Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012
Nhân văn - Giai phẩm: Nhà văn Thụy An
Nhưng thôi, chuyện học tiếng Anh của bà cụ chỉ là ‘chuyện
nhỏ’, xin nói đến ở phần cuối của bài viết này. Bà Thụy An sinh năm 1916 tại Hà
Nội (hơn tôi đến 30 tuổi), nhũ danh Lưu Thị Yến, viết văn, viết báo từ trước
năm 1945.
Thụy An là nhà văn nữ duy nhất bị kết án ‘phản động’, ‘gián
điệp’… với hình phạt 15 năm cải tạo thuộc ngũ
nhân bang Nhân văn - Giai phẩm, dù tác phẩm của bà không phê phán chế độ
một cách quyết liệt hay thâm trầm như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt, Phan
Khôi…
Là người có khiếu thơ văn từ nhỏ nên năm 13 tuổi bà đã có
thơ đăng trên báo Nam Phong (1929) và 3 năm sau, lại nhận được giải thưởng văn
chương của Triều đình nhà Nguyễn. Bà Thụy An đã từng làm chủ nhiệm những tờ Đàn Bà Mới (Sài Gòn), Phụ Nữ Tân Văn (Sài Gòn), Đàn Bà (Hà Nội), một thời là quyền giám
đốc Việt Tấn Xã và phóng viên chiến trường
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A5y_An)
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A5y_An)
Vũ Ngọc Phan viết trong Nhà
văn hiện đại: “Tác giả Thụy An vốn là
một nhà thơ. Tôi đã đọc thơ của Thụy An trong ‘Phụ Nữ Tân Văn’, trong ‘Đàn Bà
Mới’ và trong tuần báo Đàn Bà”.
Đánh giá về tiểu thuyết Một
linh hồn của Thụy An, Vũ Ngọc Phan viết: “Một linh hồn” chính là một tiểu thuyết tình cảm, tả những tính tình rất
ngây thơ, rất trong sáng của Vân, một cô gái giàu lòng tín ngưỡng và giống như
một bông sen, tuy “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”… Một linh hồn cũng đáng
kể là một tiểu thuyết xuất sắc của phụ nữ Việt Nam từ trước đến nay: tác giả đã
giàu tưởng tượng, truyện lại xây dựng một cách vững vàng, chắc chắn”.
Chân dung nhà văn Thụy An
Theo báo Nhân Dân
(ngày 23/04/1958), bà Thụy An bị kết tội gián điệp vì có quan hệ gần gũi với
gia đình tướng De Lattre de Tassigny và Giám đốc Sở mật vụ Pháp Marty.
Về vụ xử gián điệp, báo Thủ đô Hà Nội ngày 21/01/1960 (số 382) tr. 4. đưa
tin:
“Ngày 19/1/1960, Tòa
án Nhân dân Hà Nội đã xử vụ gián điệp có tổ chức do bọn Nguyễn Hữu Đang và Thụy
An cầm đầu. Nhiều đại biểu các tầng lớp nhân dân Hà Nội đã tới dự phiên tòa
này.
“Bọn gián điệp bị đưa
ra xét xử gồm năm tên: Nguyễn Hữu Đang, Lưu Thị Yến tức Thụy An, Trần Thiếu Bảo
tức Minh Đức, Phan Tại và Lê Nguyên Chí.
“Ông chánh án Nguyễn
Xuân Dương, hai ông hội thẩm Nguyễn Tử Các và Phùng Bảo Thạch đã lần lượt hỏi
các tội phạm, và bọn chúng đã được tự do trình bày hết tư tưởng và hành động
của chúng trong thời gian phạm pháp.
“Thụy An là một tên
gián điệp lợi hại của bọn đế quốc. Khi hòa bình được lập lại, y đã nhiều lần
xuống Hải Phòng bàn định kế hoạch hoạt động gián điệp phá hoại với bọn tay sai
của Mỹ – Diệm. Sau khi Chính phủ ta tiếp quản Hải Phòng, y trở về Hà Nội, chịu
mệnh lệnh của một số phần tử người nước ngoài trong đó có tên là Đuya-răng, thi
hành những âm mưu và hoạt động phá hoại miền Bắc nước ta. Âm mưu của chúng nhằm
xuyên tạc sự thật, khích động lòng người, gây nghi ngờ, hoang mang chống đối
với chế độ dân chủ nhân dân. Chúng gọi thủ đoạn này là thủ đoạn “phá hoại tư
tưởng, phá hoại nền tảng chính trị”. Đó chính là một thủ đoạn gián điệp rất quỷ
quyệt của Mỹ, tinh vi và độc ác hơn phá hoại bằng vũ khí, – lối gián điệp “tác
động tinh thần”, “chiến tranh tâm lý”. Đối với nhiệm vụ gián điệp mà Đuya-răng
đã giao cho, Thụy An thú nhận: “Tôi đã làm việc đó một cách thích thú, và nó
phù hợp với tư tưởng phản động của tôi”.
“Năm 1956, Thụy An,
Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi nhập thành một nhóm. Tháng 9/1956, dựa vào tiền bạc
của những phần tử tư sản phản động, bọn chúng xuất bản tờ báo Nhân văn. Nguyễn
Hữu Đang thú nhận: “Thực chất tư tưởng của tôi và những người theo tôi là phản
động, cho nên lúc đó chúng tôi bàn ra một tờ báo để làm lợi khí chống đối. Tờ
báo Nhân văn do chính tôi giữ một vai trò chủ chốt”.
“Thụy An thường xuyên
gặp Đuya-răng báo cáo tình hình. Thụy An thú nhận: “Đuya-răng bảo tôi: giờ bà
hãy đứng ngoài, nhưng phải để mắt trông nom mọi việc”. Do đó Thụy An không có
tên trong tòa soạn báo Nhân văn nhưng y đã tích cực cổ động cho báo Nhân văn…,
cho một tay chân của Phan Tại đến giúp việc Nguyễn Hữu Đang. Phan Tại đã vận
động người giúp tiền cho Nhân văn, lợi dụng sân khấu, điện ảnh để tiến hành
phản tuyên truyền; Minh Đức đã câu kết với một số phần tử xấu như nhóm Trương
Tửu xuất bản một số sách nội dung giống như Nhân văn, mục đích đều là chống lại
chế độ dân chủ nhân dân.
“Trong những hoạt động
phá hoại của bọn Phan Tại, Minh Đức đều có bàn tay chỉ huy của Nguyễn Hữu Đang
và Thụy An. Thụy An thú nhận “là cố vấn của Phan Tại”, còn Nguyễn Hữu Đang “là
linh hồn của nhà xuất bản Minh Đức” (lời khai của Minh Đức). Hơn thế nữa,
Nguyễn Hữu Đang còn mưu đồ thành lập một đảng chính trị phản cách mạng.
“Sau khi báo Nhân văn
bị đóng cửa, bọn Nguyễn Hữu Đang và Thụy An vẫn câu kết chặt chẽ với nhau và
tiếp tục hoạt động gián điệp phá hoại. Thụy An thú nhận: “Sau khi báo Nhân văn
bị đình bản tôi vội đến báo cáo tình hình với Đuya-răng và xin chủ trương.
Đuya-răng bảo tôi: Lúc này là lúc bà phải đi sát với họ”.
Nguyễn Hữu Đang và Thụy An lấy nhà Phan Tại làm một “câu lạc bộ” bí mật, tụ tập một số phần tử phản cách mạng chuyên đem những luận điệu phản tuyên truyền của bọn Mỹ – Diệm và những sách báo phản động của bọn đế quốc ra bàn và thảo luận những âm mưu phá hoại mới. Nguyễn Hữu Đang thú nhận: “Trong thời gian đi lại với Thụy An, những câu nói phản tuyên truyền của chúng tôi rất nhiều, và tôi nhận rằng tôi đã bịa đặt ra những việc không đúng sự thật và đã gây tai hại là gieo rắc hoang mang và hoài nghi…”
Nguyễn Hữu Đang và Thụy An lấy nhà Phan Tại làm một “câu lạc bộ” bí mật, tụ tập một số phần tử phản cách mạng chuyên đem những luận điệu phản tuyên truyền của bọn Mỹ – Diệm và những sách báo phản động của bọn đế quốc ra bàn và thảo luận những âm mưu phá hoại mới. Nguyễn Hữu Đang thú nhận: “Trong thời gian đi lại với Thụy An, những câu nói phản tuyên truyền của chúng tôi rất nhiều, và tôi nhận rằng tôi đã bịa đặt ra những việc không đúng sự thật và đã gây tai hại là gieo rắc hoang mang và hoài nghi…”
“Trong khi Nguyễn Hữu
Đang và Thụy An ra sức “tác động tinh thần” như vậy, thì Minh Đức được Đang
giới thiệu với những phần tử tư sản phản động cung cấp cho hàng triệu đồng
(tiền cũ), cho in lại hàng loạt sách của thời thuộc Pháp để tiếp tục đầu độc
các tầng lớp thanh niên, còn Phan Tại thì lợi dụng việc tập kịch, ca hát để
phục hồi nếp sống trụy lạc, đồi bại của thời tạm bị chiếm. Đến khi chúng thấy
âm mưu và hoạt động của chúng bị bại lộ, chúng định trốn vào Nam để tiếp tục làm tay sai cho Mỹ
– Diệm. Lê Nguyên Chí thú nhận: “Đang nói với tôi, Đang vào theo Mỹ – Diệm sẽ
được chúng tin dùng và sẽ làm được những việc lớn”. Đang cùng Lê Nguyên Chí
chuẩn bị trốn đi Nam.
“Sau khi luật sư Đỗ
Xuân Sảng bào chữa cho các tội phạm, căn cứ vào chính sách xét xử và trừng trị
của Tòa án nhân dân là nghiêm trị bọn chủ mưu và bọn ngoan cố, khoan hồng với
những người lầm đường, bị lừa gạt đã biết hối cải, Tòa án đã tuyên án:
(1) Nguyễn
Hữu Đang, 15 năm phạt giam, 5 năm mất quyền công dân;
(2) Lưu
Thị Yến tức Thụy An, 15 năm phạt giam, 5 năm mất quyền công dân;
(3) Trần
Thiếu Bảo tức Minh Đức, 10 năm phạt giam, 5 năm mất quyền công dân;
(4) Phan
Tại, 6 năm phạt giam, 3 năm mất quyền công dân;
(5) Lê
Nguyên Chí, 5 năm phạt giam, 3 năm mất quyền công dân.
Bà Thụy An
(người đứng giữ trong số 5 bị cáo Nhân văn-Giai phẩm)
Báo Quân đội
nhân dân ngày 21/01/1960 viết về bà Thụy An:
“Thụy An tên thật là
Lưu Thị Yến, trước Cách mạng tháng Tám đã từng làm tay sai cho bọn Mác-ty,
Gờ-răng-giăng là những tên trùm mật thám thực dân ở Đông Dương. Khi toàn dân ta
hy sinh gian khổ để kháng chiến, Thụy An được giặc tin dùng, cho làm Phó giám
đốc Việt Tấn xã, một cơ quan tác động tinh thần của địch, chuyên phản tuyên
truyền, chống kháng chiến. Nó đã có mặt ở nhiều nơi xảy ra chiến sự, trên xe
bọc sắt của bọn võ quan cao cấp Pháp hay bọn chỉ huy cao cấp bù nhìn. Khi hòa
bình vừa lập lại, nó chạy ra vùng tự do khai với chính quyền ta xin ở lại. Ở
lại để làm gì, những sự việc trên đã cắt nghĩa khá rõ ràng.
“Bọn Nhân văn – Giai
phẩm còn tung ra một loạt “tác phẩm” để minh họa cho “chính sách” phản động của
chúng. Phan Tại viết và diễn một loạt kịch ‘Ghế chợ giời’, ‘Bù nhìn bắp cải’,
‘Hai con chuột’ để tuyên truyền cho nếp sống đồi trụy, đề cao thế lực đồng
tiền, dùng danh từ mập mờ trên sân khấu để đả kích kháng chiến, khuyến khích
người bỏ trốn đi Nam.
Trần Duy viết ‘Những người khổng lồ’, ‘Tiếng sáo tiền kiếp’ để đả kích những người cộng sản, tuyên truyền cho thứ nghệ thuật đồi trụy, nuối tiếc thời nô lệ. Thụy An viết ‘Thiếu úy Nguyễn Lâm tòng quân’, ‘Trên bàn mổ’ để phục vụ bọn đế quốc, ca tụng bọn Việt gian bán nước, đả kích sự lãnh đạo của Đảng. Chúng sáng tác với một dụng ý rất thâm độc.
Thụy An thú nhận trước Viện công tố: “Tôi viết truyện ‘Thiếu úy Nguyễn Lâm tòng quân’ để nói rằng trong tên Việt gian bán nước cũng có con người. Tôi viết truyện ‘Trên bàn mổ’ để nói lên là chuyên môn không phụ thuộc vào chính trị”. Những lời thú nhận đó càng xác nhận một lần nữa rằng bọn Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Phan Tại đã dùng vũ khí văn nghệ để hoạt động phản cách mạng.
Trần Duy viết ‘Những người khổng lồ’, ‘Tiếng sáo tiền kiếp’ để đả kích những người cộng sản, tuyên truyền cho thứ nghệ thuật đồi trụy, nuối tiếc thời nô lệ. Thụy An viết ‘Thiếu úy Nguyễn Lâm tòng quân’, ‘Trên bàn mổ’ để phục vụ bọn đế quốc, ca tụng bọn Việt gian bán nước, đả kích sự lãnh đạo của Đảng. Chúng sáng tác với một dụng ý rất thâm độc.
Thụy An thú nhận trước Viện công tố: “Tôi viết truyện ‘Thiếu úy Nguyễn Lâm tòng quân’ để nói rằng trong tên Việt gian bán nước cũng có con người. Tôi viết truyện ‘Trên bàn mổ’ để nói lên là chuyên môn không phụ thuộc vào chính trị”. Những lời thú nhận đó càng xác nhận một lần nữa rằng bọn Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Phan Tại đã dùng vũ khí văn nghệ để hoạt động phản cách mạng.
***
Bà Thụy An là người phụ nữ duy nhất - ở trong hay ở ngoài
phong trào - bị kết án làm gián điệp. Bà là một trường hợp đặc biệt, theo Lê
Đạt và Nguyễn Hữu Đang, bà không ở trong Nhân Văn - Giai Phẩm, vậy mà tên bà
được nêu lên hàng đầu trong hàng ngũ phản
động với nhãn hiệu “Con phù thủy xảo
quyệt” và những lời lẽ độc địa nhất dành cho bà: “Như vắt ngửi thấy máu, Thụy An như rắn bò tới các câu lạc bộ Hội Nhà
văn phun nọc độc mạt sát chế độ ta bần cùng hoá nhân dân”.
Vụ án Thụy An có phải là một vụ án chính trị hay là một sự
quy kết oan uổng?
Nhà báo Nguyễn Hữu Đang (một trong những người sáng lập nên
Hội truyền Bá Quốc ngữ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thanh Niên và là người chỉ huy
dựng Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính
phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân) khẳng định với RFA
(Đài châu Á Tự do), nguyên văn như sau:
“Bà Thụy An không tham
gia gì vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả. Bà ấy không viết một bài, một câu, một
chữ nào cho Nhân Văn cả. Bà ấy cũng không hề mách nước, bàn bạc gì với người
khác hay với tôi bao giờ cả. Không, không hề có, tuy rằng có quan hệ, thỉnh
thoảng có gặp nhau, cũng nói chuyện”.
Ông Nguyễn Hữu Đang
Nhà thơ Lê Đạt cho biết: “Tôi nhắc lại một lần nữa là chị Thụy An chưa bao giờ ở trong nhóm Nhân
Văn Giai Phẩm cả. Nhưng chị Thụy An rất thân với anh em trong Nhân Văn Giai
Phẩm và đặc biệt là thân với tôi. Người ta buộc tội chị Thụy An, người ta cứ
buộc tội mập mờ thế thôi, nhưng tội chính của chị Thụy An là thế này: Là gián
điệp cài lại để lũng đoạn nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Nhưng cho đến khi tôi biết
thì tôi cũng chẳng thấy chị ấy viết bài nào cho Nhân Văn Giai Phẩm cả. Thế mà
chị ấy đối với tôi thì lại rất quý, chị ấy luôn luôn mua đồ đạc cho tôi, cho vợ
con tôi, và tôi cũng chẳng thấy chị ấy bàn với tôi về việc viết một bài nào cho
Nhân Văn Giai Phẩm cả. Thế cho nên việc ấy tôi cho cũng là một cái oan rất lớn.
“Tôi có thể bảo đảm
100% chị ấy không phải là gián điệp. Tại vì thế này: Nếu là gián điệp thì phải
có chứng cớ chứ! Chị nhận tiền của ai? Nhận tiền ở đâu? Liên lạc với ai? Cho
đến bây giờ tôi vẫn thấy đó là một câu hỏi mà nhà nước chưa trả lời tôi được. Chưa
có chứng cớ thì làm sao có thể kết luận người ta là gián điệp được. Thì cứ cho
tôi là người mù mờ đi, tôi bị chị mua chuộc đi. Tôi nhớ lại tất cả cuộc đời của
tôi, thì chị ấy chưa mua chuộc tôi lần nào cả. Và chị ấy chỉ giúp đỡ tôi rất
nhiều.
Cho nên đến bây giờ tôi thấy là: Riêng về trường hợp chị Thụy An, tôi vẫn rất ân hận. Tại vì chúng tôi đã được phục hồi nhưng chị Thụy An chưa được phục hồi gì cả. Mà một trong những tội lớn nhất của chị ấy là mua chuộc tôi. Thì như các bạn đã biết, tôi chưa từng cảm thấy bị mua chuộc mà chắc cũng chưa ai mua chuộc được tôi. Cho nên tôi thấy riêng tôi bây giờ nói những dòng này, tôi vẫn khao khát và thiết tha có một dịp nào đó, người ta phục hồi chị Thụy An một cách chính thức. Không có thì riêng tôi, tôi đối với chị Thụy An, tôi vẫn cho là món nợ.
Cho nên đến bây giờ tôi thấy là: Riêng về trường hợp chị Thụy An, tôi vẫn rất ân hận. Tại vì chúng tôi đã được phục hồi nhưng chị Thụy An chưa được phục hồi gì cả. Mà một trong những tội lớn nhất của chị ấy là mua chuộc tôi. Thì như các bạn đã biết, tôi chưa từng cảm thấy bị mua chuộc mà chắc cũng chưa ai mua chuộc được tôi. Cho nên tôi thấy riêng tôi bây giờ nói những dòng này, tôi vẫn khao khát và thiết tha có một dịp nào đó, người ta phục hồi chị Thụy An một cách chính thức. Không có thì riêng tôi, tôi đối với chị Thụy An, tôi vẫn cho là món nợ.
Còn về chị Thụy An,
tôi phải nói thế này: Chị Thụy An là một người rất giỏi. Chị ấy là một trong
những cây bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Mà theo tôi, chị Thụy An nói
kín hở cho tôi biết, thì chị ấy đã từng tham gia kháng chiến! Việc liên lạc với
kháng chiến trong thời ấy thì mình mất mối là chuyện bình thường, mà mất mối
thì mình không thể chứng minh được.
Bây giờ cũng đã lâu rồi, đã gần 50 năm rồi. Tôi thấy chúng ta có thể mở những kho tài liệu ra để buộc tội hoặc minh oan cho một người cho rõ ràng và khi mình đặt rõ ràng về phận vị rồi thì mình phải trả lại danh dự cho người ta. Và lúc đó chúng ta hãy bàn đến vấn đề chị Thụy An đóng góp gì trong cái phong trào thời ấy. Lúc đó chúng ta có đủ bình tĩnh hơn để bàn về vấn đề này. Riêng tôi thì không bao giờ tôi quên công của chị Thụy An đối với tôi cả”.
Bây giờ cũng đã lâu rồi, đã gần 50 năm rồi. Tôi thấy chúng ta có thể mở những kho tài liệu ra để buộc tội hoặc minh oan cho một người cho rõ ràng và khi mình đặt rõ ràng về phận vị rồi thì mình phải trả lại danh dự cho người ta. Và lúc đó chúng ta hãy bàn đến vấn đề chị Thụy An đóng góp gì trong cái phong trào thời ấy. Lúc đó chúng ta có đủ bình tĩnh hơn để bàn về vấn đề này. Riêng tôi thì không bao giờ tôi quên công của chị Thụy An đối với tôi cả”.
Nhà văn Lê Đạt
Năm 1973, bà Thụy An cùng với Nguyễn Hữu Đang được thả trong
diện “Đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris”. Sau năm 1975, bà làm đơn xin vào Nam sinh sống
để hy vọng được đoàn tụ với các con tại nước ngoài và đó cũng là lý do tôi trở
thành người kèm Anh văn cho bà.
Trong “Hồi ký của một
thằng… hèn”, có đoạn nói về Nhân văn - Giai phẩm. Nhạc sĩ Tô Hải, người đã
soạn hàng trăm ca khúc ca tụng ‘đảng quang vinh’, đã viết: “Tôi… run khi Phùng Quán rủ tôi đến chơi một
“nhà văn nữ có thể đọc ngược Hamlet (!) bằng tiếng Anh”: Thụy An” [sic].
Có lẽ vào thập niên 50-60 nhạc sĩ Tô Hải khi đó còn hăng say
phục vụ cách mạng chứ chưa như thập niên 2000s đã ‘giác ngộ’ cách mạng nên mới
nghĩ rằng trình độ Anh văn của bà Thụy An ở mức thâm hậu đến độ có thể ‘đọc
ngược’ Hamlet của Shakespear. Không có điều gì để trách ông Tô Hải vì những gì
ông biết về bà Thụy An chỉ thông qua bộ máy báo chí thời kỳ đó…
Tuy nhiên phải nói lại cho đúng: Đây là chi tiết sai sự thật
vì nếu bà Thụy An có trình độ tiếng Anh như ông Tô Hải mô tả thì chắc chắn tôi
là người phải xin thọ giáo bà chứ không phải là người giúp bà học những câu như
“How are you?” hoặc “My name is Yến”.
Thật trớ trêu, hồi xưa tôi lại là học trò của con bà, thầy
Bùi Dương Chi, dạy Anh văn trên Ban Mê Thuột. Nhân vật Phong, trung úy biệt
kích 81 trong truyện ngắn Năm tháng khó
quên có phần hư cấu từ những chuyện bà kể về gia đình mình. Tôi đã lồng
Phong vào hoàn cảnh gia đình đó, nhưng nhân vật Phong lại đội lốt trung úy pháo
binh Ngô Nghĩa, người đã trốn trại cải tạo và bị xử bắn ngay sau khi bị phát
hiện tại phi trường L19, Trảng Lớn.
Trong Năm tháng khó
quên, gia đình Phong phải đối mặt với vấn đề vào Nam hay ở lại Hà Nội năm 1954. Bốn
anh em cũng được hỏi ý kiến: muốn theo bố vào Nam hay ở lại Hà Nội với mẹ. Đến
lượt Phong, chú bé đỏ mặt tía tai vì giận dữ: “Ông chẳng theo đứa nào hết!!!”. Theo lời kể của bà Thụy An, chính
thầy Bùi Dương Chi đã nói câu đó trong phút tức giận của một chú bé đứng trước
hoàn cảnh ly tan của gia đình!
Chân dung nhà văn Thụy An
(trong cuốn "Nhà Văn hiện đại")
Tôi học hỏi rất nhiều điều từ bà Thụy An. Bà là một phụ nữ
gầy còm, ốm yếu sau những năm dài cải tạo nhưng cũng từ dáng người mảnh khảnh
đó tỏa ra một sức mạnh tinh thần đáng nể phục.
Trong thời gian cải tạo bà đã tự hủy hoại một con mắt để từ
đó trở đi “chỉ nhìn đời bằng một con mắt”.
Một hành động, theo tôi, là dũng cảm đối với một phụ nữ. Trên thế gian này chưa
chắc có được một người đàn ông - chứ không nói gì một người phụ nữ - đủ can
đảm, thừa nghị lực để tự chọc vào mắt mình!
Năm 1958, bà Thụy An đã từng nói: “Thế giới chỉ cần vài trăm người đàn ông đàn bà QUẢ CẢM. Thực hành QUẢ
CẢM đó là những người dám tin vào CHÂN LÝ, dám diễn đạt CHÂN LÝ trong cuộc
sống. Những người không run sợ trước CÁI CHẾT, hơn nữa còn chào mừng CÁI CHẾT…”
Trong thời gian đầu khi bị giam giữ chờ ngày ra tòa, bà đã
vượt qua mọi hình thức cân não, đấu tranh tư tưởng của cán bộ chấp pháp. Tuy
nhiên, theo lời bà, sự căng thẳng duy nhất, khó vượt qua nhất, lại là tiếng
giọt nước nhỏ đều đều suốt đêm từ robinet đâu đó vang đến phòng giam. Từng
giọt… từng giọt… suốt đêm này qua đêm khác khiến thần kinh căng lên như giây
đàn giữa đêm thanh vắng…
Truyện ngắn Thu Hương
tôi đề cập đến trong Hồi ức một đời người
(Chương 7: Thời Mở Lòng) cũng dựa theo một ý tưởng của bà Thụy An: con người có
cái đầu, nói rõ hơn bộ não, là hoàn toàn của mình, không một sức mạnh nào, không
một thế thế lực nào có thể xâm phạm vào quyền sở hữu riêng tư đó.
Đây là quan điểm chính trị của bà Thụy An nhưng trong truyện
Thu Hương tôi kể lại cuộc tình của
một người đàn ông có vợ nhưng vẫn ngoại tình, anh ta ‘kê cả một cái giường trong đầu để ân ái với người tình trong khi vẫn
nằm bên vợ’. Một trường hợp đồng sàng
dị mộng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống tình cảm ngang trái của con
người. Rất tiếc, bản thảo truyện Thu
Hương nay đã thất lạc, không biết sau này tôi có đủ thời gian và kiên nhẫn
để viết lại hay không.
Những ngày cuối đời, bà Thụy An sống cô đơn trong gian nhà
nhỏ thuê gần đường Bùi Hữu Nghĩa, bên hông chợ Bà Chiểu, Sài Gòn. ‘Bạn vong niên’, theo lời bà vẫn thường
nói đùa, chỉ có tôi năng lui tới.
Khi có quà của con cháu gửi từ nước ngoài về bà không quên
chia xẻ với gia đình tôi: một cục xà bông Dial bà cắt làm đôi, phần tôi một
nửa. Tuần sau bà lại cắt cho tôi một nửa phần còn lại, “Tôi chỉ cần ¼ cũng đủ rồi, anh đem nốt về cho các cháu dùng”.
Mang tiếng là kèm cho bà tiếng Anh nhưng thực ra công việc
quan trọng nhất của tôi là chuyện trò với bà và dịch một số thơ của bà sang
tiếng Anh. Đa số là trường ca lục bát kể lại những chuyện xưa như Thiếu phụ Nam Xương, Truyện trầu cau, Hòn vọng phu… Tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức để
dịch những trường ca của bà sang thơ bằng tiếng Anh.
Tôi làm công việc này với tất cả trân trọng của một người
cảm thấy trách nhiệm của mình trước những tâm huyết bà dành cho người phụ nữ
Việt Nam.
Bản dịch được bà chuyển sang Mỹ, sang Pháp cho con cháu để hiểu rõ hơn về thân
phận người phụ nữ Việt Nam,
một đề tài mà trong những năm cuối đời bà theo đuổi.
Trong những năm tháng cuối cùng tại Sài Gòn, bà Thụy An có
tham vọng dùng văn thơ để diễn tả những nghịch cảnh người phụ nữ Việt Nam
phải đương đầu trong suốt chiều dài lịch sử. Thiếu phụ Nam Sương với nỗi oan khiên khi đêm đêm dùng cái bóng của
mình trên vách để dỗ dành con trong lúc chồng đi chinh chiến. Đứa con ngây thơ
không chịu nhận cha thật của nó khi chinh chiến trở về, thậm chí còn thẳng
thừng từ chối “không, không cha tôi đến
tối mới về…”.
Trong Sự tích trầu cau,
sự hiểu lầm của cặp song sinh Tân-Lang giống nhau như hai giọt nước đã khiến
người vợ phải tuẫn tiết để minh oan cho những ngộ nhận giữa cả ba người. Cuối
cùng thì họ đã biến thành lá trầu, cây cau và cục vôi để vĩnh viễn hòa quyện
với nhau.
Ở Hòn vọng phu,
người ta tìm thấy tấm lòng chung thủy của người phụ nữ ôm con chờ chồng đi
chinh chiến miền xa. Dù chờ cho đến hóa đá, một tình tiết mang tính cường điệu,
nhưng vẫn biểu hiện tấm lòng của người phụ nữ trong cuộc sống bình thường.
Suốt thời kỳ chiến tranh, người phụ nữ Việt Nam
lại phải đương đầu với những tang tóc của chồng con trong cuộc chiến. Dù đó là
bà mẹ miền Bắc hay miền Nam
nhưng vẫn chung một niềm đau mất chồng, mất con…. Đến lúc hòa bình họ cũng vẫn
chưa được hưởng những phút giây thanh thản khi chồng con phải ly tán trong trại
học tập cải tạo. Hình như số phận của người phụ nữ Việt Nam lúc nào cũng hẩm hiu và bế
tắc.
Nữ văn sĩ Thuỵ An mất tại Sài Gòn năm 1989 khi chưa kịp sang
Hoa Kỳ đoàn tụ cùng con cái. Đám tang của bà chỉ có vài người họ hàng thân thuộc
và chòm xóm. Tôi nghĩ bà mất trong niềm hy vọng đoàn tụ là một đoạn kết có hậu
(happy ending) vì nếu còn sống, niềm hy vọng đó sẽ mỏi mòn đối với một bà cụ
sau khi đã cống hiến quãng đời 15 năm và một con mắt tại trại cải tạo Lý Bá Sơ
ngoài miền Bắc.
Hình như chúng ta vẫn nợ Một Lời Kết về bà Thụy An.
Những người trong cuộc đã minh oan cho bà, vấn đề còn lại là trả lại danh dự
cho một người đã khuất.
***
Trích Hồi ức một đời
người, Chương 6: Thời Điêu Linh
Hồi Ức Một Đời Người
gồm 9 Chương:
- Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
- Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
- Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
- Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
- Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
- Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
- Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
- Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
- Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)
Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang
tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000
cho đến ngày xuống lỗ)!
***
6 Comments on Multiply
nguoigiaonline
wrote on Oct 18, '10
Hay quá anh ạ, và muốn nói một điều chi về những gian truân
mà bà hay cả dân tộc mình đang oằn mình chịu đựng... chỉ trong một từ
"Cộng sản mà"!
may9teen wrote on
Oct 18, '10
Ca'm o+n anh Chinh
tanivioleta1
wrote on Oct 18, '10
“Thế giới chỉ cần vài
trăm người đàn ông đàn bà QUẢ CẢM. Thực hành QUẢ CẢM đó là những người dám tin
vào CHÂN LÝ, dám diễn đạt CHÂN LÝ trong cuộc sống. Những người không run sợ
trước CÁI CHẾT, hơn nữa còn chào mừng CÁI CHẾT…”
THẬT ĐÁNG KHÂM PHỤC.
THẬT ĐÁNG KHÂM PHỤC.
nguyenngocchinh
wrote on Feb 7, '11
Tôi nhận được email của thầy Bùi Dương Chi về bài viết NVGP
trên mạng Da Mầu. Nguyên văn như sau:
Chính thân mến,
Cách đây mấy ngày, tôi vào mạng Da Mầu va thấy bài này và tên N-N-Chính. Tôi tự hỏi không biết ai lại trùng tên như vậy. Tôi không nghĩ là anh. Tôi không đọc truyện vì lúc đó đang bận cái vụ Bài Trắc Nghiệm (bây giờ cũng còn bận) nên chỉ ngó qua các tiêu đề!!!!
Chính thân mến,
Cách đây mấy ngày, tôi vào mạng Da Mầu va thấy bài này và tên N-N-Chính. Tôi tự hỏi không biết ai lại trùng tên như vậy. Tôi không nghĩ là anh. Tôi không đọc truyện vì lúc đó đang bận cái vụ Bài Trắc Nghiệm (bây giờ cũng còn bận) nên chỉ ngó qua các tiêu đề!!!!
Bài rất hay. Có đoạn anh viết về NVGP, tôi thấy từa tựa như
má tôi (anh chắc biết chuyện vì đã dậy AV má tôi và dịch giùm truyện).
Tôi cũng viết và hy vọng sẽ đưa lên Da Mau hoac Talawas. Bây giờ có nhiều Blogs đứng đắn, sẽ có nhiều cơ hội để tham gia. Tôi thấy anh và tôi có loại sinh hoạt rất lý thú nhất là khi bắt đầu vào tuổi nhàn hạ.
BDChi
Tôi cũng viết và hy vọng sẽ đưa lên Da Mau hoac Talawas. Bây giờ có nhiều Blogs đứng đắn, sẽ có nhiều cơ hội để tham gia. Tôi thấy anh và tôi có loại sinh hoạt rất lý thú nhất là khi bắt đầu vào tuổi nhàn hạ.
BDChi
kennytran wrote
on Sep 23, '11
The gioi hen ha, de tien cua bon CSVN chi dang nhin bang mot
con mat.
Giam giu, day doa mot tai nang 15 nam trong tu khong bang chung, roi sau do giet chet bang cach bao vay, co lap, tuyen truyen voi ca bo may nha nuoc voi mot nguoi dan ba co the con gi da man hon.
Thuy An la mot nha van nu voi mot nhan cach lon, toi luon kinh phuc, cam on NNC cho nhung tu lieu qui gia.
Giam giu, day doa mot tai nang 15 nam trong tu khong bang chung, roi sau do giet chet bang cach bao vay, co lap, tuyen truyen voi ca bo may nha nuoc voi mot nguoi dan ba co the con gi da man hon.
Thuy An la mot nha van nu voi mot nhan cach lon, toi luon kinh phuc, cam on NNC cho nhung tu lieu qui gia.
songhong wrote on
Sep 25, '11
Anh thật có duyên đã được tiếp xúc và gần gủi nhiều nhân vật
lịch sử của nước mình.