Trang nhất > An Ninh Thế Giới > Hồ sơ mật | ||||||
Vụ Hà Thúc Ký mưu sát Ngô Đình Diệm năm 1957 11:00, 29/01/2007 | ||||||
Ông Hà Thúc Ký nguyên là đảng viên của đảng Đại Việt. Nhận thấy anh em họ Ngô tàn bạo, độc đoán không thực thi dân chủ nên ông đã âm mưu cho đặt chất nổ ở chỗ qua cầu Công Lý để hạ sát Ngô Đình Diệm, để nhóm Đại Việt lên nắm quyền.
Trong hai tháng đến nước Mỹ, tôi đã có dịp gặp một số nhân vật trước đây làm việc cho chế độ họ Ngô. Những vị này, nay tuổi cũng đã vào tuổi gần đất xa trời rồi nhưng họ vẫn còn nhớ rõ và kể cho tôi một số chuyện cũ. Và tôi cũng đã tìm đọc được một số tư liệu về chế độ họ Ngô do một số tác giả ghi được. Những tư liệu trên, tôi thấy có phần nào đúng sự thật. Xin lược ghi lại để bạn đọc tìm hiểu và biết rõ hơn về chế độ họ Ngô trong 9 năm tồn tại ở miền Nam Việt Diễn tiến vụ Hà Thúc Ký bị bắt Ông Hà Thúc Ký ngụ ở đường Nguyễn Văn Trỗi (trước kia là đường Cách mạng, quận Phú Nhuận – gần cổng xe lửa số 7). Ông Hà Thúc Ký và nhóm Đại Việt nhận thấy anh em họ Ngô tàn bạo, độc đoán không thực thi dân chủ nên đã âm mưu cho đặt chất nổ ở chỗ qua cầu Công Lý để hạ sát Ngô Đình Diệm, để nhóm Đại Việt lên nắm quyền. Chuyện đã bất thành và Hà Thúc Ký bị bắt giam. Sau khi bị bắt thì cảnh sát đã tới nhà khám xét và phát hiện một hầm chứa vũ khí và chất nổ. Ông Hà Thúc Ký hiện vẫn còn sống, trên 80 tuổi và cư ngụ tại Mỹ. Ông Ký kể lại diễn tiến chuyện bị bắt là do có sự phản bội của một đảng viên và một người là sĩ quan cấp tá trong quân đội Việt Nam Cộng hòa. Viên sĩ quan cấp tá này là người thân cận với ông Ký, nhưng ông này có tật say sưa tối ngày và cứ hễ rượu vào thì... lời ra. Có một bữa viên sĩ quan này (chúng tôi không nhớ tên là gì?) gặp ông Ký rồi lại gặp một người tên Xuân cũng là đệ tử của ông Ký.
Tên Xuân trước kia có theo Việt Minh, nhưng sau đầu hàng, về theo Đại Việt, và theo nhóm Dương Văn Hiếu, Thái “đen” đặc vụ miền Trung của Ngô Đình Cẩn. Xuân phục rượu cho viên thiếu tá uống say khướt rồi khai thác. - Thiếu tá lâu nay có gặp ông Hà Thúc Ký không? Viên thiếu tá đã ngay thật nói: - Tôi có gặp và hẹn mấy ngày nữa sẽ gặp ông Hà Thúc Ký để bàn vài việc chính trị quan trọng. Viên thiếu tá này còn tiết lộ cho tên Xuân biết là sẽ hẹn gặp ông Ký ở góc ngã ba đường Cao Thắng – Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần hiện nay) cùng ngày, giờ... Sau đó tên Xuân đã về báo cho Dương Văn Hiếu biết. Đến khi Hiếu giăng lưới bắt ông Ký ở địa điểm trên thì lại có mặt tên Xuân, và chính tên Xuân đã cầm súng lục chĩa vào ông Ký. Ông Ký cũng kể lại khi bị bắt không bị đánh đập tra tấn. Ông Ký nghi chắc Ngô Đình Diệm sẽ cho thủ tiêu mình ngay, vì ông đã có ý định lật đổ chế độ họ Ngô. Ông Hà Thúc Ký bị giam ở Bến Vân Đồn ba tháng, và đại diện chính quyền họ Ngô không thẩm vấn hay hỏi han gì. Một hôm, viên trung sĩ Bảo an ngồi canh gác đã đưa cho ông Ký tờ báo Sài Gòn Mới do bà Bút Trà làm chủ nhiệm. Tờ báo này có loan tin vợ con ông Ký đã bị bắt giam. Lý do vợ con ông bị bắt là sau ngày ông Ký bị bắt thì người nhà sợ khám nhà nên đã cho người mang cái máy phát tuyến vứt ra bãi đất đồng Ông Cộ để phi tang nhưng chẳng may bị lính Bảo an bắt. Theo ông Ký kể thì có lẽ Dương Văn Hiếu cố tình cho viên trung sĩ Bảo an đưa tờ báo Sài Gòn Mới cho ông đọc để ông biết tin gia đình bị bắt, từ đó dò xét xem phản ứng của ông thế nào? Rồi sau đó ông Ký bị đem về giam ở trại giam đường Lê Văn Duyệt (trong Quân khu Thủ đô – nay là sân quần vợt Lan Anh). Trại giam này trước kia quân đội Pháp dùng để giam những quân nhân đào ngũ nên kín cổng cao tường. Tường nhà giam đúc bằng bêtông cốt sắt, cửa sắt khóa kiên cố. Ông Ký bị biệt giam tại đây một vài tháng thì có thêm một người nữa bị bắt được đưa vào nhốt chung với ông là ông Trình Quốc Khánh tức Nguyễn Hữu Lễ, là Bí thư Dân xã đảng. Trong thời gian ông Ký bị giam ở trại Lê Văn Duyệt thì Dương Văn Hiếu có đưa bác sĩ Trần Kim Tuyến tới thăm. Và bác sĩ Tuyến có hỏi: - Ông Ký có biết ông trung tá Sang không? - Ông Sang chỉ huy Tiểu đoàn Mặt Cọp của Pháp phải không? - Đúng. Ông Sang có chân trong Đại Việt không? - Ông hỏi gì lạ vậy? Ai mà khai ra đảng viên làm gì. Có hay không thì ông biết đấy! Đến khi chế độ họ Ngô bị lật đổ, tướng Trần Thiện Khiêm đã cho người vào nhà thương Chợ Quán để trả tự do cho ông Ký, vì tướng Khiêm cũng có liên quan ít nhiều với nhóm Đại Việt, bởi Khiêm là người do CIA điều khiển. Ông Ký bị giam ở nhà thương Chợ quán vì ông bị phù thũng bởi bị cùm xích nhiều năm tháng. Còn vụ vợ con ông Ký bị bắt lại không liên can gì đến vụ ông Ký bị bắt. Lý do chính là bà Ký đã cho người nhà đem vứt cái máy phát tuyến. Khi bị bắt ông bà Ký có 6 người con. Khi bà Ký bị bắt thì người nhà ở Huế vào đã đem 5 người con ra Huế để nuôi – đứa lớn nhất khi đó mới 9 tuổi, còn đứa nhỏ nhất mới có 3 tháng nên phải vào tù theo mẹ để bú sữa. Mẹ con bà Ký bị giam ở P.42 trong Sở thú, nhưng được đối đãi đàng hoàng và không bị tra tấn gì cả. Mỗi ngày được phát 50 đồng bạc để tự mua đồ nấu ăn ngay trong phòng giam do lính Bảo an mua giúp. Bà Hà Thúc Ký thì vẫn bị giam giữ. Theo BBC qua lời kể của Trần Kim Tuyến: “Đó là thời gian khoảng năm 1958, vào dịp tết Nguyên đán. Tên đàn em của ông Hà Thúc Ký ở trong đảng Đại Việt là Nguyễn Văn Xuân, vì ham tiền nên phản đảng và thông báo tin tức về đường đi nước bước của ông Ký. Khi đó đang có tin là ông Ký định ám sát Tổng thống Diệm. Tên Xuân báo cho Tiểu đoàn Phòng vệ phủ Tổng thống chứ không báo cho Sở Nghiên cứu chính trị. Nơi này liền chuyển cho bác sĩ Tuyến. Ông Tuyến nhờ bên Cảnh sát kiểm chứng lại xem những chi tiết đó có đúng hay không. Cảnh sát cho biết tất cả những chi tiết tên Xuân cung cấp đều đúng. Vì vào đúng dịp tết nên anh em ông Diệm về Huế, không có mặt ở Sài Gòn. Bởi vậy ông Tuyến gọi điện thoại ra Huế báo cáo với Tổng thống Diệm và được lệnh bủa lưới bắt ông Hà Thúc Ký. Vì Sở Nghiên cứu chính trị Phủ Tổng thống không có lực lượng, nên bác sĩ Tuyến phải nhờ bên Cảnh sát. Thời đó Tổng giám đốc Cảnh sát là tướng Nguyễn Ngọc Lễ, nhưng những nhân viên đi bắt ông Ký lại là tay chân đàn em của Phan Ngọc Các, một bộ hạ của Ngô Đình Cẩn từ ngoài miền Trung gửi vào hoạt động trong Sài Gòn, thành ra chính tướng Nguyễn Ngọc Lễ cũng không biết chuyện gì xảy ra. Khi bắt được ông Ký, họ tạm giam lại để chờ Tổng thống Diệm về sẽ quyết định. Đến khi ông Diệm về tới Sài Gòn, cho gọi bác sĩ Tuyến lên báo cáo mọi chuyện. Lúc đó đã nửa đêm. Ông Tuyến vừa bước vào, Ngô Đình Diệm hỏi ngay: - Chuyện Hà Thúc Ký ra sao rồi? - Thưa Tổng thống, bên Cảnh sát bắt, hiện còn đang giữ trong Sở thú để chờ Tổng thống quyết định. Ông Diệm đỏ bừng mặt: - Đem mà thủ tiêu nó đi! Anh bảo bên đó chỗ nào đem thủ tiêu nó đi! Còn ông Tuyến thì kể lại: “Nghe lệnh của Tổng thống Diệm vào lúc nửa đêm, nên ông Tuyến không muốn đánh thức ông Tổng giám đốc Cảnh sát thức dậy để chuyển cái lệnh “thủ tiêu người” trong lúc nóng giận của Tổng thống. Vì thế ông Tuyến đã nghĩ “để đến sáng mai chuyển lệnh trên cũng chẳng muộn gì”. Như vậy, cái số của ông Hà Thúc Ký chưa bị chết ngay đêm hôm đó. Sáng sớm hôm sau, Ngô Đình Diệm lại cho gọi điện thoại bảo Tuyến vào dinh gấp. Tuyến lo sợ, và nghĩ: Chắc ông Diệm gọi vào gấp để hỏi xem lệnh thủ tiêu Hà Thúc Ký đã hoàn tất chưa? Khi vào tới dinh trông thấy Tổng thống Diệm đang ngồi ở bàn giấy, và mặt lạnh hỏi: - Chuyện Hà Thúc Ký ra sao rồi? Nghe Diệm hỏi như vậy, Tuyến lo sợ, vì chưa thi hành. - Thưa Tổng thống, vẫn còn giam đấy. Để tôi liên lạc với tướng Lễ xem thi hành “thủ tiêu” bằng cách nào? Nghe Tuyến trình bày như vậy, Diệm nói: - Mình tức giận, nổi nóng ra lệnh như vậy. Nhưng thôi, tìm cách giúp đỡ gia đình ông Ký. Bảo bên Cảnh sát đối xử đàng hoàng với ông ấy. Từ đó, trong tù ông Ký không bị ngược đãi và bị tra tấn gì cả. Vì vậy, sau năm 1975 ông Ký định cư ở Hoa Kỳ, và có mấy lần sang Anh có ghé thăm ông Tuyến. Vì hàm ơn bởi ông Tuyến chần chừ lệnh của Diệm qua một đêm nên ông Ký thoát đi “mò tôm”. Ông Tuyến cũng còn kể, về ông Nhu thì không thấy ông ta nhắc gì đến ông Ký lúc đó. Hà Thúc Ký bị bắt và thoát bị thủ tiêu nhờ đâu? Ông Hà Thúc Ký lại có họ hàng với vợ Ngô Đình Nhu là Trần Lệ Xuân. Thân mẫu của Hà Thúc Ký và thân mẫu của Trần Lệ Xuân (vợ luật sư Trần Văn Chương, là chị em cô cậu ruột). Vì vậy Trần Lệ Xuân là em họ ông bà Ký. Hà Thúc Ký cũng có họ hàng với tướng Tôn Thất Đính và Đính kêu ông Ký là chú họ... Giữa Ngô Đình Diệm với Hà Thúc Ký cũng là chỗ thân tình khi xưa, trước năm 1945. Thời gian Ngô Đình Diệm rời chủ Quản đạo Kontum để xuống trị nhậm Phan Rang thì thân sinh của ông đã tới bàn giao. Thời kỳ Ngô Đình Diệm rời chức quản đạo Phan Rang đi trị nhậm Tuần vũ ở Phan Thiết thì thân phụ ông Ký tới tri nhậm quản đạo Phan Rang. Vì vậy, khi Hà Thúc Ký bị bắt, Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho bác sĩ Trần Kim Tuyến trợ giúp cho gia đình Hà Thúc Ký. Những ngày trước khi Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ tướng thì Ngô Đình Nhu cho thành lập phong trào Đại đoàn kết Hòa bình để Ngô Đình Diệm về cầm quyền. Ngô Đình Nhu làm Chủ tịch, còn Hà Thúc Ký làm Phó Chủ tịch phong trào trên. Họ thường tới họp bàn ở nhà Ngô Đình Cẩn. Nhưng đến khi Ngô Đình Diệm nắm trọn quyền cai trị miền Nam, thì anh em họ Ngô đã loại những thành phần đảng phái từng ủng hộ Diệm trước đây ra khỏi chính quyền. Điển hình là vụ Ngô Đình Diệm cho quân tới triệt hạ chiến khu Ba Lòng tại Quảng Trị của Đại Việt do Hà Thúc Ký lãnh đạo. Về phía Đại Việt thời đó có hai ba phái. Như Hà Thúc Ký thì lập ra Đại Việt Cách mạng thành phần đa số là người miền Trung. Còn ông Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Tôn Hoàn thì lập ra đảng Tân Đại Việt thành phần là người miền Bắc và Nam Trung Bộ. Ở ngoài đời nhiều người vẫn gọi nhóm Đại Việt là Đại Việt quan lại, vì đa số đảng viên Đại Việt đều làm quan của chế độ Bảo Đại xưa kia, trong số này, bác sĩ Phan Huy Quát bị mang tiếng là thủ lĩnh Đại Việt quan lại. Sự thực ông Quát không có chân trong Đại Việt nào cả mà chỉ chơi thân với nhóm Đại Việt thôi. Ông Hà Thúc Ký cùng một số người đối lập chế độ họ Ngô bị bắt giam cho tới ngày 1/11/1963 nhóm quân nhân đảo chính lật đổ được chế độ họ Ngô. Ngày 5/11/1963, Trần Thiện Khiêm ra lệnh trả tự do cho những người đối lập chế độ họ Ngô và ông Hà Thúc Ký cũng được thả trong đợt này. Ba tháng sau ngày đảo chính Ngô Đình Diệm thành công, thì ngày 30/1/1964 Nguyễn Khánh lại làm đảo chính lật đổ nhóm Dương Văn Minh. Nguyễn Khánh tự phong làm Thủ tướng, còn Dương Văn Minh ngồi ghế Quốc trưởng “bù nhìn”. Mọi quyền hành đều nằm trong tay tướng Nguyễn Khánh. Tướng Khánh lập nội các chính phủ và ông Hà Thúc Ký được mời giữ chức Tổng trưởng Nội vụ. Khi chế độ họ Ngô bị đảo chính thì em trai của Trần Lệ Xuân là luật sư Trần Văn Khiêm bị bắt giam. Bà Chương, mẹ của Khiêm ở Hoa Kỳ nghe tin con trai bị bắt nên tức tốc trở về Việt Ngày 8/2/1964, ông Hà Thúc Ký chính thức nhận chức Tổng trưởng Nội vụ nên bà Chương đã đến xin gặp ông Hà Thúc Ký để xin bảo lãnh cho con trai. Bà Chương với ông Ký có liên hệ họ hàng và ông Ký gọi bà là dì. Nhưng khi gặp ông Ký, bà Chương nói: - Thưa ông Tổng trưởng, gia đình chúng tôi vô phước sinh ra con không ra gì, nó hại cả gia đình (ý nói Trần Lệ Xuân, vợ Nhu). Ông Hà Thúc Ký nhã nhặn nói: - Tôi không đồng ý với bà điểm đó. Nhờ cô ấy mà gia đình bà mới có chức có quyền và sung sướng. Không có cô ấy thì làm sao ông bà lại được giữ chức Đại sứ Việt Bà Chương trả lời: - Nhưng thằng con tôi, là thằng Khiêm nó có tội tình chi mà bắt nó? Cho nó vô tù? Ông Ký: -Đã có biết bao người không có tội tình chi mà cũng bị tù. Còn hắn cũng dính vào chế độ họ Ngô, dựa vào quyền thế hống hách trước đây mà ai cũng biết. Bà phải nhớ cho rằng người tù của chế độ họ Ngô cũng đang ngồi trước mặt bà đây. Chúng tôi trước đây ở tù chế độ họ Ngô không có quần áo mặc và phải nằm trên nền ximăng lạnh buốt và muỗi đốt. Còn nay con bà, tôi đã cho phép có người đến thăm nuôi và còn được tiếp bạn gái. Hàng tuần có những cô gái đến thăm con bà và được tự do yêu đương. Như vậy là sướng hơn chế độ nhà tù của nhà Ngô. Nhưng được ít lâu, Trần Văn Khiêm cũng được trả tự do sau đó ra nước ngoài | ||||||
Nhân Hưng |
Nhân kỷ niệm 106 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, chúng tôi trao đổi với ông Lê Kiên Thành về chủ đề không mới nhưng vẫn còn nguyên giá trị khoa học thời sự: Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và những kỷ niệm với Trung Quốc.
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
Qua những lần xuất hiện trên báo chí để nói về cha mình, cũng như qua những lời chúng tôi ghi lại dưới đây, ông Lê Kiên Thành, người con trai thứ của cố Tổng bí thư Lê Duẩn giúp độc giả hôm nay hiểu hơn về bản lĩnh của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn đầy thử thách và oanh liệt của lịch sử dân tộc (1958 -1986).
... Năm 1957, đang là Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, cha tôi được Bác Hồ gọi ra Bắc. Khi ấy, ông đã chọn một hành trình rất ngoạn mục là đi qua Nam Vang (Phnôm Pênh), Hồng Công tới Quảng Châu về Gia Lâm với sự giúp đỡ nhiệt thành của những người bạn Trung Quốc.
Mẹ tôi, các chị tôi và tôi cũng từng có thời gian học tập ở Trung Quốc. Đặc biệt, mẹ tôi trong cuốn nhật ký của mình từng có những trang viết ghi lại những kỷ niệm sâu sắc trong quãng thời gian bà vừa học vừa nuôi con tại Trung Quốc. Trong đó, bà cũng đã ghi nhận sự quan tâm của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, cố Thủ tướng Chu Ân Lai.
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
Trong ban lãnh đạo Trung Quốc, cha tôi cũng có những người bạn rất thân thiết như Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh. Khi Chu Ân Lai ốm, cha tôi sang thăm TQ và vào bệnh viện thăm Chu Ân Lai, nói: “Mong đồng chí chóng khỏe”. Ông Chu Ân Lai nói: “Chúng nó không để tôi sống đâu” (ý chỉ bè lũ 4 tên). Chu Ân Lai vốn là người rất kín đáo và chừng mực. Phải là tình bạn sâu sắc thì ông mới có thể chia sẻ như vậy với cha tôi.
Thế nhưng, vào những thời khắc quan trọng, cha tôi cũng đã thể hiện với Chu Ân Lai sự quyết liệt đến mức cao nhất của mình vì độc lập dân tộc.
Cha tôi kể, có lần, một đồng chí nói với ông: Trung Quốc có đề nghị giúp ta mấy trăm xe tải từ Bắc vào Nam với điều kiện phải để người của họ lái. Cha tôi nói: “Tôi không nhận cái xe nào cả”. Sau đó có đồng chí hỏi lại: “Anh Duẩn, sao ta không nhận một vài cái cho bạn vui?”. Ông nói: “Chúng ta không bao giờ được để cho bất kỳ ai có thể có suy nghĩ có thể cướp được đất nước này, kể cả anh em ‘môi hở, răng lạnh’”.
Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia là nguyên tắc bất di, bất dịch. Vào thời điểm chúng ta còn nhờ rất nhiều vào Trung Quốc những thứ rất thiết yếu như lương thực và vũ khí, nhưng khi họ mời NiXon sang thăm để đàm phán và lấy cuộc chiến tranh VN để mua bán lợi ích của họ, thì trên báo Nhân dân đã viết một câu: “Chúng ta đang sống ở một thời đại mà không phải các nước lớn có thể làm mưa làm gió, hoặc định đoạt số phận của nước nhỏ”. Đó là bản lĩnh của chúng ta, là ý chí của chúng ta.
Trong thời kỳ mình đánh nhau với Mỹ, Trung Quốc cũng rất khó khăn. Dân họ cũng đói. Nhưng họ đã giúp đỡ Việt Nam nhiều thứ, kể cả tiền. Việt Nam từng cảm kích với điều đó. Nhưng không vì thế mà có thể quên được sự toàn vẹn lãnh thổ, cái gì là nguyên tắc thì phải kiên quyết giữ.
TBT Lê Duẩn gặp PTS. Lâm Ngọc Thiềm và các sinh viên ĐH Tổng hợp Hà Nội - những người rời giảng đường đến chiến hào vào tháng 5/1972 (Ảnh tư liệu)
… Năm 1972 là một năm đầy thử thách với tiến trình thống nhất đất nước của Việt Nam. Trong cuốn nhật ký của cha tôi có ghi lại vài dòng nhưng đủ để tôi nhớ và hình dung lại những gì diễn ra trong năm đó liên quan đến câu chuyện mà cha tôi kể lại. Ở đó, bản lĩnh người lãnh đạo tối cao của đất nước đã thể hiện bản lĩnh của một dân tộc… Và đủ để tôi cảm nhận sự khắc khoải, đau đớn về những gì trải qua trong cái năm đầy cam go, thử thách ấy và quyết tâm dữ dội của ông về hai chữ độc lập, tự do của dân tộc.
Trước khi Nixon có cuộc đàm đạo với lãnh đạo Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai sang Việt Nam, gặp cha tôi ở Gia Lâm (Hà Nội). Thủ tướng Chu Ân Lai nói với cha tôi rằng Trung Quốc và Nixon sẽ có cuộc bàn thảo về vấn đề Việt Nam.
Cha tôi kể rằng lúc đó ông đã lập tức nổi nóng: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai có thể quyết định được vận mệnh của dân tộc này thay chúng tôi. Nếu Mỹ muốn bàn về Việt Nam thì sang Việt Nam mà bàn với chúng tôi, tại sao bàn với các đồng chí và tại Trung Quốc? Đồng chí có biết, năm 1954, khi cảm nhận được rằng, Việt Nam đã bị ép ký hiệp định Genève, tôi đã khóc ròng trên đường từ miền Bắc quay trở lại miền Nam vì biết rất rõ rằng, rồi đây máu của đồng bào tôi sẽ đổ hàng chục năm trời? Và sau đó thì các đồng chí đã thấy đó, sau hai năm theo như thỏa thuận là “hòa bình sẽ được lập lại”, máu của đồng bào tôi đã đổ cho tới bây giờ…”.
Cha tôi kể, khi ấy, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã tỏ thái độ xin lỗi.
Sau khi gặp Nixon, Thủ tướng Chu Ân Lai có sang Việt Nam thông báo tình hình rồi sẽ thế này, thế khác. Sau khi nghe xong, cha tôi nói: “Tôi chỉ biết trước một điều là sau khi Nixon gặp các đồng chí, Mỹ sẽ đánh chúng tôi gấp 10 lần…”.
Dự đoán đó đã đúng. Sau đó, Mỹ đã rải bom khắp các thành phố lớn và làng mạc miền Bắc…
Cha tôi không ngăn được điều này nhưng ông đã thể hiện bản lĩnh và ý chí của cả dân tộc lúc đó và tâm nguyện lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do”.
Nếu sợ những thế lực bên ngoài và sợ cả chính mình thì tức là giặc chưa đến mà phải thua. Sự kiện 30/4/1975 đã thể hiện bản lĩnh của những nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có cha tôi.
Nhìn lại sự kiện chiến tranh biên giới 1979, cũng từng có một số người đặt vấn đề: Vì ông Duẩn găng với Trung Quốc, vì ông Duẩn chủ trương đánh Campuchia. Đó là quãng thời gian tôi đã trưởng thành và là một người lính, với tất cả những gì đã chứng kiến, tôi hiểu rằng, ở thời điểm đó, những nhà lãnh đạo Việt Nam, mà cha tôi là người đứng đầu, đã không thể có sự lựa chọn khác.
Với Campuchia, Việt Nam đã thay mặt nhân loại cứu một dân tộc khỏi họa diệt chủng mặc dù cả mình mẩy chúng ta còn đầy thương tích sau hai cuộc chiến tranh. Và cũng là để cứu chính mình. Nếu không làm việc đó, có thể khẳng định rằng sau đó Việt Nam phải chịu một cuộc chiến tranh từ hai đầu biên giới.
Với cuộc chiến 1979, đó không phải là sự lựa chọn của chúng ta. Mà quả thực, nếu không có chuyện Trung Quốc bất ngờ tiến quân vào 6 tỉnh biên giới thì có lẽ đến sau này, cũng sẽ vẫn có người nói: Chuyện nói Trung Quốc muốn đánh Việt Nam là do cha tôi tự nghĩ ra.
Thời đó, không ít người không thể tin được rằng, Trung Quốc có thể đánh Việt Nam. Xin trích lại một đoạn trong bài viết mới đây của ông ông Dương Danh Di, nguyên là Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu thời đó để các bạn có thể hiểu thêm rằng: Họ tiến hành cuộc chiến đó là vì điều gì?
Bộ đội Việt Nam đánh trả quân xâm lược Trung Quốc tại Lạng Sơn năm 1979 (Ảnh tư liệu)
“... Cuối tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Carter đón tiếp với nghi lễ rất cao, hai nước quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao, và không biết còn bàn bạc gì nữa? Trên đường về nước Đặng Tiểu Bình ghé qua Nhật Bản. Trước những tình hình trên, một số anh em nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết như răng với môi này không đánh nhau một trận không xong!
Lý trí mách bảo như vậy, thậm chí còn mách bảo hơn nữa: Trung Quốc đã từng gây cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và nhất là với Liên Xô và cả hai lần họ đều bất ngờ ra tay trước.
Thế nhưng về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt được.
Trong bối cảnh trên, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979 do nhà cầm quyền Trung Quốc - mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới...”.
Tất nhiên, cha tôi là người không hề bất ngờ vì ông và Đảng cũng đã có sự tiên liệu và chuẩn bị trước.
Khi lòng yêu nước ăn sâu vào trong máu thịt, thì dù trong hoàn cảnh nào, người ta cũng có sự cảnh giác chính xác để có thể phản ứng đúng để bảo vệ Tổ quốc, bằng cách này hay cách khác.
Vì thế khi gần đây nghe về những vụ như sách của trẻ em in cờ Trung Quốc, nho Việt Nam bán trong siêu thị Big C có dán cờ Trung Quốc, tôi thấy buồn. Chẳng phải vì người Trung Quốc bây giờ quá giỏi mà vì người Việt Nam bây giờ quá chủ quan. Những việc làm đó thực ra cũng chỉ thể hiện sự cẩu thả của một số người cụ thể có liên quan. Nhưng qua đó cũng cho thấy: Ở họ không thường trực lòng yêu nước đủ để không phạm phải những chuyện không cho phép phạm phải. Khi một người yêu nước nồng nàn, yêu nước một cách không vụ lợi thì bất kỳ có điều gì xảy ra có ảnh hưởng tới đất nước thì sẽ có phản ứng tức thời ngay.
Tôi từng đến cửa Hữu nghị quan sau ngày 17/2/1979. Hồi đó, ở chỗ Trung Quốc trưng bày những kỷ vật về mối quan hệ của hai nước, có tất cả những tấm ảnh lãnh đạo Việt Nam qua nhiều thế hệ, trừ cha tôi. Trong sâu thẳm, tôi tự hào vì điều đó: Cha tôi, Tổng Bí thư Lê Duẩn là người quyết bảo vệ đến cùng từng tấc đất ở đây.
|