Friday, 10 August 2018

Ngụy Khắc Đản với cách phiên âm từ và ngữ tiếng Pháp bằng chữ Nôm và chữ Hán (Việt ANh - Tạp chí Hán Nôm)

Ngụy Khắc Đản với cách phiên âm từ và ngữ tiếng Pháp bằng chữ Nôm và chữ Hán (Tạp chí Hán Nôm, Số 2 (81) 2007; Tr. 23-33)
Cập nhật lúc 16h15, ngày 09/05/2009
Ngụy Khắc Đản với 

NGỤY KHẮC ĐẢN VỚI CÁCH PHIÊN ÂM TỪ VÀ NGỮ TIẾNG PHÁP BẰNG CHỮ NÔM VÀ CHỮ HÁN

ThS. VIỆT ANH

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

(Để chữ Nôm hiển thị đúng, Xin đọc file PDF đính kèm)
         Năm 1863, một phái đoàn ngoại giao do Phan Thanh Giản (1796 - 1867), Phạm Phú Thứ (1820 - 1880), Ngụy Khắc Đản (1817 - 1878) dẫn đầu sang Pháp và Tây Ban Nha để đàm phán về chủ quyền ba tỉnh Nam kỳ của Việt Nam. Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1818 - 1898) đã được các vị Chánh, Phó sứ lựa chọn làm phiên dịch chính cho đoàn. Các con tàu Écho, Européen và Japon đã đưa và đón phái đoàn này trong một sứ mệnh đầy khó khăn. Ba vị sứ giả này cùng soạn chung bản ghi chép về chuyến đi với tên gọi Tây phù nhật ký. Bên cạnh đó, Phạm Phú Thứ có soạn Giá Viên biệt lục cho riêng mình. Hai bản nhật ký này đều là những ghi chép có tính chất hành trình, trong đó, các tác giả miêu tả tỷ mỷ, từng hoạt động của sứ bộ. Riêng Như Tây ký
(1) của Ngụy Khắc Đản thì có điểm khác biệt. Đó là những khảo sát nhiều mặt về đất nước Pháp, bao gồm lịch sử hình thành đất nước, nhà nước, thiết chế xã hội, văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán của Pháp. Khi phiên âm từ ngữ tiếng Pháp và giới thiệu về đất nước và xã hội Pháp, tác giả của Như Tây ký đã sử dụng không ít chữ Nôm, chữ Hán có sẵn hay gặp và một số chữ Nôm ít thấy khác.

Bài viết này bước đầu giới thiệu về cách phiên âm của Ngụy Khắc Đản trong Tây phù nhật ký.

Phạm vi từ được phiên âm

Có thể đây là lần đầu tiên, người đọc tìm thấy qua tư liệu Hán-Nôm tên gọi của tám mươi chín phủ (theo cách gọi của Ngụy Khắc Đản) trên toàn lãnh thổ nước Pháp; trong đó, mỗi vùng miền được giới thiệu tên địa danh hành chính và tên nhân vật trong lịch sử dân tộc, danh xưng của một số bộ tộc, dân tộc. Bên cạnh những danh từ riêng, tác giả cũng phiên âm cách gọi tên các chức sắc (Giáo hoàng, Hoàng đế, Hoàng hậu, Lãnh sự, Tổng Tham mưu trưởng, Nghị viên, Thị trưởng, Biện lý,...), cơ quan (Hội đồng Nhà nước, các Bộ như Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lãnh thổ, Bộ Tư lệnh Hải quân...) nằm trong bộ máy thiết chế nhà nước, nhiều thuật ngữ quân sự (Kỵ binh, Long Kỵ binh, Sư đoàn, Lính thiết kỵ, Hạ sĩ...) và danh từ thuộc về đời sống xã hội (đồng franc, phương tiện giao thông métro, chiếc tẩu hút, quả nho, đồng xu). Hơn thế nữa, một số câu nói bằng tiếng Pháp cũng được phiên âm khá gần với cách phát âm của ngôn ngữ gốc (câu tung hô Hoàng đế vạn tuế, Chào buổi sáng, Chào buổi tối, Cảm ơn).
Chữ Nôm được dùng để phiên âm trong Như Tây ký
Để tiện cho việc phiên âm số lượng các từ ngoại lai, Ngụy Khắc Đản, trong khi sử dụng những chữ Nôm quen thuộc, đã đồng thời tạo nên một số chữ Nôm khác.
Chữ Nôm trong Như Tây ký và cách phiên âm theo Ngụy Khắc Đản sẽ được trình bày trong bảng sau đây:


TT

Chữ Nôm trong
Như Tây ký
Phiên thiết của
Ngụy Khắc Đản
Cách phát âm
Âm tiếng Việt
車低切
xa đê thiết
綋奴切
ghi nô thiết
ghô
羅渠切
la cừ thiết
lừ
糸車
車牐切
xa nghe thiết
xe
na gờ thiết
nờ
孑生
韠名切
da (ra) danh thiết
danh, ranh
xa en thiết
xen
靭惟切
dăng (răng) duy thiết
duy, ruy
ma gờ thiết
mờ
10 
伊牐切
y nghe thiết
ie, e
11 
đa gờ thiết
đờ
12 
手梨
靭牐切
dăng (răng) nghe thiết
13 
靭疏切
dăng (răng) sơ thiết
dơ, rơ
14 
眉登切
mi đăng thiết
măng
15 
巴牐切
ba nghe thiết
be
16 
dăng (răng) gờ thiết
dờ, rờ
17 
靭奴切
dăng (răng) nô thiết
dô, rô
18 
綋糵切
ghi mờ thiết
ghờ
19 
音近悙
âm cận rét
rét
20 
車糵切
xa mờ thiết
xờ
21 
車絲切
xa ti thiết
xi, xe
22 
韠移切
da (ra) di thiết
ri, di
23 
羅橘切
la quýt (quất) thiết
lít, luất
24 
車螉切
xa ong thiết
xong
25 
靭俒切
dăng (răng) hoa thiết
roa, doa
26 
扛登切
giang đăng thiết
dăng, giăng
27 
眉賶切
mi xét thiết
mét
28 
綋規切
ghi quy thiết
ghuy
29 
革都
多俞切
đa du thiết
đu
30 
江乊切
giang ít thiết
dít, rít
31 
讀齊韻
độc tề vận
vi
32 
那乊切
na ít thiết
nít
33 
那牐切
na nghe thiết
ne
34 
巴橓切
ba khét thiết
bét
35 
忄欠
亨岄切
hanh em thiết
hem
36 
江游切
giang du thiết
giu
37 
江牐切
giang nghe thiết
de
38 
阿登切
a đăng thiết
ăng, âng
39 
phi gờ thiết
phơ, phờ
40 
綋絲切
ghi tơ thiết
ghơ
41 
dĩ gờ thiết
dơ, dờ
42 
希江切
hy giang thiết
hang
43 
車釵
車桰切
xa ngay thiết
xay
44 
曲孤
歌琘切
ca no thiết
co
45 
忄多
多絲切
đa tơ thiết
đơ
46 
疒芻
稱琘切
xưng no thiết
xo
47 
氵崙
靭烾切
dăng (răng) tròn thiết
don, ron
48 
靭琘切
dăng (răng) no thiết
do, ro
49 
糸觉
江則切
giang tắc thiết
dắc, dác
50 
綋于切
ghi vu thiết
gu
51 
目差
沙牐切
sa nghe thiết
se
52 
于孭切
vu ơ thiết
53 
忄兼
歌岄切
ca em thiết
kiêm
54 
車冰切
xa băng thiết
xăng
55 
平聲
bình thanh
ang
56 
羅忽切
la hốt thiết
lốt
57 
羅磘切
la đò thiết
58 
糸車
車牐切
xa nghe thiết
xe
59 
音近良
âm cận lương
lương
60 
文阿切
văn a thiết
va
61 
為卜切
vi bốc thiết
vốc
62 
女衣
衣牐切
y nghe thiết
ie
63 
坡牐切
pha nghe thiết
phe
64 
那乊切
na ít thiết
nít
65 
樞都切
xu đô thiết
66 
腔西切
xoang tây (tê) thiết
67 
卑乊切
ty ít thiết
tít
68 
綋牐切
ghi nghe thiết
ghe
69 
音近接
âm cận tiếp
tiếp
70 
歌螉切
ca ong thiết
cong
71 
犀基切
tê cơ thiết
72 
非琘切
phi no thiết
pho
73 
白非
非於切
phi ư thiết
phư
74 
平聲
bình thanh
thương

Việc lặp lại với tần số phổ biến sự kết hợp giữa bộ khẩu với một bộ thủ khác hoặc một chữ Hán nào đó (chiếm 48/74 chữ Nôm được dùng để phiên âm trong Như Tây ký, khoảng 64,8%) đã tạo nên nét nổi bật của những chữ Nôm này. Người đọc (đương nhiên cần biết chữ Hán, chữ Nôm) sẽ tìm thấy cách đọc từng chữ Nôm này nhờ vào chú thích cách phiên thiết mà tác giả đã chua thêm ở dưới đó. Trong công thức phiên thiết này, sự kết nối phụ âm đầu của từ thứ nhất với phần nguyên âm của từ thứ hai sẽ cho phép người đọc phát âm được chữ Nôm dùng để phiên âm.
Nét riêng của Ngụy Khắc Đản trong cách phiên âm bằng chữ Nôm và chữ Hán
Cách phiên âm từ ngữ phương Tây của người Trung Quốc vốn ảnh hưởng tới Việt Nam từ sớm, Ngụy Khắc Đản cũng đã dùng cách gọi “France” là “Phú lãng sa” của họ. Tuy vậy, có thể những chữ Nôm và cả chữ Hán sẵn có chưa làm ông hài lòng khi thể hiện cách đọc từ ngoại quốc, lý do vì tiếng Việt vốn được coi là ngôn ngữ đơn âm, trong khi tiếng Pháp là ngôn ngữ đa âm, lại như nhận xét của Ngụy Khắc Đản là:
“西人於平去二聲無所分, 其於出話又最迫急, 常有數聲而併作一反語, 或有餘聲而驟止焉, 聞之似是一入聲”.
(Người Pháp không phân biệt bình thanh với khứ thanh, khi nói ra tiếng thì rất gấp gáp, thường có nhiều âm gộp lại để phiên âm một từ ngữ, có khi nối âm giữa các từ ngữ rồi mới kết thúc câu nói. Nếu nghe họ nói thì cảm thấy giống như là một từ thôi vậy).
Cũng có khả năng, những từ và ngữ tiếng Pháp mà ông muốn phiên âm thì lại chưa thể hoặc không thể tham khảo, đối chiếu với cách phiên âm của người Trung Quốc, bởi không ai có thể chắc chắn rằng mọi từ ngữ nước ngoài đều đã được người Trung Quốc phiên âm. Một khả năng khác nữa, đó là ý thức dùng văn tự của dân tộc mình để trực tiếp phiên âm, dẫu rằng từ nước ngoài đã có cách phiên âm từ trước đó. Bằng chứng là, trong khi người Trung Quốc vẫn gọi đế quốc Phổ là 普魯士 Phổ lỗ sĩ (Prusse), nữ thần sắc đẹp là 衛女 Vệ nữ (Vénus) thì Ngụy Khắc Đản phiên âm những từ đó là 巴凨蛇 Ba ru sà, 喡滝 Vi nuốt. Trong Như Tây ký, ngay từ trang đầu tiên, ông đã thực hành sự phiên âm bằng chữ Nôm:
“富浪沙國地方名坡靭兼居民一言名坡靭... 亦曰滂... 漢音稱富浪沙佛辤西皆坡靭之近音也”.
(Nước Phú lãng sa có tên là Pha răng, gọi cả tên cư dân là Pha răng xe... cũng có cách gọi là Báng xe... Âm Hán đọc là Phú lãng sa, Phật ran tây, đều gần âm với Pha răng cả).
Sự phiên âm tên gọi của nước Pháp là 坡靭 Pha dăng/răng (France), tiếng Pháp/người Pháp là Pha răng xe 坡靭 (口+) 蚩(français) trong đoạn văn này mang dấu ấn địa phương của tác giả, người xuất thân từ làng Xuân Viên (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Việc áp dụng phương ngữ trong phiên âm đã được Edmond Nordemann (tên phiên âm tiếng Việt là Ngô Đê Mân), Giám đốc Học chính Trung kỳ, vào đầu thế kỷ XX nhận xét trong Avis aux lecteurs français(2) (Vài lời với người đọc Pháp) như sau:
"On ne rencontre pas dans le dialecte du Tonkin les articulations tr, gi, r, x.... En revanche, les dialectes de l’Annam et de la Cochinchine font des distinctions entre ces divers éléments."
(Người ta không thấy cách cấu âm tr, gi, r, x... trong phương ngữ Bắc bộ. Ngược lại, phương ngữ Trung bộ và Nam bộ phân biệt rất rõ các yếu tố này).
Cụ thể, cứ theo cách đọc rõ nét phụ âm r của người xứ Nghệ (theo cách gọi đương thời của người nước ngoài, xứ Nghệ thuộc phần đất An Nam), cách phát âm "ran" so với dan/gian sẽ gần giống hơn với âm tiết gốc trong France, français. Ở trong một trường hợp khác, r cũng trợ giúp đắc lực để Ngụy Khắc Đản dùng các chữ Nôm Ba ru sà 蛇 phiên âm gần giống với từ gốc Prusse (theo cách giải thích của người Việt là đế quốc Phổ). Một vài từ địa phương khác cũng được dùng, tuy không nhiều, nhưng đúng lúc, đúng chỗ, nhất là khi ông dùng từ "ghe" (một phương tiện đi lại trên sông nước của nhân dân) để phiên âm Ministère de La Guerre (Bộ Chiến tranh) bằng bảy chữ Nôm và Hán 眉低羅Mi niết tê dơ đê la ghe; hoặc cách đọc "hương" bằng "nhang" (cây hương được thắp trên ban thờ) để phiên âm Perpignan (tên thành phố của Pháp, thủ phủ của vùng Pyrénées - Orientales) bằng bốn chữ Nôm và Hán 湶陂香 Phe rơ phi nhang. Có khi, chữ Hán lại được vay mượn hình dạng để đọc theo âm Việt, đó là khi tác giả phiên âm từ sénateur (nghị viên) bằng ba chữ Hán và Nôm Xe nát tơ, trong đó, cách đọc "ti" được thay bằng "tơ" sẽ giúp phiên âm gần giống hơn với từ gốc. Hoặc là, để phiên âm tên dòng sông Seine nổi tiếng chảy qua Paris, chữ Hán "liên"được dùng để đọc âm Việt là "sen" cũng giúp cho cách đọc phiên âm tương tự so với âm đọc gốc.
Lời kết
Những điều thú vị trong cách phiên âm tiếng Pháp bằng chữ Nôm và chữ Hán được tác giả của Như Tây ký thể hiện rõ nhất trong từng từ, từng ngữ được phiên âm. Xin được giới thiệu sau đây một phần trong kết quả phiên âm đó: 102 từ ngữ chỉ địa danh ở Pháp kể từ thời điểm sứ bộ của Ngụy Khắc Đản sang Pháp (1863) trở về trước(3).
Bảng tên địa danh ở Pháp:
TT
Tên tiếng Pháp
Phiên âm Hán-Nôm
Phiên âm Quốc ngữ
Agen, thủ phủ của vùng Lot-et-Garonne
嚧犀鐗哪,
治阿韠城
Lô tê gà ro na,
trị A ra thành
Ajaccio, thủ phủ của vùng Corse
圸,
治阿韠
Co dơ xè,
trị A ra do thành
Albi, thủ phủ của vùng Tarn
哪,
治阿嚧陂城
Tra dơ na,
trị A lô pha thành
Alençon, thủ phủ của vùng Orne
鳥湶哪,
治阿稜衝城
Ô thưa na,
trị A lăng xung thành
Amiens, thủ phủ của vùng Somme
憄糵,
治麻眉英城
Xâm mờ,
trị Ma mi anh thành
Angers, thủ phủ của vùng Maine-et-Loire
眉泥螺孭湶,
治盎手梨
Mi nê loa ờ dơ,
trị Ang dê thành
Angoulême, thủ phủ của vùng Charente
爺靭,
治安驅驪糵城
Da răng từ,
trị An khu li mờ thành
Annecy, thủ phủ của vùng Haute-Savoie
烏絲車無鍋,
治安那蚩城
Ô tơ xa vô oa,
trị An na xi thành
Arras, thủ phủ của vùng Pas-de-Calais
歌離,
治那阿韠蚩城
Ba đà ca li,
trị na a ra xi thành
10 
Auch, thủ phủ của vùng Gers
手梨圸,
治烏初城
Dê dơ xè,
trị Ô sơ thành
11 
Aurillac, thủ phủ của vùng Cantal
芹些鋴,
治烏迤
Cần ta lô,
trị Ô ri dắc thành
12 
Auxerre, thủ phủ của vùng Yonne
女烏哪,
治烏圸
Y ô na,
trị Ô xè dơ thành
13 
Avignon, thủ phủ của vùng Vaucluse
噗騾,
治阿韋
Vốc loa dơ,
trị A vi nhong thành
14 
Bar-le-Duc, thủ phủ của vùng Meuse
,
治巴鋴德城
Ma chư,
trị Ba lô đức thành
15 
Beauvais, thủ phủ của vùng Oise
,
治酺覥城
Oa dơ,
trị Phô ve thành
16 
Besançon, thủ phủ của vùng Doubs
都,
暏衝城
Đô,
trị Be giong xông thành
17 
Blois, thủ phủ của vùng Loire-et-Cher
手梨, 吧螺城
Loa dê sai dơ,
trị Ba loa thành
18 
Bordeaux, thủ phủ của vùng Gironde
水崙忄多統, 治酺儲都城
Di lon đa thống,
trị Phô sơ đô thành
19 
Bourges, thủ phủ của vùng Cher
,
Sai dơ,
trị Phô sơ thành
20 
Bourg-en-Bresse, thủ phủ của vùng Ain
,
阿城
Yên,
trị Phô dơ a thành
21 
Bourgogne (tỉnh của Pháp thời xưa)
Phô sơ gô nhớ
22 
Brest (cảng)
巴悙
Ba rét
23 
Caen, thủ phủ của vùng Calvados
歌鋴圖,
治崗城
Ca lô pha đồ,
trị Cương thành
24 
Cahors, thủ phủ của vùng Lot
,
治歌女烏湶蛇城
Lốt từ,
trị ca ô thưa sà thành
25 
Carcassonne, thủ phủ của vùng Aude
忄多,
治吉歌芻哪城
Ô đờ,
trị Cát ca xu na thành
26 
Chambéry, thủ phủ của vùng Savoie
車無鍋,
治杉迤城
Xa vô oa,
tr ị Sam be di thành
27 
Chartres, thủ phủ của vùng Eure-et-Loire
,
治沙
Ơ dê loa dơ,
trị Sa từ dơ thành
28 
Chaumont, thủ phủ của vùng Haute-Marne
烏絲麻湶哪,
治篘蒙城
Ô tơ ma thưa na,
trị Xô mông thành
29 
Châlon-en-Champagne,
thủ phủ của vùng Marne
麻湶那,
治沙嚨城
Ma thưa na,
trị Sa long thành
30 
Châteauroux, thủ phủ của vùng Indre
湶,
治沙蘇凨城
Yên từ thưa,
trị Sa tô ru thành
31 
Cherbourg (tỉnh)
糸車
Xe dơ phô
32 
Clermont, thủ phủ của vùng Puy-de-Dôme
皟糵,
治箕鐞蒙城
Vi đờ đua mờ,
trị Ki li dơ mông thành
33 
Colmar, thủ phủ của vùng Haut-Rhin
烏牲孭,
治岞鋴麻
Ô ranh ơ,
trị Con mờ ma dơ thành
34 
Corse (đảo)
圸島
Cô sơ xè đảo
35 
Digne, thủ phủ của vùng Préalpes
坡, 治岃唕城
Ba sà a lạp phi,
trị Đi nhớ thành
36 
Dijon, thủ phủ của vùng Préalpes Côte-d’Or
,治岃暏城
Cô tờ đua dơ,
trị Đi giong thành
37 
Draguignan, thủ phủ của vùng Var
,
治恀韠綋香城
Va dơ, trị Đơ ra ghi nhang thành
38 
Epinal, thủ phủ của vùng Vosges
,
治醫陂雮城
Vo dơ,
trị Ê phi nan thành
39 
Evreux, thủ phủ của vùng Eure
,
治醫鋴城
Ơ dơ,
trị Ê vơ lô thành
40 
Flamanville (thành phố)
坡羅
Pha la mang
41 
France (tên quốc gia),
Français

富浪沙國, 富浪車, 滂沙, 法, 佛辤西, 坡靭, 坡靭嗤, 滂嗤
Phú lãng sa quốc, Phú lãng xa, Báng sa, Pháp,
Phật ran tây, Pha răng
Pha răng xe, Báng xe
42 
Foix, thủ phủ của vùng Ariège
阿迤喈,
A di giai dơ,
tr ị Phô thành
43 
Gap, thủ phủ của vùng Hautes-Alpes
烏絲阿,
治厳城
Ô tơ a,
trị gấp thành
44 
Gaule (tên thời cổ đại của vùng đất bao gồm Pháp, Bỉ và bắc Italie)
Gô lô
45 
Grenoble, thủ phủ của vùng Isère
手梨,
治鐗湶琘鋴城
Y dê dơ,
trị Gà thưa no be lô thành
46 
Guéret, thủ phủ của vùngCreuse
炠,
治稽悙城
Cơ dơ giờ,
trị Khê rét thành
47 
Haute-Loire (tỉnh)
烏絲螺
Ô tơ loa dơ
48 
Hérault, thủ phủ của vùng Béziers
醫囌孭,
治靭喈城
Ê dô ơ,
trị Răng be giai thành
49 
Laon, thủ phủ của vùng Aisne
醫哪,
治郎城
Ê na,
trị Lang thành
50 
La Rochelle, thủ phủ của vùng Charente-Maritime
爺靭焉卑於,
治羅猶鋴城
Da răng dơ yên ti di ư,
trị La do sai lô thành
51 
Laval, thủ phủ của vùngMayenne
枚喈哪,
治羅
Mai giai na,
trị La va thành
52 
Le Mans, thủ phủ của vùng Sarthe
絲,
治鋴芒城
Xe dơ tơ,
trị Lô mang thành
53 
Lille, thủ phủ của vùngNord
,
治厘鋴城
No dơ,
trị Li lô thành
54 
Limoges, thủ phủ của vùng Haute-Vienne
烏絲韋嘕哪,
治厘謨
Ô tơ vi yên na,
trị Li mô dơ thành
55 
Lons-le-Saunier,
thủ phủ của vùng Jura
維韠 ,
治嚨鋴搊
Duy ra,
trị Long lô xu nhe thành
56 
Lyon, thủ phủ của vùng Région Rhône-Alpes
猶哪,
治厘翁城
Do na,
trị Li ông thành
57 
Marseille, thủ phủ của vùng Bouches-du-Rhône
猶哪,
治麻釵城
Phô dơ a do na,
trị Ma dơ xoa thành
58 
Mâcon, thủ phủ của vùng Saône-et-Loire
芻尼螺,
治麻哶城
Xô ni loa dơ,
trị Ma cong thành
59 
Melun, thủ phủ của vùng Seine-et-Marne
車泥麻湶哪,
治麻梁城
Xa nê ma thưa na,
trị Ma lương thành
60 
Mende, thủ phủ của vùng Lozère
手梨,
治芒多城
Lô dê dơ,
trị Măng đi thành
61 
Metz, thủ phủ của vùng Moselle
鋴,
治蔑蚩城
Mo dê lô,
trị Miệt xi thành
62 
Mézières, thủ phủ của vùng Ardennes
阿湶低哪,
治媚兒醫
A thưa đê na,
trị Mị nhi ê dơ thành
63 
Mont-de-Marsan, thủ phủ của vùngLandes
治蒙手多稱城
Lăng đà, trị Mông đơ ma dơ xưng thành
64 
Montauban, thủ phủ của vùng Tarn-et-Garonne
泥鐗,
治蒙蘇冰城
Tra dơ nê gà do,
trị Mông tô băng thành
65 
Montbrison, thủ phủ của vùng Loire
,
治蒙吧迤咚多城
Loa dơ, trị Mông bơ di dong đa thành
66 
Moulins, thủ phủ của vùng Allier
阿釐喈,
治韊嗹城
A li giai,
trị Mo len thành
67 
Nancy, thủ phủ của vùng Meurthe-et-Moselle
絲,
治能蚩城
Ma dơ tơ,
trị Năng xi thành
68 
Nantes, thủ phủ của vùng Pays de la Loire và Loire-Atlantique
阿, 迤於,
治囊詞城, 坊城
Loa dơ yên phi a di ơ dơ, trị Nang từ, Phe phòng thành
69 
Nevers, thủ phủ của vùng Nièvre
尼醫,
治那
Ni ê vơ dơ,
trị Na vơ thành
70 
Nice, thủ phủ của vùng Alpes-Maritimes
阿嚧陂麻迤卑糵,
治尼圸城
A lô phi ma di ti mờ,
trị Ni xè thành
71 
Nîmes, thủ phủ của vùng Gard
鐗孭,
治尼麻城
Gà ơ dơ,
trị Ni ma thành
72 
Niort, thủ phủ của vùng Deux-Sèvres
忄多,
治泥女烏
Đơ xè vơ dơ,
trị Nê ô dơ
73 
Orléans, thủ phủ của vùng Loiret
螺阿悙
梨盎城
Loa a rét,
trị dơ lê ang thành
74 
Paris, thủ phủ của vùng Seine
車哪 ,
治玻迤城
Xe na,
trị Pha di thành
75 
Pau, thủ phủ của vùng Basses - Pyrénées
手梨泥,
治酺城
Ba sà phi lê nê,
trị Phô thành
76 
Périgueux, thủ phủ của vùng Dordogne
皟唕,
治卑阿迤箕城
Đồ dơ đua nhớ,
trị Ti a di cơ thành
77 
Perpignan, thủ phủ của vùng Pyrénées - rientales
手梨,
湶陂香城
Phi lê nê ô di ăn ta lô,
trị Phe thưa phi
nhang thành
78 
Poitiers, thủ phủ của vùng Vienne
韋嘕哪,
治酺卑醫城
Vi yên na,
trị Phô ti ê thành
79 
Privas, thủ phủ của vùng Ardèche
阿湶低,
迤篗城
A thưa đê dơ,
trị Phô di vạt thành
80 
Quimper, thủ phủ của vùng Finistère
披尼,
忄兼手笈
Phi ni tê dơ,
trị Kèm cắp thành
81 
Rennes, thủ phủ của vùng Ille-et-Vilaine
手梨韋離哪,
治阿手梨哪城
Y lê vi li na,
trị A lê na thành
82 
République (đại lộ)
Lê phô li cư
83 
Rhin (sông)
靭江
Răng giang
84 
Rochefort
揁敷
Lụt phô
85 
Rodez, thủ phủ của vùng Aveyron
阿覥,
治囌的蚩城
A ve lon,
trị dô đích xi thành
86 
Rouen, thủ phủ của vùng Seine-Maritime
車哪嘕迤孭,
治凨盎城
Xa na yên ti di ơ dơ,
trị Ru ang thành
87 
Saint-Brieuc, thủ phủ của vùng Côte du Nord
枯詞岃琘,
治籑堏迤孭城
Cô từ đi no dơ,
trị Sanh bà di ơ thành
88 
Saint-Lô, thủ phủ của vùng Manche
,
爐城
Mang dơ,
trị Xan lô thành
89 
Sainte-Hélène (đảo)
醯蹥島
Hi len đảo
90 
Sardaigne (đảo)
釘島
Xa dơ đanh đảo
91 
Strasbourg, thủ phủ của vùng Bas-Rhin
巴牲,
治砌些韠酺孭城
Ba ranh,
trị thế ta ra phô ơ thành
92 
Tarbes, thủ phủ của vùng Hautes-Pyrénées
烏絲陂手梨尼,
治些湶吧城
Ô tơ phi lê ni,
trị Ta thưa bơ thành
93 
Toulouse, thủ phủ của vùng Haute-Garone
烏絲鐗囌哪,
治須鑪
Ô tơ gà dô na,
trị Tu lô dơ thành
94 
Tours, thủ phủ của vùng Indre-et-Loire
焉燶螺,
治修凨城
Yên tre loa dơ,
trị Tu ru thành
95 
Troyes, thủ phủ của vùng Aube
烏吧,
Ô bơ,
trị Từ xoa thành
96 
Tulle, thủ phủ của vùng Corrèze
手梨,
治綏鋴城
Co lê dơ,
trị tuy lô thành
97 
Valence, thủ phủ của vùng Drôme
麻,
郎圸城
Tồ do ma,
trị Phi lang xè thành
98 
Vannes, thủ phủ của vùng Morbihan
陂吿,
哪城
Mo dơ phi ăn,
trị Va na thành
99 
Vendée (tỉnh)
肹低
Vang đê
100 
Versailles (lâu đài)
覥除
Ve trừ xoa thành
101 
Versailles, thủ phủ của vùng Seine-et-Oise
車泥鍋,
治為剶城
Xa nê oa dơ,
trị Vi dơ xoa gia thành
102 
Vesoul, thủ phủ của vùng Haute - Saône
烏絲趨哪,
凨城
Ô tơ xu na,
trị Vi du thành

Chú thích:
([1]) A.764, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
([1]) Nguyễn Gia Thiều: Cung oán ngâm khúc[L’Odalisque mécontente]. Bản dịch tiếng Pháp, Edmond Nordemann phiên âm và xuất bản, lần 2 (1911), nhà in Mạc Đình Tư, Hà Nội.
([1]) Ngoài ra, các bảng tra tên nhân vật, tên địa danh ngoài Pháp, từ ngữ thuộc về thiết chế nhà nước và những từ ngữ tiếng Pháp khác đã được trình bày trong luận văn La transcription phonétique du Nôm et du Hán vers le français dans les documents diplomatiques de la fin du XIXe siècle au début du XXe siècle [Hiện tượng phiên âm tiếng Pháp bằng chữ Nôm và chữ Hán trong tư liệu bang giao từ nửa cuối thế XIX tới đầu thế kỷ XX]. Người đọc có thể tham khảo tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Tư liệu tham khảo chính
- Giá Viên biệt lục(VHv.1770), Phạm Phú Thứ , 1863.
- Kỷ Tỵ niên chính nguyệt nhật phúc tư công văn nhật ký己巳年正月日覆咨公文日記(A.1083), Trương Vĩnh Ký張永記1868 và 1869.
- Như Tây ký 如西記(A.764), Ngụy Khắc Đản 魏克亶1863.
- Tây phù thi thảo 西浮詩草 (A.2304), Phạm Phú Thứ 笵富庶1863.
- Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc - quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Đại học Quốc gia Hà Nội, lần 1 (1979), lần 2 (2004), 351tr.
- Nguyễn Gia Thiều, Cung oán ngâm khúc[L’Odalisque mécontente]. Bản dịch tiếng Pháp, Edmond Nordemann phiên âm và xuất bản lần 2 (1911), nhà in Mạc Đình Tư, Hà Nội.
- Vũ Bích Thủy, Vấn đề phiên âm nhân danh, địa danh từ các ngôn ngữ châu Âu sang chữ Nôm qua văn bản Nôm Thánh mẫu phương danh, khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2000, 53 trang chính văn và 143 trang phụ lục
(Tạp chí Hán Nôm, Số 2 (81) 2007; Tr. 23-33)
(http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1362&Catid=605)

Thursday, 9 August 2018

Mân Côi - Mai Khôi - Môi Khôi - Văn Côi (Nguyễn Long Thao - Công Giáo)


Mân Côi - Mai Khôi - Môi Khôi - Văn Côi

9/30/2011 10:46:09 PM 
(http://conggiao.info/man-coi---mai-khoi---moi-khoi---van-coi-d-2305) 
Tháng Mân Côi: Giải thích đặc ngữ Công Giáo: Mân Côi - Mai Khôi - Môi Khôi - Văn Côi
30-KinhManCoi.jpg  
Mỗi tôn giáo có những đặc ngữ riêng. Người thuộc tôn giáo này khó hiểu được những đặc ngữ của tôn giáo khác. Ví dụ đa số người người Công Giáo không hiểu rõ ý nghĩa các từ như Chánh Quả, Bát Nhã, Huệ, Tuệ của Phật Giáo. Người Phật Giáo cũng không hiểu rõ ý nghiã các từ như Mân Côi, Chầu Lượt, Mùa Át, Sinh Thì của Công Giáo. Ngoài ra, các tín hữu trong một tôn giáo cũng không hiểu hết các từ ngữ trong tôn giáo của mình, nhất là các từ về thần học..


Mỗi Đối với Công Giáo Việt Nam, một trong các từ khó hiểu và gây nhiều thắc mắc là Từ Mân Côi – Văn Côi – Mai Khôi – Môi Khôi. Người ta thường nói: Kinh Mân Côi, Tháng Mân Côi, Mầu Nhiệm Mân Côi, Chuỗi Môi Khôi, và ai cũng hiểu đại khái đó là kinh Kính Mừng và tháng Mân Côi là tháng 10 kính Đức Mẹ Maria. Nhưng nếu có hỏi: từ Mân Côi có ý nghĩa gì để được gọi là Kinh Kính Mừng thì không mấy ai trả lời được.

Ngoài ra, tại sao Mân Côi lại còn gọi là Văn Khôi, Mai Khôi, Môi Khôi.

Vấn nạn đặt ra như vậy, nên bài nghiên cứu sẽ đề cập đến các vấn đề:
(1) Kinh Mân Côi là gì.
(2) Tai sao gọi là Kinh Mân Côi.
(3) Mân Côi, Mai Khôi, Môi Khôi, Văn Côi từ nào đúng?

1. KINH MÂN CÔI LÀ GÌ:

Theo định nghiã của các từ điển thần học Công Giáo, Kinh Mân Côi, tiếng La Tinh gọi là Rosarium, Anh ngữ là Rosary, Hán tự là
, phát âm là [méiguijing], giọng Hán Việt đọc là Mai Côi Kinh, là bộ kinh nguyện kính Đức Mẹ gồm 200 kinh chia làm từng chục. Mỗi chục gồm một kinh Lậy Cha,10 kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh. Đồng thời mỗi chục kinh để tưởng nhớ một mầu nhiệm liên hệ đến Chúa Giêsu hay Đức Mẹ Maria. Như vậy kinh Mân Côi là kinh suy niệm 20 Mầu Nhiệm, được chia làm 4 Mầu Nhiệm chính mà đặc ngữ Công Giáo gọi là Mùa như Mầu Nhiệm Mùa Vui, Mầu Nhiệm Mùa Thương, Mầu Nhiệm Mùa Mừng, và Mầu Nhiệm Sự Sáng.

Mùa Vui suy tư sự kiện Chúa Giáng Sinh. Mùa Thương tưởng nhớ đến việc Chúa chịu chết trên Thập Giá. Mùa Mừng tưởng nhớ đến việc Chúa Phục Sinh. Mùa Sáng hay Mầu Nhiệm Sự Sáng mới có từ năm 2002 dưới thời ĐGH Gioan Phaolô II, dành để suy niệm cuộc đời Chúa Giêsu khi ra đi giảng đạo từ lúc chịu phép rửa trên sông Jordan tới khi Chúa lập phép bí tích Thánh Thể.

Theo tài liệu thì Kinh Mân Côi do Đức Mẹ truyền dậy cho thánh Đa Minh và Giáo Hội cho chính thức phổ biến từ năm 1214.

2. TẠI SAO GỌI LÀ KINH MÂN CÔI.

Như chúng tôi đã nói, kinh mà giáo dân Việt Nam gọi là Kinh Mân Côi thì La ngữ gọi là Rosarium, Anh ngữ là Rosary, Hán ngữ là 玫 瑰 涇được phát âm là [méiguijing]. Tất cả những từ ngữ trên, dù La ngữ, Anh ngữ, Hán tự hay Hán Việt đều có nghĩa là Kinh Hoa Hồng.

Theo Công Giáo Báck Khoa Từ Điển, ấn bản Anh ngữ, sở dĩ gọi là Kinh Hoa Hồng là do tích truyện một thầy tu khi đọc kinh Kinh Mừng, Đức Mẹ đã lấy những nụ hoa hồng trên môi của thầy tu ấy kết thành vòng hoa đội lên đầu mình.

Corona, Chaplet, Garland trong tiếng Anh có nghĩa là Vòng Hoa Hồng hay Chuỗi Hạt, tương đương với ý nghĩa từ Rosarium của Latinh.

Trong tiếng Anh cổ, từ BEAD có nghiã là Hạt, Hột và cũng có nghĩa là Kinh (Prayers). Do vậy tràng hạt tượng trưng cho tràng hoa hồng Đức Mẹ đội trên đầu được gọi là Tràng Mân Côi, Chuỗi Mân Côi, hay Chuỗi Môi Khôi.

Thần Học Từ Điển của người Công Giáo Tàu gọi kinh này là 玫 瑰 涇[méiguijing] tức Mai Côi Kinh, có nghĩa là Kinh Hoa Hồng.

Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam dùng từ Mân Côi là do bắt chước người Tàu nhưng đọc theo giọng Hán Việt.

3. MÂN CÔI, MAI KHÔI, MÔI KHÔI, VĂN CÔI - TỪ NÀO ĐÚNG.

Trong số các từ Mân Côi, Mai Khôi, Môi Khôi, Văn Côi, người Công Giáo dùng nhiều nhất là từ Mân Côi. Như thế Mân Côi có phải là từ đúng nhất không? Chúng ta hãy xét các từ này qua từ điển của người không phải là Công Giáo và các từ điển hoặc sách vở của người Công Giáo.
3.1 Từ điển không phải của người Công Giáo:

3.1.1 - Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức không có từ Mân Côi hay Mai Côi

3.1.2 - Đại Từ Điển Tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo xuất bản năm 1999 tại Hà Nội không có từ Mân Côi, Mai Côi, Văn Côi

3.1.3 - Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh định nghĩa: Mai Khôi 玫 瑰: Một thứ ngọc tốt và Mai Khôi Hoa 玫 瑰 花: hoa hồng. Ông không liệt kê từ Mân Côi hay Văn Côi.

3.1.4 - Hán Việt Từ Điển của cụ Thiều Chửu đinh nghiã Mai Côi 玫 瑰: (1) cây hoa Hồng. (2) thứ ngọc mầu đỏ.

3.1.5 - Từ Điển Hán Việt Hiện Đại của Tô Cẩm Duy do Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 2006 viết 玫 瑰[méigui]: Hoa hồng, cây hoa hồng.

3.1.6 - Từ Điển Hán Việt của Ban Tu Thư Nghĩa Thục in năm 1999 định nghiã Mai Côi hay Mai Khôi 玫 瑰:
hoa hồng. Từ điển này không có từ Mân Côi hay Văn Côi.

Tóm lại các từ điển trên đây chỉ giải thích từ Mai Khôi là hoa hồng chứ không giải thích Mai Khôi là chục kinh Kính Mừng.

3. 2. Từ điển hay kinh sách của người Công Giáo:

3.2.1 Cuốn sách Giáo Lý Công Giáo đầu tiên của Việt Nam là Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông do nhà thừa sai Giêrônimo Mayorica soạn vào năm 1623 chưa biết tới từ Mân Côi hay Hay Tràng Hạt nên Ngài đã phiên âm tiếng Bồ Đào Nha Rô Sa Riô (Rosario)và Cô Rô Na (Corona) để chỉ kinh Mân Côi và tràng hạt

3.2.2. Tác phẩm Thánh Giáo Kinh Nguyện có kinh cầu Đức Bà bằng Hán Văn mà ta quen gọi là Kinh Cầu Chữ có 2 câu sau đây: (1) Huyền Nghiã Văn Côi. (2) Chí Thánh Văn Côi Chi Hậu. Đến năm 1924, các giáo sĩ san định lại kinh sách Công Giáo và dịch hai câu trên ra việt ngữ như sau:

- Huyền Nghĩa Văn Côi: Đức Bà Như Hoa Hường Mầu Nhiệm Vậy
- Chí Thánh Văn Côi Chi Hậu: Nữ Vương Truyền Phép Rất Thánh Mân Côi.

3.2.3 Dictionarium Anamitico Latinum của Đức Cha AJ. L. Taberd xuất bản năm 1838 không có từ Mân Côi, Văn Côi, Mai Khôi.

3. 2.4 Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của, ấn bản 1895-1896 có từ Môi Khôi và được định nghiã là (1) hoa hồng. (2) loài ngọc qúy. Ông ghi chú thêm phải đọc là Mai, không nên đọc là Môi. Tác giả là người Công Giáo nhưng không ghi thêm Môi Khôi hay Mai Côi là tên một kinh của Công Giáo.

3. 2.5 Thuật Ngữ Thần Học Anh Việt của Học Viện Đa Minh xuất bản năm 2002 định nghĩa Rosary là Chuỗi Mân Côi do tiếng Latin Rosarium: tràng hoa hồng

3. 2.6 Từ Điển Công Giáo Anh Việt của Nguyễn Đình Diễn định nghiã Rosay là Kinh Mân Côi. Tác giả chú thích thêm trong Việt ngữ, nguyên tự tiếng Hán, chính xác là Môi Côi: Hoa hồng, sau bị đọc nhầm ra nhiều biến thái khác thành quen như Vân Côi, Văn Côi, Môi Khôi, Mai Khôi.

3. 2.7 Từ Điển Văn Học Việt Nam của Lm Trần Văn Kiệm in năm 2007 định nghiã các từ Môi Khôi, Mân Côi, Môi Côi, Mai Khôi: Hoa Hồng.

3.3. Từ Nào Đúng?

3.3.1 Mai, Mân, Môi hay Văn từ nào đúng? Từ 玫trong Hán tự phát âm là [mei]: Hán Việt đọc là Mai hay Mân nhưng Mai là từ đúng nhất. Từ điển của Đào Duy Anh, của Ban Tu Thư Nghiã Thục, của Huình Tịnh Paulus Của đểu chỉ ghi từ Mai. Còn Mân hay Môi chỉ là cách phát âm khác, của Mai. Từ điển của LM Trần Văn Kiệm đều viết Mai hay Mân là 玫. Bô Khang Hy Tự Điển ghi Mai và Môi đồng âm. Ngoài ra theo Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn thì thì Mân Côi hay Văn Côi được viết như nhau 玫瑰. Có nghiã là hoa hồng và đá ngọc. Từ điển này cũng viết dùng Văn Côi để chỉ sợi vân của ngọc.

Tóm lại theo các từ điển, từ Mai Côi là đúng nhất, các từ khác Mân, Môi, Văn chỉ là âm khác của Mai.

3.3.2 Côi và Khôi từ nào đúng? Theo nhiều từ điển như Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn, Từ Điển Hán Việt của Ban Tu Thư Nghiã Thục, Từ Điển Văn Học của LM Trần Văn Kiệm từ 瑰
[gui] Hán Việt đọc là Côi có nghiã là ngọc, là đá qúy và Côi cũng được phát âm là Khôi
4. Kết Luận

Dựa trên các từ điển Hán Việt được trích dẫn trên, từ Mai Côi là đúng nhất. Các từ khác Mân Côi, Môi Côi, Môi Khôi hay Văn Khôi chỉ là âm khác của Mai và Côi. Như vậy không thể nói chỉ có một từ Môi Khôi là đúng, các từ khác là đọc nhầm. Kinh sách Công Giáo lấy từ Mai Côi hay Mân Côi có nghiã là hoa hồng, không phải là ngọc qúy, để chỉ chục kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh vì theo tích truyện nói ở trên, Đức Mẹ đã lấy những đoá hoa hồng trên miệng của một tu sĩ đang đọc kinh kính mừng kính Đức Me để kết thành tràng hoa hay triều thiên đội trên đầu. Sở dĩ ít người hiểu được từ Mân Côi vì không ai nói hoa hồng là hoa mân côi. Chỉ có người Công Giáo dùng từ Mân Côi hay tràng hoa Mân Côi với ý nghiã bóng là kinh kính Đức Mẹ.

Nguyễn Long Thao