Tuesday, 16 July 2013

VỀ CÁCH GHI PHỤ ÂM ĐẦU /S/ TRONG TIẾNG VIỆT CỔ QUA CHỮ NÔM TRONG CHỈ NAM NGỌC ÂM GIẢI NGHĨA - Hoàng Thị Ngọ

52. Về cách ghi phụ âm đầu /S/ trong tiếng Việt cổ qua chữ Nôm trong CHỈ NAM NGỌC ÂM GIẢI NGHĨA (TBHNH 2003)
Cập nhật lúc 16h58, ngày 19/04/2007

HOÀNG THỊ NGỌ

Tiến sĩ. Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Chữ Nôm là văn tự đầu tiên ghi tiếng Việt. Bởi vậy, cùng với những nguồn tư liệu khác, chữ Nôm là một nguồn tư liệu rất quý để nghiên cứu và tìm hiểu về tiếng Việt lịch sử. Để giúp cho việc tìm hiểu đặc điểm,diện mạo của tiếng Việt cách chúng ta năm , sáu trăm năm thì những văn bản Nôm ở thời kỳ đầu là vô cùng quý giá. Nhưng cho đến nay các văn bản hiện còn đều là các bản được in lại. Chữ Nôm đã bị sửa chữa, thay đổi nhiều không còn giữ được nguyên dạng bản gốc. Muốn tìm hiểu tiếng Việt cổ ở góc độ chữ Nôm chúng ta chỉ có thể tìm hiểu qua các văn bản được in lại, thường là bản sớm nhất cũng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Qua các văn bản này, lại phải phân loại để tìm ra dấu vết của tiếng Việt cổ còn lại trong cách ghi chữ Nôm trong văn bản và những chữ Nôm ở thời điểm in văn bản.
Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa (CNNÂGN) là một trong số các văn bản Nôm rất hiếm hiện còn. Dấu vết của tiếng Việt thời cách chúng ta hàng năm sáu trăm năm vẫn còn khá đậm. Nhiều công trình nghiên cứu đã quan tâm đến vấn đề này nhưng tất cả đều mới chỉ dừng lại ở “bước đầu”. Bởi vì đây cũng là một vấn đề khó, CNNÂGN cũng là một trong những văn bản cổ thuộc loại khó khai thác. Hơn nữa, thực tế cho thấy người chuyên sâu về ngôn ngữ học thì lại hạn chế về Hán Nôm và ngược lại. Nhân có dịp tìm hiểu về văn bản CNNÂGN, trong bản báo cáo nhỏ tại hội nghị này, chúng tôi xin cung cấp những số liệu cụ thể về dấu vết cổ của cách ghi phụ âm /s/ qua chữ Nôm trong văn bản .
Cho đến nay, khi nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử chữ Nôm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, các nhà nghiên cứu thường nhắc tới một số tổ hợp phụ âm đầu trong CNNÂGN để làm cứ liệu so sánh, đối chiếu. Chúng tôi nghĩ rằng do tình hình truyền bản của CNNÂGN mà vấn đề phụ âm đầu của chữ Nôm trong văn bản cũng cần phải được nhìn nhận trong sự phát triển biện chứng lịch sử. Khi nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến CNNÂGN không thể bỏ qua những đặc điểm về văn bản của nó qua quá trình truyền bản. Liên quan đến vấn đề văn bản CNNÂGN, chúng tôi đã có trình bày một số suy nghĩ của mình qua một số bài viết(1), ở đây chỉ xin tóm lược về văn bản này như sau :
CNNÂGN là cuốn từ điển đối chiếu song ngữ Hán Việt cổ nhất hiện còn trong đó phần tiếng Việt được ghi bằng chữ Nôm. Văn bản được in lại vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII và vốn bắt nguồn từ một văn bản cổ có tên là Chỉ nam phẩm vựng. Bản Chỉ nam phẩm vựng được xác định là xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV và tác giả của quyển sách này không rõ là ai , chỉ biết rằng rất khó đọc, khó hiểu với người đời sau.
Theo chúng tôi rất có thể là một cuốn từ điển song ngữ Hán-Việt, trong đó phần tiếng Việt được ghi bằng một loại chữ Nôm cổ giống như loại chữ Nôm trong bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (PTĐBPMÂTK) tức là dùng 2 mã chữ Hán riêng biệt để ghi một từ Việt. Bởi vì đây là một cuốn sách về "phẩm vựng"(từ vựng về các phẩm vật) chứ không phải loại "dịch ngữ" như An Nam dịch ngữ của người Trung Quốc, hoặc thích âm như Cao thượng Ngọc hoàng bổn hạnh tập kinh âm thích. Chỉ nam phẩm vựng cũng nằm chung số phận như một loạt các tác phẩm từ thế kỷ XV về trước, chữ Nôm trong đó không còn giữ lại trung thực tự dạng của chữ Nôm trong bản gốc, nó đã bị sửa đổi về cơ bản để người đương thời có thể đọc, hiểu được. Bản mà chúng ta đang có hiện nay là kết quả của công việc "... cẩn thận lựa lọc từng tiếng, chua âm đọc, giải nghĩa đen từng chữ, tay viết thành quyển sách..." và có tên mới như chúng ta biết hiện nay là Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa. Thực sự, CNNÂGN là kết quả của một lần "cách mạng" về văn tự để cho người sau dễ xem, dễ hiểu. Nó có đặc điểm chung của chữ Nôm trong các văn bản đã được sửa đổi về mặt cấu trúc.
Dấu vết về cách ghi tiếng Việt cổ còn lại trong văn bản CNNÂGN có thể thấy rõ nhất qua cách ghi phụ âm đầu. Vì khuôn khổ của bài thông báo Hán Nôm, chúng tôi chỉ xin giới thiệu dấu vết cổ của phụ âm /s/ với tính chất là cung cấp thêm tư liệu để nghiên cứu về tiếng Việt cổ.
Theo ý kiến của các nhà ngôn ngữ thì phụ âm /s/ trong tiếng Việt vào khoảng thế kỷ XVII đã được khẳng định là một phụ âm đơn có tính chất xát, quặt đầu lưỡi. Nhưng trước thế kỷ XVII, những dấu vết về cách ghi phụ âm /s/ qua cách ghi chữ Nôm và một số cứ liệu khác đã cho thấy tình hình không phải thế. Trong cách ghi của chữ Nôm, ngoài cách dùng những chữ Hán có phụ âm đầu là /s/ để ghi phụ âm /s/ (mô hình S(S) )Việt còn có các cách ghi khác nữa. Cuốn CNNÂGN được in vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII nhưng vì nó được bắt nguồn từ một cuốn sách gốc có tên là Chỉ nam phẩm vựng xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV nên dù người sau có thay đổi cấu trúc để cho dễ hiểu với người đương thời như thế nào thì nó vẫn còn những dấu vết ngôn ngữ và văn tự của thời điểm bản gốc Chỉ nam phẩm vựng. Chúng tôi khảo sát tất cả những trường hợp ghi /s/ không phải theo mô hình S(S) trong CNNÂGN thì thấy rằng có các cách ghi như sau:
- Dùng tổ hợp phụ âm đầu có yếu tố thứ nhất là / k*/ , yếu tố thứ 2 là phụ âm lỏng /*l/ và âm rung /*r/ để ghi /s/ như:
Âm Việt
Chữ Nôm
Chữ Hán biểu âm
Tần số

Xuất xứ (dòng - trang)

Sấm
+
cá + lẫm
1
13-5b
Sống
+
cổ + lộng
5
13-14b, 2-20a, 7-8a, 13-48a, 4-56a
So
+
cư + lô
1
7-54a
Sấm
+
cự + lẫm
3
9-4a, 11-4a, 13-5b
Sập
+
cự + lập
1
15- 40a
Son
+
cự + luân
1
5- 19b
Gồm 6 trường hợp xuất hiện 12 lần trong văn bản.
- Dùng /l/ để ghi /s/
Để thấy rõ hơn dấu vết của cách ghi /s/ bằng tổ hợp phụ âm đầu có yếu tố thứ 2 là âm lỏng /*l/ và âm rung /*r/, chúng tôi dựa vào cấu trúc chữ Nôm chia cứ liệu ra làm 2:
+ Chỉ gồm 1 thành tố ghi âm:
Âm Việt
Chữ Nôm
   Chữ Hán
    biểu âm
 Tần số
   Xuất xứ (dòng-trang)
Sạch
lịch
1
11-64a
Sang
lãng
4
13-23a
Sáng
lãng
6
13-14b, 8-15a, 13-41b,...
Sánh
lánh
1
12- 45b
Sao
lao
16
13-4b, 15-6a, 13-62a,...
Sáp
lạp
1
7-80b
Sạp
lạp
1
12-64a
Sau
lâu
7
6-27a, 6-44a, 8-45b,...
Sắm
lẫm
1
3- 47b
Săn
liên
1
2-56b,
Săn
lân
2
7- 59a, 2-60a
Sắn
lận
1
9-76b
Sân
lân
1
4-65b
Sấp
lập
2
4- 48a, 2-54b
Sâu
lâu
1
1-59b
Sen
liên
5
14-67b, 2-68b, 1-69a,...
Sét
liệt
6
9-4a, 2-58a, 3-78a,...
Sệt
liệt
1
7- 66a
Sói
lội
1
5- 68a
Son
Son
luân
luân
2
3
7-46a, 10-46a
8-11a, 10-69b, 2-82a
Sồi
lội
1
3- 77b
Sống
lộng
9
16-16a, 10-17a, 16-62b,...
Sốt
luật
3
13-4b, 3-11a, 5-71b
Sừng
lăng
9
14-66a, 9-79b, 13-79b,...
Có 25 trường hợp xuất hiện với tần số 86 lần trong văn bản.
+ Gồm 2 thành tố: biểu âm + biểu ý:
Âm Việt
Chữ Nôm
Chữ Hán biểu âm
Tần số
Xuất xứ (dòng - trang)
Sáu
+
lão + lục
4
6-9a, 5-10a, 11-48b...
Săng
lăng + mộc
3
11-47b, 8-52b, 10-77a
Sấm
+
lẫm + vũ
1
8-79b
Sân

Lân + thổ
5
2-27a, 2-69a, 5-72b,...
Sâu
+
lâu + thủy
5
9-6b, 1-7a, 6-a,...
Soi
+
lôi + hỏa
1
6- 17a
Sôi
+
lôi + thủy
1
13-79a
Sông
+
long + thủy
10
12-7b, 2-8a, 4-76b,...
Sốt
+
luật + hỏa
2
15-19b, 13-79a
Sữa
+
lã + thủy
1
13-77a
Suối
+
lội + thủy
1
10-7a
Sừng
+
lăng + giác
8
15-20b, 4-58b, 6-58b,...
Loại ghi kết hợp 2 thành tố biểu âm và biểu ý gồm 12 trường hợp xuất hiện 42 lần trong văn bản.
Hai cách ghi âm /s/ bằng tổ hợp phụ âm đầu và bằng /l/ đều phản ánh lưu tích của các tổ hợp phụ âm đầu có yếu tố thứ 2 là âm lỏng /*l/ và âm rung /*r/ của tiếng Việt cổ. Các nhà ngôn ngữ học lịch sử đều thống nhất cho rằng trước thế kỷ XV đã có các tổ hợp phụ âm đầu [pr], [kr] cho thanh vực cao và các tổ hợp phụ âm đầu [br], [gr] cho thanh vực thấp. Đến thời kỳ An Nam dịch ngữ, các tổ hợp phụ âm trên theo sự tái lập của Vương Lộc đã biến đổi thành các phụ âm [phl*] và [khl*] tiền thân của /s/ hiện đại2). Nguyễn Tài Cẩn cũng dựa vào các cứ liệu tiếng Mường đã nhận thấy tiền thân của /s/ hiện nay là các lưu tích âm tắc bật hơi *ph và *kh (trong tiếng Rục và Pọng), ở Mường đã để mất âm lỏng [l] , chỉ giữ lại yếu tố đầu, còn ở Việt thì sau này vẫn giữ được âm lỏng [phl], [khl]. Sang đến thế kỷ XV, XVI thì [kr], [pr] đã có dạng [khl] và [phl] như Vương Lộc đã tái lập (Sđd):
Tổ hợp phụ âm [khl] ở các từ : sáng (số 22), sông (số 56, 85, 86, 87, 88), sâu (số (76, 85).
Chúng tôi cũng đã thấy cứ liệu về tổ hợp này trong chữ Nôm bản giải âm PTĐBPMÂTK (Sđd) ở trường hợp dùng 可列 (khả liệt) ghi sắt.
可列 (khả liệt) = khliệt > sắt ( dòng 9-29a và 5-31a)
Tổ hợp phụ âm [phl] ở từ: Say (số 469).
Chúng tôi cũng đã thấy cứ liệu về tổ hợp này trong chữ Nôm của bản PTĐBPMÂTK, đó là các trường hợp dùng 2 mã chữ tách rời để ghi :
破了 (phá liễu) = phláu > sáu (dịch chữ lục tr.40b)
破律 (phá luật) = phlôt > sốt (dịch chữ tr.29a)
坡律 (pha luật) = phlôt >sốt (dịch chữ nhiệt tr.29a)
Với các trường hợp dùng /l/ ghi /s/ thì nhiều hơn, riêng trong PTĐBPMÂTK đã có đến 16 từ.
Việc phân định giữa âm lỏng /l/ và âm rung /r/ trong các tổ hợp phụ âm là rất khó. Tuy dấu vết về cách ghi này trong CNNÂGN không đậm đặc bằng ở PTĐBPMÂTK nhưng cùng với những lưu tích về các cách ghi phụ âm đầu khác, ở góc độ nguồn cứ liệu chữ Nôm cổ, nó cũng góp phần chứng minh ý kiến của các nhà ngôn ngữ trong, ngoài nước về các tổ hợp phụ âm và tiền âm tiết trong tiếng Việt cổ.
- Dùng tổ hợp phụ âm có yếu tố thứ nhất là m*, yếu tố thứ 2 là l* để ghi /s/ trong trường hợp:
Dùng +(mãnh (trên) + lâu (dưới)) để ghi mlấu > lấu > sấu. Trường hợp này xuất hiện 1 lần ở dòng 5 trang 60b.
Tổ hợp phụ âm /ml/ hiện còn thấy rất rõ trong Từ điển Việt - Bồ - La. Trong chữ Nôm, nó được ghi lại bằng nhiều dạng(3) nhưng các lưu tích này đều phản ánh dạng tiền thân của /l/, /nh/ sau này. Trong trường hợp này thì mlấu để ghi lấu tên một loài cá. Sau này lấu lại được đọc sấu theo mô hình S (L) và được viết +( lâu + ngư), muộn hơn nữa, sấu lại được viết là +(1/2 sấu + ngư).
- Dùng t/t/ để ghi /s/:

Âm Việt
Chữ Nôm
Chữ Hán
biểu âm

Tần số

Xuất xứ
(dòng - trang)

Sánh

tịnh
1
12-45b
Sào
tào
1
16-19b
Sốt
tốt
1
7-20a
Suốt
tốt
2
6-36b, 8-36b
Gồm 4 trường hợp, xuất hiện 5 lần trong văn bản.
Theo Vương Lộc thì thời An Nam dịch ngữ nét tắc trong âm /t/ Việt chưa hình thành trọn vẹn vẫn còn những bộ phận từ được đọc bằng âm xát hoặc âm tắc xát, vì vậy mới có hiện tượng dùng /t/ vẫn đọc bằng âm xát để ghi /s/. Việc dùng /t/ để ghi /s/ trong chữ Nôm CNNÂGN chứng tỏ đây là cách ghi tiếng Việt cổ khoảng từ thế kỷ XV về trước.
- Dùng th/t'/ để ghi /s/:

 Âm  Việt
 Chữ Nôm
   Chữ Hán
    biểu âm
 Tần số
  Xuất xứ (dòng - trang)
Sẹo
thiệu
1
2-34a
So
thô
1
6-17a
Súc
thúc
1
4-18a

Gồm 3 trường hợp, xuất hiện 3 lần trong văn bản.
Trường hợp dùng th/t'/ ghi /s/ thì qua các cứ liệu trong An Nam dịch ngữ có thể thấy nét xát ở th /t'/ vẫn còn chiếm ưu thế. Việc dùng âm th /t'/ lúc này vẫn còn đọc là âm xát để ghi /s/ là có thể hiểu được. Những dấu vết của tiếng Việt cổ trong chữ Nôm CNNÂGN qua 3 trường hợp ghi Sẹo, so, súc trên cũng đã cho thấy một dạng tiền thân của /s/ ngày nay ở vào khoảng từ thế kỷ XV về trước.
Như vậy qua các cách ghi /s/ trong CNNÂGN có thể thấy được một phần dấu vết của các dạng tiền thân của /s/ trong tiếng Việt lịch sử ở thời điểm cách đây khoảng năm, sáu thế kỷ. Đây mới chỉ là cách ghi phụ âm /s/ qua khảo sát chữ Nôm CNNÂGN. Cùng với cách ghi các phụ âm đầu khác trong CNNÂGN và trong các văn bản gần thời điểm với nó, cách ghi về âm /s/ ở góc độ chữ Nôm đã đóng góp những cứ liệu quan trọng để giúp ta tìm hiểu về hệ thống phụ âm đầu trong lịch sử tiếng Việt.
Chú thích:
(1)Xin xem Hoàng Thị Ngọ: “Một cách hiểu về khái niệm "chữ đơn", "chữ kép" trong bài tựa cuốn Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa - Thông báo Hán Nôm học năm 1997, in năm 1998, Nxb. KHXH và Suy nghĩ thêm về tác giả và thời điểm xuất hiện của tác phẩm - Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa - Thông báo Hán Nôm học năm 2000, Viện Nghiên cứu Hán Nôm xuất bản năm 2001.
(2)Xem Vương Lộc: An Nam dịch ngữ. Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, 1995, tr.58.
(3)Xin xem: PTĐBPMÂTK. tr.108, 109 (Sđd).
Thông báo Hán Nôm học 2003, tr. 397-406

Monday, 15 July 2013

Giả thuyết và gợi ý về vài tên gọi thảo mộc (Phạm Đình Lân - Cái Đình)



Trong bài viết nầy tôi nêu lên giả thuyết về Cây Lơn và Cây Quéo.  Nhờ độc giả góp ý về hai giả thuyết nầy và cách gọi tên SƯNG dành cho dòng thảo mộc SemecarpusXUÂN TÔN dành cho dòng SwintoniaRI-TA hay TÌ-TA dành cho dòng Chirita, v.v...
*
Địa cầu rộng lớn và có nhiều vùng khí hậu khác nhau: khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đới, sa mạc và đại dương với vô số các loại thảo mộc khác nhau. Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên chỉ có các loại thảo mộc của vùng khí hậu nầy mà thôi. Cây cao su, cà phê, một số hoa, quả và rau cải trồng ở Đà Lạt trên cao nguyên Nam Trung Bộ là những loại thảo mộc do người Pháp du nhập vào Việt Nam. Chúng được trồng ở những vùng có thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp.
Cách đặt tên thảo mộc Việt Nam dựa vào:
- Cách gọi của người Trung Hoa: Lạc tiên (dây chùm bao), đại phong tử (cây chùm bao lớn), hương phụ (củ cỏ gấu), ba la mật (mít), hương cai (xoài), thiều lệ chi (chôm chôm), mã cật (măng cụt). Vua Minh Mạng gọi trái măng cụt là Giáng Châu Tử, v.v…
- Cách gọi tên của người Thái, Khmer: Thurien (sầu riêng), makok (cây cóc), mangkut (măng cụt)mean bat (bình bát), svaay (xoài), muom (muỗm - xoài muỗm), v.v…
- Cách gọi tên của Pháp: cà tô mát (tomate), cải xà lách (salade), cải xà lách son (cresson), cao su (caoutchouc), cà phê (café), v.v…
- Hình dáng và màu sắc của thảo mộc: Cây móng bò, cỏ chỉ, cỏ lọ nồi, cây mun, cỏ bạc đầu, ngưu tất (đầu gối bò), ngưu thiệt (lưỡi bò), mướp khía, bí đỏ, cây dái ngựa, dây mù (hà thủ ô), mơ lòng (mơ tam thể), tía tô, thanh dại, đậu rồng, đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen, v.v…
- Hương vị: Cỏ chua lè, mật thảo, cây muối, cây ký ninh, mướp đắng, bạc hà, rau đắng, hoa tử thi, cây trôm hôi, v.v..
- Công dụng: Cây thuốc dòi, cây trường sinh, cây thuốc rắn, dền canh, cỏ bắt ruồi (Trường Lệ), dâm dương hoắc, cỏ chó đẻ, v.v…
Trong bài viết nầy tôi nêu lên giả thuyết về Cây Lơn và Cây Quéo.  Nhờ độc giả góp ý về hai giả thuyết nầy và cách gọi tên SƯNG dành cho dòng thảo mộcSemecarpusXUÂN TÔN dành cho dòng SwintoniaRI-TA hay TÌ-TA dành cho dòng Chirita, v.v.

Cây Lơn?
Ở Dĩ An (trước thuộc tỉnh Biên Hòa, nay thuộc tỉnh Bình Dương) gần Quốc Lộ 1 cũ có Ngã Ba Cây Lơn. Sau khi tìm kiếm xem cây lơn là cây gì nhưng không ra nguồn gốc của loại thảo mộc nầy, người ta sửa Ngã Ba Cây Lơn thành Ngã Ba Cây Lớn. Lớn ở đây là chữ trái nghĩa với nhỏ. Phải chăng gần đó có cây nhỏ? Cây lớn và cây nhỏ là tên của cây gì? Từ một ẩn số Cây Lơn, ta tạo thêm hai ẩn số khác (Cây Lớn và Cây Nhỏ) nhưng vẫn không có câu giải đáp thỏa đáng.
Có một loại thảo mộc miền nhiệt đới gọi là Chày Lơn, một tên gọi có vẻ là tên phiên âm từ tiếng Khmer. Đó là loại thảo mộc mang tên khoa học Buchanania lucida thuộc gia đình Anancardiaceae của cây điều lộn hột. Người Việt Nam còn gọi là cây xoài giả, cây sáng, cây mà cá. Các tên khoa học đồng nghĩa với Buchanania lucida là:
- Buchanania arborescens.
- Buchanania florida.
- Buchanania platyphylla.
Ta gọi cây Sáng có lẽ do chữ Lucida trong tên khoa học mà ra?
Hay do âm cuối của tên gọi Getasan của người Indonesia?
Hay dịch từ tên gọi thông thường của cây chày lơn từ tiếng Anh: Lightwood?
Cây sáng hay chày lơn cao từ 30m - 40m; lá rộng, dài; đầu lá nhọn. Lá non màu hồng như lá xoài non. Hoa nhỏ màu trắng-vàng nhạt giống như hoa cây xoài. Nhìn chung gọi là cây xoài giả cũng không xa sự thật bao nhiêu. Chỉ khác là trái sáng, trái chày lơn hay mà cá nầy nhỏ, hột cứng và ít cơm không giống như trái xoài. Cây sáng có nhựa như cây xoài. Vỏ có nhiều sợi.
Người Mã Lai gọi là cây sáng (chày lơn, xoài giả) là Otak udang tumpul.
Indonesia: Getasan.
Thái Lan: Chaa muang.
Phi Luật Tân: Balinghasai.
Trung Hoa gọi cây sáng hay chày lơn là Shan xian zhi (sơn tiên tử).
Anh gọi là sparrow's mango (xoài chim sẻ vì loài chim nầy thích ăn trái chày lơn), little gooseberry treesatinwood (cây sơn tiên), lightwood.
Dân hải đảo Thái Bình Dương gọi cây chày lơn (cây sáng) là Mangkarrba. Tên gọi Mà Cả có liên hệ gì đến tên gọi Mangkarrba không? Hay đó là âm 1 và 3 của chữ Ma/lac/ca nơi có nhiều cây sáng?
Cây sáng hay chày lơn cho nhiều gỗ. Trái ăn được nhưng không đặc biệt vì nhỏ, ít cơm. Hiện nay loại thảo mộc nầy trở nên hiếm dần.

Cây Quéo?
Ở Bình Hòa, bây giờ là Bình Thạnh, có xóm Cây Quéo. Theo từ nguyên thì Quéo là một hình dung từ chỉ một vật bị cong ở đầu. Cây Quéo có thể:
1- Là cây có đọt bị quéo lại vì một lý do nào đó (hiểu theo nghĩa trực tiếp).
2- Là cây xoài quéo.
Xoài Quéo được tìm thấy trong trạng thái hoang dã trên quần đảo Inonesia như đảo Sumatra, Kalimantan, Biên Hòa (Nam Bộ), đảo New Guinea, v.v… Trái xoài quéo trông xấu xí không giống như trái xoài thường thấy:
Tên khoa học của xoài quéo là:
- Mangifera reba.
- Mangifera camptosperma.
- Mangifera inocarpoides.
- Mangifera gedebe.
Người Anh gọi là Bent-seed mango vì cả trái lẫn hột đều quéo cong lại.
Người Trung Hoa gọi là Wan zi mang guo.
Người Khmer gọi là svaay reba, svaay miehs.
Người Indonesia ở Kalimantan gọi là repeh.
Xoài quéo cũng có nhiều trên các hải đảo Thái Bình Dương nhưng dân chúng không thích ăn trái. Cư dân trên đảo Kalimantan dùng gỗ cây xoài quéo làm vách hay sàn nhà.

Về tên gọi "SƯNG" cho dòng thảo mộc Semecarpus, gia đình thảo mộc Anacardiaceae
Dòng Semecarpus thuộc gia đình thảo mộc Anacardiaceae của cây điều, cây xoài. Không biết vì sao trong danh mục thực vật Việt Nam gọi dòng nầy là SƯNGSemecarpus cochinchinensisđược gọi là Sưng Nam Bộ (Cochinchinensis: Nam Kỳ), Semecarpus caudata được gọi là Sưng Có Đuôi,v.v…
 Theo từ nguyên khoa học gốc Hy Lạp ngữ thì Seme (Sema) có nghĩa là dấu (mark, sign),Carpus (karpos): trái. Semecarpus là trái để làm dấu chớ không phải trên trái có dấu. Thực tế không phải là trái mà là hột. Cây Semecarpus anacardium hay Anacardium orientale là một loại cây điều lộn hột gốc ở phương đông hay rõ hơn ở Ấn Độ. Hột trái điều không nằm trong trái mà nằm ở ngoài. Thợ giặt ủi ở Ấn Độ dùng nhựa hột trái điều nầy để làm dấu quần áo trước khi giặt. Vì vậy người Anh gọi cây điều Ấn Độ nầy (đối lại với cây điều mà chúng ta biết ở miền NamAnacardium occidentale vì nó gốc ở Tây Bán Cầu) là marking nut, Oriental sachew nut, varnish tree (cậy vẹt-ni), Malacca nut (Malacca: bán đảo Mã Lai), Ink tree (vì dùng làm mực).
Người Ấn Độ gọi cây điều Đông Phương là Bhallatak. cổ y Ấn Độ đề cao tính năng trị liệu của hột điều mặc dù hột điều có nhiều độc chất (ở vỏ) nhưng cơm béo và bùi rất ngon. Nhựa hột điều đụng vào da gây phỏng da. Có phải chăng chử SƯNG được dùng trong nghĩa nầy hay còn có nghĩa gì khác nữa. Hay chỉ là âm dịch từ chữ SEM, âm đầu của tên khoa học Semecarpus, nên không có nghĩa gì cả?
Hột điều Đông Phương có biflavonoids, hợp chất phenols, bhilawanols, nhiều khoáng chất, nhiều sinh tố, amino acids, v.v… Nó được dùng để trị đau khớp xương, u bướu, nhiễm trùng, ho ra máu, kinh nguyệt quá đà, táo bón, trùng lãi, kháng oxy hóa. kháng viêm, hạ máu đường, trị ung thư gan, bệnh về đường tiểu, tâm bịnh (hay buồn, giận, nóng nảy, sợ sệt, v.v...). Nước vắt của trái điều Đông Phương tăng cường trí nhớ, trị chứng mất cảm xúc và chứng tê bại. Anacardium orientale trở thành một nhãn hiệu thuốc 'bá chứng' nổi tiếng hiện nay. Từ chữ Anacardium người ta tách ra chữ Cardium, tức là trái tim và liên hệ trái điều với trái tim. Đó là phương cách trị liệu của cổ nhân ngày xưa dựa vào ý niệm: Giống cái gì thì chữa cái đó (Homeopathy 'Like Cure Like').

Về tên gọi "XUÂN TÔN" dành cho thảo mộc mang tên khoa học Swintonia griffithii
Hai chữ "Xuân Tôn" có vẻ như là hai âm đầu của chữ Swin-ton-ia. Chắc chắn đại đa số người Việt Nam đều xa lạ với tên gọi nầy.
Về tên khoa học của Swintonia griffithii có một số tên đồng nghĩa khác như:
- Swintonia floribunda.
- Swintonia helferi.
- Swintonia puberula.
- Swintonia penangiana.
Tên khoa học cuối cùng cho thấy nguồn gốc Penang, một hòn đảo thuộc Mã Lai. Loại thảo mộc dòng Swintonia và gia đình Anacardiaceae của cây xoài, cây điều được tìm thấy nhiều ở Mã Lai, Indonesia, Phi Luật Tân, Việt Nam, Cambodia, Miến Điện.
Tên gọi thông thường của thảo mộc Swintonia griffithii:
- Mã Lai: Merpauh daun runching hay gọi tắt là Merpauh.
- Indonesia: Kedongbong rabuk (Sumatra), Kerata (Indonesia).
- Miến Điện: Thaytkin, Thayyet san.
- Bangladesh: Civit
- Cambodia: Muom
- Việt Nam: Muỗm.
- Anh: Merpauh (dựa theo cách gọi của người Mã Lai).
Tên gọi Muỗm của người Việt Nam vay mượn của người Khmer. Đó là một loại xoài trái nhỏ: xoài muỗm. Dù là một tên vay mượn nhưng tên gọi nầy có vẻ gần gủi với người Việt Nam vì xoài muỗm không xa lạ gì với người Việt Nam, nhất là cư dân sống trên đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Nai. Việt Nam và Cambodia là hai quốc gia láng giềng có liên hệ lịch sử và địa lý gần gủi và gắn bó.
Tôi đề nghị dùng chữ Muỗm hay Xoài Muỗm cho thảo mộc mang tên khoa học Swintonia griffithii và các tên khoa học đồng nghĩa khác đã ghi ở phần đầu hơn là chữ Xuân Tôn.
Cây xoài muỗm cao đến 40m. Là giẹp, dài, đầu lá nhọn, gân lá rất rõ. Hoa nhỏ. Trái tròn và nhỏ. Trái xoài muỗm không được truyền tụng nhưng gỗ cây xoài muỗm màu đỏ hồng và được bán ngoài thị trường gỗ dưới tên Am-barola. Gỗ cây muỗm được dùng để làm nhà, bột giấy. Cây muỗm tươi có nhiều nhựa. Nhựa gây phỏng da khi đụng đến. Lá cây muỗm có carotenoids, hợp chất phenol chống oxy hóa.

Về tên gọi 'Ri-Ta' hay 'Tì-Ta' cho dòng Chirita, gia đình thảo mộc Gesneriaceae
Từ chữ Chirita ta có tên gọi Ri-Ta hay Tì-Ta, tức là lấy hai âm cuối của chữ CHI-RI-TA.
Chữ Chirita gốc tiếng Ấn Độ và Nepal, có nghĩa là gentian trong tiếng Anh. Người Ấn Độ gọi là chirayata, chirata, chirayita, chiretta, chirita. (CHI đọc thành KI). Tiếng Sanskrit (Phạn) gọi là Kirata. Chữ gentian chỉ những loại cây có vị thật đắng, thân có lông; hoa màu xanh-tím sậm. Trên thực tế hoa của loại thảo mộc nầy có nhiều màu khác nhau. Hoa hình loa kèn hay hình chuông, nhưng nét đặc biệt nhất là những loại hoa màu xanh-tím sậm như long đàm thảo Swertia chirata hay Gentiana chirayita, gia đình Gentianaceae được người Ấn Độ dùng làm thuốc trị sốt, sốt rét, trùng lãi, táo bón, nôn mửa, bịnh về gan, mật, bàng quang, ho lao,... Vị đắng do sự hiện diện của ác xít ophelic C13 H20 O10 và chiratin C26 H48 O15 mà ra. Thảo mộc có hoa xanh-tím sậm và vị đắng đặc biệt dòng Swertia hay Gentiana (1) được tìm thấy khắp các vùng khí hậu trên thế giới ngoại trừ Nam Băng Châu. Người Anh gọi long đàm thảo (cỏ mật rồng) nầy là bitter stick.
Thảo mộc dòng Chirita thuộc gia đình Gesneriaceae được tìm thấy ở Ấn Độ, các nước Đông Nam Á và được trồng để làm cảnh. Cây cao từ 40cm - 50cm; thân mềm, dễ gảy, có lông mịn; lá hình trái tim; hoa năm cánh không đều, đa số có màu xanh-tím sậm. Ngoài ra còn có những màu khác. Người Anh vẫn dùng chữ chirita của Nepal và Ấn Độ. Chữ chirita của tiếng Hindi cũng được dùng để chỉ cây xuyên tâm liên (chuan xin lianAndrographis paniculata mà người Anh gọi là King of bittersgiống như Roi des amers  - có nghĩa là Vua đắng - của người Pháp.
Điều đáng ngạc nhiên là thảo mộc CHIRITA có ở Việt Nam nhưng tại sao nó không có tên mà phải âm hai âm cuối của chữ CHI-RI-TA để trở thành Ri-Ta hay Tì-Ta? Tôi đoan chắc rằng đa số người Việt Nam rất xa lạ với tên gọi nầy. Nều người Anh phải dùng chữ Chirita của Nepal và Ấn Độ và gọi xuyên tâm liên là green chirayta để gợi lên vị đáng đặc biệt của loại dược thảo nầy thì chúng ta không dùng nguyên từ Chirita mà dùng nôm na Cỏ Đắng hay nói theo từ Hán Việt là Khổ Thảo căn cứ theo vị đắng của nó để người học dễ hiểu hơn. Xuyên tâm liên được gọi là khổ đàm thảo.
*
Trong khuôn khổ bài viết ngắn nầy chúng tôi chỉ đưa ra vài trường hợp điển hình mà thôi. Còn rất nhiều trường hợp gọi tên thảo mộc bằng cách Việt hóa những âm đầu hay âm cuối của tên khoa học đôi khi được đặt ra để tưởng nhớ đến nhà thực vật học hay nhà trồng tỉa có công khám phá ra loại thảo mộc đó. Khi âm ra tiếng Việt thì người học ngơ ngác không hiểu gì cả, nhưng họ bắt buộc phải học thuộc lòng điều mà mình không nắm vững lai lịch, cội nguồn giống như các nhà nho ngày xưa phải học thuộc lòng và chấp nhận vô điều kiện những gì Khổng Tử và Mạnh Tử viết hay nói. Hy vọng rằng người đọc thông hiểu ý của người viết và vui vẻ góp ý về giả thuyết Cây Lơn, Cây Quéo và phản hồi sự góp ý của người viết vào lãnh vực thực vật học mênh mông nầy. Thế gian không có sự hoàn hảo. Mọi góp ý và bàn bạc một cách vô tư, xây dựng và bất vụ lợi sẽ giúp cho cuộc sống hôm nay tốt hơn cuộc sống ngày hôm qua và cuộc sống ngày mai tốt hơn hôm nay. Cứ như thế vũ trụ xoay dần. Xã hội loài người có tiến bộ nhưng không bao giờ có sự hoàn hảo. Trong chừng mực nào đó sự hoàn hảo gây ra nạn thất nghiệp và sự thiếu động não cho các thế hệ kế tiếp.

Phạm Đình Lân, F.A.B.I.
_______________________
(1) Xuất phát từ tên của vua Gentius của Illyria ngự trị từ năm 181 - 168 trước Tây Lịch. Ông là người đầu tiên khám phá ra tính năng trị sốt của long đàm thảo Gentiana chirita.