Mok, known then as Ek Choeun. I was Ta
Mok's secretary, bodyguard and messenger.
In 1952 I joined the fighting in the southwest zone. When the Indochina War ended
in 1954, I was sent to Vietnam for military and political training. I finished my
training and joined the Khmer Rouge movement on March 18, 1970. I was in charge of
information from 1970 to 1974.
Early in 1974 Ieng Sary and Pol Pot wanted to kill me, so I fled to Vietnam. They
wanted to kill me because I didn't carry out their dictatorship policies. When I
was back in Vietnam, I found out the Khmer Rouge was killing people, so I started
to build a group to fight against the regime. The members appointed me to be head
of the movement to fight against the Khmer Rouge on March 5, 1978.
On November 15, 1978 I formed the [resistance] front and was the first person to
lead it. I was appointed president of the Kampuchean People's Revolutionary Party
(KPRP) as well as commander-in-chief and vice-president of the KPRP council committee.
Finally I was made prime minister in the People's Republic of Kampuchea.
In December 1981 the KPRP and the Vietnamese People's Party arrested me and jailed
me for 10 years and 52 days. They accused me of three things. First they said I created
a free market which was against communist guidelines. Second, they accused me of
discrimination and standing as a nationalist for not wanting the Vietnamese to live
in Cambodia. The third was that I did not respect the orders given by the Vietnamese.
The peace agreement [of November 1991] led to my release from jail. That was at 7
a.m. on January 25, 1992. I am now president of the National Sustaining Party. My
personal history is written in my book which has been printed in the US.
What was your involvement with the Khmer Rouge, where were you based, and where
did it all go wrong?
I joined the Khmer Rouge in 1970. Our base was in Banlung, Ratanakkiri but it
was always moving around. There were three Khmer Rouge policies which made me realize
that I could not stay with them: the first was the concept that there was to be no
rich, no poor, no money, no schools and that we were to destroy all infrastructure.
Second, they completely implemented the revolutionary policy from China. The third
reason was that they destroyed intellectuals. I felt that because of this, the regime
was unable to lead the country towards development so I decided to leave the Khmer
Rouge.
When did you first meet Hun Sen and Chea Sim? What was your impression of them
then, and how do you regard them now?
I met Hun Sen in September 1978 and met Chea Sim October 12, 1978. Past political
biases don't bother me. Our aim was to gather the Khmer people and create a group
to fight and rescue the country from this murderous regime. But I want to be clear
about this: I appointed Hun Sen to be a member of the front, and he was in charge
of the youth.
At that time the Vietnamese were pressuring me to appoint Hun Sen to be the minister
of foreign affairs. I didn't want to appoint him to that position because he was
too young, he had no experience, he had lost one eye and he didn't know any other
languages.
Le Duc Tho, who controlled the government, appointed Ngo Dean to be Hun Sen's advisor.
I don't know what they taught him or what they instructed him to do. Until mid-1981
the Vietnamese pressured me to appoint him as the deputy prime minister.
As regards Hun Sen's policies, you can see them for yourself and draw your own conclusions.
Hun Sen is against me and didn't allow me to join the CPP because I was against the
Vietnamese coming to stay in Cambodia. After I was freed from jail, I tried to contact
Hun Sen and Chea Sim, but they didn't want to speak to me.
Many people opposed to the CPP accuse the party of taking orders from Hanoi. What
is the relationship between the CPP and Hanoi?
Publicly, everyone in the world can see they have a good relationship. But they
also visit each other privately, and the Vietnamese military often visits the Tuol
Krosang base. The steering committee of the CPP also has a relationship with Vietnam.
Are there Vietnamese agents working in the current government?
After the Vietnamese withdrew [in 1989], some Vietnamese government officials
stayed working in the provinces, but I don't know what they were doing.
Was there any Vietnamese involvement in the fighting during July 5-6, 1997?
I saw Vietnamese people involved in the fighting. Three days before the fighting,
Vietnamese construction workers put on military uniforms and then fought in Phnom
Penh and in other places such as O'Smach and Anlong Veng. At that time I was staying
in Samnong Dopei, where I recognized the [Vietnamese] com-mander's face very well.
He was fluent in Khmer.
As someone who knew the Khmer Rouge leaders, what should be done about the trial
impasse?
The Khmer Rouge leaders who were involved in the killings between 1975 and 1979
should be put on trial at an independent court subject to national and international
standards [of justice]. If there is no trial, millions of Cambodian people who were
killed will have no justice at all.
Another aspect is that if there is no trial, politicians will think they can kill
people without getting punished. I have sent emails to the international community,
[UN secretary-general] Kofi Annan, and the EU to push the government to hold the
trials.
And do you think Liberation Day should be celebrated?
January 7 was the day when the country was freed from the Khmer Rouge regime and
the people were liberated from the killing, but it cannot be made a national day
because this day also let the Vietnamese violate and take land from Cambodia. Quite
a number of Khmer people died to liberate the country, so we have to find justice
for them by simply respecting this day.
How did you get removed as Prime Minister and end up in jail?
Hun Sen and Say Phou Thang led Vietnamese troops and [the special police unit]
A-21 to arrest me at 17:45 on December 2, 1981. They surrounded my house with 12
tanks and about 900 troops. They handcuffed me, covered my face with a black cloth,
threw me in a car and drove off.
The first accusation was made by Le Duc Tho, a top advisor to the Cambodian government
at that time. Phan Dinh Vinh came to tell me that I would remain in prison in Vietnam
for the rest of my life. Each time they transferred me they covered the car windows,
so I could not see where I was located, but it may have been in Haiphong province.
What were the conditions of your imprisonment?
Political prisoners were not tortured like criminal prisoners. They locked me
in a 15 square meter room with a small [ventilation] hole in the ceiling and I could
not see anything outside.
They gave me $5 a month for food. They left the light on 24 hours a day, which can
affect the brain because it meant we were unable to sleep. Some prisoners died from
their mental illnesses.
At night, they mixed diesel with kerosene in the lamp to make the room fill with
smoke. I don't want to talk much about my life in the prison because it affects my
mind and I won't be able to sleep.
Were any American soldiers there?
I had a meeting in the Pentagon and I met the head of the American MIA (Missing
In Action) program. We talked about the Americans who survived, and that some of
them were taken by the [former] Soviet Union. I also saw what kinds of jets or planes
were shot down in Vietnam.
I was one of the high ranking officers in the army who received training in Vietnam,
so I know where the US soldiers were attacked and I know also where they kept the
Amer-ican soldiers prisoner. I'm not sure if there were MIAs near my cell, but the
guards said there were some nearby. They were not released.
When I went to Washington DC and met with the MIA head for two hours, we discussed
how to find MIAs in Vietnam and in the former Soviet Union. Up to now I have heard
nothing more.
I am happy to cooperate with them to find American soldiers. According to the guards,
the soldiers were held in a village about ten kilometers west of Hanoi. The Chinese
also wanted the American POWs but the Vietnamese didn't want to give any to them.
So only the Soviet Union took some American officers. I told all of this to four
American officials at the Pentagon to whom I spoke for nine hours.
Hun Sen has made clear his feelings about the UN not recognizing the government
in the 1980s. Do you share his opinion?
At that time we needed support from people around the world to recognize that
we were survivors. However the international community and the UN didn't recognize
us, because they said our government was installed by the Vietnamese who had invaded
Cambodia.
I was the man who asked the Vietnamese Communist Party to help in our fight against
the Khmer Rouge, who were killing the people. If I had not suggested it, they would
not have come. But I didn't want them to control us. At that time Hun Sen was my
foreign affairs minister. I instructed him to urge the UN to recognize us, and we
could talk about Vietnamese troops withdrawing later.
Will your book be available here?
I want to sell it here, but it is expensive: it costs around 60,000 riel, although
people in the US can afford to buy it. I plan to print 10,000 books in Khmer and
20,000 in English. I brought some books here as souvenirs for other politicians.
My book contains the truth.
In the early 1990s, you said you knelt down and begged to re-join the CPP, then
you wanted to join Funcinpec. Why didn't either let you join?
I did not ask to join the CPP, but I also did not betray the party. Say Chhum
[the CPP's secretary-general] appointed me as a CPP advisor in Takeo. When I went
to see the people in the country, many of them liked me.
I was popular and that scared the CPP. In June 1995 they accused me of being involved
with the Sam Rainsy Party [then known as the Khmer Nation Party]. Then they ousted
me without a proper reason and no papers were signed.
Later I saw the signature of Khun Kim, the former deputy governor of Kandal province,
on the termination forms, which was strange because I was in Takeo. I met with Prince
Ranariddh and discussed finding a way to bring democracy to Cambodia. He told me
that I should form a political party and Funcinpec would finance it. I did not join
Funcinpec, but we have the same goals: to respect democracy and the will of the people.
[My party] was involved in the 1998 general election. In my opinion it was down to
cheating that it won no seats in the National Assembly.
Where is Cambodian politics headed?
Cambodian politics has the head of a chicken, but the arse of a duck. They speak
about democracy and multiple political parties, but they practice communist ways.
You've had a long and varied life. What do you rate as your most significant achievement
and what are your ambitions for the future?
My most significant achievement is forming the group that liberated the people
from the killings. Second, I called for all the people to go back to their villages
to make a living.
During my tenure in government there was no corruption and no dictatorship. I also
called on the international community to help Cambodia in regards to health, education,
agriculture and industry. At that time the people believed and respected my government
because we respected the will of the people.
In the future I hope to bring true democracy to my country and build a good relationship
with developed countries, particularly the USA. I also want to build a good relationship
with neighboring countries so they will respect the sovereignty of our territory.
I am strongly against corruption in society.
We should not have dictators as leaders. Also I want to eradicate partialism and
open the country to foreign investors. Our laws need to measure up to international
standards, and we need to improve the quality of the armed forces to protect the
country by asking the US for help in developing the army.

Saturday 28 December 2019

Nguyễn Khuyến nói tiếng Tây (Nguyễn Hùng Vĩ - Văn Hóa Nghệ An)

Nguyễn Khuyến nói tiếng Tây

  •   NGUYỄN HÙNG VĨ
  • Thứ hai, 28 Tháng 12 2009 06:08
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ

Cụ Tam nguyên Yên Đổ không chỉ giỏi sáng tác thơ ca chữ Hán, siêu việt về thơ Nôm mà ta còn thấy bóng dáng cả tiếng Tây trong thơ Cụ. Dĩ nhiên, phải đọc thơ Cụ kĩ càng một tí thì ta sẽ phát hiện ra ngay. Nhiều khi Cụ nói năng viết lách rất kín nhẽ , rất thâm trầm .

   1.Nhại tiếng Tây. Bài hát nói ông phỗng đá của Nguyễn Khuyến có đoạn đầu như sau:
                                Người đâu tên họ là gì?
                           Khéo thay chích chích chi chi nực cười.
                                Giang tay ngảnh mặt lên trời
                           Hay còn lo tính sự đời chi đây?
                           Thấy phỗng đá lạ lùng muốn hỏi
                           Cớ làm sao len lỏi đến chi đây?
                           Hay tưởng trông cây cỏ nước non này
                           Chí cũng rắp giang tay vào hội lạc
 Cái lạ đầu tiên của đoạn thơ là những câu hỏi liên tiếp mà tác giả đưa ra. Có gì mà phải hỏi nếu ông phỗng đá đó đầy rẫy các đền chùa. Người ta đều biết rằng đó là hình tượng tù binh Chiêm Thành đội đèn dâng hương. Dẫu không rõ tính danh nhưng người đâu thì có lạ gì mà phát vấn thế.
   Cái lạ thứ hai là ở tư thế và thần sắc bức tượng đá này: Giang tay ngảnh mặt lên trời/ Hay còn lo tính sự đời chi đây. Tượng cổ quả thật không có tư thế như vậy. Tượng phỗng xưa chắp tay và nhẫn nhục, khó đọc ra sự lo tính trên gương mặt. Tượng phỗng xưa thường đặt ở vị trí thấp so với người quan sát chứ không bắt người quan sát phải ngước trông như thế. Đọc đến câu Cớ làm sao len lỏi đến chi đây? thì chúng ta nhận ra đây là phỗng đá lạ lùng chứ quyết không là phỗng đá quen thuộc. Đây là những pho tượng mới nhập ngoại, lạ lùng với vốn văn hóa Nho gia lúc đó, dị ứng với tư tưởng của Nguyễn Khuyến lúc đó. Hai chữ len lỏi chứng tỏ đối với Cụ thì ông phỗng này không chính trực, không phổ biến. Tại sao nhìn một bức tượng, không những tả tư thế, mà Nguyễn Khuyến có tâm trạng đầy hoài nghi về sự xuất hiện không được đàng hoàng của nó: lo tính sự đời chi đây, len lỏi đến chi đây, chí cũng rắp
   Đến đây, chúng ta sẽ hiểu hơn câu thơ Khéo thay chích chích chi chi nực cười. Về câu thơ này, năm 1957, khi làm tập Văn thơ Nguyễn Khuyến các học giả Hoàng Ngọc Phách – Lê Thước – Lê Trí Viễn chú thích là: Chích chích chi chi: làm ra ngây ngô không biết gì việc đời. Chú như vậy có lẽ chưa trúng chăng với một hành vi lo tính, len lỏi, rắp. Tôi cho rằng, nếu Nguyễn Khuyến hỏi tên họ pho tượng mà có người đọc cho bằng tiếng Pháp là lúc đó là dê – duýt – cờ - rít ( Jé sus – Christ ) thì với lỗ tai nhà Nho nghe lạ lùng như chim hót vậy, và họ sẽ bật lên tiếng nhại chích chích chi chi. Bốn chữ này vốn có trong thơ ca phương Đông, nó là cách hình dung tiếng nói những dị tộc của những người tự coi mình là Hoa Hạ. Nguyễn Khuyến cũng vậy chăng khi Cụ vẫn gọi người Pháp xâm lược là bạch quỉ, bạch man.
   Tư tưởng chung đúc của Nguyễn Khuyến vẫn là ái quốc ưu dân, thơ văn Cụ thâm trầm tư tưởng đó, nhưng sự lựa chọn của Cụ là tùy ngộ nhi an (trong thời loạn, đành theo ngộ biến mà yên phận – Nguyễn Xuân Hiếu, Trần Mộng Chu: Khảo luận về Nguyễn Khuyến – NXB Nam Sơn 1960). Bất hợp tác với giặc Pháp nhưng Cụ không tham gia các phong trào chống Pháp sôi nổi lúc bấy giờ mà khẩu hiệu thường gặp là Bình Tây sát tả. Sự ảnh hưởng tư tưởng đó là khó tránh vì Cụ chung cục, cũng như Nguyễn Đình Chiểu trước đây quyết không quăng vùa hương, xô bàn độc để theo quân tả đạo.
   Quả thật, nửa sau bài ta thấy rõ tư tưởng đó của Cụ dưới ý vị trào lộng:
                            Thanh Sơn tự tiếu đầu tương hạc
                            Thương hải thùy tri ngã diệc âu
                            Thôi cũng đừng chấp chuyện đâu đâu
                            Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác
                            Chén chú chén anh chén tôi chén bác
                            Cuộc tỉnh say say tỉnh một vài câu
                                Nên chăng đá cũng gật đầu.
   Từ chuyện pho tượng đá, Nguyễn Khuyến quay ra đối diện với lòng mình. Chốn Thanh Sơn ư, ta tự cười tóc đã bạc như đầu hạc (không vui vẻ được nữa). Thương hải biến dời ư, ta như con cò thôi (biết làm sao bây giờ). Không chấp chuyện đâu đâu mà nhọc lòng. Túi vũ trụ này sẽ phó mặc cho đàn sau. Lạ nhỉ? Cái ông phỗng nào mà quan tâm đến vũ trụ?. Nguyễn Khuyến là nhà Nho vốn có lòng tự nhiệm đã đành (Vũ trụ nội giai ngô phận sự - Nguyễn Công Trứ). Ông phỗng đó, pho tượng đá đó phải là một biểu tượng quan trọng, có tầm vóc toàn cầu chứ không phải là cái gì quen thuộc, bình thường. Cũng vì vậy mới hi vọng thỏa hiệp mà tương tồn trong cuộc say điên đảo này: Nên chăng đá cũng gật đầu. Tóm lại, đã gian tay ngửa mặt thì khó lòng mà phỗng ta. Đó là một bức tượng Tây nhìn qua lăng kính Nguyễn Khuyến.
    Nguyễn Khuyến là vậy, yêu nước lo dân nhưng bất lực, lui về, bài Tây nhưng tùy ngộ nhi an.
   2.Chép tiếng Tây bằng chữ Nôm. Bằng chứng Cụ dùng tiếng Pháp trong thơ nằm ở bốn chữ “gốc sậy” và “la ga” trong bài thơ Về nghỉ nhà:
                          Tóc bạc lòng son chửa dám già,
                          Ơn vua nhờ được nghỉ về nhà.
                          Nước non cây cỏ còn như cũ
                          Ghế gậy cân đai thế cũng là.
                          Đất rộng biết thêm đường gốc sậy
                          Ngày rồi nghe hết chuyện la ga.
                          Ông trời có nhẽ cho ta nhỉ
                          Có ý sinh ta phải có ta.
   Về bốn chữ trong cặp câu 5,6 có nhiều người băn khoăn. Các học giả làm sách Văn thơ Nguyễn Khuyến (1957) đã nói ở trên viết: Ví dụ: Đất rộng, biết thêm đường gốc sậy/ Ngày rồi nghe kể chuyện la ga. Chúng tôi đã hỏi nhiều người, cả con cháu nhà thơ mà chúng tôi được gặp, nhưng cũng không hiểu đích xác câu thơ nói gì. Trong trường hợp này chúng tôi hoặc “thú nhận là không biết” hoặc đưa ý riêng của mình, nhưng luôn luôn thận trọng. Ở phần chú thích, họ viết về gốc gậyTích này trong các bản nôm không chú thích. Có một nhà thơ lão thành cho biết đây là việc quân Pháp đánh Bãi Sậy, căn cứ địa của ông Tán Thuật. Về la ga viết: Tích này cũng không thấy chú thích. Chúng tôi nghe nói hồi đó, chính phủ thực dân, mở đường xe lửa, những gia đình ở vào đất ấy đều phải đuổi đi nơi khác. Nông dân thì phải đi phu… nên lời oán trách truyền khắp thành thị thôn quê. Có người lại nói: chuyện la ga là chuyện góp của các nơi đưa đến. Nhà ga xe lửa là một chỗ người thành thị thôn quê gặp nhau. Không hẹn mà gặp, các tác giả sách Khảo luận về Nguyễn Khuyến (1960) cũng viết: Người Pháp khi làm đường sắt nối liền hai thành phố này có đặt một ga xép tại làng Yên Đổ. Buổi ấy cách chuyên chở bằng hỏa xa thật là mới lạ đối với dân ta. Chắc hẳn nhiều người cũng đã thán phục lối chuyên chở nhanh chóng và thuận lợi ấy. Chưa kể những hành khách đi xe cũng là những người phổ biến tin tức mau lẹ nhất từ nơi này qua nơi khác. Và chỗ nhà ga chính là một trạm đón tin. Trong một bài thơ Nguyễn Khuyến cũng đã nhắc đến “truyện la ga”: Đất rộng biết thêm đường gốc gậy/ Ngày rồi nghe hết truyện la ga.
   Rất tiếc là bài thơ Về nghỉ nhà không ghi rõ thời gian sáng tác. Đọc kĩ bài thơ cũng không thể quyết đoán rằng Cụ làm bài này ngay sau khi nghỉ về hay là một thời gian lâu sau đó. Chỉ biết rằng trong đời Nguyễn Khuyến đã chứng kiến hai sự kiện kiến trúc quan trọng, chấn động dư luận, cùng khánh thành vào năm 1902: Cầu Long Biên và Ga Hàng Cỏ. Ga Hàng Cỏ lúc đó được coi là một lâu đài bên bờ sông Hồng, Việt Nam. Theo kí ức người xưa, người Pháp thông minh đã biến móng nền thành các ô vuông đựng nước phục vụ hỏa xa nên sàn mát như thạch, người qua lại thường ghé vào nghỉ trưa tránh nóng nên chuyện trò râm ran. Còn dễ hơn nhà nghèo đi siêu thị máy lạnh ngày nay. Như vậy từ la gare đã được đi vào thơ Nguyễn Khuyến bằng chữ Nôm la ga. Vậy còn hai chữ gốc sậy thì sao?. Sự cẩn trọng của các học giả tiền bối khiến chúng ta khiến chúng ta cũng thận trọng theo. Đó là những từ Việt có nghĩa nhưng khi đặt vào câu thì quá khó hiểu dù các học giả đã cố tìm hiểu người địa phương là con cháu. Nay tôi theo các cụ đưa ý riêng của mình để bạn đọc cùng suy nghĩ. Rõ là không thật bắt buộc, nhưng nếu trong thế đối, hai chữ dưới là tiếng Pháp thì hai chữ trên cùng tiếng Pháp sẽ thú hơn nhiều. Vậy hai chữ đó có thể là corsaire với nghĩa là tàu (tầu) ô, tàu cướp. ăn cướp, cướp biển. Từ tiếng Pháp đó khi đọc sang tiếng Việt bồi sẽ là cộc xẩy, cộc xảy và khi viết Nôm sẽ dùng cốc và  để biểu âm rồi có thể đọc là gốc sậy. Đường + tàu = đường + corsaire thì quá tinh vi và thâm thúy. Có thể vừa hiểu là đường tàu vừa có thể hiểu là đường ăn cướp nước người vì thấy đất rộng hoặc vì để rộng đất. Tiếng các người ư?. Tôi chỉ hiểu hai chữ “ăn cướp”. Chơi chữ Tây mà thật thâm Nho. Chúng ta đã từng thấy Nguyễn Khuyến nhại giọng Tây ngọng ra thơ chữ Hán mà viết Đại nhân ưng tác thỉ nhân hô, khiến ai cũng hiểu là Quan lớn nên kêu là quan lợn, thì việc Cụ chơi đối cả tiếng Pháp cũng là chuyện thường tình.
    Nguyễn Khuyến là vậy. Ngày nay dù tư tưởng chúng ta thay đổi bao nhiêu đi nữa thì: Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ (Nguyễn Duy)./.