Friday, 9 November 2012
Thursday, 8 November 2012
TIỀN CỔ VIỆT NAM TRONG LỊCH ĐẠI CỔ TIỀN ĐỒ THUYẾT - Nguyễn Thị Thảo (Thông Báo Hán Nôm)
NGUYỄN THỊ THẢO
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Từ xưa đến nay đã có nhiều tác giả bàn về tiền cổ như Lê Quý Đôn ở mục Phẩm vật trong sách Vân đài loại ngữ, Phan Huy Chú trong Quốc dũng chí sách Lịch triền hiến chương loại chí; Đỗ Văn Ninh trong Tiền cổ Việt Nam; Nguyễn Anh Huy nghiên cứu tiền cổ các đời; Đinh Công Vĩ nghiên cứu tiền cổ Việt Nam qua các niên đại (năm con giáp v.v...). Gần đây chúng tôi lại sưu tầm được cuốn Lịch đại cổ tiền đồ thuyết do Đinh Phúc Bảo biên soạn và Đái Bảo Bình tham gia giám định, xuất bản năm 1940 tại thư điếm Thượng Hải - Trung Quốc.
Trong lời thuyết minh bản chụp in lại cuốn sách này ghi rằng: Bản Lịch đại cổ tiền đồ thuyết do Đinh Phúc Bảo biên soạn và Đái Bảo Bình tham gia giám định, xuất bản năm 1940, cách ngày nay đã hơn 40 năm. Ba, bốn mươi năm nay phần lớn tiền cổ khai quật lên, các tác giả nghiên cứu tiền cổ phát biểu rất nhiều, nhưng bản Đồ thuyết này vẫn là quyển sách công cụ có giá trị đối với những người sưu tầm cổ vật, những người nghiên cứu tiền tệ, những người thu thập cất giữ và yêu quý tiền cổ.
Quyển sách này tổng cộng thu thập được 3131 loại tiền cổ và liệt kê theo thứ tự lịch sử, tiền cổ phát hành qua các triều đại từ thời Tần đến nay đều được sưu tầm đầy đủ, có một số trường hợp còn liệt kê các tiêu bản khác nhau, so với bản Cổ tiền đồ phả được in ấn trước đây thì nhiều hơn hẳn. Do các nguyên nhân hạn chế của thời đại v.v.. nên trong đó cũng có lẫn một số sản phẩm giả, nhưng không ảnh hưởng gì đến giá trị quyển sách.
Những hình ảnh trong quyển sách này đều dùng các bản dập tiền cổ để in, có loại tiền gốc đã không tồn tại, nhưng từ thấy những hình dáng và thần thái của các đồng tiền qua các bản dập thì đã thể hiện được rõ về tiền cổ. Đối với việc đúc tiền, năm phát hành và chủng loại đều có phần tóm tắt thuyết minh có thể làm tài liệu tham khảo về lịch sử sơ lược của tiền tệ.
Các loại tiền cổ được ghi chú rõ giá trị thị trường đương thời, sau khi quyển sách được xuất bản thì đã có sự thay đổi rất nhiều, không thích hợp với hiện nay nữa. Nhưng nó phản ảnh tình hình chung các loại tiền cổ đương thời còn được lưu hành ít hay nhiều nên đối với các nhà nghiên cứu vẫn có giá trị nhất định.
Quyển sách này đương thời được in ấn không nhiều, hiện nay đã rất khó sưu tầm. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần bức thiết của độc giả chúng tôi xin chụp nguyên bản để phát hành.
Ấn hành vào tháng 12 năm 1985 tại nhà sách Thượng Hải. Quyển Lịch đại cổ tiền đồ thuyết đề cập đến tiền cổ của rất nhiều nước như Triều Tiên (Lưu Cầu), Nhật Bản, An Nam (Việt Nam), v.v. Ở đây chúng tôi chỉ xin giới thiệu về phần tiền cổ Việt Nam. Cụ thể như sau:
Phần 20: An Nam (Việt Nam)
- Thái Bình Hưng Bảo, lưng có chữ Đinh. Đại Việt sử ký ghi Đinh Bộ Lĩnh nước An Nam (Việt Nam) dựng nước vào đầu năm Tống Khai Bảo đến năm thứ ba thì đổi niên hiệu là Thái Bình hiệu là Đinh Triều, trên mặt tiền là Thái Bình, sau lưng tiền là chữ Đinh, Quốc hiệu:
+ Thái Bình Hưng Quốc
+ Thiên Phúc Trấn Bảo
Lưng tiền đúc chữ Lê, Đại Việt sử ký ghi rằng năm Thiên Phúc thứ năm đời Lê Hoàn nước An Nam (tức năm đầu Tống Ung Hy) đúc tiền Thiên Phúc Trấn Bảo, lưng tiền là chữ Lê cũng là quốc hiệu.
- Thiên Phúc Trấn Bảo.
- Minh Đạo Nguyên Bảo: Đại Việt sử ký chép rằng: tháng 10 năm Càn Phù Hữu Đạo thứ tư đời Lý Thái Tông nước An Nam xuống chiếu đổi niên hiệu là Minh Đạo thứ nhất. Đúc tiền Minh Đạo, xét loại tiền này với tiền Minh Đạo Bắc Tống hoàn toàn không giống nhau.
- Thiên Cảm Nguyên Bảo: khoảng năm Thiên Cảm Thánh Vũ đời Lý Thái Tông vâng theo mệnh lệnh của Cần Vương Lý Nhật Trung đúc tiền, trên mặt tiền có chữ “tuyến độc”, mặt sau không có chữ và có hai chữ Cần Vương (theo Đông Á tiền chí).
- Thiên Cảm Nguyên Bảo. Năm Kiến Trung đời Trần Thái Tông đúc loại tiền loại nhỏ lưng tiền không có chữ, tiền này lưu truyền ở đời rất ít (theo Đông Á tiền chí).
- Chính Bình Thông Bảo: ®úc năm Thiên Ứng Chính Bình đời Trần Thái Tông. Hình dạng của tiền đó với tiền Kiến Trung Thông Bảo trước đây gần gần giống nhau (theo Đông Á tiền chí).
- Nguyên Phong Thông Bảo: ®úc năm Nguyên Phong đời Trần Thái Tông.
- Thiệu Phong Thông Bảo: ®úc năm Thiệu Phong đời Trần Thái Tông, tiền đồng sắc đen nhạt, mỏng hiện tại còn rất ít.
- Khai thái Nguyên Bảo: ®úc năm Khai Thái đời Trần Nhân Tông, lưng tiền không có chữ cũng có chữ Trần ghi tên Quốc Hiệu.
- Thiệu Phong Nguyên Bảo: ®úc năm Thiệu Phong đời Trần Dụ Tông, mặt tiền có chữ Chân thư, Hành thư, tạp thư v.v. (theo Đông Á tiền chí).
- Đại Trị Thông Bảo: Đại Việt sử ký chép rằng tháng hai mùa xuân năm Đại Trị thứ 3 đời Trần Dụ Tông đúc tiền Đại Trị Thông Bảo có nhiều loại, các loại có chữ Chân thư, Hành thư, Lệ thư, Thảo thư v.v...
- Đại Trị Nguyên Bảo: ®úc năm Đại Trị đời Trần Dụ Tông, có chữ Chân thư, Hành thư, tạp thư v.v...
- Thi Nguyên Thông Bảo: ®úc năm Bổ hy nhà Nguyễn.
- Đại Định Thông Bảo: ®úc năm Đại Định đời phế đế Nhật Lệ, dạng tiền này cùng với tiền của Đại Định nhà Kim không giống nhau.
- Cảnh Nguyên Thông Bảo: tiền của Tống Nguyên Thông Bảo và tiền Cảnh Nguyên Thông Bảo giống tiền Thi Nguyên Thông Bảo và là tiền đúc cùng thời.
- Khánh Nguyên Thông Bảo: đúc năm Thánh Nguyên thứ nhất thời Đại Ngu Đế Quý Ly, màu sắc nhạt hình to và hiện lưu truyền ở đời rất ít.
- Thiên Khánh Thông Bảo: đúc năm Thiên Khánh thứ nhất đời vua Trần Cảo nước An Nam (theo sách Đông Á tiền chí)
- Thánh Nguyên Thông Bảo: đúc năm Thánh Nguyên thứ nhất đời Đại Ngu Đế Quý Ly, màu sắc nhạt hình thì lớn lưu truyền ở đời rất ít.
- Thuận Thiên Nguyên Bảo: Đại Việt sử ký chép đầu niên hiệu Thuận Thiên đời Lê Thái Tổ, đúc tiền Thuận Thiên Nguyên Bảo
- Thuận Thiên Đại Bảo: Đại Việt sử ký chép năm đầu niên hiệu Thuận Thiên đời Lê Thái Tổ từ tháng tư đến tháng 12 nhuận đều đúc tiền Thuận Thiên Đại Bảo.
- Thiệu Bình Thông Bảo: Đại Việt sử ký chép Thiệu Bình năm đầu thời Lê Thái Tông ngày mồng 4 tháng 9 ban đúc tiền mới Thiệu Bình.
- Đại Bảo Thông Bảo: khoảng năm Đại Bảo đời Lê Thánh Tông đúc tiền Đại Bảo Thông Bảo (theo Đông Átiền chí).
- Đại Bảo Thông Bảo: khoảng năm Đại Hòa đời Lê Nhân Tông đúc tiền Đại Hòa Thông Bảo (theo Đông Á tiền chí).
- Diên Ninh Thông Bảo: Đại Việt sử ký chép rằng năm Diên Ninh thứ nhất đời Lê Nhân Tông vào mùa xuân tháng giêng đúc tiền Diên Ninh Thông Bảo.
- Thiên Hưng Thông Bảo: khoảng năm Thiên Hưng đời Lê Phế Đế Nghi Dân đúc tiền Thiên Hưng Thông Bảo (theo Đông Á tiền chí).
- Quang Thuận Thông Bảo: đúc khoảng năm Quang Thuận đời Lê Thánh Tông
- Hồng Đức Thông Bảo: khoảng năm Hồng Đức thứ nhất đời Lê Thánh Tông đúc tiền Hồng Đức Thông Bảo.
- Cảnh Thống Thông Bảo: đúc khoảng năm Cảnh Thống thứ nhất đời Lê Thánh Tông.
- Đoan Khánh Thông Bảo: đúc khoảng năm Đoan Khánh đời vua Lê Uy Mục
- Hồng Thuận Thông Bảo: đúc khoảng năm Hồng Thuận đời Lê, đúc tiền Hồng Thuận Thông Bảo.
- Quang Thiệu Thông Bảo: đúc khoảng năm Quang Thiệu đời vua Lê Chiêu Tông, đúc tiền Quang Thiệu Thông Bảo.
- Trần Công Tân Bảo: năm Hồng Thuận thứ ba đời Lê. Cũng khoảng năm Thiên Ứng Trần Cảo đúc tiền mặt tiền mặt tiền bằng chữ triện, sau lưng không có chữ.
- Tuyên Hòa Hữu Bảo: khoảng năm Tuyên Hòa đời Trần Cảo đúc tiền Tuyên Hóa Hữu Bảo.
- Minh Đức Thông Bảo: khoảng năm Minh Đức đời Mạc Thái Tổ đúc tiền Minh Đức Thông Bảo, bề mặt chữ đọc đối nhau lưng không có chữ.
- Đại Chính Thông Bảo: khoảng năm Đại Chính đời Mạc Thái Tông đúc tiền Đại Chính Thông Bảo.
- Quảng Hòa Thông Bảo: ®úc khoảng năm Khánh Hòa đời Mạc Phúc Hải.
- Vĩnh Định Thông Bảo: khoảng năm Vĩnh Định đời Mạc Phúc Nguyên đúc tiền Vĩnh Định Thông Bảo so với tiền đúc chân lạc thì màu sắc cũng tương tự, hình dáng thì mỏng, nhỏ.
- Quang Bảo Thông Bảo: ®úc khoảng năm Quang Bảo đời Mạc Phúc Nguyên.
- Sùng Minh Thông Bảo: ba loại tiền Nguyên Chính Thông Bảo, Khai Tiến Thông Bảo, Sùng Minh Thông Bảo đúc không khác mấy so với tiền Vĩnh Định Thông Bảo là đồng tiền thời Mạc Phúc Nguyên là không phải nghi ngờ gì nữa.
- Nguyên Hòa Thông Bảo: khoảng năm Nguyên Hòa đời Đại Việt Tráng Đế đúc tiền Nguyên Hòa Thông Bảo trên mặt là chữ Triện đọc đối nhau.
- Gia Thái Thông Bảo: khoảng năm Gia Thái Đại Việt Thế Tông đúc tiền Gia Thái Thông Bảo, chất tiền khác so với tiền Gia Thái Thông Bảo đời Nam Tống.
- Vĩnh Thọ Thông Bảo: khoảng năm Vĩnh Thọ đời Lê Thần Tông đúc tiền này. Chất đồng có hai loại xanh và đỏ chữ trên mặt tiền có hai thể, thể chân và thể hành.
- Vĩnh Thịnh Thông Bảo: đúc năm Vĩnh Thịnh đời Lê Dụ Tông, lưng tiền có chữ Tỵ.
- Bảo Thái Thông Bảo: đúc năm Bảo Thái đời Lê Dụ Tông, chất màu đỏ, đúc thô sơ.
- Cảnh Hưng Thông Bảo: khoảng năm Cảnh Hưng đời Lê Hiến Tông đúc tiền này ở Bắc Kỳ. Có ba loại Chân thư, Lệ thư và Thiện thư. Loại Chân thư lưng có chữ Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Sơn Tây, Sơn Nam, Kính Trung, Tây Thái Công v.v.
- Cảnh Hưng Thông Bảo.
- Cảnh Hưng Nội Bảo.
- Cảnh Hưng Cực Bảo: ®úc năm Cảnh Hưng thứ ba (theo Đông Á tiền chí)
- Cảnh Hưng Chí Bảo.
- Cảnh Hưng Trung Bảo
- Cảnh Hưng Chính Bảo
- Cảnh Hưng Vĩnh Bảo.
Trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết rằng: tháng Giêng mùa xuân năm Cảnh Hưng thứ hai ba đặt chức quan Giám đốc lò đúc tiền rồi mới đặt quan giám đốc. Các lò đúc tiền Nhật chiêu mặc cáo và các lò đúc tiền Sơn Tây, Thái Nguyên đều có ghi riêng biệt để phòng lạm phát.
- Cảnh Hưng Thuận Bảo: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, khoảng tháng Giêng năm Cảnh Hưng ba mươi bảy. Lò đúc tiền Thuận Hóa đã đem đồng để đúc tiền Cảnh Hưng Thuận Bảo gồm hơn bao vạn dân.
- Chiêu Thống Thông Bảo: trong Khâm Định duyệt sử thông giám cương mục ghi rằng: Vào tháng ba năm Chiêu Thống thứ nhất đời Lê Mẫn Đế. Nguyễn Hữu Chỉnh tâu xin vận chuyển tất các tượng đồng ở các chùa quan để đúc tiền Chiêu Thống Thông Bảo lưng có các chữ Trung, nhất, chính, sơn, thái, sơn nam v.v…
- Thái Bình Thông Bảo: tiền đúc đời Thuận Hóa Thái tổ Nguyễn Hoàng lưng có tinh văn và nhất nhất lại có bánh xe Thái Đô sắt đồng cũng mờ mờ đúc thô sơ (theo Đông Á tiền chí).
- Thiên Minh Thông Bảo: loại tiền kẽm (chì) đúc thời Thế Tông ở Thuận Hóa...
- An Pháp Nguyên Bảo: năm Bính Thìn thứ hai mươi mốt đời Túc Tông Phúc Phong ở Thuận Hóa, từ đó về sau Đô đốc Trấn Hà Tiên là Đăng Thiên Tứ đúc ở trấn Hà Tiên.
- Thái Đức Thông Bảo: năm Thái Đức triều Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc đúc tiền này bằng đồng sắt màu đỏ, màu đen, màu vàng và màu trắng v.v.. lưng có chữ tinh nguyệt lại có hai chữ thảo thư vạn tuế là Thái Đức năm thứ mười bốn Nguyễn Văn Nhạc về thành Quy Nhơn tức là lên ngôi ở Trung ương Hoàng Đế đúc tiền Thái Đức Thông Bảo.
- Minh Đức Thông Bảo: đúc hình dạng và kích thước chữ cũng như Thái Đức Thông Bảo có hai chữ Vạn Tuế bằng chữ Thảo tương tự. Loại tiền cùng thời là không còn nghi ngờ gì nữa. Hai chữ Minh Đức là lời khen chứ không phải là niên hiệu. Sau lưng có hai chữ vạn tuế bằng chữ Thảo. Không giống tên Minh Đức của Mạc Đăng Dung.
- Quang Trung Thông Bảo: đúc năm Quang Trung Nguyễn Văn Huệ. Màu sắc đỏ, vàng tuyền, mỏng như giấy, lớn nhỏ không giống nhau, chữ ở trên tiền nhỏ sau lưng không có chữ lại có hai chữ An Nam. Ở sau lưng có chữ Trọng luân.
- Quang Trung Đại Bảo: cũng đúc năm Quang Trung Nguyễn Văn Huệ đồng vàng mỏng, chữ Bảo (寶) là chữ Bảo.
- Cảnh Thịnh Thông Bảo: đúc năm Cảnh Thịnh đời Nguyễn Quang Toản đúc bằng đồng màu thuần vàng mỏng, lớn nhỏ không giống nhau. Lưng phần nhiều không có chữ, trước mặt và sau lưng đều.
- Cảnh Thịnh Đại Bảo: đúc năm Cảnh Thịnh đời Nguyễn Văn Toản, hình dạng cũng giống tiền Quang Trung Đại Bảo.
Bảo Hưng Thông Bảo: đúc năm Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản, đúc thô sơ, mỏng sau lưng không có văn, tương truyền là rất ít, không tương truyền ở đời (theo Đông Á tiền chí).
- Gia Long Thông Bảo: Đại Nam thực lục chính biên chép rằng tháng sáu năm Gia Long thứ 2 đời thế tổ Gia Long đúc tiền Gia Long Thông Bảo. Có hai loại tiền đồng và tiền kẽm. Sau lưng có chữ triện sáu phân, chữ Khải bảy phân.
- Gia Long Thông Bảo.
- Minh Mệnh Thông Bảo: Đại Nam thực lục chính biên chép rằng, tháng hai năm Minh Mệnh thứ nhất đời Thánh Tổ đầu tiên đúc tiền Minh Mệnh Thông Bảo sáu phân tiền đồng và tiền kẽm (chì) lại đúc tiền đồng loại lớn. Đông Á tiền chí chép rằng: năm Minh Mệnh thứ 18 thì đúc tiền ở phủ Thuận Hóa một tương đương với một trăm, lưng đúc những lời trong kinh truyện Nam Mỹ hiệu có tám chữ, hai mươi ba loại, bốn chữ có mười bảy loại: Xuyên chí sơn tăng, lời dụ hậu sinh, như sơn như xuyên, như cương như phụ, kỳ ngọc kim chương, kỳ trác tạo tương, thánh mô dương dương, vương đạo thang thang v.v…
- Nguyên Trị Thông Bảo: Trị Nguyên Thông Bảo khoảng năm Trị Nguyên thứ nhất đời Lê Văn Ngỗi (theo Đông Á tiền chí).
- Nguyên Long Thông Bảo: đúc năm Nguyên Long đời Ngụy Văn Vân, đúc mỏng nhỏ sau lưng không có chữ cũng có đúc chữ xương và chữ trong (theo Đông Á tiền chí).
- Thiệu Trị Thông Bảo: Đại Nam thực lục chính biên chép rằng tháng ba năm Thiệu Trị thứ nhất đời Hiến Tổ đúc tiền Thiệu Trị Thông bảo nhỏ, nhẵn có hai loại tiền đồng và tiền kẽm, lưng có hai chữ Hà Nội lại có loại tiền đồng lớn hình dạng giống tiền lớn Minh Mệnh Thông Bảo, chữ ở lưng cũng có bốn mươi loại.
- Thọ Hiếu Niên
- Tự Đức Thông Bảo
- Sử Dân Phú Thọ
- Tự Đức Thông Bảo
Đại Nam thực lục chính biên chép rằng tháng hai năm Tự Đức thứ nhất đời Dực đế bắt đầu đúc tiền Tự Đức bằng đồng, lưng có sáu văn hai chữ, tiền kẽm lưng có chữ Sơn Tây, Hà Nội v.v… lại có loại tiền đồng lớn giống tiền đồng Minh Mệnh Thông Bảo lưng cũng có vân bốn mươi loại.
- Tự Đức Bảo Sao: đúc năm Tự Đức thứ 18 đời Dực Đế lưng ghi chữ trị từ 18 văn đến 60 văn. Phàm lục Phẩm theo thứ tự kém sáu văn (theo Đông Á tiền chí).
- Kiến Phúc Thông Bảo: Khoảng năm Kiến Phúc đời Giảm Tông trong cung Thuận Hóa Bảo đúc thử tiền ở phủ Hà Nộii có hai loại tiền đồng và tiền kẽm (theo Đông Á tiền chí).
- Hàm Nghi Thông Bảo: đúc năm Hàm Nghi đời vua Hàm Nghi lưng tiền không có chữ, cũng có hai chữ Lục Văn (theo Đông Á tiền chí)
- Đồng Khánh Thông Bảo: Đại Nam thực lục chính biên chép rằng vào tháng tư năm Đồng Khánh thứ nhất đời Cảnh Tông, đúc tiền Đồng Khánh Thông Bảo có hai loại.
- Thành Thái Thông Bảo: đúc năm Thành Thái đời vua Thành Thái năm đầu có hai loại lớn nhỏ lưng có chữ Lục Văn và Thập Văn (theo Đông Á tiền chí).
- Duy Tân Thông Bảo: đúc năm Duy Tân đời vua Duy Tân có hai loại lớn nhỏ. Loại lớn sau lưng có hai chữ Thập Văn (theo Đông Á tiền chí).
- Khải Định Thông Bảo: ®úc năm Khải Định đời vua Khải Định, lưng không có chữ./.
Thông báo Hán Nôm học 2004 (tr.417-426)
Subscribe to:
Posts (Atom)