Tuesday, 7 January 2014

QUỐC MẪU TRỊNH THỊ NGỌC LỮ VÀ QUỐC VƯƠNG TƯ TỀ MỘT NGHI ÁN TRONG LỊCH SỬ THỜI LÊ SƠ (Hoàng Tuấn Phổ - Tuấn Công Thư Phòng)


Thứ Ba, ngày 03 tháng 12 năm 2013

QUỐC MẪU TRỊNH THỊ NGỌC LỮ VÀ QUỐC VƯƠNG TƯ TỀ




Lê Thái t thu sinh thi, theo s sách có  ba bà v: Trnh Th Ngc L được phong làm Thn phi; Phm Th Nghiêu được phong làm Hu phi; Phm Th Ngc Trn chc phong Hin phi. Theo quy đnh thi by gi, v vua ngoài chính cung hoàng hu có 3 bc phi, 9 bc tn. Sách “Đi Vit thông s” chép: “Thái t không lp chính tht (v c ) ch có my người là Qun vương mu Trnh Thn phi và Phm Hu phi cùng hoàng hu (bà Ngc Trn) mà thôi”. Gn đây, mt s tài liu nói rng Thái t còn ly bà A, bà B nhưng chưa đ đ tin cy. Và, du Thái t lp đ 3 bc phi, 9 bc tn thì bà Trnh Th Ngc L vn là người đng đu danh sách vi chc phong Thn phi.
Có l vì con trai là quc vương Tư T b trut ngôi, ri phế blàm thường dân, tiu s bà Ngc L ghi chép quá sơ sài, ch đ vài ba dòng. Riêng mc “Thế th” nhà Lê, nhân vt Tư T trong “Đi Vit thông s”, Lê Quý Đôn chép tương đi rõ ràng: Tư T theo vua cha đi đánh gic Ngô, tính dũng cm, ham giết gic. Năm 1426 được trao chc Th trung. Năm 1427 giao thêm chc Tư đ. Cui năm y, Tư T đi vi Lưu Nhân Chú vào thành Đông Quan làm con tin đ thc hin hoà ước vi Vương Thông. Năm Thun Thiên thnht (1428) Tư T được phong làm Hu tướng quc, tước Qun vương. Kế theo, nhà vua sai Nhp ni kim hiu Bình chương sLê Vn, Nhp ni Đi tư mã Lê Ngân, Nhp ni Thiếu phó Lê Văn Linh, mang kim sách lp Tư T làm Quc vương tm coi vic nước, và lp con th là Nguyên Long làm Hoàng thái t. Năm 1432, Thái t sai Quc vương Tư T đem quân đi đánh châu Mường L (sau đi Phc L) bc hàng tù trưởng Đèo Cát Hãn và con y là Đèo Mnh Vượng ri đem quân v. Lúc by gi nhà vua mt mi vì nhiu bnh, chính s ln ca nhà nước đu giao cho Tư T quyết đnh…
Như vy, TháI t sinh năm 1385, ly bà Ngc L mun nht năm 1405 (20 tui) và sinh Tư T mun nht năm 1410. Nhng mc thi gian y hết sc quan trng vì chúng gián tiếp nói lên công lao ca bà Ngc L trong cuc kháng chiến chng quân Minh xâm lược.
Thái t cưới bà Ngc L đu tiên, nhưng chưa đnh bà chính tht. Tuy nhiên vi chc phong Thn phi cao nht trong ba bc phi, thì bà  không phi là chính cũng như chính. Bà Ngc L là người cai qun mi vic trong nhà khi chng làm ph đo và cai qun mi vic trong cung khi chng lên ngôi vua. Lê Triu ngc ph cho biết thu niên thiếu Lê Li chăm lo sách đèn, là bn hc vi Nguyn Thn, Lê An, tui trưởng thành, vua gi chc ph đo Kh Lam, làm “quân trưởng” mt phương. Thơ Nguyn Trãi hay nhc ti 10 năm nghin ngm binh thư, binh pháp ca Lê Li. Tt yếu bà  Ngc L phi lo quán xuyến mi vic gia đình. Đây là mt gia đình đc bit ln: hàng ngàn khonh rung, hàng ngàn gia nhân. Trong shàng ngàn gia nhân này, nhiu người vn là hào kit bn phương trn tránh gic Minh hoc mang chí ln cu dân cu nước t hp v đây, núp dưới danh nghĩa làm thuê, tôi t, đ che mt đch. Hngày cày rung, đêm luyn võ.  Mt trong nhng đa danh ni tiếng nht ghi đm dn trong lch s là đng Chiêu Nghi. Trnh Kh, Vũ Uy, Trương Lôi, Trương Chiến…được Lê Li thu dng làm con nuôi, ni danh là nhng nông phu cày rung gii, đu là nhng võ tướng kit hit đng dưới c nghĩa quân Lam Sơn, ch huy đi quân thiết đt xông pha chiến trn, vào sinh ra t, dũng cm đi đu. Nhng tài danh ca đt nước như Trn Nguyên Hãn, Phm Văn Xo, Bùi Quc Hưng, Lê Văn Linh, Lưu Nhân Chú, Nguyn Xí, Nguyn Chích..tìm đến t nghĩa, vic tiếp đãi không th tuỳ tin. Đành rng nhiu người t cày rung ly thóc go mà ăn nhưng còn trâu bò, cày cuc, ging má, bão lt, nng hn…Cái ăn li cái mc. Nht là vn đ lương thc chun b cho nghĩa quân khi khi nghĩa. Nhà h Lê trên đt Lam Sơn phi tích lu my đi, ít nht là t cbà Trnh Th Ngc Thương, mu thân ca đc Thái t. Bà Ngc Lđược tiếp nhn mt gia tư giàu có nhưng ming ăn núi l, nếu không biết làm cho ca ci sinh sôi, Thái t không th rnh tay, yên lòng mưu đ đi s và pht c đi nghĩa dng nên nghip ln.
Bà Ngc L xng đáng là mt ni tướng vào bc tài gii nht trong lch s.
Tháng Giêng năm Mu Tut (1418) nghĩa quân Lam Sơn khi binh, tháng tư năm y, quân Minh nh k phn thn dn đường, đánh thng vào hu c Lam Sơn, bà Phm Th Nghiêu bni quan nhà Minh là Mã Kỳ bt. Theo hu đc Thái t còn li là bà Ngc L và bà Ngc Trn. Năm 1424, bà Ngc Trn m NghAn. Trong ni cung ch còn li bà Ngc L. Sau mười năm ln li núi sông cùng chng nm gai nếm mt, năm 1428, cuc chiến toàn thng, con trai Tư T được sách lp làm quc vương “tm coi vic nước”, bà Ngc L mi được phong chc Quc thái mu. Năm 1433 (năm năm sau) Quc vương Tư T b giáng xung Qun vương, bà Ngc L cũng b giáng theo làm Qun mu. Năm 1438, vua Thái tông phế trut Qun vương Tư T làm th dân, bà Ngc L ch còn li chc Thn phi !
          Ti sao bà Ngc L không b đui làm thường dân ?
          Vua Thái tông và đám qun thn xu nnh thương tình bà chăng ? Có l không phi ! Hn bi công lao bà ln quá, quá ln mà bn thân không làm điu gì sai trái ? Đáng tiếc cũng đáng bun là trong s 28 v vua thi Lê sơ được Lê Quý Đôn chép vào mc “Lit truyn” ch có bà Ngc L b thit thòi nht: Cuc đi mt phn, công lao dường y ch được tóm gn trong vài dòng ch ! Nhà s hc không có tài liu chăng, hay ông không dám chép nhiu hơn ?
          Bà Ngc L và con trai Tư T là hai tn thm kch, hai sphn, đng thi là hai nghi án liên quan vi nhau trong lch s thi Lê sơ.
          Cui đi, đc Thái t sinh nhiu bnh tt nên mt mi, m yếu liên miên, quyn giám quc giao cho Quc vương Tư T, mt người khí cht cng rn, tng tri chiến trn, lp công nơi chiến trường, li cùng Lưu Nhân Chú vào ra hang hùm  sói khiến tướng gic Vương Thông thành Đông Quan phi khut phc. Đám b tôi cy công hãn mã mun lng quyn, chuyên quyn không ni, bí mt ra vào tm đin, đt điu nói xu Tư T vi vua, nhm đánh đQuc vương đ thay vào Nguyên Long, mt chú bé mi mười mt tui. Quc s chép: By gi nhà vua mt mi vì nhiu bnh, chính s ln đu giao cho Quc vương quyết đnh. Nhưng vương mc chng điên cung, giết ba các tỳ thiếp, dn dn không hp ý vua. Năm th 6 (1433) vua gi Thiếu uý Lê Khôi hi v vic lp người ni ngôi, Lê Khôi bàn nên lp Nguyên Long. By gi nhà vua mi quyết. Trong t chiếu, Tư T b kết ti: “Không trung hiếu vi cha m, ngược đãi qun thn, khinh nhn tri đt, không theo đo ca các đng tiên vương”.
          Như vy, ti ca Quc vương Tư T quá ln, vua giáng xung Qun vương còn là nh ! Nhưng ti sao mi “mc chng điên cung, giết ba các tỳ thiếp”, bng dưng sinh ra lm ti to ln tày tri đến thế ? Phi chăng trong lúc quá mt mi, đu óc kém sáng sut, li luôn b ám nh bi mng m v chuyn bà Hin phi Ngc Tn trách móc không thc hin đúng li ha khi bà tun tiết, nên mun b trưởng Tư T thay thế con th Nguyên Long ? Ti sao nhà vua mun phế mà không dám quyết phi nh vào ý kiến ca Lê Khôi mi dám quyết ? Vì Tư T không có ti hoc không đáng ti. Gi s Tư T mc nhng ti tày tri đúng như trên thì vua cn gì phi hi ai ? S thc, Thiếu uý Lê Khôi đưa đón ý vua, chung quanh vua còn có đám qun thn tài thêu dt, gii nnh hót như bn tiu nhân Lê Quc Khí, chuyên hãm hi người hin lương mà chính vua cũng đã nhn ra nên ban lnh t nay v sau cm không được dùng. Sau này, Th tướng Lê Sát mun dùng li Lê Quc Khí nhưng vì đã có lnh cm ca Thái t nên đành phi thôi. Ti sao Lê Sát mun dùng li Lê Quc Khí ? Phi chăng bi “đng khí tương cu” ? Ai dám chc trong v giáng trut Tư T không có bàn tay Lê Sát ?
          Sau khi lên ngôi, Nguyên Long vn chưa yên lòng v Tư T. S chép: “Có 3 người th n chy đến tâu vi vua Thái tông rng: Qun vương (Tư T) nói nhiu điu càn by, quái g, t ra không thun. Nhà vua ni gin, bo các văn võ đi thn và bá quan không được vãng lai ti nơ ca Qun vương. Còn Qun vương nếu không có người ti gi thì không được vào triu. Nếu ai dám tư tình dn vào ca hoc trăm quan có ai dám t ý đến nhà Qun vương thì b ti nng”. Lúc này vua Nguyên Long mi 12 tui. Liu có phi là ý t ca vua hay do đám bi thn đng đu là Lê Sát, ph chính Th tướng mm li ? Tư T Qun vương tr thành tên ti phm bgiam lng. Dĩ nhiên li nói ca ba tên th n chưa th đáng tin. Nhưng đi vi người chp pháp chuyên quyn ch cn “chng”, không cn “cung” mà chng  đây, phi lý thay, ch là li nói “khu thit vô bng” !
Tuy nhiên, Tư T theo danh nghĩa vn là Qun vương. TưT chưa chết, h còn chưa ăn ngon ng yên. Nhưng mun giết TưT cũng khó. Cái khó nht là h s búa rìu dư lun. Phi giết bng cách khác. Và năm 1438, Qun vương Tư T b phế b làm dân thường ! Sau đó ông mt ! Ông t t ? Ông b ng đc ? Hay m bnh ? Hoc ông chết đói ? Ai quan tâm đến mt gã thường dân tc vô thân, sinh vô gia cư, t vô đa táng ? Nhưng dù sao đó cũng là git máu ca Tiên đế, sinh thi ngài có đui làm dân thường đâu ? Người ta buc phi truy phong k thường dân Tư T làm Qun Ai vương ! Cũng đ che ming thế gian ! Và biết đâu, c vì h s cái linh hn oan khut Tư T sng khôn chết thiêng s báo oán tr thù !
          Trong nhng năm tháng cui đi mình, bà Ngc L sng thếnào ? Không có tài liu ghi chép. Chúng ta có th hình dung ni đau kh, s phn ut ca bà. Tư T là con trai duy nht, rt rut đ ra ca đc Lê Thái t và bà. Hai m con bà đu có công đáng k vào s nghip gii phóng dân tc và xây dng đt nước. Bà làm gì nên ti ? Con bà cũng làm gì nên ti ? Con bà sng d chết dthì bà cũng d sng d chết ! Sau khi con bà chết thì bà sng chng bng chết ! Tuy nhiên bà vn sng đến niên hiu Thái Hoà (1443-1453) tc là sau khi xy ra v án L Chi viên (1442) mt thi gian. K ra ông vua này cũng l, lúc sng, nào Quc vương, nào đi thn phi chu ti chết, sau khi nhm mt xuôi tay, ông còn gián tiếp gây cnh thm sát c ba h công thn Nguyn Trãi và Nguyn Th L! Vua Nhân tông lên ngôi kế v, nhưng hy vng gì   u chúa còn bng bế trên tay mt s thu t hay gii ni oan tình ?!
          Vn đ gn sáu trăm năm sau hu thế chúng ta đt ra là “Liu Tư T có b oan khut tht không” ?
          Có my điu đáng chú ý nht:
          1. S lun ti “tin hu bt nht”, trước ch là “mc chng điên, giết ba các tỳ thiếp, dn dn không hp ý vua” sau nâng lên “Không trung hiếu vi cha m, ngược đãi qun thn, khinh nhn tri đt, không theo đo ca các đng tiên vương” đ dn đến án phế lp ngôi Hoàng đế, phế trut Quc vương h xung Qun vương.
          2. Lch triu hiến chương, mNhân vt ca nhà s hc Phan Huy Chú cho biết Tư T mc ti “hoang dâm phóng túng” nên b trut ngôi.
          3. Tư T b qun chế rt ngt, ba th n hn là do vua sai ti, vua mun bt nói gì tt h phi nói, đ to cái c phế b làm dân thường. Ba điu đó nói lên v án Quc vương Tư T rt m ám, đáng gi là mt nghi án ca lch s đương thi. Bà Quc mu Trnh Th Ngc L do đó b liên lu theo đ chết dn chết mòn ti nơi nào không rõ, đến ni c ngày tháng năm bà t giã cõi đi oan khut cũng chng được biết đến !
          Cuc Hi tho này do h Lê t chc du hơi mun còn hơn không, đ tr li s công bng cho mt bà m Vit Nam trong lch s đã gn 600 năm chu oan trái, bt công. Hu thế chúng ta không quên công đc tri cao bin rng ca Lê Thái t tt phi biết đến và nh công lao vt v gian nan khôn xiết ca Bà. Bà phi được khôi phc chc danh Quc mu như đc Thái t đã ban phong và xng đáng vi s th phng hương khói muôn đi./.

Monday, 6 January 2014

PHAN THỊ HUYỀN TRANG ĐÃ DUNG TỤC HOA TRÀ MI VÀ NÀNG KIỀU NHƯ THẾ NÀO ? (Hoàng Tuấn Công - Tuấn Công Thư Phòng)


Thứ Sáu, ngày 06 tháng 9 năm 2013

PHAN THỊ HUYỀN TRANG ĐÃ DUNG TỤC HOA TRÀ MI VÀ NÀNG KIỀU NHƯ THẾ NÀO ?


                                              Hoàng Tuấn Công

Trên tạp chí “Ngôn ngữ”-Viện ngôn ngữ học số 11-2007 có bài “Những liên tưởng ngữ nghĩa của từ hoa trong Truyện Kiều-Nguyễn Du” của Phan Thị Huyền Trang. Bài viết đã táo bạo mở ra hướng tiếp cận, khám phá cái mới trong  vườn hoa ngôn ngữ của Truyện Kiều-mảnh vườn mà nhiều nhà “Kiều học”, nhiều “tín đồ” của ngôi đền thơ “Đoạn trường tân thanh” đã cày xới, chăm sóc rất kỹ ngót mấy trăm năm qua.
Theo Phan Thị Huyền Trang thì “dưới cách tiếp cận ngôn ngữ-văn hoá, bài viết này sẽ đi sâu phân tích, lý giải sự lan toả ý nghĩa của từ hoa từ tâm ra ngoại vi, cũng như sợi dây gắn kết về ngữ nghĩa từ ngoại vi hướng về tâm”. Sau khi phải khá 
mệt mỏi bơi theo dòng “trường giang ngôn ngữ” của 10 trang viết với những tầm chương trích cú, lý luận kinh viện, cái mới mà độc giả được tiếp cận lại chính là sự tận cùng dung tục, thô lỗ hoá ngôn ngữ Truyện Kiều của tác giả Phan Thị Huyền Trang. Xin có đôi lời trao đổi cùng Phan Thị Huyền Trang và độc giả qua mấy đề mục:

1. “ Cái hay thì không mới...”:
Phan Thị Huyền Trang đưa ra 5 nghĩa của từ “hoa” mà Đào Duy Anh đã giải thích trong Truyện Kiều và chỉ ra cái hạn chế của học giả Đào Duy Anh “do cách tiếp cận thiên về từ vựng-ngữ nghĩa của một người làm từ điển, tác giả Đào Duy Anh chỉ nhấn mạnh đến các ý nghĩa cơ bản được cố định hoá của từ hoa, những ý nghĩa giúp cho nó có chỗ đứng trong hệ thống. Còn các tầng nghĩa biểu trưng, các sắc thái biểu cảm cũng như sự lan toả ngữ nghĩa tinh tế-cái tạo nên linh hồn ngữ nghĩa của từ hoa lại chỉ được nhắc đến một cách sơ sài : “thường dùng để tỉ dụ người đẹp, sắc đẹp, tình yêu...Vì vậy, chúng tôi đặt ra cho mình nhiệm vụ là: cần phải soi sáng đặc điểm ngữ nghĩa của từ hoa dưới một góc độ khác, góc độ ngôn ngữ -văn hoá”.
Vậy, dưới “góc độ ngôn ngữ văn hoá” Phan Thị Huyền Trang đã “soi sáng” được những gì?
Chúng ta đều biết, phong, hoa, tuyết, nguyệt,...là những hình ảnh rất quen thuộc, phổ biến trong thơ ca xưa. Riêng hình tượng bông hoa được so sánh, ẩn dụ với sắc đẹp, thân phận người phụ nữ  đã trở nên quá quen thuộc, cả trong văn học viết, văn học dân gian, lẫn ngôn ngữ thường ngày như: mặt hoa da phấn, tươi như hoa, đẹp như hoa, như hoa mới nở, như hoa sắp tàn, như hoa sớm nở tối tàn, như cánh hoa bị vùi dập, gót hoa, trướng hoa, thềm hoa v.v...Hoa trở thành ý nghĩa tượng trưng cho cái đẹp, sự cao sang, trong sáng và muôn hình vạn trạng trong cách ví von, ẩn dụ khác. Bởi vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi trong số hơn ba ngàn câu Kiều, Phan Thị Huyền Trang đã dày công đếm được tất thẩy 133 lần xuất hiện từ hoa với nhiều ý nghĩa khác nhau. Phan Thị Huyền Trang nên hiểu rằng, phần nhiều thơ ca xưa đều vận dụng lối “tỉ dụ” để giãi bày, sáng tác. Do đó, lấy hình tượng hoa để biểu thị nét mặt, tâm trạng, thân phận, tình yêu... không phải điểm đặc biệt, duy nhất của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Thậm chí, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du mới chỉ vận dụng một phần nhỏ ý nghĩa ẩn dụ của hoa trong vô vàn cách nói của dân gian. Câu ca dao: Em như một đoá hoa nhài. Canh khuya hé nở chờ ai bên tường, hoa nhài ở đây là hình ảnh một người con gái đáng chê. Nhưng câu ví Như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu, hoa nhài  lại là một thân phận vừa đáng chê lại vừa đáng thương, đáng tiếc. Hay câu Thân em như hạt mưa sa, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa, hoa ở đây chỉ nơi chốn cao sang, sung sướng, hạnh phúc. Câu thành ngữ “Mãn nguyệt khai hoa” hoa ở đây lại chỉ sự sinh nở v.v và v.v... Với văn học viết, chỉ xin lấy “Chinh phụ ngâm” (bản diễn ca cũng như nguyên tác) làm ví dụ. Mặc dù nhân vật chính không phải là thân phận bông hoa bị dập vùi, trôi nổi như Kiều, nhưng, hình tượng hoa với lối so sánh ẩn dụ vẫn xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm thơ cổ này:
“Rượu cùng hoa rắp tã đàm
Sầu làm rượu lạt, muộn làm hoa ôi”
Hay:
“Ngừng nhan sắc đương chừng hoa nở
...       
Đôi hoa cùng nở đôi cây cùng liền...
Thậm chí từ hoa còn khá “đậm đặc”:
“Hướng dương lòng thiếp như hoa
Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương
Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái,
Hoa để vàng vì tại bóng dương
Hoa vàng, hoa rụng quanh tường
Trải xem hoa rụng đêm sương mấy lần”(1)
Không bằng lòng dừng lại ở cách giải thích của học giả Đào Duy Anh, Phan Thị Huyền Trang đưa ra một số đề mục rất “mùi mẫn” như: 1.Hoa-hiện thân của sự sống, 2. Hoa-thiên đường của mặt đất, 3.Hoa phút giây thoáng chốc, 4.Hoa-thực thể thụ động”,v.v...với những dòng phân tích, tán thưởng về hoa “tràng giang đại hải”. Tất cả những điều đó đã được học giả Đào Duy Anh giải thích khái quát, đầy đủ trong Từ điển Truyện Kiều, và loài người, mọi người đã nói cách đây cả...ngàn năm, trăm năm rồi.
Vẫn là những ngộ nhận, Phan Thị Huyền Trang viết: “Hoa thường được gán cho thiên tính nữ nên người ta thường liên tưởng với người con gái đẹp. Nhưng tài tình của Nguyễn Du là ở chỗ trong Truyện Kiều ta còn thấy đối tượng hoa ngầm chỉ không phải thuộc phái đẹp mà còn có thể thuộc phái “mày râu”:
Nàng rằng khoảng vắng đêm trường
442.Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
Thật bất ngờ đối với người đọc và cơ chế liên tưởng ở đây dường như đã đi ra ngoài khung liên tưởng thông thường. Có thể hình dung ra mô hình liên tưởng như sau:
Hoaà tình yêu, tình cảm đẹp, cao quý à người yêu, đối tượng có tình cảm đẹp ấy à Kim Trọng, đối tượng cụ thể”.
Thực ra, những liên tưởng ấy về từ hoa trong câu thơ đã nằm trong cách giải thích thứ nhất về hoa của Đào Duy Anh mà chính Phan Thị Huyền Trang đã trích dẫn và chê là sơ sài. Đó là hoa “thường dùng để chỉ người đẹp, sắc đẹp, tình yêu. Trong câu  “Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa”, từ hoa ở đây chỉ có thể hiểu là “tình yêu” mà thôi (Vì tình yêu nên phải đánh đường tìm tình yêu). Bằng không, nếu hoa trong câu thơ trên nói về một giới “mày râu”, cụ thể là Kim Trọng (Vì Kim Trọng nên phải đánh đường tìm Kim Trọng) như cách liên tưởng của Phan Thị Huyền Trang, điều đó cũng không có gì là “bất ngờ”, “tài tình”, độc đáo và mới lạ trong Truyện Kiều. Bởi từ hoa, hình  ảnh hoa, đã lâu  không chỉ là đặc quyền khi nói về cái đẹp của người phụ nữ. Từ hoa đã mang một nghĩa bao hàm, tượng trưng khi nhắc đến tất cả những gì, (con người, sự vật hay hiện tượng) có phẩm chất, hình thức tốt đẹp: hoa tay, bút hoa, thềm hoa, chiếu hoa,v.v..,Trong “Chinh phụ ngâm” cũng đã dùng “mặt hoa” để chỉ Phan Lang-một anh chàng, một “mày râu”  đẹp trai có tiếng trong điển tích xưa:
Mặt hoa nọ gã Phan Lang
Sợ khi mái tóc pha sương cũng ngừng
 Nói tóm lại, với phần “soi sáng” rất công phu dài dòng trên đây, Phan Thị Huyền Trang không hề tìm được điều gì mới mẻ như cách đặt vấn đề hùng hồn đầu bài viết. Ngược lại tác giả đã bộc lộ những ấu trĩ không đáng có trong một bài nghiên cứu về ngôn ngữ Truyện Kiều.

2. “ Cái mới thì không hay”:
Với đề mục thứ 5 “Hoa-bộ phận cơ thể người phụ nữ”-sự ngộ nhận, non kém về ngôn ngữ, hay sự dung tục trong ý nghĩ của Phan Thị Huyền Trang đã đẩy ngôn ngữ truyện Kiều đến tận cùng của sự thô lỗ. 
Thoạt tiên, Phan Thị Huyền Trang ca ngợi “Một ý nghĩa biểu trưng khá thú vị của hoa trong Truyện Kiều là: hoa tương ứng với bộ phận làm đẹp của người nữ giới. Hoa là miệng xinh:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Hoa là mặt đẹp:
Lại càng ủ dột nét hoa”
Như trên đã nói, ví miệng người con gái cười tươi, xinh như hoa, vẻ mặt như hoa không phải là sáng tạo chỉ có trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Do đó không cần tác giả làm rối rắm thêm vấn đề bằng những kết luận như “Sự tương tác giữa hoa với các từ xung quanh đã đẩy ngữ nghĩa của từ hoa đi từ trường thiên nhiên sang trường bộ phận con người”. Không hiểu “trường thiên nhiên”  “ trường bộ phận con người” là thuật ngữ gì mà nghe lạ tai vậy?
Kinh ngạc hơn, tác giả viết tiếp: “Thêm vào đó, trong Truyện Kiều, hoa còn tượng trưng cho bộ phận sinh dục của người phụ nữ, (H.T.C nhấn mạnh) là sự sống xuất hiện trên khoảng mênh mông của vùng nước khởi nguyên, kết hợp với mùi hương nồng nàn mà dịu ngọt, hoa tự thân đã có tính thái âm và nữ tính. ý nghĩa tượng trưng này được Nguyễn Du cảm nhận thực là sâu sắc:
Tiếc thay một đoá trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về
Trà mi là loại hoa nở vào cuối xuân đầu hạ, nó đẹp bởi sự tinh khiết thuần tuý. Trà mi thường được sử dụng trong văn thơ để tỉ dụ người con gái đẹp, nhưng để chỉ âm hộ của người phụ nữ thì ít ai như Nguyễn Du”. Than ôi! “ít ai như Nguyễn Du” hay chỉ độc nhất vô nhị Phan Thị Huyền Trang có cách nghĩ và cách cảm thô thiển như vậy?
Cái cớ mà tác giả dựa vào để “liên tưởng” là căn cứ vào một số ý kiến về “biểu tượng hoa sen trong văn hoá phương Đông và hoa huệ tây trong văn hoá phương Tây” của một vài học giả phương Tây. Sau khi tán tụng hình ảnh hoa sen “trong tranh hình Ai Cập”, tác giả kết luận “Trong văn hoá ấn Độ và Trung Hoa, tầm quan trọng về ý nghĩa biểu tượng của hoa sen, về mặt trần tục cũng như về mặt linh thiêng đều bắt nguồn từ hình ảnh cơ bản này”. Và Phan Thị Huyền Trang mạnh dạn gán cho cụ Nguyễn Du một khả năng tư duy “thiên tài” đáng xấu hổ : “Từ sự liên tưởng hoa trà mi với âm hộ người phụ nữ, Nguyễn Du đã chạm tới mẫu gốc thiêng liêng trong văn hoá nhân loại. Đồng thời, với sự gán ghép phạm trù tự nhiên sang phạm trù con người, phải chăng Nguyễn Du đã cố ý trộn lẫn các đối tượng: hoa-miệng-mặt-âm hộ. Vẻ đẹp thiên nhiên tựa như thứ nhạc nền để một hoà tấu cất lên, để ấn tượng về cái đẹp nhân bản trở thành viên mãn. Những trường hợp hoa mang ý nghĩa  biểu tượng này tuy không nhiều nhưng thực sự có giá trị, vì nó là cái riêng, cái dấu ấn độc đáo của thiên tài Nguyễn Du”
Xin thưa rằng ý nghĩa về sự sinh sản, sinh dục, tái sinh, phồn thịnh, mẫu gốc của các loài hoa mà Phan Thị Huyền Trang trích dẫn của mấy ông Tây mang tính biểu tượng, tín ngưỡng của từng dân tộc, nó khác hoàn toàn với sự liên tưởng cụ thể “đoá trà mi” với “bộ phận cơ thể người phụ nữ”, với “âm hộ” mà Phan Thị Huyền Trang phát hiện.
 “Tiếc thay một đoá trà mi, Con ong đã tỏ đường đi lối về” là hai câu thơ rất hay trong truyện Kiều. Nó không chỉ hay và nổi tiếng bởi ghi lại dấu mốc quan trọng nhất, thời khắc nghiệt ngã, xót xa nhất khi Mã Giám Sinh đã biến nàng Kiều từ một người con gái trong trắng, tiết trinh, trở thành một người đàn bà “Thân nghìn vàng để ô danh má hồng”. Sau “tiếng kêu đứt ruột” đầu tiên này, nàng Kiều sẽ tiếp tục bị đẩy dài trong kiếp đoạ đầy thân xác và tâm hồn. Hai câu thơ còn nổi tiếng và hay bởi sự diễn đạt nhẹ nhàng, ý nhị, kín đáo mà gợi nên xiết bao đau đớn, tiếc nuối cho nàng Kiều. Nguyễn Du không viết Tiếc thay cái nhuỵ trà mi mà dùng chữ “một đoá trà mi”. Chữ “đoá” là một từ Hán-Việt, nghĩa gốc là một chùm hoa. Khi Việt hoá, từ “đoá” được hiểu chung là một bông hoa dưới cái nhìn tổng thể (bao gồm cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa ,v.v...) Do đó, “một đoá” ở đây không nhằm chỉ một bộ phận riêng biệt, cụ thể nào của bông hoa nên cũng không thể liên tưởng đến một bộ phận cụ thể nào đó của người (phụ nữ-nàng Kiều).  Hình ảnh “đoá trà mi” trong câu thơ Nguyễn Du chính là (và không chỉ là) vẻ đẹp sắc sảo mặn mà khiến Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh của nàng Kiều. Cao hơn, đoá trà mi còn tượng trưng cho vẻ đẹp về phẩm chất, tâm hồn của Kiều: Sắc đành hoạ một, tài đành hoạ hai, Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm...
 Nói tóm lại đoá trà mi chính là con người, cuộc đời, vẻ đẹp đang độ rực rỡ nhất của nàng Kiều. Dù kém cỏi đến đâu, (thiên tài lại càng không thể) cũng không có nhà thơ nào lại “ngây” đến mức dùng đoá trà mi để chỉ cái cụ thể là “âm hộ của người phụ nữ” (ở đây là nàng Kiều) như cách cảm nhận của Phan Thị Huyền Trang. Kính lạy cụ Nguyễn Du (cụ có hứa tha tội thì con mới dám nói), nếu hiểu đoá trà mi là “âm hộ của người phụ nữ” như nghiên cứu của Phan Thị Huyền Trang, thì con cũng xin mạo muội  hỏi rằng: chắc hẳn “con ong đã tỏ đường đi lối về” kia chính là dương vật của người đàn ông chứ(?!). Và hỡi ôi! Cái hành động cưỡng đoạt tiết trinh, thân xác nàng Kiều của “giống hôi tanh” Mã Giám Sinh chính là liên tưởng “về cái đẹp nhân bản trở thành viên mãn”,  “ Nguyễn Du đã chạm tới một mẫu gốc thiêng liêng trong văn hoá nhân loại” hay sao (?!)
Để minh hoạ cho việc “Nguyễn Du đã cố ý trộn lẫn các đối tượng: hoa-miệng-âm hộ”, trong bài viết, Phan Thị Huyền Trang đã vẽ bông hoa năm cánh, trong đó có một cánh biểu thị cho “bộ phận cơ thể người phụ nữ” (âm hộ) và kết luận: “Như vậy là từ cách nhận thức ngữ nghĩa truyền thống của từ hoa qua Từ Điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh, chúng ta còn có cơ sở để nhận thức thêm những tầng nghĩa hàm ẩn, những lớp nghĩa lan toả đầy thú vị của hoa dưới  góc độ ngôn ngữ-văn hoá(?!)


Hình minh họa của Phan Thị Huyền Trang, trong đó có 1 cánh hoa được đặt tên là "bộ phận cơ thể người phụ nữ" tức là cái "âm hộ" của nàng Kiều.

Rõ ràng, cái mà Phan Thị Huyền Trang gọi là “tầng nghĩa hàm ẩn”, “lan toả đầy thú vị của hoa dưới góc độ ngôn ngữ văn hoá”, rất thô tục và không thể chấp nhận ở bài viết của một người chuyên nghiên cứu ngôn ngữ.

3. Bài viết sai về phương pháp luận, thiếu thống nhất  khoa học:
Chúng ta đều biết, trong truyện Kiều, ngay cả khi không nhắc đến từ “hoa”, cụ Nguyễn Du vẫn viết về hoa rất hay, rất đẹp :
“Điệu buồn như cúc, điệu gầy như mai
....
Đoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành,
....
 Một tay chôn biết mấy cành phù dung”
 v.v...
Nếu đã đặt vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật vận dụng hình ảnh, biểu tượng của hoa trong Kiều, những câu thơ nói về hoa mà không có từ hoa như trên của Nguyễn Du không thể gạt bỏ. Tuy nhiên, Phan Thị Huyền lại máy móc chỉ “liên tưởng ngữ nghĩa của từ hoa”  “lí giải sự lan toả ý nghĩa của từ hoa”. Do đó tác giả đã thống kê cả những từ “hoa” với tư cách là yếu tố cấu tạo từ: tài hoa, hào hoa, phồn hoa (7 trường hợp). Hoa với tư cách là từ nhân danh : con Hoa, Hoa Nô (4 trường hợp)”. (Điều này chỉ có ý nghĩa ở những cuộc thi hát, đố nhau tìm những câu thơ, bài hát có từ “hoa”) Sau đó, tác giả kỳ công ngồi đếm số lần xuất hiện từ “hoa” trong Truyện Kiều rồi “chẻ sợi tóc làm tư”, dùng máy tính để thưởng thức Kiều, kiểu như: “có tới 31 trường hợp quy chiếu của hoa là thiên nhiên (chiếm 25.4%)...có tới 49 trường hợp từ hoa quy chiếu đến người con gái đẹp (chiếm 40.2%)...ta thấy hoa chủ yếu đóng vai trò là tân ngữ (chiếm 48.3%). Còn nếu xét các vai nghĩa mà từ hoa biểu thị, ta cũng thấy chiếm tỉ lệ cao nhất là vai bị thể (42/122 trường hợp, chiếm 34.4%)”,v.v...? Tuy thống kê chính xác tới 0,...%, nhưng Phan Thị Huyền Trang không hề có kết luận hay nhận xét sự “quy chiếu” ấy, phần trăm ấy có ý nghĩa như thế nào trong Truyện Kiều.
Nêu ra tiêu chí chỉ chọn những từ  “hoa” để liên tưởng, nhưng chính Phan Thị Huyền Trang lại bất ngờ phá vỡ nguyên tắc đã được giới hạn ấy và chọn ngay một câu thơ  không hề có từ hoa để phân tích, làm nội dung cơ bản của bài viết:
“Tiếc thay một đoá trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về”
Đoá  đoá  hoa  hoa! Chỉ với chi tiết này chúng ta cũng có thể kết luận, bài viết rất tuỳ tiện, thiếu phương pháp luận, thiếu tính khoa học.
Phần giới thiệu đầu bài viết cho ta biết, Phan Thị Huyền Trang công tác tại Khoa ngôn ngữ, Đại học khoa học xã hội nhân văn. Truyện Kiều là một tác phẩm có chỗ đứng đặc biệt quan trọng đối với bất cứ một sinh viên khoa ngôn ngữ tiếng Việt nào?  Nhưng với cách cảm nhận dung tục, thô lỗ như Phan Thị Huyền Trang, liệu những sinh viên sẽ học được gì ở Truyện Kiều- tác phẩm xưa nay là niềm tự hào của dân tộc về sự phong phú và trong sáng của tiếng Việt ?


                                                Bài đã đăng trên Tạp chí Xứ Thanh năm 2007

         
Chú thích:
(1) Chinh phụ ngâm-Hán nôm hợp tuyển-NXB Thuận Hoá-2000

Sunday, 5 January 2014

SAI LẦM MANG TÍNH HỆ THỐNG TRONG “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM” của GS Nguyễn Lân (Hoàng Tuấn Công - Tuấn Công Thư Phòng)


Thứ Năm, ngày 10 tháng 10 năm 2013


SAI LẦM MANG TÍNH HỆ THỐNG TRONG


TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ
 VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM”
của GS Nguyễn Lân

                                          HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam - tác giả GS Nguyễn Lân - In lần đầu 1989, tái bản nhiều lần. 
Bản sử dụng sau đây của Nhà xuất bản Thời Đại 2012 .
Cuốn sách này không nên tiếp tục tái bản
 nếu chưa được sửa chữa lớn
Cuốn “Từ điển Thành ngữ và tục ngữ ViệtNam của GS Nguyễn Lân gây cho tôi nhiều thú vị và ngạc nhiên lớn. Nhiều thú vịbởi đây là một cuốn sách bán chạy, được hàng chục nhà xuất bản tên tuổi liên tục tái bản, ấn hành trong hơn 20 năm qua. Chứng tỏ những lời ăn tiếng nói “quê mùa” của dân ta vẫn có sức hấp dẫn kỳ diệu đối với các thế hệ hiện tại và cả mai sau. Chúng ta ghi nhận ở đây công lao của GS Nguyễn Lân và các nhà xuất bản Việt NamNgạc nhiên lớn bởi một cuốn sách có nhiều độc giả, được gắn với tên tuổi vị Giáo sư, Nhà giáo nhân dân lừng danh như vậy lại bộc lộ khá nhiều non kém, sai sót và không hề được đính chính, sửa chữa bổ sung dù đã trải qua hàng chục lần tái bản với không dưới 10 nhà xuất bản khác nhau.
Những gì tôi sắp viết ra dưới đây không nằm ngoài mục đích đính chính, bổ sung, góp ý, đúng như mong muốn của GS, NGND Nguyễn Lân trong phần lời nói đầu của cuốn sách. Tuy nhiên, phân tích, giải thích thành ngữ, tục ngữ là điều không dễ. Một câu có tới mấy dị bản, mấy cách hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng khác nhau. Bởi thế, tôi sẽ không nhìn nhận theo cách chủ quan của mình mà đặt ra nhiều giả thiết, lật lại vấn đề trên nhiều góc độ. Dù GS Nguyễn Lân đáng kính giờ đã thành người thiên cổ, nhưng tên tuổi và sách vở của GS vẫn sống trong lòng độc giả, các Nhà xuất bản vẫn không ngừng tái bản...Cách nhìn nhận, đánh giá của tôi khách quan, đúng đắn hay không chắc chắn sẽ có bạn đọc và nhiều bậc cao minh lên tiếng.
Kỳ I
VỀ TỪ VỰNG, CÁCH HIỂU, CÁCH DÙNG
thành ngữ Hán-Việt và từ Hán-Việt:
Thiên tải nhất thì (Tải có nghĩa đen là chở đi) Có nghĩa: nghìn năm mới có một lần.
   - Giải thích nghĩa cả câu thì đúng, nhưng giải nghĩa riêng từ “tải” lại sai hoàn toàn. Nếu “tải có nghĩa đen là chở đi” thì “Thiên tải” phải dịch là ngàn lần chở đi mới đúng, sao GS vẫn dịch là “nghìn năm” được ? Trong Hán tự chỉ có duy nhất một chữ “tải” nghĩa gốc là “chở”. Tuy nhiên, chữ “tải” trong câu “Thiên tải nhất thì” không phải là “chở đi” mà nó có nghĩa giả tá là “năm”(*) Hán-Việt Tự điển Thiều Chửu giải thích rất cụ thể “Tải - năm, nhà Hạ gọi là Tuế, nhà Thương gọi là Tự, nhà Chu gọi là Niên, nhà Ngô gọi là Tải”. 
(*)Chú: Chữ Hán được lập thành theo sáu phép, gọi là “Lục thư”: Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Hình thanh, Chuyển chú và Giả tá. Chữ “tải” là phép cấu tạo chữ thuộc dạng hình thanh (còn gọi là tượng thanh hay hài thanh) bao gồm chữ “xa” chỉ nghĩa và chữ “tai” chỉ âm đọc hợp thành. Chữ “tải” (hay “tái”) với nghĩa là “chở” được người xưa dùng để biểu đạt một số nghĩa khác như: năm, ghi chép,v.v… gọi là phép giả tá.Vậy phép giả tá là gì? Ban đầu người ta chỉ căn cứ vào bốn phép tượng hình, chỉ sự, hộ ý và hình thanh để tạo ra văn tự Hán. Tuy nhiên, xã hội phát triển, hiểu biết và nhu cầu biểu đạt của con người ngày càng lớn; nếu cứ có một sự vật, hiện tượng lại tạo ra một tự dạng, một mặt chữ mới thì khó đặt cho đủ chữ được. Vì vậy lối giả tá ra đời. Hứa Thận giải thích giả tá là “vốn không có chữ, nhờ thanh mà gửi sự”. Ngoài chữ “Tải” có thể thấy rất nhiều trường hợp khác, ví dụ: chữ “đạo” nghĩa là con đường được mượn dùng (giả tá) làm chữ “đạo” là “đạo đức”. Chữ “trường” trong chữ “trường, đoản”.
  Xem “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” có thể thấy rằng phần từ ngữ Hán-Việt đa số được GS Nguyễn Lân tham khảo cuốn “Hán-Việt từ điển” của học giả Đào Duy Anh. Có lẽ do trong cuốn này chỉ có duy nhất một chữ tải (một âm đọc nữa là tái) được giải nghĩa là “chở”, nhưng trong phần kết hợp từ vần “T”, câu “Thiên tải nhất thì”  lại vẫn được Đào Duy Anh dịch là “Ngàn năm có một” nên GS Nguyễn Lân nghĩ chữ tải trong câu thành ngữ cũng mang nghĩa là “chở” rồi giải thích “tải có nghĩa là chở đi”. Trường hợp này lỗi một phần nào do học giả Đào Duy Anh chú thiếu nghĩa giả tá của chữ tải  là “năm”. Tuy nhiên việc đòi hỏi người biên soạn từ điển tập hợp hết tất thảy những chữ, nghĩa đã và đang được dùng trong đời sống là điều không thể. Ví như chỉ cần so sánh hai cuốn “Từ điển Hán Việt” Đào Duy Anh và “Tự điển Hán Việt” của Thiều Chửu cũng thấy rõ, nhiều từ, tự, cuốn này có nhưng cuốn kia không có và ngược lại. Thế nên từ cổ chí kim, người ta phải làm rất nhiều loại từ điển để bổ sung cho nhau. Cái đáng trách là người dùng từ điển, tra cứu không hết đã vội giảng giải, gán ghép cho từ một nghĩa không liên quan gì đến ý nghĩa, văn cảnh câu thành ngữ. Trong thực tế, chữ “tải” nghĩa là năm là một cách dùng từ cổ, tuy nhiên nó lại tồn tại khá phổ biến trong dân gian cũng như các tác phẩm văn học: Nàng rằng thiên tải nhất thì (Truyện Kiều-Nguyễn Du) Bạch vân thiên tải không du du-Ngàn năm mây trắng vẫn bay trên bầu trời (Hoàng Hạc lâu-Thôi Hiệu)
Làm trai cho đáng nên trai, đánh đông đông tĩnh, đánh đoài, đoài tan (Đoài là từ địa phương có nghĩa là phía Tây).
- Không biết “địa phương” mà GS nói là vùng nào, xứ nào? Xin thưa GS, “Đoài” không phải là “từ địa phương” mà là một từ Hán-Việt, tên một quẻ trong bát quái (Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài). Theo Hậu thiên bát quái, đoài ứng với hướng tây (chính Tây), nên người ta còn gọi hướng tây là hướng Đoài(*) Bảy quẻ còn lại ứng với các phương như sau: Càn (Tây bắc), Khôn (Tây nam), Chấn (Chính Đông) Tốn (Đông Nam) Khảm (Chính Bắc) Ly (Chính Nam) Cấn (Đông Bắc). 
(*)Chú: người ta còn gọi gió tây là gió Đoài, gió thu là gió Đoài (vì mùa thu ứng với hướng tây thuộc hành kim). “Đại Nam quốc âm tự vị”của Huỳnh Tịnh Của giải thích “Đoài một dấu trong 8 quẻ chỉ nghĩa là nước núi. Hướng đoài-Hướng tây. Gió đoài, gió tây, gió thu. Xứ đoài vùng Sơn Tây”.
Tiên phong, đạo cốt (Nghĩa đen: Phong thái của người tiên, cốt cách người đạo đức)
- Chữ “đạo” ở đây không phải là đạo đức mà là đạo tiên, đạo tu tiên (Đạo giáo-Lão giáo). Nếu xem “đạo” ở đây là đạo đức thì sẽ không đúng với quy luật cấu trúc từ của thành ngữ tục ngữ dân gian.( “tiên” - tiên là danh từ phải đối với “đạo”-người tiên cũng là danh từ). Mặt khác phạm trù đạo đức rất rộng. Một người ăn mày cũng là người có đạo đức, anh nông dân nghèo khổ cũng có đạo đức của anh nông dân(*)
  Theo tôi, câu “Tiên Phong đạo cốt” có cấu trúc từ kiểu “tiểu đối”: “tiên” đối với “đạo”. Đào Duy Anh dịch: “Tiên phong đạo cốt - Phong thái người tiên, cốt cách người đạo = Phẩm cách cao thượng”. Chữ “người đạo” là cách Đào Duy Anh dịch từ “đạo nhân”. Mà hai chữ “đạo nhân” được chính ông giải thích là người tiên(xem kết hợp từ của mục từ “đạo”-Từ điển Hán-Việt-Đào Duy Anh).
(*) Chú: Trong cuốn “Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán”-NXB Văn Hóa-1994-Viện ngôn ngữ học- Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành cũng có sự nhầm lẫn từ “đạo” là tiên nhân với “đạo” là đạo đức khi giải thích thành ngữ này: “Tiên phong đạo cốt-Có phong thái, phẩm cách cao thượng của một bậc vĩ nhân, ví như có phong thái của tiên, cốt cách của người có đạo đức. Tiên phong: phong thái của tiên, đạo cốt: cốt cách của người có đạo đức” (tr. 163) Hiểu như vậy là không đúng chữ “đạo” trong câu thành ngữ vì người đạo đức chưa phải là tiên, người tiên không phải chỉ có đạo đức.
Bách tuế vi kỳ Nói cuộc đời của người ta (Thực ra hiện nay có nhiều người sống quá một trăm tuổi)
- Chữ “bách tuế” chỉ mang tính quy ước, không phải quy định kỳ hạn tuổi tác của con người đến 100 tuổi là phải chết, mà là “sinh hữu hạn, tử bất kỳ”. Bởi là con số ước lệ nên dân gian còn gọi khi chết là “trăm tuổi”, cho dù người này có thể thọ 80-90 hoặc hơn 100 tuổi. Việc GS cải chính “thực ra hiện nay có nhiều người sống quá trăm tuổi” để phản biện câu thành ngữ là không cần thiết và có thể khiến người đọc hiểu sai nội dung, ý nghĩa câu thành ngữ.
  Trong cuốn sách có những từ Hán-Việt quan trọng trong câu thành ngữ bị GS bỏ qua khi dịch nghĩa làm mất đi cái hay, cái đẹp hoặc khiến bản chất câu thành ngữ bị thay đổi:
“Bất nhập hổ huyệt, bất đắc hổ tử (Không vào hang hùm, không bắt được cọp) Ý nói: phải có gan mạo hiểm mới làm được việc khó”.
- GS đã bỏ đi chữ “tử” trong từ “hổ tử” và dịch:“không vào hang hùm, không bắt được cọp”. Nếu chỉ cần “bắt cọp” nói chung, cần gì phải vào tận hang hổ ? Phải là “bắt hổ con” (hổ tử) mới chính xác ! Hổ con chưa rời hang ổ, chưa đi kiếm ăn, đang nằm dưới sự nuôi nấng, bảo vệ của hổ mẹ nên phải vào tận sào huyệt mới bắt được chúng. Mặt khác, lúc nuôi con chính là lúc bản năng hổ mẹ hung dữ nhất, sẵn sàng đương đầu với mọi kẻ thù để bảo vệ con. Do đó, việc bắt hổ con ngay trên lãnh địa, hang ổ của chúng là việc muôn phần nguy hiểm !
  Cần dịch đúng: Không vào hang hổ, không thể bắt được hổ con. Ý nói việc làm tuy rất mạo hiểm, nhưng nếu như muốn đạt được mục đích thì không có cách lựa chọn nào khác. Đây còn là một kế sách.
Bóng câu qua cửa sổ (Câu là con ngựa) ý nói: Thời gian đi nhanh quá.
-Giải thích “Câu là con ngựa” là chưa rõ, chưa chính xác. Nguyên câu thành ngữ Hán-Việt là “Bạch câu quá khích” (Dịch nghĩa đầy đủ là: Bóng con ngựa trắng đương kỳ sung sức vụt qua khe cửa). Trong tiếng Hán cổ, “mã” (馬) là ngựa, “câu” (駒) cũng là ngựa, nhưng tại sao thành ngữ không dùng từ “bạch mã” mà lại dùng “bạch câu” ? Khang Hy tự điển giải thích “Mã nhị tuế viết câu”  (Ngựa hai tuổi gọi là câu) Hán-Việt Tự điển của Thiều Chửu giải thích: “Ngựa hai tuổi gọi là câu. Phàm ngựa còn non còn khỏe đều gọi là câu cả”Hán - Việt Từ điển Đào Duy Anh giải thích “câu” là “con ngựa hai tuổi, đương sức mạnh mẽ”.
  Chữ “câu” với nghĩa con ngựa hai tuổi rõ ràng rất quan trọng nên khi dịch nôm, người ta không nói “Bóng ngựa qua cửa sổ” mà vẫn nói “Bóng câu qua cửa sổ”.Bởi thế nếu giải nghĩa chữ “câu” cần nói rõ và chính xác hơn: “Câu” là con ngựa non hai tuổi, đương thời kỳ sung sức nhất (nên nó phi rất nhanh, lại màu trắng khiến chỉ nhìn thấy như bóng chớp loáng qua khe cửa).
Điệu hổ ly sơn. (Nghĩa đen: Đưa hổ xa núi) Tìm cách đưa kẻ ác đi xa mình để nó không thể quấy rầy mình được.
- Hổ được mệnh danh là chúa sơn lâm. Rừng núi là lãnh địa của chúng. Do đó, muốn tiêu diệt được hổ phải tìm cách dụ chúng ra khỏi hang ổ hoặc nơi nó phát huy được thể mạnh. Đây là một mưu kế làm suy yếu đối phương trong “Tam thập lục kế”. Ví như dụ giặc ra khỏi thành trì kiên cố để dễ bề tiêu diệt, chính là kế “điệu hổ ly sơn”. Trong thực tế thành ngữ “Điệu hổ ly sơn” cũng được dùng với nghĩa: tìm cách đưa đối thủ đi nơi khác để mình dễ bề hành động, hoặc thực hiện ý đồ nào đó. Nếu hiểu theo cách của GS, “tìm cách đưa kẻ ác đi xa mình”, thì “mình” ở đây được hiểu là “sơn” (núi) và“không quấy rầy mình được” nghĩa là đưa hổ đi để bảo vệ chính mình sẽ không đúng với ý câu thành ngữ. Hơn nữa đối với hiểm hoạ lớn từ con hổ nanh ác, liệu dùng từ“quấy rầy” có phù hợp ?
  Vậy câu thành ngữ nên được giải nghĩa bóng là: Tìm cách đưa đối thủ đi khỏi địa bàn của nó để dễ bề tiêu diệt hoặc hành động.
Hậu sinh khả uý (Nghĩa đen: sinh sau đáng sợ) Tỏ ý khen những người mới lớn lên có nhiều tài năng.
- Câu này vốn trong sách Luận Ngữ. Khổng Tử khi bàn tới thế hệ trẻ đã nói: “Hậu sinh khả uý, yên tri lai giả chi bất tri kim dã”. Nghĩa là: Lớp người sinh sau đáng sợ đấy, sao mà biết được lớp người sau không bằng lớp người hôm nay ? Hai chữ “hậu sinh” không nhằm chỉ “những người mới lớn lên” mà nhằm chỉ một thế hệ người sinh sau, lớp người sau (hậu sinh). Một người 40 hoặc 50 tuổi vẫn được xem là “hậu sinh” đối với người 70-80 tuổi. Trong khi “những người mới lớn lên” như GS nói chỉ được hiểu là thanh thiếu niên mà thôi.
  Như vậy, “Hậu sinh khả uý” nghĩa là thế hệ cháu con, những người sinh sau được thừa kế kinh nghiệm của người đi trước, có điều kiện học hành, đi đây đi đó nên đáng nể, đáng tôn trọng, không thể xem thường.
Khẩu tụng tâm suy (Tụng có nghĩa là đọc to) Ý nói: Bụng nghĩ thế nào thì nói ra như thế một cách thành thực.
- GS đã chép lầm chữ “duy” thành chữ “suy”. Hán tự không có chữ nào là “suy” với nghĩa là “suy ra”, nên GS diễn giải “bụng nghĩ như thế nào thì nói ra như thế một cách thành thực” là sai. Đúng ra là “Khẩu tụng tâmduy” (Miệng đọc lòng suy nghĩ), ngược lại với cách giải thích của GS. Tỷ dụ người tụng kinh niệm Phật, khi miệng đọc kinh thì lòng cũng suy nghĩ, nhập tâm những giáo lý, những lời Phật dạy. Nếu đổi “duy” thành “suy”theo cách của dân gian thì suy phải là suy nghĩ, không thể là suy ra hay suy diễn như GS.
Kỳ sau
Ghi sai từ dẫn đến hiểu và giải thích sai ý nghĩa câu thành ngữ, tục ngữ.

Saturday, 4 January 2014

TỪ HÁN VIỆT, TỪ THUẦN VIỆT CÓ THỂ VÀ KHÔNG THỂ (Hoàng Tuấn Công - Tuấn Công Thư Phòng)


Thứ Năm, ngày 12 tháng 9 năm 2013

TỪ HÁN VIỆT, TỪ THUẦN VIỆT CÓ THỂ VÀ KHÔNG THỂ


                                            HOÀNG TUẤN CÔNG
        

Ông Đồ và học trò xưa
Trên báo Văn Nghệ (Hội nhà văn Việt Nam) số 22 ngày 31-5-2008, mục “Nói chuyện chữ nghĩa” có bài“Thay từ Hán-Việt bằng từ thuần Việt” của Phan Điển Ánh. Tác giả đưa ra một số  trường hợp cho rằng không thể thay thế và có thể thay thế từ Hán-Việt bằng từ thuần Việt. Xin có đôi lời trao đổi:
Từ “cá nhân” Phan Điển Ánh xếp vào những từ “không thể dùng từ nào khác thay thế được” là không đúng. Bởi theo tôi, trong trường hợp cụ thể vẫn có thể thay thế. Ví dụ từ “cá nhân” có thể thay bằng một người/một mình (Câu: Lợi ích cá nhân không thể đặt trên lợi ích tập thể = Lợi ích của một người không thể đặt trên lợi ích của nhiều người, hoặc câu: Cá nhân tôi không thể quyết định = Một mình tôi không thể quyết định, hay câu: Chiếc giường cá nhân = Chiếc giường một (người), v.v…Những từ thay thế từ “cá nhân” đều là từ thuần Việt và có ý nghĩa tương đương, không hề khiên cưỡng.
Với những từ Hán Việt Phan Điển Ánh đề xuất có thể thay thế bằng từ thuần Việt cũng không hợp lý, cho dù tác giả lưu ý “những từ cần thay đi và nhưng từ cần thế vào không hoàn toàn tương đương ở mọi trường hợp”.
Ví dụ:
- Từ “quan sát” không thể thay bằng “xem xét”. Mặc dù khi giải nghĩa từng chữ, quan có nghĩa là xem, sát có nghĩa là xét (như giải thích của Đào Duy Anh trong “Từ điển Hán Việt”). Trong thực tế, từ “quan sát” được hiểu là cách nhìn mang tính đại thể, tổng quát, nhìn từ xa, để thấy được, nắm được tình hình hoạt động hay tình trạng (thường là bề ngoài) của một sự vật, hiện tượng nào đó. Trong khi từ “xem xét” lại có nghĩa tìm hiểu, xét đoán một cách cặn kẽ, thấu đáo sự việc, bản chất vấn đề nào đó (không đơn thuần là bề ngoài). Ví dụ, ta không thể thay thế từ quan sát trong cụm từ Đài quan sát = Đài xem xét, hoặc Địch quan sát thấy mục tiêu = Địch xem xét thấy mục tiêu.  Ngược lại ta không thể viết: Toà xem xét lá đơn kêu oan của bị can = Toà quan sát lá đơn kêu oan của bị can. Như vậy, “quan sát” và “xem xét” không phải là hai từ có nghĩa từ vựng tương đương, không thể hoán đổi vị trí cho nhau trong mọi trường hợp.
-Từ “khiếm thị” không thể thay thế bằng từ “kém mắt” như Phan Điển Ánh khẳng định. Bởi “khiếm” đây có nghĩa là thiếu (trong từ khiếm khuyết), “thị” có nghĩa là sự cảm nhận của con mắt đối với sự vật (trong từ thị giác).  Từ “khiếm thị” thường chỉ những người thiếu chức năng thị giác do dị tật bẩm sinh, không có khả năng nhìn thấy. Bởi vậy, trong mọi trường hợp, từ “khiếm thị” không thể thay thế bằng  từ “kém mắt”, (hay mắt kém) chỉ có nghĩa thị lực kém hoặc mắt không nhìn thấy rõ. Từ “khiếm thị” có thể thay thế bằng một từ Hán Việt khác, đó là từ  (chỉ chung những người không có, hoặc không còn khả năng nhìn thấy, do dị tật bẩm sinh, do tai nạn hoặc do tuổi già). Cần lưu ý, người ta có thể gọi người khiếm thị là mù, nhưng không phải người mù nào cũng có thể gọi là khiếm thị. 
-Từ “phát biểu” không thể thay thế bằng từ “nói”. Bởi vì, “phát biểu” thường chỉ ý kiến của người nào đó trước một tập thể, hội nghị, buổi toạ đàm hay cuộc họp, nhằm khẳng định, bày tỏ quan điểm chính thức của mình. Trong khi từ “nói” thiên về nghĩa ngôn ngữ giao tiếp thường ngày nói chung. Sẽ là khiên cưỡng nếu thay thế từ “phát biểu” trong câu: Phát biểu ý kiến trước Quốc hội = Nói ý kiến trước Quốc hội.
Ngoài ra, còn rất nhiều từ, cụm từ Phan Điển Ánh đề xuất thay thế bằng từ, cụm từ thuần Việt khác chưa hợp lý. Ví dụ cụm từ“người và phương tiện” không thể thay thế bằng “người và xe”, vì phương tiện không nhất thiết phải hiểu là xe, mà có thể là tàu thuyền, ngư cụ hoạt động trên sông biển. Hoặc cụm từ “người tham gia giao thông” không thể thay thế bằng “người đi đường”, bởi người đi đường có khi không bao hàm ý nghĩa tham gia giao thông, ví dụ người đi đường một mình, đi bộ trên đường vắng vẻ. Trong khi đó, cụm từ người tham gia giao thông được hiểu là đi trên đường có nhiều người và phương tiện giao thông khác, chịu sự ảnh hưởng hoặc tác động qua lại. Hay từ “giải thích” không thể thay bằng “phân bua”, vì phân bua không chỉ có nghĩa giải thích mà còn bao hàm ý thanh minh, phân trần cho một hành động, việc làm hay sự hiểu lầm nào đó. Mặt khác, Phan Điển Ánh “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa” bởi từ “phân bua” không hoàn toàn là từ thuần Việt, nó là sự kết hợp Hán + Việt khá phức tạp, v.v…
Cần thấy rằng, việc thay thế từ Hán Việt bằng từ thuần Việt, hoặc đã được Việt hoá để ngôn ngữ nói và viết hay hơn, phù hợp hơn, dễ hiểu và đại chúng hơn như Bác Hồ từng dạy. Ví dụ thay thế những từ khó hiểu, tạo hiệu quả rõ rệt trong mọi trường hợp như: quầy thu ngân nên thay bằng quầy thu tiền,đáo hạn nên thay bằng đến hạn. Không có lý do gì chúng ta cố tìm từ thuần Việt để thay thế cho từ Hán Việt, ngay cả khi không cần thiết, hoặc khiên cưỡng. Thậm chí thay thế cả những từ đã được Việt hoá như: “cường điệu-thổi phồng, vĩ đại-to lớn, thiếu nhi/nhi đồng-trẻ em/trẻ nhỏ, giải thích-phân bua, chưa chính xác-chưa đúng”, v.v…như cách đề xuất của Phan Điển Ánh. Trong khi đó, những từ thay thế không hay hơn, không ngắn gọn hoặc dễ hiểu hơn, thậm chí trở nên ngô nghê, khó hiểu.

             29/06/2008