Trung Lập Báo số 7018 ra
ngày 23 tháng 5 năm 1933 đưa tin như sau:
Saturday, 21 March 2020
Friday, 20 March 2020
Cần chờ bao lâu để ổn định một thuật ngữ dịch tễ học?
Thuật ngữ social distancing hiện được dịch bằng
nhiều cách:
-cách biệt cộng đồng
(https://vnexpress.net/suc-khoe/who-dich-suy-yeu-tai-trung-quoc-la-hy-vong-cho-the-gioi-4072699.html
https://www.msn.com/vi-vn/lifestyle/lifestylenews/thực-hiện-social-distancing-thời-covid-19-thế-nào-cho-đúng/ar-BB11rRoB?li=BBr8zL3&sa=U&ved=0ahUKEwis
)
-cách ly xã hội (
)
-giãn cách khi tiếp xúc
-giãn cách xã hội
)
-giữ khoảng cách cộng đồng
-giữ khoảng cách giao tiếp xã hội
)
-giữ khoảng cách khi xã giao
)
-giữ khoảng cách ở nơi công cộng
-giữ khoảng cách xã giao
)
-giữ khoảng cách xã hội
-hạn chế các giao tiếp xã hội và sinh hoạt cộng đồng
)
-hạn chế giao tiếp xã hội
)
-hạn chế tiếp xúc với đám đông
-hạn chế tương tác với đám đông
-phân
cách người trong xã hội
)
-tạo khoảng cách xã hội
)
-tránh tiếp xúc xã hội
)
-tự cách ly và cô lập giao tế xã hội
)
Saturday, 7 March 2020
Bệnh nhân họ Nguyễn là ai?
Chẳng là ai cả. Là ai cũng được.
Người Việt gọi nhau là chị Trúc, chị Hạnh, chị Thúy, chị Xuân chứ không gọi chị Trịnh, chị Trương, chị Huỳnh... Họ Nguyễn càng khó phân biệt hơn. Ông Lê Trung Hoa ước tính cứ mười người Việt thì có bốn người họ Nguyễn. (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ngon-ngu-hoc/5953-tai-sao-o-viet-nam,-so-nguoi-mang-ho-nguyen-nhieu-nhat.html).
Chỉ dùng họ để chỉ người ta trong các tổ hợp Hán Việt có tính trang trọng: Hồ chủ tịch, Ngô tổng thống, Phan tiên , Trần huynh...
Viết một bệnh nhân là đủ rồi. Không việc gì phải lôi tên tuổi người ta lên báo trong trường hợp này. Khi cần thì viết cả tên lẫn tuổi chứ đừng viết tuổi với họ. Tiếng Việt không phải là tiếng Anh, tiếng Pháp.
Người Việt gọi nhau là chị Trúc, chị Hạnh, chị Thúy, chị Xuân chứ không gọi chị Trịnh, chị Trương, chị Huỳnh... Họ Nguyễn càng khó phân biệt hơn. Ông Lê Trung Hoa ước tính cứ mười người Việt thì có bốn người họ Nguyễn. (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ngon-ngu-hoc/5953-tai-sao-o-viet-nam,-so-nguoi-mang-ho-nguyen-nhieu-nhat.html).
Chỉ dùng họ để chỉ người ta trong các tổ hợp Hán Việt có tính trang trọng: Hồ chủ tịch, Ngô tổng thống, Phan tiên , Trần huynh...
Viết một bệnh nhân là đủ rồi. Không việc gì phải lôi tên tuổi người ta lên báo trong trường hợp này. Khi cần thì viết cả tên lẫn tuổi chứ đừng viết tuổi với họ. Tiếng Việt không phải là tiếng Anh, tiếng Pháp.
Sunday, 1 March 2020
Ô có phải là cái vũng?
Lê Trung Hoa (“Từ
địa phương chỉ địa hình trong địa danh Nam Bộ”, Tạp Chí Ngôn Ngữ số 4, 2012,
tr. 32-38) ở trang 34 giảng ô là vũng, bàu rồi cho ví dụ là Ô Môn, Ô Cấp
và Ô Ma. Ô Môn thì không biết, nhưng Ô Cấp và Ô Ma đều là từ mượn âm tiếng Pháp.
Ô Cáp [au] Cap St-Jacques. đi ~
aller au Cap St-Jacques.[i]
Ô Cắp [au] Cap St-Jacques. đi ~
aller au Cap St-Jacques.[ii]
Ô Cấp [au] Cap St-Jacques. đi ~
aller au Cap St-Jacques.[iii]
Ô Ma aux Mares. nông trại ~ ferme des Mares ; thành lính tập ~ (Sài Gòn xưa) Camp des Mares (*caserne des
tirailleurs annamites).[iv]
Ngoài Ô Cấp và Ô Ma còn có Ô Quắn:
Ô
Quắn Au
Vent. bãi ~ Vũng Tàu {Plage/Pointe}
Au Vent.[v]
[i] * Vì nói Hưng-yên (hải cảng Phố-hiến đời hậu Lê) thuộc
về thượng du thì cũng chả khác bảo Saigon làm trên núi, hay rủ nhau đi Cà-mâu
ăn nem Thụ-đức, hay tắm biển Ô-cáp ở Tây-ninh. Phong Hóa Tuần Báo số 70 (1933:14, Nhát-Dao-Cạo)
* Nói đến đây, ta lại nhớ đến cuộc tập trận
Ô CÁP (cap. St Jacques) cách đây mấy năm, khi đô-đốc Godefroy mang hạm-đội tuần-dương
từ Pháp sang ghé bến SAIGON. Tri Tân Tạp
Chí số 5 (1941:13, Nguyễn Huyền-Tĩnh)
[ii] Trong Nam-kỳ nói đi chơi «
Ô-Cắp » (Au
Cap) cũng là một cách phong-lưu lịch-sự như ngoài Bắc nói đi tắm Đồ-sơn vậy.
Nam Phong Tạp Chí số 58 (1922:257, Phạm
Quỳnh)
Những mênh mông trời nước một màu. Trung Lập Báo số 12 (1924:3, Tứ-Linh)
* Tên gọi “Ô Cấp” để chỉ Vũng Tàu được Việt hóa từ cụm từ
Aller au Cap (có nghĩa là đi ra đất
mũi để nghỉ mát và tắm biển) được rút gọn lại thành “Au Cap”, có lẽ ra đời cùng
với nhu cầu đi nghỉ cuối tuần của người dân Sài Gòn, và rộng hơn cho cả người
miền Đông Nam Kỳ và đồng bằng sông Cửu Long. Thạch Phương & Nguyễn Văn Minh (2005:119)
* Rồi đến Ô Cấp vào Sài Gòn lên Tân Đáo ở xóm Chiếu. Tô Hoài (2007:100)
VHS (1999:60)
[iv] * M.... làm quan một, tại đội binh thứ nhứt, lính tập
Annam ở tại ô ma (Mares) vào đơn cách vài bữa rày mà thưa một tay anh chị lớn mật
dám cỡi xe máy cũa ổng để đâu đó, mà cúc mất. Trung Lập Báo số 61 (1924:4)
* Như hồi ngày hôm qua đây lối ba giờ rưởi
chiều tên Trần-Cư là sốp-phơ xe hơi số 1042 của chệt Trần-Châu bán đồ tạp hóa ở con đường
Cách-ti-na đụng đứa nhỏ Nguyển-văn-Cu là enfant de troupe học tại trường Ô-ma,
tại nơi góc đường Frère Louis và Nguyển-Tấn-Nghiệm. Trung Lập Báo số 161 (1924:4)
* Vụ lấy trộm 2 cây
súng liên-thanh, 4 cây súng trường và đạn ở đồn Ô ma, tháng giêng năm 1930; Nam Phong Tạp Chí số 184 (1933:514)
* Ánh sáng xanh của những nụ đèn điện hai
bên đường Frère Louis về vùng Ô-ma đã buồn hơn, và đã lạnh hơn, nhưng thấm xuống
từng dưới mặt đường nhựa. Tri Tân Tạp
Chí số 175-178 (1945:11, Đông-Hồ)
* Miễu-Hiển-Trung do đức Cao-Hoàng dựng lên
để thờ các công-thần khai cơ dựng nghiệp, trong có bài-vị mấy trăm cái, gồm có
một bài vị thờ người thủy-binh Pháp matelot Manuel, miễu Hiển-Trung vốn ở trong
vòng thành Ô-Ma (camp des mares, nay là trụ sở trung ương Cảnh-sát) Vương Hồng Sển (1969:70)
* Sau năm đảo chính 1945, binh Pháp trở lại
chiếm cứ thành Ô-Ma, và dỡ bỏ miễu Hiển-Trung, về sau này không còn nhìn được
xưa ở chỗ nào. Vương Hồng Sển (1969:70)
* Chỗ bán bánh đập ở một khoảng đất trống, bàn
ghế kê la liệt ngoài trời, ở cuối đường Frères Louis (nay là Võ Tánh), giáp đường
Cây Me (nay là Nguyển Trãi) và gần đồn Ô-Ma của nhà binh Pháp (sau là khu Ủy hội Quốc tế). Nguyễn Vỹ (1970b:334)
* Còn tại thành lính tập Ô Ma (Camp des Mares) thì có miếu
thờ các công thần nhà Nguyễn, lập năm 1804, chữ gọi “Hiển Trung Từ”. Vương Hồng Sển (1990:155)
* Miếu Hiển Trung do đức Cao Hoàng dựng lên để thờ các công
thần khai cơ dựng nghiệp, trong có bài vị mấy trăm cái, gồm có một bài vị thờ
người thủy binh Pháp Matelot Manuel, miễu Hiển Trung vốn ở trong vòng thành
Ô Ma (Camp des mares, có lúc là trụ sở trung ương Cảnh sát). Vương Hồng Sển (2004:87)
* Sau năm đảo chánh 1945, binh Pháp trở lại chiếm cứ thành Ô Ma, và dỡ bỏ
miếu Hiển Trung, về sau này không còn nhìn được xưa ở chỗ nào. Vương Hồng Sển (2004:87)
* Chỗ bán bánh đập ở một khoảng đất trống, bàn ghế kê la
liệt ngoài trời, ở cuối đường Frères Louis (nay là Võ Tánh), giáp đường Cây Me
(nay là Nguyễn Trãi) và gần đồn Ô Ma của nhà binh Pháp (sau là khu ủy Hội Quốc
tế). Nguyễn Vỹ (2006:826)
LNT (1993:666)
[v] Lộ
trình chuyến đi đã được tính trước, nguyên ngày thứ bảy tắm ở Long Hải và nghỉ ở
nhà mát của ngành quan thuế gần Dinh Cô, sang hôm sau qua Vũng Tàu tắm ở bãi Ô
Quắn, ăn cơm trưa xong rồi về. Nguyễn
Đông Thức (2006:43)
LNT (1993:667)
Subscribe to:
Posts (Atom)